Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.86 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)
đã có ảnh hưởng tích cực đến thị trường thương mại dịch vụ nói chung cũng như thị trường dịch vụ
kiểm toán nói riêng. Thực tế cho thấy sự hình thành và phát triển một thị trường dịch vụ kiểm toán
không chỉ đòi hỏi ở các quy định đúng đắn về chuẩn mực kiểm toán và năng lực chuyên môn
nghiệp vụ của kiểm toán viên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về kiểm toán, trong đó các quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán mang ý nghĩa quan
trọng, cốt lõi. Do đó, trong phạm vi bài viết này xin đi sâu vào nội dung “ Phân tích và bình luận
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán”.

NỘI DUNG
I- Một số vấn đề lý luận chung về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
1. Dịch vụ kiểm toán.
Dịch vụ kiểm toán có thể được hiểu là hoạt động kiểm toán độc lập của KTV và DNKT trong
việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp (đơn vị kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này. Theo khoản 1
Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 “ Kiểm toán độc lập là việc KTV hành nghề, DNKT, chi
nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài
chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán”.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy
định các điều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó.
Dịch vụ kiểm toán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo những điều kiện nhất định
được quy định theo Luật Kiểm toán độc lập 2011. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các
hình thức Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và các điều kiện quy
định; các tiêu chuẩn về chuyên môn, kỹ thuật…
II- Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm
toán.
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của kiểm toán viên.
1.1. Điều kiện hành nghề KTV.
KTV là người được cấp chứng chỉ KTV theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ


của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam (Khoản
2 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập). Hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán chỉ đạt hiệu quả khi
đội ngũ KTV có đủ các tiêu chuẩn cần thiết; do vậy khi hành nghề kiểm toán KTV cần đảm bảo:
- Yêu cầu về tính độc lập: Là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán độc
lập. Trong quá trình kiểm toán, KTV phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi
ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề
nghiệp của mình.
- Yêu cầu về phẩm chất đạo đức: Là điều kiện quan trọng không thể thiếu của KTV trong hoạt
động kinh doanh dịch vụ kiểm toán. KTV phải là người có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần làm
việc trung thực, khách quan với ý thức trách nhiệm cao; không lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn để
vụ lợi, thông đồng, bao che sai phạm của đơn vị được kiểm toán. Pháp luật về kiểm toán độc lập đã
quy định rõ về việc nghiêm cấm thành viên tham gia cuộc kiểm toán và DNKT thực hiện các hành
vi tại Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập: mua, nhận biếu tặng, nắm giữ cố phiếu hoặc phần vốn góp
1


của đơn vị được kiểm toán; nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị
được kiểm toán; sách nhiễu, lừa dối khách hàng, cung cấp dịch vụ kiểm toán khi không đủ điều
kiện theo quy định…Việc quy định rõ các hành vi bị cấm thực hiện đã hạn chế được việc KTV vi
phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán của mình.
- Yêu cầu về năng lực, nghiệp vụ: KTV phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên
ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác và phải có Chứng chỉ
kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
1.2. Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán của KTV.
KTV hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, trước hết người đó phải là KTV, có
đủ tiêu chuẩn KTV theo quy định. Ngoài ra phải có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ 36 tháng
trở lên và tham gia đầy đủ các chương trình cập nhật kiến thức ( Khoản 1 Điều 15 Luật Kiểm toán
độc lập). Pháp luật cũng thừa nhận những người có chứng chỉ nước ngoài được đăng ký hành nghề
tại Việt Nam nhưng phải có chứng chỉ nước ngoài được Bộ Tài chính thừa nhận đồng thời phải đạt

kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam bằng tiếng việt. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
hành nghề kiểm toán, các KTV hành nghề không hoạt động đơn lẻ với tư cách cá nhân mà phải
thực hiện hoạt động kiểm toán độc tập dưới hình thức của một DNKT cụ thể. Tại Điều 19 Luật
Kiểm toán độc lập quy định rõ những đối tượng không được đăng ký hành nghề kiểm toán như cán
bộ, công chức, viên chức; người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…Các quy định này nhằm
đảm bảo đầu vào của việc cung cấp dịch vụ kiểm toán ở một mức độ nhất định, đảm bảo tuân thủ
đầy đủ các yêu cầu, thủ tục kiểm toán, từ đó đảm bảo sự tin cậy của báo cáo kiểm toán, giúp cho
việc tăng cường lòng tin của công chúng vào báo cáo kiểm toán.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với doanh nghiệp kiểm toán.
DNKT là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của
Luật Kiểm toán độc lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Khoản 3 Điều 5). Tại
Điều 20 quy định các loại doanh nghiệp sau được kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Công ty TNHH
hai thành viên trở lên; công ty hợp danh; doanh ngiệp tư nhân. Các loại hình doanh nghiệp này
trước hết phải đủ điều kiện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Ngoài ra do dịch vụ kiểm toán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ kiểm toán phải đảm bảo những điều kiện nhất định.
2.1. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ kiểm toán phải đáp ứng đủ các điều kiện gồm: Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
Có ít nhất 5 KTV hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn, Vốn góp của các
KTV hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ công ty, KTV hành nghề không được đồng thời
là thành viên góp vốn của hai DNKT trở lên; Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng
giám đốc của công ty phải là KTV hành nghề; có các yêu cầu tiêu chuẩn, điều kiện về phẩm chất
đạo đức; có chứng chỉ KTV và phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán từ 3 năm trở lên,
không được cùng lúc tham gia quản lý, điều hành hoặc kí hợp đồng lao động với tổ chức, cơ quan
khác. Phải đảm bảo vốn quy định theo quy định của Chính phủ tại Điều 5 Nghị định số
17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 đối với công ty TNHH là 3 tỷ đồng Việt Nam, từ 1/1/2015 là 5 tỷ
2



đồng Việt Nam. Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ
quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là KTV hành nghề và phải đăng kí tại
DNKT mà tổ chức tham gia góp vốn, không được tham gia góp vốn vào DNKT đó với tư cách cá
nhân. Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty TNHH kiểm toán hai
thành viên trở lên.
2.2. Đối với công ty hợp danh.
Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
phải có đủ các điều kiện: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật; Có ít nhất 5 KTV hành
nghề, trong đó tổi thiểu phải có 2 KTV hành nghề là thành viên hợp danh. Người đại diện theo
pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của Công ty hợp danh yêu cầu phải là KTV hành nghề;
đáp ứng tiêu chuẩn KTV theo quy định tại Điều 14 và đáp ứng đủ điều kiện hành nghề theo quy
định tại Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập.
2.3. Đối với doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm
toán phải có đủ các điều kiện sau: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật; Có ít nhất 5 KTV
hành nghề trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đồng thời là
giám đốc và phải là KTV hành nghề.
2.4. Đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.
DNKT nước ngoài thực hiện hoạt động kiểm toán tại Việt Nam dưới các hình thức: góp vốn
với DNKT đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập DNKT; thành lập chi nhánh
DNKT nước ngoài; cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới ( Điều 36 Luật Kiểm toán độc lập).
DNKT nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện liên
doanh với DNKT Việt Nam có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán.
DNKT nước ngoài có đủ điều kiện được đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại
Việt Nam: Được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước
nơi DNKT nước ngoài đặt trụ sở chính; có văn bản của cơ quan quản lý hành nghề kiểm toán nơi

doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận
không vi phạm các quy định về hoạt động kiểm toán độc lập và quy định pháp luật khác của nước
ngoài trong vòng 3 năm liền kề năm đề nghị cấp giấy chứng nhận được cung cấp dịch vụ kiểm toán
qua biên giới; có ít nhất 5 KTV được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng kí hành
nghề kiểm toán, trong đó có người đại diện theo pháp luật; có mua bán bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp cho các KTV hành nghề tại Việt Nam…( Điều 11, Điều 13 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP).
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán.
3.1. Đối với chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán
nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được DNKT nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về
mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh (Khoản 13 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập).
Chi nhánh DNKT nước ngoài khi đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ kiểm toán tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện: DNKT nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam
được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi DNKT
nước ngoài đặt trụ sở chính; Chi nhánh phải có ít nhất 2 KTV hành nghề trong đó có giám đốc
3


hoặc tổng giám đốc chi nhánh; Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh không được giữ chức vụ
quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam; DNKT nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam
phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi
nhánh doanh nghiệp; DNKT nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp
định theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
3.2. Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam.
Chi nhánh DNKT của các DNKT thành lập tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán
khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 31 Luật kiểm toán độc lập bao gồm: DNKT có chi
nhánh phải có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định tại Điều 21 Luật trên; Chi
nhánh DNKT phải có ít nhất 2 KTV hành nghề, trong đó có giám đốc chi nhánh; Chi nhánh DNKT
được kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi được chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
III – Đánh giá việc thi hành pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở Việt

Nam hiện nay.
1. Thực trạng thi hành pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Tại Việt Nam các quy định về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán hiện hành được thể hiện chủ yếu
trong Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 và Chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp ban hành ngày
1/12/2005 áp dụng cho tất cả những người làm kế toán và người làm kiểm toán. Thêm vào đó là sự
phát triển của hai hội nghề nghiệp lớn là: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Hội Kiểm
toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), tạo ra diễn đàn về chuyên môn, nghiệp vụ, phổ biến các
chính sách, kiến thức mới…góp phần nâng cao trình độ cho các kế toán, kiểm toán viên. Việc tồn
tại song song hai loại quy định nói trên là phù hợp với thông lệ chung trên thế giới, tuy nhiên việc
áp dụng vào thực tế còn một số bất cập. Các quy định về đạo đức nghề nghiệp mới chỉ dừng lại ở
mức độ chuẩn mực, chưa có các hướng dẫn cụ thể, bản thân một số nội dung trong chuẩn mực
cũng còn nhiều điểm trừu tượng do vậy hạn chế về khả năng thực hiện chúng trên thực tế. Chính vì
vậy, việc đưa ra các hướng dẫn cụ thể trong quy định của pháp luật Việt Nam có ý nghĩa rất quan
trọng; giúp các công ty kiểm toán có thuận lợi hơn trong việc xây dựng chính sách đạo đức nghề
nghiệp cho mình.
Theo danh sách DNKT đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán 2012 (cập nhật đến
30/12/2011) được Bộ Tài chính thông qua, một số DNKT đã đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ kiểm toán như công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC có số lượng KTV hành nghề là 28;
công ty TNHH kiểm toán An Phú có số lượng KTV hành nghề là 10 người…Đa số các doanh
nghiệp kiểm toán hiện nay hoạt động dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên, trong
danh sách trên chỉ có một doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức hợp danh là công ty hợp danh
kiểm toán Việt Nam với số lượng KTV hành nghề là 12 người, không có DNKT nào là doanh
nghiệp tư nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán 1. Hiện nay có 4 công ty 100% vốn nước
ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là: công ty KPMG, PwC, Grant Thornton, Ernst&Young và gần
10 công ty kiểm toán, tư vấn tài chính của Việt Nam được các công ty kiểm toán quốc tế lớn công
nhận là thành viên như: A&C, U&I, UHY, ACPA, ACA Group, AC&C, Vietauditor, DTL…Sự hiện
diện của các công ty kiểm toán này tại Việt Nam đã thúc đẩy quá trình cạnh tranh hơn nữa giữa các
công ty kiểm toán, buộc tất cả các công ty đều phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.
Điều này góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán
1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp – Đồng Gia Lượng


4


tại Việt Nam, bước đầu đã khẳng định vị thế của các công ty kiểm toán Việt Nam trên trường quốc
tế (2).
Trong quá trình áp dụng các quy định vẫn còn tồn tại một số vướng mắc: Luật Kiểm toán độc
lập hiện nay quy định Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối quản lý đối với hoạt động quản lý độc lập,
từ khi cấp phép cũng như quản lý trong quá trình hoạt động, hay việc bổ sung, thay đổi hồ sơ, điều
chỉnh, thu hồi giấy phép, xử lý vi phạm…, thiếu sự phối hợp kiểm soát hoạt động kiểm toán độc
lập giữa Bộ Tài chính và các tổ chức hội nghề nghiệp về kiểm toán nên chưa đảm bảo kiểm soát
chặt chẽ các tiêu chuẩn KTV, điều kiện hành nghề kiểm toán và điều kiện thành lập DNKT. Luật
Kiểm toán độc lập quy định điều kiện hành nghề của KTV cũng như điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán của DNKT nhưng chưa có quy định chung cụ thể về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm
toán. Do đặc thù của lĩnh vực này là chất lượng dịch vụ kiểm toán, phụ thuộc rất nhiều vào KTV
và DNKT do vậy cần xử lý nghiêm ngặt hơn đối với những trường hợp vi phạm các quy định về
điều kiện KTV hành nghề và điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của DNKT được quy định tại
Điều 59, 60 Luật Kiểm toán độc lập nhằm hạn chế những ảnh hưởng tác động đến chất lượng dịch
vụ cũng như gây ra thiệt hại lớn cho đơn vị được kiểm toán.
2. Một số giải pháp hoàn thiện quy định về điều kiện kinh doanh về dịch vụ kiểm toán.
Trong thời gian qua, Pháp luật Việt Nam về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã từng
bước được hoàn thiện. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán cần được tiến hành đồng thời với việc xây dựng và áp dụng các giải pháp nhằm đảm bảo
thực hiện pháp luật một cách hiệu quả, cụ thể như:
- Cần luật hóa thêm nhiều điều của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để các DNKT và KTV bắt
buộc phải tuân thủ. Phải xây dựng, quy hoạch và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng KTV theo các
giai đoạn 5, 10, 15 năm và chiến lược lâu hơn nữa. Bên cạnh đó phải xây dựng nội dung chương
trình đào tạo kiến thức cho phù hợp trong từng thời kỳ, từng đối tượng, theo tường mục tiêu kiểm
toán hay tổ chức kiểm toán.
- Nhà nước cần mở rộng tăng cường năng lực và vai trò hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp,

tăng cường chất lượng hoạt động của Hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán, Hội đồng Quốc gia về kế
toán; các chuyên gia kế toán, kiểm toán, các KTV hành nghề. Bộ Tài chính nên có thêm những văn
bản chính thức chuyển giao thêm nhiều chức năng, quyền hạn cho tổ chức nghề nghiệp kiểm toán;
cần phải đảm bảo cho các DNKT cũng như các KTV có được sự cạnh tranh trong khuôn khổ pháp
luật, nâng cao năng lực và thế mạnh trong nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà
nước trong lĩnh vực kiểm toán. Nhà nước cũng cần chú trọng, quy định rõ hơn về việc kiểm soát
chất lượng dịch vụ kiểm toán; luôn nghiên cứu, cập nhật chuẩn mực quốc tế để kịp thời xây dựng
và ban hành các chuẩn mực mới điều chỉnh hoạt động của DNKT hướng tới việc hài hòa hóa nhằm
đạt được mục hội tụ với chuẩn mực kiểm toán quốc tế…

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Dịch vụ kiểm toán là một loại hình dịch vụ đặc biệt, các KTV và DNKT kinh doanh dịch vụ
kiểm toán phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán ở Việt Nam hiện nay đã được hoàn thiện đáng kể, trong thời gian tới sẽ là động lực
khuyến khích các chủ thể kinh doanh thành lập các DNKT có uy tín, tạo điều kiện cho các nhà đầu

2 />
5


tư và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán với chất lượng tốt hơn, đây cũng chính là nhân
tố quan trọng để phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Khóa luận tốt nghiệp – Đồng Gia Lượng, Người hướng dẫn: Ths. Trần Quỳnh Anh, Hà
Nội 2012.
2. Các quy định pháp luật về kiểm toán; Nguyễn Trung sưu tầm, tuyển chọn, 2001.
3. Luật Kiểm toán độc lập 2011.
4. Luật Doanh nghiệp 2005.

5. Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Kiểm toán độc lập.
6. Trang web:
- />- />- />- />-a/web/Phan-Mem-Ke Toan
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KTV: Kiểm toán viên
DNKT: Doanh nghiệp kiểm toán
Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn

6


7


8



×