Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NGHIÊN cứu tìm HIỂU về hệ THỐNG báo ĐỘNG AN NINH tàu (SSAS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.26 KB, 20 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA HÀNG HẢI
BỘ MÔN HÀNG HẢI

SINH VIÊN : LƯU VĂN BIÊN

NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG AN NINH TÀU
(SSAS)

Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Đức Long
Tên môn học: Máy Vô Tuyến điện Hàng hải 3
Lớp học: DKT53-DH3
Nhóm học: NO4
HẢI PHÒNG – 2016


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Với sự đổi mới, cải cách của bộ giáo dục và đào tạo và đáp ứng được nhu cầu
cho học sinh, sinh viên thì các tiết học trên lớp chỉ chiếm một phần trong phần lớn
kiến thức rộng lớn và đòi hỏi sự nghiên cứu phân tích và hiểu sâu vấn đề.
Các tiết học trên lớp , giáo viên chỉ giữ vai trò giải đáp các thắc mắc, những vấn
đề khó hiểu mà sinh viên chưa lĩnh hội được. Vì vậy việc tự nghiên cứu các bài
chuyên đề, tiểu luận do sinh viên tự tìm tòi , nghiên cứu, tìm hiểu sẽ nâng cao tính
tự giác cho sinh viên đồng thời tạo môi trường học và phương pháp học đổi mới
đáp ứng nhu cầu hiện nay .



2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

-Để hạn chế thời gian học trên lớp và sinh viên có thể tự có phương pháp học cho
riêng mình để có phương pháp lĩnh hội

kiến

thức tối

ưu nhất.

-Để sinh viên có thể hiểu rõ hơn về các hệ thống , các thiết bị trên tàu để sau này
có thể thực hành nhanh và sử dụng tối ưu nhất đồng thời tránh các nhầm lẫn không
nên có.
-Để giảm bớt áp lực giảng dạy cho giáo viên, đồng thời đánh giá chính xác được
năng lực của từng sinh viên.
- Để giúp cho sinh viên ngành Hàng hải và sĩ quan thuyền viên làm việc trên tàu
biển và các đối tượng quan tâm khác nắm bắt được một cách tổng thể về các
phương thức , yêu cầu và quy trình trong thông tin Vô Tuyến Điện hàng hải , phục
vụ nghiên cứu và khai thác hiệu quả các trang thiết bị VTĐ trên tàu.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các trang thiết bị thuộc học phần
Máy điện Hàng hải, bao gồm cấu tạo, toàn bộ các bộ phận cấu thành trong hệ
thống.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu nguyên lý hoạt động của

hệ thống trang thiết bị Máy điện được lắp đặt trên tàu biển, quy trình hoạt động và
một số lưu ý khi khai thác vận hành các thiết bị để đạt hiệu quả.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tìm và tập hợp các tài liệu về thiết bị trong phòng thực hành, bao gồm các Máy
lái tự động, Máy đo sâu, tốc độ kế từ với nguồn quốc tế và Việt Nam có liên quan
đến hệ thống, từ đó xây dựng lại toàn bộ nguyên lý hoạt động của thiết bị thông
qua sử dụng linh hoạt các phần mềm hỗ trợ như Power point, Adobe Presenter,
Adobe Flash. Tác giả kết hợp tham khảo kiến thức của những người đã từng lắp
đặt, khai thác và sử dụng thiết bị trên tàu, đặc biệt là có sự tư vấn giúp đỡ của các
thuyền trưởng trong Khoa Hàng hải, với kiến thức của bản thân về việc sử dụng hệ
thống các trang thiết bị và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, để xây dựng
lên Bộ bài giảng điện tử nhằm giúp người học - sinh viên có thể sử dụng, khai thác
hệ thống đạt hiệu quả cao.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài sẽ nêu rõ cấu trúc của toàn bộ hệ thống trang thiết bị thuộc học phần Máy
vô tuyến điện Hàng Hải . Nêu nguyên lý hoạt động của từng thiết bị được lắp đặt
trên tàu biển, xây dựng quy trình hướng dẫn sử dụng chi tiết và qua đó phân tích
các mặt còn hạn của thiết bị giúp cho người hàng hải hiểu rõ hơn về thiết bị nhằm
khai thác hiệu quả hơn. Đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích trong việc giảng dạy,


học tập chuyên môn cho thuyền viên, sinh viên và các chuyên ngành kỹ thuật liên
quan.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận
Trước khi có các phát minh về thông tin vô tuyến điện thì việc thông tin liên lạc
chủ yếu là các phương tiện thô sơ như cờ hiệu, loa phóng thanh, ánh sáng ……
Các hệ thống thông tin liên lạc được trang bị trên tàu biển ở cuối thế kỉ 19 với
mục đích là nâng cao hiệu quả khai thác tàu và nhiều hơn cho các mục đích an toàn

và báo nạn. Việc các tàu được trang bị các thiết bị vô tuyến đồng thời đặt ra yêu
cầu phải có những tiêu chuẩn kĩ thuật và các quy trình khai thác thông thường cũng
như quản lí việc sử dụng các tần số.
Hệ thống an toàn và báo nạn hàng hải đã được phát triển dành cho các tàu thương
mại cỡ lớn dựa trên việc sử dụng MORSE trên tần số 500 KHz và sau đó bổ sung
thêm thoại vô tuyến trên tần số 2.182KHz và 156.8MHz
1.2

Thực tiễn và yêu cầu thực tế hiện nay

Sau sự kiện chấn động địa cầu ngày 11/09/2001 xảy ra tại nước Mỹ, 2 chiếc máy
bay khủng bố đâm thẳng vào và làm sập hoàn toàn tòa nhà tháp Đôi để lại hậu quả
lớn và bài học về an toàn an ninh cho nước Mỹ nói riêng và các nước trên toàn thế
giới nói chung. Đối phó với tình trạng mất an ninh đó, tổ chức IMO đã họp và điều
chỉnh Công ước an toàn trên biển SOLAS 74/88 tại hội nghị vào tháng 12/2002 đã
điều chỉnh và bổ sung Bộ luật về mã an toàn an ninh cho phương tiện và cảng biển
(ISPS code). Theo đó, IMO yêu cầu điều chỉnh khuyến nghị, hướng dẫn thực hiện
và xử lý các thông tin từ các thiết bị an ninh tàu biển lắp đặt trên tàu (gọi tắt là


SSAS).
Đối với Việt Nam, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 125/2004/QĐ-TTg
của Chính phủ ngày 09/7/2005 về việc công bố, tiếp nhận, truyền phát và xử lý
thông tin an ninh hàng hải đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội tàu biển Việt Nam
hoạt động trên tuyến quốc tế và đội tàu biển nước ngoài khi đến cảng biển Việt
Nam; đáp ứng cơ bản các yêu cầu về công tác ANHH, phù hợp những quy định về
an toàn sinh mạng con người trên biển theo yêu cầu của IMO.
Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu lực Quyết định 125 và phù hợp với thực tiễn hoạt
động xử lý thông tin ANHH, đồng thời nâng cao khả năng sẵn sàng tác chiến của
các lực lượng chuyên trách khi có tình huống ANHH, ngày 16/01/2009, Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2009/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một
số

điều

của

Quyết

định

số

125.

Chỉ trong một thời gian ngắn Quyết định có hiệu lực, Cục Hàng hải Việt Nam,
Cục A42-Bộ Công an, Cục Cảnh sát biển… đã tích cực triển khai nhiệm vụ được
giao về việc triển khai có hiệu quả xử lý các báo động an ninh tàu biển SSAS.
Theo thông tin chính thức mà Trung tâm thu nhận từ Trung tâm báo cáo cướp
biển quốc tế, tình trạng trộm cắp trên tàu ngày càng tăng cao: Năm 2007 xảy ra 06
vụ tại khu neo chờ hoa tiêu Vũng Tàu và cảng Phú Mỹ. Năm 2008 xảy ra 09 vụ,
trong đó 07 vụ ở Vũng Tàu và 02 vụ ở Quảng Ninh. Ngoài ra, từ đầu năm 2009 đến
nay, có 01 tàu Việt Nam bị cướp biển tấn công tại vịnh Eden và một lần bị nghi có
xuồng của cướp biển theo dõi tại vùng biển Ấn Độ (gần khu vực Somalia).
Đối với bà con ngư dân chúng ta, khi hoạt động trên biển khai thác ngư trường bà
con không chỉ phải lo với các nguy cơ do thiên nhiên gây ra như giông, bão tố, mà


còn bị nạn cướp biển, cướp tàu uy hiếp tính mạng và tài sản của bà con. SSAS là
hệ thống nhằm tăng cường an ninh trên biển và hạn chế, và đối phó với các hành

động khủng bố, cướp biển đối với tàu. Hệ thống này là một dự án được triển khai
bởi kết hợp giữa tổ chức Cospas-Sarsat, Inmarsat đáp ứng các yêu cầu của tổ chức
IMO cho điều kiện hoạt động của hệ thống. Khi nhận được tín hiệu báo động
SSAS: Trung tâm phối hợp TKCN (MRCC), Điểm đầu mối phối hợp tìm kiếm cứu
nạn (SPOC) và/ hoặc Trung tâm An ninh Hàng hải MSIC sẽ phải xử lý các báo
động an ninh tàu biển này.

Hệ thống báo động an ninh tàu là hệ thống nhằm tăng cường an ninh trên biển để
hạn chế, đối phó với các hành động khủng bố, cướp biển đối với tàu.Hệ thống này
là một dự án được Tổ chức Compas Sarsat và Imarsat triển khai, đáp ứng các yêu
cầu của IMO cho điều kiện hoạt động của hệ thống. Khi nhận được tín hiệu báo
động SSAS: Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải, điểm đầu mối phối hợp TKCN
hoặc Trung tâm truyền phát an ninh quốc gia mà tàu mang cờ sẽ phải xử lí các báo
cáo này.
Tổ chức Imarsat đã xác nhận sự sẵn sang đầy đủ về việc chuyển điện SSAS qua
các thiết bị Imarsat-C, Imarsat mini-C và D+. Các thiết bị này chỉ cần nâng cấp dây
chuyền sản xuất. Từ tháng 5/2005, Tổ chức Compas-Sarsat đã đưa SSAS vào hoạt
động trên tần số 406MHz. Các bức điện SSAS có thể được phân phối, định tuyến
tới Công ty và Chính quyền hành chính của Quốc gia mà tàu mang cờ trên đa phần
các phương thức như telex, fax, email, điện thoại di động.
Những thiết bị như SSAS ra đời góp phần nâng cao hiệu quả của các công tác an
ninh cho tàu, đồng thời tăng cường đảm bảo an toàn sinh mạng con người, hạn chế
tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho tàu thuyền hoạt động trên biển.


Công nghệ phát triển nối liền khoảng cách giữa bờ và tàu, giúp cho con người đi
biển luôn cảm thấy bình yên.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNGVÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG SSAS TRÊN TÀU
BIỂN


2.1 Đặc điểm và vai trò của hệ thống báo động an ninh tàu
Hệ thống báo động an ninh tàu bao gồm hệ thống thông tin từ tàu, thông qua hệ
thống Imarsat tín hiệu báo động được gửi đến công ty và chính quyền hành chính.
Thiết bị bao gồm: 01 anten nhỏ, 01 khối kết nối các thiết bị (Interconnection
Box); bên cạnh đó là 02 nút bấm nhỏ, khi lắp đặt thường được giấu kín tại nơi mà
chỉ có thuyền trưởng hoặc được ủy quyền của thuyền trưởng được biết. Với các
đặc tính thiết bị như: Tuân theo khuyến nghị XI -2/6 của công ước SOLAS, và
Nghị quyết 147(77) của Uỷ ban an toàn hàng hải MSC chỉ phải trả phí ban đầu
trang bị thiết bị; dựa trên các dịch vụ Inmarsat-C. Truy bám tàu thuyền mọi lúc
trong vùng biển A3 theo nguyên lý kích hoạt dịch vụ thông báo vị trí. Thiết bị này
có khả năng thông báo vị trí GPS của tàu tới Trung tâm dữ liệu trên bờ được tàu ủy
quyền. Ngoài ra đi kèm với thiết bị này là một phần mềm chuyên dụng có khả năng
giám sát tàu thuyền, truy bám theo tàu, gửi báo động, thiết lập cấu hình từ xa về
địa chỉ đích đến của báo động an ninh theo nhu cầu trên của cơ quan có trách
nhiệm trên bờ. Khi có nguy cơ nguy hiểm về an ninh, Thuyền trưởng hoặc người
có trách nhiệm ủy quyền chỉ cần nhất nút báo động, một bản báo động sẽ được tự
động gửi về Trung tâm xử lý báo động an ninh trên bờ bao gồm các thông tin nhận
dạng tàu, thời điểm xảy ra, vị trí của tàu để được phân tích xử lý hỗ trợ nhằm an
toàn cho tàu tại các Trung tâm xử lý an ninh trên bờ. Trung tâm này bằng các


nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị sẽ xử lý nhanh chóng các hành động gây mất an
toàn an ninh đối với tàu.
Khi có mối đe dọa an ninh đối với tàu bởi cướp biển, khủng bố…, qua hệ thống
Inmarsat, hệ thống SSAS có thể phát tín hiệu báo động tới Chính quyền hành chính
của Quốc gia ven biển mà tàu đang hoạt động…, tất cả các địa chỉ trên phải được
cài đặt từ trước, tín hiệu báo động này không thể nghe hay nhìn được nhằm mục
đích giữ bí mật ngay cả đối với những người trên tàu.
Thông tin phát đi bao gồm :

Tên tàu ;
Số hiệu IMO ;
Hô hiệu ;
Số nhận dạng ( Maritime Mobile Service Identifi )
Thời gian (ngày, tháng, năm, giờ UTC )
Hướng và tốc độ.
Vị trí của tàu ( kinh độ, vĩ độ ) là vị trí được lấy từ máy thu GPS của tàu qua thiết
bị kết nối với hệ thống SSAS. Ngoài ra trong bức điện thử còn phải bao gồm cả
chữ “ TEST “.
Tín hiệu báo động có thể gửi trực tiếp bằng cách nhấn trực tiếp vào nút báo động
an ninh bí mật trên tàu. Thông thường trên tàu có 02 nút bấm báo động an ninh bí
mật trong đó có một nút bấm được bố trí ở trên buồng lái. Vị trí lắp đặt và người
được phép kích hoạt được quy điịnh trong bản “ Kế hoạch an ninh tàu “, nó có thể
bao gồm thuyền trưởng, sỹ quan an ninh tàu và những người khác trên tàu do Công
ty quyết định. Tín hiệu báo động an ninh cũng có thể được gửi qua thiết bị
Inmarrsat tới các địa chỉ như đã nêu ở trên.


Khi nhận được tín hiệu báo động này, Sỹ quan an ninh Công ty sẽ liên lạc với
Chính quyền hành chính của quốc gia ven biển, Quốc gia mà tàu mang cờ để đưa
ra các phương án hành động thích hợp để đảm bảo an ninh cho tàu.
Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của Công ước quốc tế SOLAS 1974, vào tháng
5/2005 Tổ chức Cospas-Sarsat quốc tế đã phát triển thêm thiết bị phao báo động an
ninh tàu biển Cospas-Sarsat 406 MHz, gọi tắt là phao SSAS. Phao SSAS có thể
được thiết kế hoàn toàn mới hoặc dựa trên các thiết kế có sẵn của các phao cấp cứu
Cospas-Sarsat 406 MHz khác để phát triển thêm và hoàn toàn phù hợp với tất cả
các đặc tính của các phao cấp cứu Cospas-Sarsat 406 MHz đã được kiểm nghiệm
và thông qua. Sự bổ sung tính năng mới này của Cospas-Sarsat nhằm tạo ra các
báo động an ninh tàu độc lập với hệ thống khác mà vẫn hoàn phù hợp với các yêu
cầu của IMO. Bên cạnh đó, Tổ chức Inmarsat cũng đã xác nhận sự sẵn sàng đầy đủ

về việc chuyển điện SSAS qua các thiết bị Inmarsat-C, Inmarsat mini-C ngay khi
các quy định sửa đổi của SOLAS 1974 có hiệu lực.


Phao báo động an ninh tàu biển Cospas-Sarsat 406 MHz (SSAS - Ship Security Alert System Beacons)


Phao báo động an ninh tàu biển Cospas-Sarsat 406 MHz (SSAS - Ship Security
Alert System Beacons) là một thành phần của hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat nhằm
tăng khả năng an toàn khi hành hải và chống lại các hành động khủng bố, tấn công
tàu thuyền. Các phao SSAS pi phù hợp với tất cả các đặc tính của các phao cấp cứu
Cospas-Sarsat 406 MHz và có một số đặc điểm riêng như:
- Phao SSAS được tích hợp với một thiết bị định vị hàng hải bên ngoài hoặc ngay
trong thiết bị để đưa ra được vị trí mã hóa trong bức điện phao phát đi .
- trong trường hợp có sự đe dọa của cướp biển, khủng bố , người sử dụng kích
hoạt nhân công từ nút bấm được giấu tại vị trí nào đó. để Cung cấp thông tin tới
các cơ quan chức năng về tình trạng của mình- Dữ liệu được phân phối theo mã
nước mà không theo vị trí phao.
Khác với các phao cấp cứu C/S 406 MHz khác không đưa ra được tính chất tai nạn
trong bức điện phao,phao SSAS do được thiết kế riêng và được mã hóa trước khi


đăng ký cho tàu, do đó nên khi các cơ quan chức năng thu được tín hiệu của phao
thì đồng thời biết được tính chất tai nạn thể hiện là tàu đang có sự đe dọa về an
ninh.

Hệ thống báo động an ninh tàu biển (SSAS) FURUNO FELCOM-15SSAS


FURUNO FELCOM 16 SSAS



Quy định quốc tế mới về vùng biển

2.2 Vai trò, chức năng hệ thống:
Thiết lập khuôn khổ quốc tế liên quan đến hợp tác giữa các chính phủ kí kết, các
cơ quan của Chính phủ, chính quyền địa phương và nghành công nghiệp vận tải
biển và công nghiệp cảng để phát hiện các mối đe dọa an ninh và để thực hiện casc
biện pháp phòng ngừa đối với các sự cố an ninh ảnh hưởng tới tàu hoặc bến cảng
được sử dụng trong thương mại quốc tế.
Thiết lập vai trò và trách nhiệm của Chính phủ kí kết, các Cơ quan của chính phủ,
các chính quyền địa phương và nghành công nghiệp vận tải biển và công nghiệp
cảng, tương ứng ở các cấp độ quốc gia và quốc tế để đảm bảo an ninh hàng hải.


Đảm bảo việc thu thập sớm, hiệu quả và trao đổi những thông tin liên quan đến an
ninh.
Đưa ra một phương pháp luộn đánh giá an ninh để có được các kế hoạch và quy
trình đáp ứng việc thay đổi cấp độ an ninh và đảm bảo chắc chắn rằng các biện
pháp an ninh hàng hải đầy đủ và phù hợp đã sẵn sàng.
2.3 Khai thác hệ thống ;
Để đảm bảo hệ thống luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt, Sỹ quan an ninh tàu
phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn có trong bản “Kế hoạch an ninh tàu “ do
Công ty ban hành và được thông qua bởi Chính quyền hành chính của Quốc gia mà
tàu mang cờ.
Tất cả các địa chỉ email, fax, số điện thoại, số telex, Data của các trung tâm
truyền phát an ninh của quốc gia mà tàu mang cờ, của chủ tàu, các cơ quan quản lý
tàu, sỹ quan an ninh của công ty được cài sẵn trong thiết bị “ báo động an ninh “
lắp đặt trên tàu.
Quy trình kiểm tra và thử hệ thống báo động an ninh được thực hiện theo như quy

định trong “Bản kế hoạch an ninh tàu” , có thể là định kì hàng tháng hoặc định kì
03 tháng. Người chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và thử thiết bị báo động an
ninh được nêu trong “Bản kế hoạch an ninh tàu” .Thông thường sẽ bao gồm 02 loại
thử là:
Kiểm tra sự hoạt động của nút bấm an ninh (Button Test ): Việc kiểm tra này chỉ
nhằm mục đích kiểm tra sự hoạt động của nút bấm an ninh nhưng không phát ra tín
hiệu báo động an ninh, được thực hiện bằng các thao tác trên máy thu Inmarsat sau
đó bấm thử nút bấm an ninh theo tài liệu hướng dẫn sử dụng. Khi màn hình
Inmarsat cho biết thử hoàn tất thì người thử sẽ tiến hành các thao tác để đưa hệ


thống trở về trạng thái trước khi thử. Sỹ quan an ninh tàu phải nắm được quy trình
thử có trong hướng dẫn của hệ thống báo động an ninh tàu và phải in kết quả bằng
lệnh in màn hình và lưu kết quả kiểm tra khi hoàn tất việc kiểm tra này.
Phát thử hệ thống báo động an ninh định kì ba tháng được thực hiện bởi sỹ quan
an ninh trên tàu. Trước khi phát thử báo động thì sỹ quan an ninh phải thông báo
với sỹ quan an ninh của công ty . Sỹ quan an ninh cuả công ty phải có trách nhiệm
thông báo với các bên liên quan như chủ tàu, cơ quân quản lý tàu, cơ quan quản lý
an ninh mà quốc gia mà tàu mang cờ biết trước thời gian thử hệ thống và phải được
sự đồng ý của họ.Khi thử phải phát tới tất cả các địa chỉ email, fax, số điện thoại,
số telex, Data. Khi sỹ quan an ninh của công ty nhận được phải có trách nhiệm
thông báo với tàu để sỹ quan tàu kết thúc quy trình thử. Sỹ quan an ninh của công
ty phải gửi lại một bản kết quả thử cho tàu để sỹ quan tàu lưu vào file an ninh.
Khi xảy ra báo động nhầm trong quá trình thử, sỹ quan an ninh tàu phải ngắt báo
động sau đó phải thông báo ngay cho sỹ quan an ninh công ty, Chính quyền hành
chính và các bên hữu quan biết về việc xảy ra báo động nhầm do đó các bên hữu
quan sẽ không áp dụng các hành động ứng phó sự cố.
2.4 Quy định lắp đặt cụ thể đối với các tàu như sau :
Đối với các tàu đóng mới trước ngày 01/07/2004 :
Với tàu khách bao gồm cả tàu khách cao tốc : Lắp đặt không muộn hơn ngày kiểm

tra lắp đặt lần đầu của trang thiết bị vô tuyến điện sau ngày 01/07/2004
Với các tàu có tổng dung tích không nhỏ hơn 500GT hoặc các giàn khoan : Không
muộn hơn ngày kiểm tra lắp đặt lần đầu của trang thiết bị vô tuyến sau ngày
01/07/2006


Đối với các tàu đóng mới kể từ ngày 01/07/2004 : Yêu cầu lắp đặt bắt buộc đối
với những tàu nêu trên.
Ngày 08/07/2004, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có công văn số
537/2004ĐK thông báo Đăng kiểm Việt Nam sẽ thực hiện kiểm tra SSAS lắp đặt
trên tất cả các tàu treo cờ Việt Nam theo sự ủy quyền của Chính phủ và Bộ Giao
thông Vận tải. Liên quan đến việc lắp đặt và kiểm tra SSAS, các chủ tàu biển cần
lưu ý:
1/ Các SSAS lắp đặt trên tàu phải là kiểu được Đăng kiểm Việt Nam hoặc cơ quan/
tổ chức được Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận phê duyệt.
2/ Hồ sơ thiết kế lắp đặt hệ thống phải được Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt (liên
hệ với Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam để thực hiện thủ tục phê duyệt hồ sơ thiết kế
trước khi lắp đặt SSAS cho tàu).
3/ Việc lắp đặt SSAS trên tàu phải được thực hiện dưới sự giám sát của Đăng kiểm
viên VR. Sau đó, mỗi năm SSAS phải được kiểm tra một lần. Đợt kiểm tra hàng
năm SSAS nên được tiến hành trùng với đợt kiểm tra an toàn vô tuyến điện.
4/ Thủ tục kiểm tra: Kiểm tra lần đầu lắp đặt SSAS lên tàu và kiểm tra hàng năm
SSAS theo thủ tục của Đăng kiểm Việt Nam.

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Kết Luận
Bài giảng nêu được rõ các đặc tính kĩ thuật cũng như khai thác của các thiết bị vô
tuyến trên tàu, đồng thời giúp người đọc nhanh tiếp thu được các thông tin và giải
quyết các thắc mắc cần thiết.



Giúp cho sinh viên chuyên ngành hàng hải và các sĩ quan thuyền viên làm việc
trên tàu và các đối tượng liên quan nắm được 1 cách tổng thể về phương thức , yêu
cầu, quy trình sử dụng trong thông tin VTĐ hàng hải và cụ thể ở đây là thiết bị
phát đáp tín hiệu SART nhằm phục vụ nghiên cứu và khai thác hiệu quả các trang
thiết bị VTĐ trên tàu
3.2 Kiến nghị
Để lớp học có một buổi học hiệu quả thì Nhà trường nên bố trí một lớp học lý
thuyết khoảng từ 20 – 30 sinh viên và thực hành khoảng 12-15 sinh viên. Như vậy
sinh viên mới có cơ hội trao đổi thảo luận với giáo viên và có thời gian trình bày
quan điểm ý kiến của mình.
Nên tăng cường cơ sở vật chất sửa chữa cho các phòng thực hành. Thường xuyên
bảo hành bảo dưỡng các máy móc, thiết bị. Sửa chữa, khắc phục kịp thời các hư
hỏng để có thể đưa thiết bị vào khai thác một cách nhanh nhất.
Bố trí nhiều phòng thực hành và liên tục cập nhật các thiết bị mới, hiện đại nhằm
hướng dẫn người học tiếp cận công nghệ mới phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
thực tế đòi hỏi.
Nên trang bị máy tính, máy chiếu trên các phòng học nhằm làm cho tiết học
không chỉ có phấn và bảng dẫn tới nhàm chán cho người học.
Tăng cường các giờ học thêm tiếng anh để sinh viên nắm rõ được các thuật ngữ
thông dụng trên tàu, ví dụ như mỗi học phần học 3 tiết thì có thể dành ra 1 tiết để
sinh viên và giáo viên thảo luận về tiếng anh để phục vụ tốt cho bước đệm khi sinh
viên ra trường muốn làm việc trên tàu nước ngoài


Để sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng thì Nhà
trường nên tăng cường các giờ thực hành và các tiết học ngoài thực tế, liên hệ và
hỗ trợ sinh viên tham gia các công tác thực tế trên tàu.
Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích cán bộ, giảng viên tìm hiểu cập nhật trang

thiết bị mới trên tàu và đưa vào giảng dạy, hướng dẫn cho sinh viên khai thác sử
dụng nhằm phù hợp tình hình hiện tại.




×