Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.01 KB, 6 trang )

5
BÀI LÀM
A-PHẦN MỞ ĐẦU
Được ban hành lần đầu tiên năm 1996 và sau một số lần sửa đổi, bổ sung, Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt
động xây dựng, giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, làm cho chất
lượng của văn bản quy phạm pháp luật tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, thực tiễn cho
thấy vẫn còn văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, thậm chí có những văn bản tồn tại
trong thời gian tương đối dài trước khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của từng văn bản nói riêng và của cả hệ
thống pháp luật nói chung. Góp phần tìm hiểu nguyên nhân, hạn chế tình trạng trên,
chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến,
hợp pháp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
B- NỘI DUNG
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc
Điều 1 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 nêu rõ : “ văn bản quy
phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành
theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc
trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, trong đó có các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà
nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.”
Khoản 1 Điều 3 luật này cũng quy định nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật là : “ bảo đảm tính hợp hiến hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm
pháp luật trong hệ thống pháp luật”
5
Tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật còn được quy định tại Điều
3 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
: “ 1. Văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải phù hợp với
Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên…2.
Văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật
của cơ quan nhà nước cấp trên… phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền


kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, hủy bỏ hoặc bãi bỏ.”
2. Nội dung của nguyên tắc
2.1- Tính hợp hiến
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật là một
trong những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa và cũng là một nguyên
tắc cơ bản cần tuân thủ khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Vị trí tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật được xác định bởi tính chất
đặc biệt của Hiến pháp. Là văn bản của quyền lực gốc, Hiến pháp điều chỉnh mối
quan hệ, xác định hình thức nhà nước, mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà
nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của công dân, mối quan hệ
giữa công dân và nhà nước. Do tính chất và tầm quan trọng của Hiến pháp nên
quyền lập hiến - quyền làm ra hiến pháp, được gọi là “quyền lập quyền” hay còn
gọi là quyền lực gốc - quyền lực nguyên thủy. Cũng từ đây xuất hiện yêu cầu về sự
cần thiết phải đảm bảo tính hợp hiến trong hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ
quan nhà nước.
Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa Mac-Lênin đã chỉ rõ “pháp luật…là ý chí của giai
cấp… được nâng lên thành luật…”. Trong điều kiện của nước ta, những tư tưởng
và nguyên tắc của Hiến pháp thể chế hóa quan điểm và đường lối của Đảng nên
Hiến pháp được quy định ở mức độ khái quát cao. Do vậy, để đảm bảo tính hợp
hiến của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm cho các chủ thể tham
gia quá trình lập pháp hiểu rõ, nhất quán với tư tưởng và nguyên tắc của Hiến
pháp, đối với các vấn đề cụ thể thì những quy định mang tính khái quát cao của
5
Hiến pháp cần được diễn giải thông qua hoạt động giải thích Hiến pháp. Vì vậy,
hoạt động giải thích Hiến pháp cần được chú trọng và tăng cường đúng mức.
Tính hợp hiến đòi hỏi tất cả các quy phạm pháp luật thuộc bất kỳ một ngành luật
nào trong hệ thống pháp luật cũng không được trái hoặc mâu thuẫn với Hiến pháp,
bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc, hiệu lực pháp lý của văn bản, tạo thành một hệ
thống thống nhất về tên gọi với thứ bậc cao thấp khác nhau theo quy định của Hiến
pháp. Các đạo luật, pháp lệnh trái với Hiến pháp sẽ bị đình chỉ, bãi bỏ. Tính hợp

hiến không chỉ được xác định trên cơ sở những lời văn, những quy định cụ thể mà
còn trên cơ sở tinh thần, tư tưởng, nguyên tắc của Hiến pháp.
Ví dụ: Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của bộ máy nhà nước ta đòi hỏi một
hệ thống pháp luật thống nhất, hiệu quả và sự tuân thủ pháp luật của mọi cá nhân,
cơ quan tổ chức trong xã hội. Do vậy, căn cứ vào Điều 12 Hiến pháp 1992, Quốc
hội khi ban hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã thể hiện nội dung
của nguyên tắc “pháp chế xã hội chủ nghĩa” tại Điều 3 luật này : “bảo đảm tính
hợp hiến hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ
thống pháp luật ”.
2.2- Tính hợp pháp
Thuật ngữ “tính hợp pháp” khi được sử dụng cùng với thuật ngữ “tính hợp hiến”
không bao hàm ý nghĩa về sự phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung
(trong đó có Hiến pháp) mà chỉ đề cập đến sự phù hợp với các quy định của các
đạo luật và văn bản dưới luật. Theo nghĩa như vậy, để bảo đảm tính hợp pháp, văn
bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ
tục luật định. Bên cạnh đó, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ
thuật văn bản.
Tính hợp pháp của hệ thống pháp luật xuất phát từ chính yêu cầu của cuộc sống xã
hội. Trong khoa học pháp lý hiện nay phổ biến quan điểm cho rằng, tính hợp pháp
của hệ thống pháp luật là sự phù hợp giữa quy định của các văn bản dưới luật với
luật. Quan điểm này hoàn toàn đúng nhưng chưa thực sự đầy đủ. Bởi lẽ, nếu chỉ
5
coi việc đảm bảo tính hợp pháp của hệ thống pháp luật chỉ là “văn bản quy phạm
pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định.
Bên cạnh đó, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ thuật văn
bản” sẽ không đảm bảo nguyên tắc pháp luật phản ánh đời sống xã hội, thể hiện ý
chí nguyện vọng của nhân dân. Thực tế cho thấy có những văn bản do cơ quan
hành chính ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục do luật định nhưng
không nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp dân cư dẫn đến hiệu lực thi
hành thấp, phải bãi bỏ. Ví dụ quy định của UBND thành phố Hà Nội về cấm đăng

ký xe máy ở các quận nội thành đã không nhận được sự ủng hộ của người dân Hà
Nội, sau một thời gian thực hiện phải bãi bỏ.
Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành theo đúng thẩm
quyền do pháp luật quy định. Ví dụ: chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành luật
quy định các vấn đề cơ bản của đất nước như tài chính, tiền tệ, thuế, dân tộc,văn
hóa…
Thứ hai,văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định. Ví dụ: Khi ban hành Hiến pháp, Quốc hội phải tuân theo thủ
tục lập pháp do pháp luật quy định ( mà không phải là thủ tục lập quy như đối với
các loại văn bản quy phạm khác)
Thứ ba, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ thuật văn bản.
3. Thực trạng áp dụng nguyên tắc này trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay nguyên tắc hợp hiến, hợp pháp rất được chú trọng trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luât, góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất hiệu
quả. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm bất cập trong quá trình ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc hợp hiến, hợp pháp như:
5
- Tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất về nội dung giữa các văn bản
pháp luật còn khá nhiều. Tình trạng này thể hiện trên hai phương diện. Một
là, nhiều văn bản công bố sau mâu thuẫn với những quy định của văn bản
được ban hành trước đó. Hai là, luật ban hành nhưng do chưa có văn bản
hướng dẫn thi hành một cách kịp thời nên đã rơi vào tình trạng “nằm chờ”.
Thực tế đó cộng với việc có nhiều nội dung cần các văn bản dưới luật quy
định đã tạo cho các văn bản triển khai, hướng dẫn có giá trị pháp lý "cao"
hơn luật, pháp lệnh. Pháp lệnh đã ban hành, nhưng phải chờ nghị định; nghị
định ban hành phải chờ thông tư hướng dẫn mới thực hiện được.
- Ngôn ngữ trong nhiều văn bản chưa thật sự là ngôn ngữ pháp lý. Nhiều từ
ngữ thiếu chính xác, mang nhiều nghĩa, hoặc không xác định như các từ "có
thể", "không nhất thiết"... vẫn được sử dụng nên khó hiểu, khó giải thích,

trong khi đó hoạt động giải thích pháp luật lại chưa được quan tâm đúng
mức. Tình hình đó khiến việc áp dụng thiếu thống nhất và đầy đủ, vừa khó
thực hiện vừa tạo kẽ hở cho những đối tượng cố ý lợi dụng vi phạm pháp
luật.
- Nhiều văn bản được ban hành không đúng thẩm quyền, dẫn tới hiện tượng
chồng chéo thẩm quyền, làm cho hoạt động áp dụng pháp luật gặp nhiều khó
khăn.
C- PHẦN KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển kinh tế thị trường, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), dân chủ hóa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi
hỏi nhà nước ta phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, trong
thời gian vừa qua, để việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của
Việt Nam đạt được nhiều kết quả, việc tuân thủ nguyên tắc “đảm bảo tính hợp
hiến, hợp pháp” là rất quan trọng, chúng ta cần chú trọng hơn nữa việc tuân thủ

×