Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Khai thác hiệu quả các trang thiết bị hàng hải trong trực ca an toàn hàng hải trên biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.04 KB, 55 trang )

NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1.

Tinh thần thái độ, sự cố gắng của sinh viên trong quá trình làm luận văn

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2.

Đánh giá chất lượng luận văn tốt nghiệp (so với nội dung yêu cầu đã đề ra

trên các mặt: lý luận, thực tiễn, chất lượng thuyết minh và các bản vẽ):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………..…………………………………………………………
3.

Chấm điểm của giáo viên hướng dẫn

(Điểm ghi bằng số và chữ)
Hải Phòng, ngày

tháng


năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

Ths. Triệu Tuấn Hòa


ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
1.

Đánh giá chất lượng luận văn tốt nghiệp về các mặt: thu thập và phân tích

số liệu ban đầu, cơ sở lý thuyết, vận dụng và đều kiện cụ thể, chất lượng thuyết
minh và các bản vẽ, mô hình (nếu có), ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận
văn:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

2.

Chấm điểm của giáo viên phản biện

(Điểm ghi bằng số và chữ)
Hải Phòng ngày

tháng

năm 2014

Giáo viên phản biện


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu học tập tại trường đại học hàng hải việt nam
với sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô và các bạn bè em
đã hoàn thành luận văn với đề tài:”Khai thác hiệu quả các trang thiết bị hàng hải
trong trực ca an toàn hàng hải trên biển”.
Để có được kết quả này em xin đặt biệt gửi lời cảm ơn tới thầy Ths
Triệu Tuấn Hòa đã quan tâm vạch hướng dẫn cho em hoàn thành tốt nhất luận
văn tốt nghiệp trong thời gian qua.
Với thời gian có hạn và kinh nghiệm hạn chế của một sinh viên lên
không tránh khỏi những thiếu xót em rất mong được sự chỉ bảo góp ý để em
hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Hải phòng tháng 11 năm 2014


1. Tính chất cấp thiết của đề tài

Vận tải đường biển rất phổ biến trên nước ta và trên thế giới. Nó phát triển
ngày càng mạnh mẽ và đóng vai trò vô cùng quan trọng . Trong một vài năm
gần đây nước ta rất trú trọng vào việc phát triển đường biển đặc biệt là sự xuất
hiện rất nhiều đội tàu biển hiện đại và mới mẻ và sự trang bị những thiết bị hiện
đại làm cho việc hàng hải thuận tiện và dễ dàng hơn. Trong khi đó việc khai thác
các trang thiết bị hàng hải trong trực ca an toàn hàng hải trên biển là một công
việc vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với thuyền viên làm việc trên
tàu. Những vụ đâm va trên tàu biển hiện nay chủ yếu là do con người và phần
lớn là do sử dụng sai hay thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các trang thiết bị
trên tàu trong khi trực ca. Vì vậy để hiểu rõ về tính chất của việc trực ca trên
biển chúng ta cần phải biết được trên tàu ta có được trang bị những loại thiết bị
gì để sử dụng chúng cho hiệu quả nhất.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dành cho sinh viên mới ra trường có được đầy đủ
những kiến thức cơ bản trong việc sử dụng các trang thiết bị trên tàu trong khi
trực ca trên biển.
Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu là các trang thiết bị trên tàu,các trang thiết bị
nằm trong chương trình học hiện nay và việc sử dụng cac trang thiết bị đó khi
tàu hành trình ngoài biển, hành trình trong cảng, trong những khu vực có mật độ
tàu thuyền đông đúc…..
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Giúp cho sinh viên mới ra trường có thể nắm vững được các kiến thức
trong việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị trên tàu trong những trường hợp
cụ thể, từ đó nâng cao được khả năng chuyên môn của thuyền viên khi làm việc
trên tàu.
Có thể là đề tài tham khảo đối với môn máy điện, vô tuyến điện của khoa
hàng hải. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho sỹ quan và thuyền viên làm
việc trên tàu.



DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Số hình
1.1
1.2
1.3
1.4
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
2.20
2.21
2.22
2.23
2.24

2.25
2.26

Tên hình
Khử nhiễu biển
Khử nhiễu mưa
EPIRB
SART
RADAR
Chế độ định hướng head-up
Chế độ định hướng North-up
Chế độ định hướng course-up
Lệch tâm màn hình
Đo khoảng cách
Đo phương vị
Ảnh ảo do phản xạ nhiều lần
Ảnh ảo do búp phát phụ
Ảnh ảo do phản xạ thứ cấp
Ảnh ảo do nhiễu giao thoa
Ảnh của remark
Ảnh của racon
Ảnh của sarf
Vùng mù rẽ quạt mù
Vùng chết
Phản xạ gương
Phản xạ phân kỳ
Khúc xạ cao,thấp
Chế độ lái tay
Đồ giải chuyển động
Hệ thống AIS

Hệ thống VHF,VHF-DSC
Hệ thống máy đo sâu
Hệ thống navtex
Hệ thống inmarsat_C

Trang
1
2
5
6
12
12
13
14
17
17
19
20
21
21
21
22
23
24
24
25
26
26
27
28

33
34
35
36
39
41



MỤC LỤC
Chương 1: khi tàu nằm trong cảng........................................................................1
1.1. Trước khi tàu hành trình.................................................................................1
1.1.1. Bật và điều chỉnh rõ nét RADAR..............................................................1
1.1.2. Bật, thử máy lái tự động và đồng bộ mặt phản ảnh la bàn con quay.........2
1.1.3. Bật, điều chỉnh máy đo sâu........................................................................3
1.1.4. Bật máy nhận dạng mục tiêu AIS..............................................................4
1.1.5. Bật máy đo tốc độ, hệ thống INMARSAT................................................4
1.1.6. Bật, thử hệ thống NAVTEX......................................................................4
1.1.7. Kiểm tra IPIRB..........................................................................................5
1.1.8. Kiểm tra sart và thử hoạt động..................................................................6
1.1.9. Khởi động chế độ hàng hải theo điểm, theo tuyến....................................6
1.2. Khi tàu neo......................................................................................................8
1.2.1. Cảnh giới bằng mắt thường.......................................................................8
1.2.2. Cảnh giới bằng gps (ví dụ máy GPS KGP-912)........................................9
1.2.3. Cài đặt trực neo (RADAR ARPA FURUNO FR-2805).........................10
1.2.4. Cảnh giới đề phòng cướp biển, trộm cắp khi tàu neo..............................11
Chương 2: Khi tàu hành trình..............................................................................12
2.1 sử dụng radar khi tài hành trình.....................................................................12
2.1.1. Đặt chế độ định hướng trên màn ảnh radar...............................................12
2.1.2. Các chế độ chuyển động trên màn ảnh radar.............................................14

2.1.3. Đặt thang tầm xa khi tàu hành trình..........................................................15
2.1.4. Cách đo khoảng cách và phương vị trong khi tàu đang hành trình...........17
2.1.5. Các loại ảnh ảo thường gặp khi tàu hành trình trong khu vực gần bờ, đông
tàu và khi tàu hành trình ngoài biển....................................................................20
2.1.6. Ảnh hưởng của vùng chết, vùng mù, vùng râm, góc chế..........................24
2.1.7. Phản xạ sóng radio và khúc xạ dị thường..................................................25
2.2 hệ thống máy lái............................................................................................28
2.2.1. Các chế độ lái khi tàu hành trình trong khu vực luồng hẹp, đông tàu.....28


2.2.2. Các chế độ lái khi tàu hành trình ngoài biển............................................31
2.3. Sự kết hợp các trang thiết bị trong đánh giá nguy cơ đâm va và điều động32
2.3.1. Đánh giá nguy cơ đâm va..........................................................................32
2.3.2. Phát hiện mục tiêu.....................................................................................33
2.3.3. Tiến hành đo phương vị, khoảng cách tới tàu mục tiêu............................33
2.3.4. Sử dụng hệ thống nhận dạng mục tiêu AIS...............................................34
2.3.5. Sử dụng VHF để liên lạc...........................................................................35
2.4. Máy đo sâu...................................................................................................36
2.5. Hệ thống NAVTEX.....................................................................................39
2.5.1 Giới thiệu về hệ thống NAVTEX..............................................................39
2.5.2. Các loại bức điện của hệ thống..................................................................40
2.5.3. Cách đọc bức điện.....................................................................................40
2.6. Hệ thống INMARSAT_C.............................................................................41
2.6.1. Thủ tục soạn và lưu bức điện....................................................................42
2.6.2. Mở bức điện đã được lưu trữ từ trước......................................................42
2.6.3. Thủ tục thiết lập và lưu trữ một bức điện cấp cứu....................................42
2.6.4. Thủ tục phát một bức điện thông thường.................................................43
Chương 3 kết luận và kiến nghị...........................................................................44
3.1. Kết luận........................................................................................................44
3.2. Kiến nghị......................................................................................................44

Tài liệu tham khảo...............................................................................................45



CHƯƠNG 1: KHI TÀU NẰM TRONG CẢNG
1.1 Trước khi tàu hành trình.
1.1.1 Bật và điều chỉnh rõ nét radar
- Trước khi bật radar cần kiểm tra sơ bộ toàn bộ thiết bị, núm điều khiển ở
vị trí hết trái, riêng núm tune có thể để ở vị trí hiện tại, thang tầm xa ở vị trí
trung bình 6-24NM
- Bật công tắc nguồn về vị trí stand by chờ 3-5 phút đến khi có các chỉ thị
thích hợp báo đã sẵn sàng và cho phép có thể phát xung. Khi radar đã sẵn sàng
bật công tắng nguồn sang vị trí ON khi đó radar bắt đầu phát xung.
- Điều chỉnh thang tầm xa sao cho phù hợp.
- Tăng dần khuếch đại (gain) đến khi nhìn thấy rõ các mục tiêu trên màn
ảnh ngoài ra còn nhìn thấy một nền nhiễu tạm âm máy thu lấm chấm và rải đủ
khắp màn ảnh.
- Điều chỉnh tune đến khi ảnh mục tiêu nhìn thấy rõ nét nhất.
- Nếu có nhiễu biển: Nếu có sóng, gió thổi vào một mạn nào đó của tàu ta
thì khi đó mạn trên gió sẽ tồn tại nhiễu biển nhiều hơn mạn dưới gió. Khi đó ta
cần phải điều chỉnh nhiễu biển sao cho mạn trên gió chỉ còn lại lấm tấm, mạn
dưới gió hết vừa đủ mà không làm mất đi những mục tiêu nhỏ xung quanh tàu ta
thì khi đó hiệu quả khử nhiễu biển đạt hiệu quả cao nhất.

Hình 1.1. khử nhiễu biển
- Nếu có nhiễu mưa trong điều kiện thời tiết bất lợi: mây, mưa, tuyết,
mù…. Trong trường hợp này ta cần phải điều chỉnh để sao cho radar phát tín

1



hiệu xung dài khi đó ảnh của nhiễu mưa sẽ dần dần giảm bớt đồng thời không
làm mất đi ảnh của những mục tiêu nhỏ.Để biết được ảnh của những mục tiêu
nhỏ có bị mất đi khi ta điều chỉnh nhiễu mưa hay không thì ta có thể tiến hành
quan sát một mục tiêu nhỏ bằng mắt thường (có thể là tàu cá nào đó xung quanh
tàu ta) và xác định được vị trí mục tiêu đó xuất hiện trên màn hình radar của tàu
ta. Sau khi ta tiến hành khử nhiễu mưa xong ta quan sát trên màn hình radar xem
ảnh của mục tiêu đó còn xuất hiện hay không. Nếu không thấy ảnh mục tiêu đó
thì ta khử nhiễu nhưng radar làm mất đi ảnh của mục tiêu nhỏ.

Hình 1.2 khử nhiễu mưa
- Sau khoảng 10-15 phút khi máy phát đã hoạt động ổn định,cần điều
chỉnh lại Tune và gain cho phù hợp.
1.1.2 Bật thử máy lái tự động, đồng bộ mặt phản ảnh la bàn con quay
a. Bật, thử máy lái tự động.
- Trước khi thử cần phải thông báo cho buồng lái cấp nguồn cho hệ thống
máy lái.
2


- Để bật máy lại tự động ta chuyển công tắc nguồn về vị trí ON để cấp
nguồn cho hệ thống. Thử máy lái ta tiến hành các bước sau:
+ Kiểm tra bánh lái có vướng mắc gì không.
+ Bật hai mô tơ lai bơm tủy lực (công tắc ở trên buồng lái).
+ Bật công tắc cấp nguồn cho trạm điều khiển.
+ Dùng vô-lăng bẻ hết sang phải, trái, hết lái phải, hết lái trái….đồng thời
báo cho phó hai ở buồng lái biết các góc bẻ lái. Thuyền phó hai theo dõi sự hoạt
động của máy lái báo cho phó 3 biết các góc quay thực của bánh lái.
+ Kiểm tra thời gian bánh lái quay từ hết lái mạn này sang hết lái mạn đối
diện và ngược lại.

+ Thử chế độ lever, remote.
+ Thử chế độ lái sự cố ở buồng máy lái.
+ Nếu có hư hỏng gì phải báo cho thuyền trưởng đẻ khắc phục ngay.
+ Sau khi chuyển xong chế độ lái chuyển trạm điều khiển về chế độ lái
tay.
b. Đồng bộ la bàn với mặt phản ảnh của la bàn con quay.
Để đồng bộ mặt phản ảnh với la bàn chính của con quay thì ta chỉ cần theo
dõi chỉ số của la bàn chính con quay sau đó tiến hành xoay ốc vít bên mép ngoài
của mặt phản ảnh của la bàn. Nếu thấy chỉ số trên mặt phản ảnh của la bàn trùng
với chỉ số trên la bàn chính của con quay thì khi đó mặt phản ảnh của con quay
đã được đồng bộ (thường dùng cho la bàn hokushin).
1.1.3 Bật, điều chỉnh máy đo sâu.
- Để bật máy đo sâu ta chỉ cần đưa công tắc nguồn từ vị trí Off sang On
- Để điều chỉnh máy đo sâu ta tiến hành làm như sau.
+ Bật công tắc thang độ sâu về thang đo đã chọn thường cần tham khảo độ
sâu trên hải đồ.
+ Vặn Gain theo chiều kim đồng hồ tới khi bắt đầu xuất hiện nhiễu trên
giấy ghi sau đo vặn ngược chiều kim đồng hồ một chút

3


+ Nếu vạch số 0 độ sâu bị lệch khỏi vị trí 0 trên thang đo thì cần phải điều
chỉnh lại.
+ Nếu cần phân biệt ảnh của đáy biển với ảnh của mục tiêu nhỏ, lơ lửng và
không liên tục thì tăng dần núm while line theo chiều kim đồng hồ cho tới khi
xuất hiện một đường trắng dọc the đường viền của ảnh dáy biển. Nếu không cần
thiết thì để núm này ở hết trái.
+ Điều chỉnh tốc độ băng giấy hù hợp với yêu cầu sử dụng.
+ Ấn nút đánh dấu nếu cần.

+ Giảm công suốt nếu cần.
+ Nếu thấy cần thiết thì điều chỉnh núm TVG một cách thích hợp.
1.1.4 Bật máy nhận dạng tàu mục tiêu AIS.
Đối với máy nhận dạng mục tiêu AIS thì thường luôn ở chế độ bật.
1.1.5 Bật máy đo tốc độ, hệ thống INMARSAT.
Máy đo tốc độ cũng như hệ thống INMARSAT cũng thường luôn ở chế độ
bật.
1.1.6 Bật, thử hệ thống NAVITEX.
- Máy navtex cũng thường luôn ở chế độ bật. Để bật máy ta ấn (Power) cấp
nguồn cho máy, khi đèn xanh bật sang và có tiếng còi thì nguồn đã được cấp cho
máy.
- Ở những lần khởi động thông thường mọi số liệu trong bộ nhớ vẫn được
duy trì và sau khi khởi động máy sẽ đưa ra thông báo sau:
POWER-------------------ALL DATAR RETAINED
Ở những lần khởi động và số liệu lưu trữ đã bị mất hoặc ở lần bật máy đầu
tiên sau khi lắp đặt máy sẽ đưa ra thông báo.
POWER--------------------SELECT/EXCLUDE MESSAGE TYPES ANH
STATION ALL DATA HAVE BEEN CLEARED
Đối với máy NT_900 đòi hỏi phải có thời gian khởi động 30s. Sau khi
khởi động nếu mọi số liệu trong bộ nhớ còn nguyên vẹn thì máy sẽ tiếp tục hoạt
động bình thường. Các mã nhận dạng bức điện vẫn tiếp tục được nhập và lưu trữ
4


tự động. Tuy nhiên tất cả các mã nhận dạng đã quá 65 giờ lưu trữ sẽ tự động
xóa. Đối với những mã còn lại ta sử dụng không thể thay đổi sửa chữa
1.1.7 Kiểm tra EBIBR

Hình 1.3. EPIRB
+ Kiểm tra vị trí đặt của EPIRB đã được đặt đúng vị trí trong giá hay chưa,

công tắc phải đặt ở vị trí ready.
+ Kiểm tra pin có còn sử dụng được không, nếu không thì ta cần phải tiến
hành thay thế ngay.
+ Kiểm tra và thử bộ nhả thủy tĩnh sao cho khi tàu chìm thì EPIRB có thể
tự động giải phóng bộ nhả thủy tĩnh và tự nổi để kích hoạt phát báo động cấp
cứu hay không.
+ Kiểm tra nguồn trong hệ thống bằng cách ấn vào nút TEST trên thân của
EPIRB. Nếu thấy đèn sáng thì khi đó nguồn trong hệ thống vẫn đang hoặt động
bình thường.

1.1.8 Kiểm tra SART và thử hoạt động
5


Hình 1.4 SART
- Sart được lắp đặt trong cabin (1-2) chiếc.
- Sart không hoặt động công tắc luôn ở off. Nếu chúng ta vô ý chuyển sang
on thì trong vòng (72-96) giờ là sart hết pin không sử dụng được nữa.
- Sart không được để gần nơi có từ trường mạnh và trong bup phát radar
- Kiểm tra xem pin có còn sử dụng được không, nếu pin bị hết nguồn thì ta
cần phải tiến hành thay thế ngay.
- Kiểm tra nguồn bằng cách ấn vào nút TEST trên thân SART. Nếu thấy
đèn sáng thì khi đó nguồn trên than SART vẫn đang hoạt động.
- Ta có thể kiểm tra SART bằng chính radar của tàu mình bằng cách: Ta
bật radar, điều chỉnh thang tầm xa tối thiểu 12 hải lý ứng với bước sóng 3,2 cm.
Đưa SART ra bên ngoài cánh gà chuyển công tắc chức năng sang ON và tiến
hành đưa lên cao. Khi đó trên màn hình radar sẽ xuất hiện tìn hiệu 12 vòng tròn
đồng tâm đồng thời SART sẽ phát đáp kèm theo một tín hiệu âm thanh thì khi
đó SART hoạt động bình thường.
1.1.9 Khởi động chế độ hàng hải theo điểm, theo tuyến.

a. Cách thức kích hoạt chế độ hang hải theo điểm.
Nhấn Mode để chọ một màn hình bất kì ở chế độ Nav1, Nav2, Nav3
hoặc PLOT. Tiếp tục nhấn SEL đến khi chọn được màn hình chế độ hang hải
theo điểm. Trên màn hình này chữ WPT sẽ hiện ra ở dòng trên cùng góc phải
của màn hình. Dùng phím phải đưa con trỏ tới vùng nhập tên điểm phía sau chữ
6


WPT này, nhập tên điểm đích này bằng các phím số kết thúc nhấn ENT. Khi tàu
chạy tới một điểm đích hoặc cách điểm đích một khoảng cách nhỏ hơn khoảng
cách đặt báo động tiếp cận thì máy sẽ phát ra âm thanh báo động. Muốn xóa chế
độ hàng hải theo điểm này thì trong trang màn hình WPT ở trên nhấn SEL để
đưa màn hình về chế độ OFF.
b. Cách thức kích hoặt chế độ hàng hải theo tuyến
- Sau khi đã nhập toàn bộ các điểm chuyển hướng vào máy thu ta phải lập
lên một tuyến đường nối lần lượt các điểm chuyển hướng đó theo thứ tự từ đầu
đến hết quãng đường. Ấn Menu để vào Menu chính, nhấn phím 5 để vào menu
5.route.trên màn hình một menu con mới sẽ hiện ra.Nhấn vào phím số 1 để chọn
1 ROUTE EDIT. Dùng các phím số để chọn một tên một tuyến bất kì và ấn ENT
để gọi tuyến đó ra (máy thu có thể lưu trữ 20 tuyễn đánh số từ 01-20). Nếu tên
tuyến này đã được sử dụng trước đó cho các chuyến hành trình trước thì nó đã
bao gồm một số tên waypoint nào đó, nên xóa hết các waypoint này trước khi
nhập tên các điểm mới bằng cách ấn CLR và xác nhận.việc xóa bằng cách nhấn
tiếp phím ENT. Nếu vẫn còn sử dụng tuyến cũ cho các tuyến tiếp theo thì chọn
lại tên một tuyến khác để lập tuyến mới.
- Tiếp tục dùng phím đưa con trỏ sang vị trí bên phải của tên tuyến, nhấn
SEL để chọ chiều hành trình cả tuyến theo chiều thuận hay ngược của thứ tự
waypoint. Dùng phím lên xuống đưa con trỏ xuống vùng tên waypoint để nhập
tên các waypoint. Lần lượt gõ tên waypoint bằng các phím số, hết mỗi waypoint
ấn ENT để xác nhận. Kết thúc nhập ấn ENT. Khi nhập xong các điểm máy tự

động xác định tên các điểm thuộc tuyến bắt đầu từ 001,002,003….cho đến điểm
cuối cùng của tuyến đó, bất kể tên của waypoint đó được đánh số như thế nào
- Để kích hoạt chế độ hàng hải theo tuyến,nhấn Mode để kích hoặt một
màn hình bất kỳ ở chế độ Nav1,Nav2,Nav3 hoặc PLOT. Tiếp tục nhấn SEL cho
tới khi chọn được màn hình của chế độ hang hải theo tuyến. Trên màn hình này
chữ RET (ROUTE) sẽ hiện ra ở dòng trên cùng góc phải của màn hình. Dùng
phím phải đưa con trỏ đến vùng nhập tên phía sau chữ RTE này, nhập tên tuyến
7


đã chọn bằng các phím số, nhấn ENT. Dùng phím phải đưa con trỏ tới vùng
nhập tên tuyến phía sau chữ RTE này, nhập tên tuyến đã chọn bằng các phím số,
nhấn ENT. Dùng phím phải đưa con trỏ tới vùng nhập tên điểm tiếp theo, nhập
tên của điểm bắt đầu hành trình bằng phím số (chú ý nhập điểm bắt đầu bằng
001 chứ không phải bằng điểm waypoint) nhấn ENT để xác nhận. dùng phím
phải đưa con trỏ tới vùng tiếp theo sau để chọn chiều hành trình của tuyến nhấn
SEL để chọn chiều thuận hay chiều ngược lại của tuyến. Thông thường chỉ chọ
chiều thuận, chọn chiều ngược khi tàu hành trình ngược từ cảng đích về cảng
xuất phát đầu tiên mà vẫn sử dụng đúng tuyến chạy đó đồng thời điểm bắt đầu
hành trình cũng phải chọn là điểm cuối.
- Muốn xóa chế độ hang hải theo tuyến này thì trong trang màn hình RTE ở
trên, nhấn SEL đưa màn hình về chế độ OFF.
1.2 Khi tàu neo.
1.2.1 Cảnh giới bằng mắt thường.
- Mọi tàu thuyền phải thường xuyên duy trì công tác cảnh giới bằng mắt
nhìn và tai nghe một cách thích đáng, đồng thời phải sử dụng tất cả các thiết bị
sẵn có phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện hiện tại để đánh giá đầy đủ tình
huống và nguy cơ đâm va.
- Việc quan sát bằng mắt thường ta tiến hành như sau: Ta tiến hành theo
dõi sự hoạt động của những tàu xung quanh và đánh giá nguy cơ va chạm đối

với tàu mình. Nếu thấy một tàu nào đó có khả năng đâm va với tàu mình thì tàu
ta cũng phải sẵn sàng trong mọi tình huống để tiến hành tránh va. Lúc này tuy
tàu ta là tàu neo nhưng tàu ta cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống
xấu có thể xảy ra. Nếu biết rằng tàu mục tiêu không có khả năng tránh va với tàu
mình thì thuyền trưởng sẽ ra lệnh cho thuyền viên kéo neo và tiến hành chạy
máy để tránh va nhanh nhất có thể.
- Ngoài ra việc trực ca khi tàu neo không chỉ là việc quan sát những tàu
đang hành trình mà ta cũng cần phải quan sát những tàu đang neo xung quanh
tàu ta để biết được tình hình neo của tàu ta và tàu mục tiêu. So sánh và đánh giá
8


khả năng trôi neo của tàu ta và tàu mục tiêu, nếu thấy tàu ta di chuyển tương đối
so với các tàu đang neo xung quang tàu ta thì ta cần phải thông báo cho thuyền
trưởng biết vì khi đó tàu ta đang có khả năng bị trôi neo. Ngoài ra nếu ta thấy
tàu nào đó bị trôi neo mà không ai trên tàu đó biết về việc trôi neo của tàu mình
thì ta cần phải sử dụng trang thiết bị sẵn có trên tàu mình để thông báo nhanh
chóng kịp thời cho tàu đó biết. Nếu việc trôi neo của tàu đó có khả năng đâm va
với tàu mình thì thuyển trưởng phải thông báo sẵn sàng việc kéo neo, chạy máy
sẵn sàng tránh va.
1.2.2 Cảnh giới bằng GPS (ví dụ như máy GPS KGP-912)
-Tiến hành cài đặt báo động trực neo: Là chế độ báo động khi tàu đang neo,
nếu tàu bị trôi neo vị trí tàu di chuyển cách xa vị trí neo đặt ban đầu một khoảng
nhất định đã đặt trước thì máy sẽ phát ra âm thanh báo động thao tác như sau:
Đặt vị trí neo: nhấn MODE để chọ một màn hình bất kì ở chế độ Nav1,
Nav2, Nav3 hoặc PLOT. Tiếp tục nhấn SEL tới khi chọn được màn hình của chế
độ trực neo ANCW. Trên màn hình này chữ ANCW sẽ hiện ra ở dòng trên cùng
góc phải của màn hình. Nhấn ENT để lưu tọa độ hiện tại là vị trí neo vào máy
thu. Sau khi đã đặt vị trí neo như vậy, khi tàu dịch chuyển trên màn hình sẽ liên
tục báo cho ta khoảng cách và phương vị từ vị trí tàu hiện tại tới vị trí neo đã đặt

trước đó.
- Đặt khoảng báo động trôi neo: Nhấn Menu để vào Menu chính của
máy,nhấn phím số 6 để vào 6.Alarm. Nhấn dịch chuyển con trỏ xuống xuống
dòng 2.ANCW và dùng các phím số để nhập khoảng cách báo động trôi neo, kết
thúc nhấn ENT. Lưu ý khoảng cách này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều
dài tàu, chiều dài lỉn neo xông ra độ sâu tại khu vực neo, dung sai cho phép mật
độ tàu neo tại khu neo,tàu có gần các chướng ngại vật khác hay không, tốc độ
gió và dòng chảy… Nếu đặt lớn quá thì tàu có thể đã trôi neo mà máy thu vẫn
chưa báo động. Nếu đặt lượng dung sai nhỏ quá thì do sai số định vị, máy có thể
phát tín hiệu báo động trong khi tàu vẫn chưa bị trôi neo. Nếu khoảng báo động
là 0.00NM thì chế độ báo động không hoạt động.
9


- Tiếp tục kích hoạt chế độ báo động như sau: Dùng phím dịch chuyển đưa
ccon trỏ lên đưa con trỏ lên dòng 1.MODE, dùng phím dịch chyển phải, trái đưa
con trỏ sang chữ ANCW. Nếu tàu trôi neo máy thu sẽ phát ra âm thanh báo động
để tạm thời tắt âm thanh này ta ấn CLR.
- Để xóa chế độ báo động này, quay trở lại màn hình trên tại dòng 1.MODE
dùng phím dịch chuyển phải, trái đưa con trỏ từ chữ ANCW sang OFF. Chế độ
này không hoạt động khi ta xóa bỏ vị trí neo và chuyển sang các chế độ chạy
biển khác như chế độ hang hải theo điểm hoặc theo tuyến.
-Ngoài ra đối với máy thu khác (ví dụ như GPS koden 913) ta tiến hành
như sau:
1. Nhấn phím (ALARM) để mở menu cài đặt báo động.
2. Nhấn trên, xuống để chọn ANCHOR WATCH ALARM.
3. Nhấn softkey EDIT để hiển thị cửa sổ cài báo động nhấn phím trên chọn
ON.
4. Sử dụng cursor pad di chuyển cài đặt khoảng báo động (giá trị từ 0.001
đến 9.999 hải lý).

5. Nhấn softkey ENTER hay phím ENTER.
1.2.3 Cài đặt trực neo (radar-arpa furuno fr-2805)
1. Trong phím ANCHOR WATCH nhấn phím 2 để chọn ANCHOR
WATCH OFF/ON.
2. Nhấn phím 2 để chọn ON, sau đó nhập dữ liệu cần thiết rồi ENT. Biểu
tượng WATCH xuất hiện góc trái phía dưới màn hình.
3. Nhấn phím 3 để chọn ALARM OFF/ON. Sau đó nhấn phím 3 lần nữa để
chọn ON hay OFF kết thúc bằng phím ENT để chấp nhận.
- Cài đặt phạm vi báo động.
+ Nhấn phím 4 chọn ALARM RANGE trên menu ANCHOR WATCH.
Nhập vào phạm vi báo động cần thiết trong khỏng 0.1NM đến 9.999NM với
phím số và ấn ENT để chấp nhận.

10


+ Chu vi báo động trực neo sẽ được hiển thị với chu vi màu đỏ trên màn
hình khi tàu thoát khỏi chu vi cài đặt thì một tiếng báo động có thể phát ra và
trên màn hình biểu tượng ANCHOR WATCH sẽ đỏ lên.
- Để tắt báo động này nhấn phím AUDIO OFF trên bảng điều khiển .
1.2.4 Cảnh giới đề phòng cướp biển, trộm cắp khi tàu neo.
- Khi tàu neo trong những khu vực hiểm trở có ít tàu thuyền qua lại ta cần
phải chú ý trong việc cảnh giới để đề phòng cướp biển có thể tấn công tàu ta khi
đó ta cần đặc biệt quan tâm và theo dõi đối với những tàu thuyền nhỏ chạy với
tốc độ lớn đang cố gắng tiếp cận tàu ta. Khi đó ta cần ngay lập tức thông báo cho
thuyển trưởng biết để có thể có những biện pháp kịp thời tránh gây tổn thất cho
người và tàu.
- Ngoài ra đối với những người làm nhiệm vụ trực canh cầu thang mạn thì
không được phép cho những người lạ không xuất trình đầu đủ giấy tờ và mục
đích lên tàu. Những người được phép lên tàu phải là những người có đầy đủ giấy

tờ và làm nhiệm vụ phục vụ lợi ích của tàu.
- Cần đặc biệt cảnh giác đối với những người lạ khi lên tàu tiếp cận những
khu vực như buồng lái,khu vực hải đồ,…. mà không được sự cho phép của
thuyền trưởng.

11


CHƯƠNG 2.KHI TÀU HÀNH TRÌNH
2.1 Sử dụng radar khi tàu hành trình

hình 2.1 radar
2.1.1 Đặt chế độ định hướng trên màn ảnh radar
a. chế độ định hướng mũi tàu head up

Hình 2.2 chế độ định hướng head up
- Ở chế độ này vạch dấu mũi tàu luôn chỉ cố định vào 0 độ trên vành chia
độ cố định trên màn ảnh. Các mục tiêu bên phải hoặc bên trái ngoài thực địa
cũng hiện ra bên phải hoặc bên trái vạch dấu mũi tàu với khoảng cách và góc

12


mạn tương ứng với thực tế tốc độ chuyển động, ảnh của các mục tiêu chuyển
động tương đối so với tàu ta.
- Hình ảnh trên màn ảnh gần giống với ngoài thực địa, khi tàu đảo mũi thì
vạch SHM vẫn luôn cố định các mục tiêu sẽ bị dao động quanh vị trí của nó và
có thể nhòe nếu đảo mũi mạnh. Khi tàu quay trở thì SHM vẫn cố định ảnh của
các mục tiêu sẽ quay ngược với chiều quay trở của tàu. Khi đó nó có ưu điểm là
có hình ảnh trên màn ảnh giống ngoài thực địa nên thường được sử dụng khi

cảnh giới khi tàu hành trình ngoài biển nhưng nếu dùng để xác định vị trí tàu thì
chế độ này có nhiều bất tiện khi xác định phương vị sẽ có sai số lớn khi ảnh của
các mục tiêu luôn bị dao động khi tàu đảo mũi.
b. Chế độ định hướng theo hướng bắc North up.

Hình 2.3 Chế độ định hướng north up
- Có hình ảnh trên màn ảnh giống với quang cảng trên hải đồ. Điểm 0 độ
trên vành chia độ cố định quanh màn ảnh tương ứng với hướng bắc. chỉ số SHM
sẽ tương ứng với giá trị hướng la bàn của tàu. Muốn hiển thị chế độ này thì tín
hiệu từ la bàn con quay phải đưa vào radar và đồng bộ với nhau. Khi tàu đảo
mũi hoặc quay trở ảnh của các mục tiêu vẫn ổn định SHM dao động. Ảnh mục
tiêu chuyển động với vận tốc tương đối so với tàu. Phương vị đo được là phương
vị thật so với hướng bắc. Ở chế độ này ảnh của các mục tiêu ổn định không bị
nhòe khi tàu đảo mũi hoặc quay trở, thuận tiện khi đo khoảng cách và phương vị
mục tiêu để đồ giải tránh va hoặc xác định vị trí tàu do giá trị các thông số đó sẽ

13


mắc phải sai số nhỏ hơn so với chế độ head up ngoài ra còn thuận tiện cho việc
nhận dạng mục tiêu tránh nhầm lẫn.
-Nhược điểm của chế độ này là khi cảnh giới bằng radar thì chế độ này có
bất tiện là khi hướng la bàn của tàu ta có hướng nam, khi đó việc nhận dạng mục
tiêu bên phải hay bên trái và nhất là xác định hướng chuyển động tương đối và
hướng chuyển động thật của tàu mục tiêu đều dễ xảy ra nhầm lẫn.
c. Chế độ định hướng theo hướng tàu chạy course up.

Hình 2.4 Chế độ định hướng course up
- Kết hợp các ưu điểm của 2 chế độ head up và north up vạch SHM sẽ chỉ
về phía 0 độ trên vành chia độ cố định quanh màn ảnh và dao động quanh vị trí

này khi tàu đảo mũi cho lên hình ảnh của mục tiêu vẫn ổn định và không bị nhòe
và hình ảnh gần giống với chế độ H-up. Ngoài ra khi tàu quay trở sang phải hoặc
sang trái thì ảnh các mục tiêu trên màn ảnh vẫn đứng yên,chỉ có SHM sẽ quay
sang phải hoặc trái một góc tương ứng với góc chuyển hướng của tàu. Với chế
độ này có ưu điểm là rất thuận tiện cho việc cảnh giới bằng radar do có quang
cảnh trên màn ảnh giống như đứng yên trên buồng lái nhìn ra, ngoài ra mục tiêu
luôn ổn định không bị nhòe khi tàu đảo mũi và có thể sử dụng đồ giải tránh va
đo các thông số khoảng cách và phương vị có độ chính xác cao.
2.1.2 Các chế độ chuyển động trên màn ảnh radar.
a. Chế độ chuyển động tương đối.
- Khi tàu hành trình trong khu vực cầu cảng có nhiều tà bè qua lại thuận
tiện trong việc đánh giá nguy cơ đâm va, cảnh giới thì ta sử dụng chế độ chuyển
14


động tương đối vì ở chế độ chuyển động này là vị trí tàu ta luôn cố định tại một
điểm trên màn hình điểm này gọi là điểm tâm quét màn hình còn các mục tiêu sẽ
chuyển động với hướng và tốc độ tương ứng so với tàu ta. Đồ giải tránh va và sử
dụng màn ảnh chế độ này gọi là đồ giải tránh va tương đối.Vì vậy ngày nay chế
độ chuyển động tương đối thường được sử dụng thường xuyên khi tàu hành
trình trên biển.
b. Chế độ chuyển động thật.
- Ngoài chế độ chuyển động tương đối còn có chế độ chuyển động thật có
nghĩa là trên màn ảnh radar các mục tiêu cố định ngoài thực địa thì ảnh của
chúng cũng đứng yên trên màn ảnh, ảnh của chúng sẽ chuyển động với hướng
thật và tốc độ thật tương ứng với hướng và vận tốc chuyển động thực tế. Tâm
quét với vị trí tàu ta không cố định trên màn ảnh mà có thể ở một vị trí bất kỳ,
chuyển động với hướng và tốc độ tương ứng với hướng thật và vận tốc thật của
tàu ta trên thực tế
- Để tâm quét có thể chuyển động trên màn ảnh có tốc độ và hướng radar

phải được kết nối với la bàn và tốc độ kế chúng được đồng bộ với nhau
- Chế độ này không sử dụng thang tầm xa lớn vì nếu sử dụng thang tầm xa
lớn tốc độ chuyển động ảnh ảo trên màn ảnh sẽ thấp,khó phân biệt chuyển động
đồng thời khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lớn của radar cũng bị hạn
chế
2.1.3 Đặt thang tầm xa khi tàu hành trình.
a. Khi tàu hành trình trong khu vực gần bờ, đông tàu hoặc trong điều kiện
thường.
- Trong điều kiện tầm nhìn xa bình thường mà khi tàu hành trình trong
những khu vực gần bờ,đông tàu thì những mục tiêu lọt vào màn ảnh 5-6 hải lý là
những mục tiêu cần quan tâm tránh va ngoài ra thì ta cần phải lựa chọn thứ tự ưu
tiên tránh va sao cho phù hợp như đó là những mục tiêu đó là những mục tiêu có
xu hướng đối đầu hay những mục tiêu có xu hướng cắt ngang mũi tàu hay những
mục tiêu có xu hướng vượt từ phía sau. Vì vậy khi tàu hành trình trong cảng,
15


khu vực gần bờ đông tàu thì ta lên để xung phát ngắn sao cho thuận tiện quan sát
hơn. Hiện nay radar có các bước sóng λ = 10 cm λ = 3.2 cm (λ = 0.8
cm hiện nay không còn sử dụng) thì ta thường sử dụng bước
sóng 3.2 cm với tần số 9400Mhz. Bước sóng 3.2 cm tuy có chiều
dài xung nhỏ hơn bước sóng 10cm nhưng trái lại có độ phân giải
lớn hơn bước sóng 10cm vì vậy tăng bán kính của vùng chết
quan sát được những tàu nhỏ hay những vật thể nhỏ hơn.
- Ngày nay radar được sản xuất với hai chế độ xung dài và ngắn, tùy thang
tầm xa và yêu cầu thực tế hàng hải mà chuyển chế độ xung phát cho phù
hợp.Người ta tạo ra công tắc chuyển đổi chế độ PULSE SWITCH với hai chế độ
LONG và SHORT (một số máy của nhật thì chế độ này là NORMAL và
NARROW) thông thường chiều dài xung bằng 0.01-3 micro giây.
b. Khi tàu hành trình trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế.

-Khi tàu hành trình trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế thì radar lên đặt
ở chế độ phát xung dài vì khi tàu hành trình trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn
chế thì phần lớn sẽ tồn tại nhiều nhiễu biển và nhiễu mưa. Khi radar đặt ở chế độ
phát xung dài thì đồng thời sẽ khử được nhiễu đó.Tuy nhiên ta cũng lên quan sát
thực tế những mục tiêu nhở để đảm bảo rằng trong quá trình khử nhiễu biển và
nhiễu mưa radar không làm mất đi ảnh của những mục tiêu nhỏ đang hành trình
xung quanh tàu ta.
c. Khi tàu hành trình ngoài biển
-Khi tàu hành trình ngoài biển thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà ta đặt
thang tầm xa cho phù hợp. Nếu trong điều kiện bình thường thì ta có thể đặt
thang tầm xa lớn với bước sóng 10cm để có thể thuận tiện cảnh giới được đối
với những mục tiêu ở xa tuy nhiên nếu trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế
thì ta cần phải đặt thang tầm xa nhỏ hơn kết hợp với việc quan sát bằng mắt
thường để đánh giá tình hình.
d. Thao tác lệch tâm để cảnh giới

16


×