Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.16 KB, 7 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước đang trong giai đoạn phát triển, đi lên từ một nền kinh
tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém do phải gán
h chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Việc tự mình tạo ra máy móc thiết bị phục vụ
sản xuất nhằm đáp đứng nhu cầu trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó,
Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách và bước đi phù hợp cho công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà cụ thể là cho phép hay chỉ định một số doanh
nghiệp trong nước nhập khẩu các thiết bị máy móc toàn bộ từ nước ngoài về để phát
triển nền sản xuất yếu kém trong nước.
Việc Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập
khẩu, trong đó có hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ, đồng nghĩa với việc tạo điều
kiện cho họ có cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, thị trường thế giới
với với tính năng động vốn có của nó đã tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt
với đầy rẫy những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy,
các doanh nghiệp phải hết sức nhạy bén trong mọi vấn đề của sản xuất kinh doanh, phải
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc đảm bảo chi phí cá biệt ở
mức thấp nhất, có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình phát triển nền
kinh tế đất nước cũng như sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nên em đã chọn
đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ
tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport )” làm đề tài
chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung chính của đề tài này gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ
thuật
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty XNK
thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport).
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập nhập khẩu thiết bị toàn
bộ tại Technoimport.
Do trình độ, thời gian còn hạn chế, nguồn tài liệu và thông tin còn hạn hẹp nên
bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận


được sự đánh giá, góp ý chân thành của các thày cô giáo, các bạn sinh viên để bài viết
này được hoàn thiện hơn.
Nhân đây, em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Cô giáo, ThS Nguyễn Ngọc
Điệp, người đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thiện bài chuyên đề tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Quý công ty Technoimport, đặc biệt là các cô
chú trong phòng XNK 5 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em
có được những thông tin phục vụ cho bài viết này.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
Chương I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ KỸ THUẬT
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1. Thông tin chung về công ty
Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (gọi tắt là
TECHNOIMPORT) có tên tiếng anh: Vietnam National Complete Equipment and
Technics Import – Export Corporation.
Tiền thân của công ty là Cục kiêm Tổng công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và
trao đổi kỹ thuật, thành lập ngày 28 tháng 1 năm 1959 theo Quyết định số 63/BNT ngày
28/1/1959 của Bộ Ngoại thương trước đây và bây giờ là Bộ Thương Mại.
Công ty có trụ sở chính tại 16 – 18 Tràng Thi, Hà Nội, Việt Nam.
Tel: 8.254.974
Fax: 8.254.059
E–mail:
Tổng giám đốc: Ông Vũ Chu Hiền.
Từ một tổ chức nhỏ ban đầu, bao gồm một số cán bộ chủ chốt thuộc phòng viện
trợ và phòng thiết bị của Bộ Ngoại Thương, ngày nay Technoimport đã trở thành một
doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công Thương tổng số cán bộ công nhân viên lên đến 90
người với tổng số vốn là hơn 30 tỷ đồng (năm 2007). Ngoài trụ sở chính tại Tràng Thi,
Hà Nội, Technoimport còn có mạng lưới các chi nhánh tại các thành phố lớn của Việt
Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và có văn phòng đại diện tại

nhiều nước trên thế giới như: Cộng hoà Liên Bang Nga, Pháp, Mỹ, Úc, Thụy Điển,
Hungari, Cuba, Singapore, Ý.
Chức năng nhiệm vụ của công ty
Nhiệm vụ của Công ty là chuyên xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc, thiết
bị phụ tùng, vật tư, dịch vụ kỹ thuật và nhiều loại hàng hoá phục vụ cho mọi nghành,
mọi địa phương trong cả nước.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
Nhập khẩu thiết bị toàn bộ là quá trình liên tục diễn ra từ đàm phán ký kết hợp
đồng cho đến khâu lắp ráp, vận hành chạy thử cho ra sản phẩm. Nhập khẩu thiết bị toàn
bộ khác với nhập khẩu các loại máy móc hay hàng hoá thông thường, nó yêu cầu nhà
nhập khẩu đảm bào tính hiệu quả của sản phẩm đầu ra. Các quy trình thủ tục nhập khẩu
dài hơn các mặt hàng khác. Việc đàm phán ký kết, thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào
đặc trưng này. Thông thường đối với một thiết bị toàn bộ, nhà nhập khẩu phải tiến hành
rất nhiều khâu, từ khâu tham gia đấu thầu nhập khẩu (do thiết bị toàn bộ có giá trị lớn,
việc sử dụng, ứng dụng phải được cấp phép của rất nhiều bộ nghành) đến khâu đàm
phán ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng nước ngoài, cuối cùng giai đoạn ký kết
hợp đồng, chuyển giao dây chuyền, lắp đặt, vận hành, hướng dẫn sử dụng, đảm bảo chất
lượng sản phẩm đầu ra và cuối cùng là giai đoạn bảo hành thiết bị.
Có thể nói để hoàn thành một hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, cả doanh
nghiệp nhập khẩu, hãng sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng cuối
cùng đều có liên quan trong hợp đồng. Bởi vậy, việc ký kết hợp đồng không chỉ diễn ra
giữa người nhập khẩu và xuất khẩu mà còn có sứ tham gia của người sản xuất và người
sử dụng cuối cùng. Mỗi bên đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong thời gian
hiệu lực của hợp đồng. Nếu không toàn bộ dây chuyền thiết bị sẽ không phát huy hết khả
năng sản xuất vốn có gây thất thu cho doanh nghiệp và toàn bộ xã hội nói chung. Do
vậy, việc gắn kết trách nhiệm pháp lý của các bên trong hợp đồng là rất cần thiết, là đặc
trưng của nghiệp vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
Hơn nữa, trong toàn bộ quy trình nhập khẩu thiết bị, các bên tham gia phải hoàn
tất trách nhiệm của mình, không xao lãng, phung phí làm mất tính hiệu quả của dây
chuyền thiết bị. Vì đây không chỉ là tài sản riêng của doanh nghiệp mà nó còn có ảnh

hưởng đến trình độ phát triển lực lượng nói chung và tính cạnh tranh nói riêng. Do vậy
việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ không thể tràn lan, đại trà mà phải do doanh nghiệp có uy
tín, kinh nghiệm tiến hành để đảm bảo tính hiệu quả cao của dây chuyền nhập về.
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A
2. Quá trình phát triển của công ty được chia thành 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: từ năm 1959 đến năm 1989
Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh, giai đoạn
1959 – 1989 Technoimport đã nhập khẩu hơn 500 công trình thiết bị toàn bộ trong phạm
vi cả nước, trong số đó nhiều công trình trọng điểm có tầm quan trọng lâu dài đối với
đời sống kinh tế xã hội của đất nước, và trong giai đoạn từ 1990 đến nay là gần 200 công
trình thiết bị máy móc, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước thông
qua việc nhập khẩu hàng loạt các công trình thiết bị toàn bộ như: Các nhà máy nhiệt điện
và thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế, mỏ than, nhà máy cơ khí chế tạo, các nhà máy
luyện cán thép, nhà máy xi măng, nhà máy phân bón, hoá chất, nhà máy sợi, nhà máy
dệt, nhà máy giấy, nhà máy in, công trình thuỷ lợi, y tế, thông tin, bưu chính viễn thông,
các trường đại học, bảo tàng, cung văn hoá, và rất nhiều hạng mục công trình phục vụ
cho các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Technoimport đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với các ngành, địa phương và
chủ đầu tư trong cả nước.
Giai đoạn 2: từ năm 1989 đến nay
Đây là thời kỳ đổi mới, Công ty đã tiến hành hoạt động hạch toán kinh doanh
theo cơ chế thị trường với nhiều loại hình kinh doanh phong phú và đa đạng.
Technoimport là một doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
với ngành nghề kinh doanh: xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu thiết bị toàn
bộ, máy móc vật tư, phương tiện vận tải và các loại hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng;
nhận uỷ thác giao nhận, vận chuyển nội địa hàng công trình hàng hoá xuất nhập khẩu
đến mọi địa điểm theo yêu cầu của khách hàng; kinh doanh nội địa các loại hàng hoá nói
trên; cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư và thương mại; hợp tác đầu tư, liên doanh, liên
kết với các tổ chức kinh tế khác; ký hợp đồng xuất khẩu lao động đi các nước, tiếp tục
phát huy thế mạnh truyền thống và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập

khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, coi trọng công tác tư vấn đầu tư thương mại phục vụ
Lý Thanh Hùng Lớp: QTKD Tổng hợp 46A

×