Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thanh toán và tín dụng quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.38 KB, 23 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái và thì trường ngoại hối
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Về hình thức: tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được
biểu hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia, là hệ số của một đồng tiền này
sang đồng tiền khác và được xác định bởi mối quan hệ cung- cầu trên thị
trường tiền tệ.
Về nội dung: tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu
trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ ( sự
vận động của vốn, tín dụng…) giữa các quôc gia.
Tỷ giá hối đoái thể hiện quan hệ về tiền tệ giữa hai đồng tiền khác nhau.
Đồng tiền đứng trước- đồng tiền yết giá ( quoted curency)
Đồng tiền đứng sau – đồng tiền định giá ( quoting currency)
Có nhiều loại tỷ giá khác nhau:
- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
 Tỷ giá mua vào ( Bid rate)
 Tỷ giá bán ra ( Ask rate)
 Tỷ giá giao ngay ( Spot rate )
 Tỷ giá kỳ hạn ( Forward rate)
 Tỷ giá mở cửa ( Opening rate )
 Tỷ giá đóng cửa ( Closing rate)
 Tỷ giá chéo ( crossed rate)
- Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá:
 Tỷ giá chính thức ( Official rate )
 Tỷ giá chợ đen ( Black rate)
 Tỷ giá cố định ( Fixed rate)
 Tỷ giá thả nổi ( Freely rate)
 Tỷ giá thả nổi có điều tiết ( Managed Floating rate )

1



1.1.2 Khái niệm thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối ( FOREX) là nơi thực hiện việc mua bá, trao đổi
ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi mua bán ngoại tệ và các phương tiện
thanh toán quốc tế , mà giá cả ngoại tệ được hoàn thành trên cơ sở cung cầu.
Hoặc có thể nói thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế trong đó diễn
ra các hột động giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị
như ngoại tệ ( ngoại hối).
Hàng hóa trong Thị trường ngoại hối bao gồm ngoại tệ , cá phương tiện
thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ ( ngoại hối, séc bằng ngoại tệ..) và các
công cụ khác coi như là tiền , các kim khí quý, đá quý được sử dụng là tiền tệ.
Hầu hết các giao dịch mua bán tiền tệ trên thị trường ngoại hối được
chuyển qua kênh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng toàn cầu thông qua việc
sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại : điện thoại, telex,…
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối trên thế giới đã
hình thành hai tổ chức khác nhau. Hệ thống hối đoái Anh- Mỹ và hệ thống hối
đoái Châu Âu. Theo hệ thống Anh- Mỹ thì thị trường hối đoái có tính chất
biểu tượng, chỉ giao dịch ngoại hối thường xuyên giữa một số ngân hàng và
người môi giới, quan hệ này có thể là trực tiếp, nhưng chủ yếu là thông qua
điện thoại, telex.
Ngược lại theo hệ thống lục địa Châu Âu thì thị trường hối đoái có địa
điểm nhất định, hàng ngày những người mua bán ngoại hối đó để giao dịch và
ký hợp đồng. Các ngân hàng thương mại lớn có chi nhánh ở nước ngoài có
vai trờ quan trọng trong thị trường hối đoái. Các ngân hàng này kinh doanh
ngoại hối là chủ yếu, các ngân hàng khác đóng vai trò phụ thuộc vào hoạt
động kinh doanh dước sự chỉ đạo của các nhân hàng lớn.
Trên thị trường hối đoái, các tỷ giá niêm yết có ý nghĩa quan trọng , tuy
nhiên nó chỉ là tỷ giá cơ bản dùng để tham khảo mà thôi, còn tỷ giá hối đoái
2



của mỗi hợp đồng, mỗi giao dịch mua bán ngoại hối được quyết định bởi
quan hệ cung- cầu ngoại hối trên thị trường.
1.2 Các nhân tố ảnh hường đến tỷ giá hối đoái và tác động của nó đối với
nề kinh tế
1.2.1Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá
 Mức chênh lệch lạm phát giữa các nước:
Nếu như mức độ lạm phát giữa hai nước khác nhau, trong khi các nhân
tố khác không đổi, sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa ở hai nước đó sẽ có những
biến động khác nhau, làm cho ngang giá sức mua của hai đồng tiền bị phá
vỡ, tức là làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
 Mức độ tăng, giảm thu nhập quốc dân giữa các nước:
Thu nhập quốc dân của một nước tăng lên hay giảm xuống so với nước
khác, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sẽ làm tăng giảm nhu cầu
về hanhg hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để
thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.
 Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước:
Khi lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với
các nước khác, trong những điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì
vốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi
tạo ra. Điều này làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, dẫn
đến sự thay đổi tỷ giá.

3


 Những kỳ vọng về tỷ giá hối đoái:
Kỳ vọng của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển vọng lên
giá hay xuống giá của một đồng tiền nào đó có thể là một nhân tố rất quan
trọng quyết định đến tỷ giá. Những kỳ vọng về giá cả của đồng tiền có liên

quan chặt chẽ đến những kỳ vọng về biến động tỷ lệ lạm phát, lãi suất và thu
nhập giữa các quốc gia...
 Sự can thiệp của Chính Phủ
Bất kì một chính sách nào của Chính Phủ mà tác động đến tỷ lệ lạm phát,
thu nhập thực tế hoặc mức lãi suất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự biến
động của tỷ giá hối đoái
1.2.2 Tác động của tỷ giá đến nền kinh tế
Trước hết đối với cán cân quốc tế, khi cán cân thanh toán bị thâm hụt
sẽ làm giảm tỷ giá. Nhưng tỷ giá giảm lại khuyến khích xuất khẩu, bù đắp dần
cán cân thanh toán và có thể đưa cán cân thanh toán cân bằng trở lại.
Khi tỷ giá trên thị trường giảm xuống thị trường nước ngoài có
khuynh hướng mua hàng trong nước nhiều hơn trong khi người trong nước
muốn mua hàng nước ngoài ít hơn. Tỷ giá giảm làm cho xuất khẩu tăng, nhập
khẩu giảm, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước nếu tương quan
giá cả không có sự thay đổi. Vì vậy có thể nói, tỷ giá hối đoái có khả năng
làm thay đổi sức cạnh tranh quốc tế.
Cũng vậy, tác động của tỷ giá với lãi suất, một công cụ đắc lực trong
điều hành , quản lý doamh nghiệp , góp phần gia tăng cạnh tranh và là động
lực thúc đẩy các hoạy động đầu tư, tiêu dùng, khi tỷ giá biến động, gây bất lợi
cho nền kinh tế buộc ngân hàng trung ương phải can thiệp bằng nhiều cách.
Một trong số đó là thay đổi lãi suất chiết khấu. Việc làm này có thể làm thay
đổi toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội. Ví dụ, tỷ giá giảm -> ngân hành trung

4


ương sẽ điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu, các ngân hàng thương mại cũng
sẽ phải tăng lãi suất cho vay và lãi suất huy động -> trong nước , các doanh
nghiệp sẽ hạn chế vay và dân cư cắt giảm chi tiêu làm tăng cung về đồng nội
tệ -> sẽ thu hút đầu tư từ nước ngoài, tăng vốn tiền gửi ngắn hạn và tăng cung

ngoại tệ, tổ chức kinh doanh ngoại hối , thực hiện việc bán , mua ngoại tệ khi
tỷ giá biến động giảm hoặc tăng.
Như đã phân tích ở trên, khi tỷ giá trên thị trường giảm xuống thì người
nước ngoài có khuynh hướng mua hàng trong nước nhiều hơn trong khi người
trong nước muốn mua hàng của nước ngoài ít hơn. Tỷ giá giảm làm cho xuất
khẩu tăng, nhập khẩu giảm, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước
nếu tương quan giá cả không có sự thay đổi. Vì vậy có thể nói , tỷ giá hối đoái
có khả năng làm thay đổi sức cạnh tranh quốc tế.
Chỉ một sự thay đổi bất lợi hay sự biến động đột ngột của tỷ giá cũng
có thể là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của bất kỳ một nền kinh tế nào.

5


CHƯƠNG 2:TỶ GIÁ, LÃI SUẤT CỦA MỘT SỐ ĐỒNG
NGOẠI TỆ
2.1. Sự biến động tỷ giá của các đồng ngoại tệ
2.1.1.Tỷ giá USD
STT
1

Ngày tháng
17/3/2016

Tỷ giá mua
22,253

Tỷ giá bán
22,352


Chênh lệch
99

2

18/3/2016

22,253

22,325

72

3

19/3/2016

22,253

22,325

72

4

20/3/2016

22,253

22,325


72

5

21/3/2016

22,250

22,325

75

6

22/3/2016

22,300

22,375

75

7

23/3/2016

22,302

22,375


73

8

24/3/2016

22,280

22,355

75

9

25/3/2016

22,260

22,325

65

`10

26/3/2016

22,260

22,335


75

11

27/3/2016

22,260

22,325

65

12

28/3/2016

22,265

22,325

60

13

29/3/2016

22,265

22,345


80

14

30/3/2016

22,250

22,340

90

6


Biểu đồ

Nhận xét
Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra của đồng USD từ ngày 17/3 đến ngày 30/3 có
sự biến động.
• Tỷ giá mua vào biến động trong khoảng 22,250 đến 22,302. Tỷ giá cao
nhất 22,302 được ngân hàng yết giá ngày 23/2 và tỷ giá thấp nhất 22,250 được
yết giá ngày 21/3 và 30/3 . Từ ngày 17/3 đến ngày 20/3 tỷ giá mua vào có xu
hướng ổn định với là 22,253. Trong 2 ngày 22,23 ỷ giá tăng lên đến mức cao
nhất là 22,302. Từ 24/3 đến 30/4 tỷ giá mua có xu hướng giảm xuống tới mức
thấp nhất là 22.25.
• Tỷ giá bán ra cũng có sự biến động theo tỷ giá mua vào. Tỷ giá bán ra
cao nhất là 22,375 được niêm yết ngày 22 và 22/3 và tỷ giá thấp nhất là
22,235 được niêm yết từ ngày 18 đến 21/3 và 25 đến 28/3. Tuy có sự điều

chỉnh ở tỷ giá bán ra nhưng sự điều chỉnh đó không lớn.. Ngân hàng nhà nước
tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị
trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của
hàng hóa trong nước khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, giữ ổn

7


định giá trị đồng việt nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đôla hóa nền
kinh tế.
• Chênh lệch giữa tỷ giá bán ra và tỷ giá mua vào trong khoảng 65 đến
99.
2.1.2 Tỷ giá EUR
STT

Ngày tháng

Tỷ giá mua

Tỷ giá bán

Chênh lệch

1

17/3/2016

24,976


25,253

277

2

18/3/2016

24,945

25,221

276

3

19/3/2016

24,945

25,221

276

4

20/3/2016

24,945


25,221

276

5

21/3/2016

24,913

25,198

285

6

22/3/2016

24,869

25,153

284

7

23/3/2016

24,818


25,093

275

8

24/3/2016

24,762

25,045

283

9

25/3/2016

24,722

25,005

283

`10

26/3/2016

24,722


25,005

283

11

27/3/2016

24,722

25,005

283

12

28/3/2016

24,739

25,022

283

13

29/3/2016

24,792


25,075

283

14

30/3/2016

25,032

25,330

298

8


Biểu đồ

Nhận xét
Tỷ giá bán ra và tỷ giá mua vào của đồng EUR trong 2 tuần từ ngày 17/3
đến ngày 30/3 có sự biến động.
• Tỷ giá mua vào được ngân hàng yết giá trong khoảng 24,722 đến
25,729.Tỷ giá mua vào cao nhất được yết giá vào ngày 30/3 là 25,729 và tỷ
giá thấp nhất là 24,722 được yết giá vào ngày 25 đến 27/3. Tỷ giá mua vào
ngày 17/3 được yết giá 24,97 và có xu hướng giảm xuống đến ngày 27/3, và
tiếp tục tăng trở lại trong 2 ngày 29 và 30/3 đạt mức cao nhất là 25,729.
• Tỷ giá bán ra của đồng EUR cũng biến động theo sự biến động của tỷ
giá mua vào. Tỷ giá bán cao nhất là 25,253 được yết giá vào ngày 17/3 và tỷ
giá thấp nhất là 22.005 được yết giá vào ngày 25 đến 27/3.

• Chênh lệch tỷ giá bán ra và tỷ giá mua vào tương đối cao trong khoảng
276 đến 298.

9


2.1.3 Tỷ giá GBP
STT
1

Ngày tháng
17/3/2016

Tỷ giá mua
31,515

Tỷ giá bán
32,004

Chênh lệch
489

2

18/3/2016

31,793

32,286


493

3

19/3/2016

31,793

32,268

475

4

20/3/2016

31,793

32,268

475

5

21/3/2016

31,740

32,240


500

6

22/3/2016

31,579

32,098

519

7

23/3/2016

31,291

31,776

485

8

24/3/2016

31,072

31,564


492

9

25/3/2016

31,192

31,686

494

`10

26/3/2016

31,192

31,686

494

11

27/3/2016

31,192

31,686


494

12

28/3/2016

31,272

31,768

496

13

29/3/2016

31,457

31,679

222

14

30/3/2016

31,746

32,265


519

Biểu đồ

Nhận xét
Tỷ giá đồng GBP từ ngày 17/3 đến ngày 30/3 tương đối biến động.

10


• Tỷ giá mua vào cao nhất là 31,793 được niêm yết ngày 18/3 và thấp
nhất là 31,072 niêm yết ngày 24/3.
• Tỷ giá bán ra cũng tương đối biến động, tỷ giá được niêm yết cao nhất
vào ngày 18/3 là 32,286 và thấp nhất vào ngày 24/3 là 31,564.
• Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán nằm trong khoảng 220 đến
519.
2.1.4 Tỷ giá AUD
STT

Ngày tháng

Tỷ giá mua

Tỷ giá bán

1

17/3/2016

16,856


17,109

253

2

18/3/2016

16,836

16,947

111

3

19/32016

16,836

16,947

111

4

20/3/2016

16,836


16,947

111

5

21/3/2016

16,810

17,068

258

6

22/3/2016

16,810

17,068

258

7

23/3/2016

16,792


17,044

252

8

24/3/2016

16,581

16,835

254

9

25/3/2016

16,630

16,885

255

`10

26/3/2016

16,630


16,885

255

11

27/3/2016

16,630

16,885

255

12

28/3/2016

16,640

16,896

256

13

29/3/2016

16,621


16,875

254

14

30/3/2016

16,872

17,139

267

Biểu đồ:

11

Chênh lệch


Nhận xét
Tỷ giá đồng AUD từ ngày 17/3 đến ngày 30/3 tương đối biến động.
• Tỷ giá mua vào cao nhất là 16,872 được niêm yết ngày 30/3 và thấp
nhất là 16,630 niêm yết ngày 25/3. Tỷ giá mua vào của ngân hàng giảm từ
ngày 17/3 đến ngày 24/3từ 16,856 đến 16,581 nhưng lại tăng trong những
ngày liên tiếp từ 16,630 đến 16,872.
• Tỷ giá bán ra cũng tương đối biến động, tỷ giá được niêm yết cao nhất
vào ngày 30/3 17,139 và thấp nhất vào ngày 24/3 là16,835.

• Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán nằm trong khoảng 111 đến
258.

12


2.1.5 Tỷ giá JPY
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
`10
11
12
13
14

Ngày tháng
17/3/2016
18/3/2016
19/3/2016
20/3/2016
21/3/2016
22/3/2016

23/3/2016
24/3/2016
25/3/2016
26/3/2016
27/3/2016
28/3/2016
29/3/2016
30/3/2016

Tỷ giá mua
197.35
198.13
198.13
198.13
197.77
197.7
196.12
195.79
195.16
195.16
195.16
194.43
194.33
196,29

Biểu đồ

13

Tỷ giá bán

200.26
201.05
200.76
200.76
200.76
200.68
199.01
198.74
198.10
198.10
198.10
197.36
197.25
199.34

Chênh lệch
2,91
2,92
2,63
2,63
2,99
2,98
2,89
2,95
2,94
2,94
2,94
2,93
2,92
3,05



Nhận xét
Tỷ giá bán ra và tỷ giá mua vào của đồng JPY trong 2 tuần từ ngày 17/3
đến ngày 30/3 có sự biến động.
•Tỷ giá mua vào được ngân hàng yết giá trong khoảng 194,33 đến
198.13 .Tỷ giá mua vào cao nhất được yết giá từ ngày 18 đến 21/3 là 198.13
và tỷ giá thấp nhất là 194.13 được yết giá vào ngày29/3
•Tỷ giá bán ra của đồng JPY cũng biến động theo sự biến động của tỷ
giá mua vào. Tỷ giá bán cao nhất 200.76 được yết giá vào ngày 21/3 và tỷ giá
thấp nhất là 198.10 được yết giá vào ngày 25/3.
•Chênh lệch tỷ giá bán ra và tỷ giá mua vào tương đối thấp từ 2.63 đến
3.05.
2.1.6 Tỷ giá SGD
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
`10
11
12
13
14


Ngày tháng
17/3/2016
18/3/2016
19/3/2016
20/3/2016
21/3/2016
22/3/2016
23/3/2016
24/3/2016
25/3/2016
26/3/2016
27/3/2016
28/3/2016
29/3/2016
30/3/2016

Tỷ giá mua
16,233
16,245
16,245
16,245
16,232
16,810
16,178
16,128
16,082
16,082
16,082
16,110
16,134

16,193

Biểu đồ

14

Tỷ giá bán
16,513
16,525
16,525
16,525
16,518
17,068
16,458
16,412
16,365
16,365
16,365
16,294
16,418
16,588

Chênh lệch
280
280
280
280
286
258
280

284
283
283
283
184
284
395


Nhận xét

Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra của đồng SGD từ ngày 17/3 đến ngày
30/3 có sự biến động.
• Tỷ giá mua vào biến động trong khoảng 16,082 đến 16,810. Tỷ giá cao
nhất 16,810 được ngân hàng yết giá ngày 22/3 và tỷ giá thấp nhất 16,082 được
yết giá từ ngày 25/3 đến 27/3. Từ ngày 17/3 đến ngày 20/3 tỷ giá mua vào có
xu hướng tăng từ 16,233 đến 16,245. Đến ngày 21/3 tỷ giá giảm xuống nhẹ
còn 16,232 nhưng đến ngày 22/3 tỷ giá tăng mạnh đến mức cao nhất trong 2
tuần vừa qua là 16,810. Từ ngày 22/3 đến 27/3 tỷ giá giảm xuống mức thấp
nhất là 16,082.Những ngày sau tỷ giá tăng trở lại và được yết giá trong khoảng
16,110 đến 16,193.
• Tỷ giá bán ra cũng có sự biến động theo tỷ giá mua vào. Tỷ giá bán ra
cao nhất là 17,068 được niêm yết ngày 22/3 và tỷ giá thấp nhất là 16,294 được
niêm yết từ ngày 28/3.
• Chênh lệch giữa tỷ giá bán ra và tỷ giá mua vào trong khoảng từ 184
đến 395.

15



• Nhận xét chung:
Ta thấy, tỷ giá của các đồng tiền EUR, GBP đều tăng mạnh so với USD
do giới đầu tư không muốn nắm giữ USD, họ bán ra USD và mua vào các
đồng tiền khác, như vậy tỷ giá USD sẽ giảm xuống và tỷ giá các đồng tiền
chủ chốt khác tăng lên.
Tỷ giá đồng USD luôn ổn định hơn các đồng tiền khác vì Ngân hàng Nhà
nước kiểm soát tỷ giá VND/USD thông qua biên độ tỷ giá +/-5% và tỷ giá
liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày. Còn các đồng
tiền khác ngân hàng được định giá tùy vào sự biến động của giá quốc tế, mà
giá thế giới liên tục biến động do đó các đồng tiền này cũng biến động theo.
Mặt khác, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá các đồng tiền, đặc biệt là
chính sách lãi suất trên khắp thế giới, sự mất cân đối thương mại, những điểm
khác biệt về tăng trưởng kinh tế và chính sách kiểm soát tiền tệ làm cho tỷ giá
các đồng ngoại tệ có sự chênh lệch. Như đồng EUR do được hỗ trợ tăng lãi
suất trong khu vực và tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh nên tỷ giá EUR cao
hơn hẳn so với các đồng ngoại tệ khác.

16


Chương 3 Lãi suất và tỷ giá 3 tháng của một số đồng
ngoại tệ mạnh
3.1. Lãi suất của một số đồng ngoại tệ
Đồng tiền

Lãi suất tiền gửi

Lãi suất tiền vay

VNĐ

USD
EUR
GBP
AUD
JPY
SGD

( %/năm)
6.8
0
0.5
0.2
1.7
1.5
0.1

( %/năm)
9.54
2.67
2.5
1.65
3.2
2.85
1.5

Bảng tỷ giá mua giao ngay và tỷ giá bán giao ngay của các đồng ngoại tệ
ngày 30/3/2016
Đồng tiền
USD
EUR

GBP
AUD
JPY
SGD

Tỷ giá mua giao ngay
22,250
25,032
31,746
16,872
196.29
16,193

17

Tỷ giá bán giao ngay
22,340
25,330
32,265
17,139
199.34
16,588


3.2 .Tính tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của các đồng ngoại tệ

Công thức tính:

Fm = Sm + Sm


Fb = Sb + Sb

Trong đó:
-

Fm, Fb: tỷ giá mua , tỷ giá bán kỳ hạn
Sm, Sb: tỷ giá mua, tỷ giá bán giao nay
RTGvnđ: Lãi suất tiền gửi VNĐ
RCVvnđ : Lãi suất cho vay VNĐ
RTG ngoại tệ : Lãi suất tiền gửi ngoại tệ
RCV ngoại tệ: Lãi suất cho vay ngoại tệ
¯ Tính tỷ giá kỳ hạn của USD

Fm = 22,250+ 22,250x

( 6,8-2,67 ) x 90

= 22,479.731

360 x 100
Fb = 22,340+ 22,340 x

( 9.54-0 ) x 90

= 22,872.809

360 x 100
¯ Tính tỷ giá kỳ hạn của EUR

Fm = 25,032 + 25,032 x


(6.8- 2.5) x 90

18

= 25,301.094


360 x 100
Fb = 25,330+ 25,330 x ( 9.54 – 0.5 )

x 90

= 25,902.458

Fm = 31,746+ 31,746 x ( 6.8 – 1.65 ) x 90

= 32,154.729

360 x 100
¯ Tính tỷ giá kỳ hạn của GBP

360 x 100
Fb = 32,265+ 32,265 x ( 9.54 – 0.2)

x 90

= 33,018.388

360 x 100

¯ Tính tỷ giá kỳ hạn của AUD
Fm = 16,872+ 16,872x( 6.8 - 3.2 ) x 90

= 17,023.848

360 x 100

Fb = 17,139+ 17,139x (9.54 – 1.7 ) x 90

= 17,484.779

360 100
¯ Tính tỷ giá kỳ hạn của JPY
Fm = 196.29+ 196.29x ( 6.8 – 2.85 ) x 90

= 198.23

360 x 100
Fb = 199.34 + 199.34x ( 9.54 – 1.5 ) x 90

= 203.34

360 x 100
¯ Tính tỷ giá kỳ hạn của SGD
Fm = 16,193 + 16,193x ( 6.8 -1.5 ) x 90
19

= 16,407.557



360 x 100

Fb = 16,588+ 16,588x (9.54 – 0.1) x 90

= 16,979.477

360 x 100
Bảng tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của các đồng ngoại tệ
Đồng tiền
USD

Tỷ giá kỳ hạn mua vào
22,479.731

Tỷ giá kỳ hạn bán ra
22,872.809

EUR

25,301.094

25,902.458

GBP

32,154.729

33,018.388

AUD


17,023.848

17,484.779

JPY

198.23

203.34

SGD

16,407.557

16,979.477

20


KẾT LUẬN
Tìm hiểu về tỷ giá hối đoái của một số đồng ngoại tệ quan trọng như
USD, EUR, GBP, JPY, AUD, SGD từ ngày 17/3/2016 đến ngày 30/3/2016là
một hoạt động cần thiết giúp ta biết được tỷ giá và sự biến động của các đồng
ngoại tệ, góp phần giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế
đưa ra các phương án kinh doanh hợp lý và có lợi nhất.
Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối có sự biến động không ngừng qua
các ngày. Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng của mỗi quốc gia. Sự biến động của tỷ giá trong thời gian qua cho thấy
tỷ giá luôn nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng trong nền kinh và có

tính nhạy cảm rất cao.
Trong thời gian tới, tỷ giá hối đoái biến động như thế nào, quả thật
không dễ dự đoán. Sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ khó lường bởi nó còn
chịu tác động của nhiều yếu tố như: tỷ lệ lạm phát, cán cân thanh toán quốc
tế, lãi suất, các chính sách của Chính Phủ, kỳ vọng và tâm lý chung.
Nói chung sự biến động của tỷ giá hối đoái là khó nắm bắt vì vậy các cá
nhân đặc biệt là các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư
càng cần quan tâm và nắm bắt kịp thời tỷ giá hối đoái trên thị trường trong
nước và thị trường nước ngoài để có thể kịp thời đưa ra những quyết định đầu
tư, kinh doanh sáng suốt, hợp lý và có lợi nhất.

21


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI....................................1
1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái và thì trường ngoại hối.................................................1
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái....................................................................................1
1.1.2 Khái niệm thị trường ngoại hối...........................................................................2
1.2 Các nhân tố ảnh hường đến tỷ giá hối đoái và tác động của nó đối với nề kinh tế
.......................................................................................................................................3
1.2.1Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá........................................................................3
1.2.2 Tác động của tỷ giá đến nền kinh tế....................................................................4
CHƯƠNG 2:TỶ GIÁ, LÃI SUẤT CỦA MỘT SỐ ĐỒNG NGOẠI TỆ....................6
2.1. Sự biến động tỷ giá của các đồng ngoại tệ............................................................6
2.1.1.Tỷ giá USD..........................................................................................................6
Chương 3 Lãi suất và tỷ giá 3 tháng của một số đồng ngoại tệ mạnh.......................17
3.1. Lãi suất của một số đồng ngoại tệ ......................................................................17
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................23


KẾT LUẬN

22


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế trên thế giới ngày càng phát triển, cùng với đó các mối quan
hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các
nước khác, do đó vấn đề thanh toán, định giá, so sánh, phân tích đánh giá về
mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều. Đơn vị thanh toán không
chỉ là tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên
quan đến việc trao đổi tiền của nước khác. Tiền của mỗi nước quy định theo
pháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó, vì vậy phát sinh nhu cầu tất
yếu là phải so sánh giá trị, sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và
giữa các ngoại tệ với nhau. Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng
tiền khác trong quá trình quan hệ giữa các nhóm nước với nhau đã làm nảy
sinh phạm trù tỷ giá hối đoái.
Kinh tế thị trường thường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái cũng vận
động, biến đổi theo. . Để có thể thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại với
các nước khác như xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, chuyển vốn và tiền tệ ra
nước ngoài… thì các quốc gia phải xác định tỷ giá hối đoái của tiền tệ nước
mình với nước khác. Không xác định đước tỷ giá hối đoái thì cũng không thể
xác lập được mọi giao dịch kinh tế, thương mại, ngoại giao, quân sự và các
hoạt động văn hóa xã hội.
Vì vậy khi thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư… doanh
nghiệp không thể bỏ vấn đề tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu về tỷ giá và dự đoán
sự biến động tỷ giá của các đồng ngoại tệ chủ yếu như USD, EUR, GBP, JPY,
AUD, SGD cũng góp phần tạo nên thành công trong một hoạt động kinh tế.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn việc tìm hiểu về “ Tình hình tỷ giá
hối đoái của một số loại ngoại tệ quan trọng như USD, EUR, GBP,JPY,

AUD, SGD của Ngân hang TMCP Công thương Việt Nam ( Viettinbank)
từ ngày 17/3/2016 đến ngày 30/3/2016.”

23



×