Chương 1:TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ
1.1 Tín Dung Chứng Từ
Tín dụng chứng từ(Documentary Credit) thực chất là một cam kết của Ngân
Hàng theo yêu cầu của người nhập khẩu.Ngân hàng sẽ thay mặt người nhập khẩu trả
tiền cho người xuất khẩu(hay người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do người
nhập khẩu(hay người hưởng lợi) ký phát trong khoản thời gian quy định và trong
phạm vi số tiền đã cam kết trả,khi người xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ hàng
hóa phù hợp với điều kiện và điều khoản của cam kết mà người nhập khẩu đã yêu
cầu Ngân Hàng trả tiền hộ
Tùy theo tập quán,thói quen và thông lệ của từng nước mà tín dụng được
gọi với nhiều tên gọi khác nhau như:,Letter of Credit;Documentary Credit,..Ở Việt
Nam tín dụng còn được gọi là tín dụng thư,tính dụng chứng từ,L/C…Dù được gọi
như thế nào đi chăng nữa,thì bản chất của thư tín dụng vẫn là sự cam kết của ngân
hàng phát hành đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi khi bộ chứng từ được xuất
trình hợp lệ.
Chữ “tín dụng” trong tín dụng chứng từ .Bản chất là sự tín nhiệm,được dùng
theo nghĩa rộng.Chứ không phải là “Khoản tiền cho vay” mà nhiều người đã lầm
tưởng,theo ngữ nghĩa thông thường của từ này.Khi mở thư tín dụng,trong trường
hợp người nhập khẩu phải ký quỹ 100% số tiền của tín dụng,thực chất ngân hàng
phát hành không cấp một khoản tín dụng nào cả,mà chỉ đơn giản là người nhập khẩu
vay sự tín nhiệm của mình.Lời hứa trả tiền của ngân hàng thay thế cho lời hứa trả
tiền của người nhập khẩu,bởi lẽ ngân hàng có sự tín nhiệm hơn người nhập khẩu
Tuy hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở để hình thành tín dụng chứng tư
̀.Nhưng khi tín dụng chứng từ được thiết lập,thì nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng
mua bán hàng hóa,vì ngân hàng không cần nhìn hàng hóa mà chỉ xét các bộ chứng từ
khi người xuất khẩu xuất trình,đây là nét đặt trưng của tín dụng chứng từ.Sự tồn tại
và sự phù hợp của các bộ chứng từ với thời hạn tín dụng,tạo nền tảng cơ sở của tín
dụng thư kèm chứng từ.Qua đó,hình thành những nguyên tắc tín dụng kèm chứng
từ,mang một tầm quan trọng to lớn,bởi vì nó thể hiện thực chất và giá trị của hàng
hóa
Ngày nay,phương thức thanh toán bằng tính dụng chứng từ được sử dụng khá
phổ biến.Bởi vì ngân hàng không chỉ là người trung gian,chi hộ,trả hộ tiền hàng cho
người xuất khẩu,mà còn là người đại diện người nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho
người xuất khẩu,nên bảo đảm cho bên xuất khẩu hoặc người hưởng lợi nhận được
tiền tương ứng với hàng hóa đã giao dịch,đồng thời đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận
được hàng hóa theo đúng như mong muốn của họ.Khi bên nhập khẩu yêu cầu ngân
1
hàng mở thư tín dụng,thì họ tin chắc rằng ngân hàng sẽ không thanh toán tiền hàng
cho bên xuất khẩu,nếu như họ giao hàng không đúng theo những điều kiện và điều
khoản của hợp đồng.Còn bên xuất khẩu rất an tâm vì họ sẽ nhận được tiền khi giao
hàng đúng theo hợp đồng đã ký kết
1.2 Cơ Sở Pháp Lý
(1)
1.2.1 UCP No 600
Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ(Uniform
customs and practice for documentary credits-UCP).UCP do phòng thương mại quốc
tế(the International Cham ber of Commerce) vào năm 1933.Để ngày càng phù hợp
với thực tiển thương mại quốc tế từ lúc ra đời cho đến nay,UCP đã 7 lần sửa đổi vào
các năm như sau:
1933 UCP No
82
1951 UCP No
131
1962 UCP No
222
1974 UCP No
290
1983 UCP No
400
1993 UCP No
500
2007 UCP No
600
Hiện nay,UCP được sử dụng trên 180 nước trên thế giới,năm 1962 lần đầu tiên
UCP được dịch ra tiếng Việt.UCP được coi là một văn bản quy tắc hướng dẫn,tùy ý
các bên sử dụng quyền lựa chọn một trong sáu bản UCP.Tuy nhiên chỉ có bản UCP
bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp lý.Tháng 12/2006 ICC ban hành UCP 600 có hiệu
lực vào ngày 1/7/2007.UCP 600 là văn bản hiện hành.Khi sử dụng chỉ cần dẫn chiếu
UCP 600 vào L/C,cụ thể:
1
Xem Thanh Toán Quốc Tế_Chủ Biên:Trầm Thị Xuân Hương,trang 191-199
Khi đã dẫn chiếu UCP vào L/C thì nó trở thành một trong những cơ sở pháp lý
vô cùng quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham
2
gia.Ngoài các quy định cụ thể trong UCP 600,còn cho phép các bên sử dụng có quyền
thỏa thuận thêm một số nội dung phù hợp với yêu cầu của mình nhưng phải ghi vào
L/C,thẩm chí có nội dung nào trong L/C không sử dụng điều khoản nào của UCP 600
thì quy định cụ thể trong L/C
Nhìn chung UCP 600 được xây dựng với hai nhóm chính sau đây:
◊Nhóm quy định mang tình chất bắt buộc:đây là những nhóm quy định
mang tính chất chủ đạo làm nền tảng vững chắc cho phương thức này,nên
mang tính chất bắt buộc cao,không được làm trái với những quy định bắt
buộc.Chẳng hạn như:
1) Loại L/C được quy định là không hủy ngang(điều 3 UCP 600)
2) Hối phiếu không được ký phát cho người mở L/C(aplicant) mà ký phát
cho ngân hàng mở L/C
3) Ngân hàng mở L/C chỉ thanh toán trên cơ sở bộ chứng từ mà nhà xuất
khẩu xuất trình phải phù hợp với những điều khoản,điều kiện đã ghi trong tín
dụng chứng từ và còn trong thời gian hiệu lực thanh toán L.C.Nếu bộ chứng từ bất
hợp lệ ngân hàng mở có quyền từ chối thanh toán
4) Tiêu chuẩn kiểm tra bộ chứng từ theo điều 14-UCP 600 của các ngân
hàng tham gia phương thức này thông thoáng hơn so với UCP 500 là kiểm tra bộ
chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện đã ghi trong tín dụng và còn trong
thời gian hiệu lực thanh toán của L/C.Nếu như chứng từ bất hợp lệ ngân hàng mở
có quyền từ chối thanh toán L/C
5) Thời gian có hiệu lực bắt buộc kiểm tra chứng từ và thanh toán L/C đối
với các ngân hàng thanh toán theo quy định là 5 ngày làm việc sau khi nhận chứng
từ,nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C.
6) Trong trường hợp L/C quy định chuyển tải thì ngân hàng chỉ chấp nhận
toàn bộ phương tiện vận tải qua các địa điểm phải thể hiện trên một vận đơn(điều
20 c UCP) Vận đơn phải thể hiện hàng được chuyên chở từ cảng đến cảng(port to
port)
7) Hóa đơn thương mại phải do người thụ hưởng tín dụng phát hành phải
ghi bằng loại tiền phù hợp với tín dụng,mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại
phải phù hợp với mô tả trong tín dụng(điều 18-UCP 600)
………..
◊Nhóm điều kiện không mang tính chất bắt buộc:Bao gồm một số điều khoản
trong L/C cho phép lựa chọn.Tùy theo điều kiện và khả năng mà các bên tham gia
bàn bạc thảo luận cụ thể mà lựa chọn và cụ thể hóa thành các điều khoản và điều kiện
trong L/C.Điều này đã góp phần tạo nên sự ứng dụng phong phú và đa dạng của UCP
600 ngày càng phù hợp với xu hướng thương mại quốc tế.Chẳng hạn như:
1) Về phạm vi,UCP 600 được áp dụng cho tất cả các loại L/C,nếu như
những điều khoản nào UCP không đề cập đến,thì các bên được phép thỏa thuận
trong L/C.Khi sử dụng UCP 600,có thể thỏa thuận khác hoặc trái với các quy định
của UCP 600,miễn là thể hiện trong L/C.Hoặc không áp dụng một hoặc một số
3
điều khoản của UCP 600 sẽ được thể hiện trong L/C.Cho phép các bên tham gia
đồng thuận khác với UCP 600,nếu không sẽ áp dụng UCP 600.
2) Số loại chứng từ xuất trình trong danh mục chứng từ yêu cầu xuất
trình,số lượng của mổi loại,bản gốc hay bản sao được quy định tùy theo yêu cầu
của bên xin mở L/C trong từng trường hợp cụ thể hoặc trừ khi có quy định khác.
3) Hóa đơn thương mại không cần ký,nếu ký nên quy định rõ trong L/C
hoặc trừ khi có quy định khác.
4) Thời hạn xuất trình L/C cần phải được ghi rõ trong L/C thông thường là
sau bao nhiêu ngày kể từ ngày giao hàng.Nếu không quy định gì thì thời hạn xuất
trình chứng từ là 21 ngày sau ngày giao hàng(chỉ áp dụng có ít nhất là một chứng
từ vận tải)
………….
1) Nhìn chung UCP 600 ra đời được hoàn thiện và phát triển trên nền tảng
của UCP 500 nhằm phù hợp với thương mại quốc tế,tập trung giải quyết những
vấn đề vướng mắc trong quá trình ứng dụng UCP 500.
Có một số nội dung chủ yếu nổi bật của UCP 600 so với UCP 500 như sau:
1) Theo điều 1,UCP 600được áp dụng cho bất cứ tín dụng chứng
từ(tín dụng) bao gồm cả tín dụng dự phòng trong những chuẩn mực mà quy tắc
này có thể áp dụng:
2) UCP 600 tiếp tục sử dụng từ”ngân hàng” thay vì từ “các bên”tham
gia vào phương thức tín dụng chứng từ.Theo đóng góp ý kiến 27 quốc gia,tuy
nhiên không cản trở các tổ chức ngân hàng có thể phát hành L/C nếu như các
ngân hàng nhận L/C do các công ty khác ngân hàng phát hành.Điều này mở
đầu cho việc tổ chức phi ngân hàng phát hành tín dụng sau này.UCP 600 thừa
nhận việc thụ hưởng có thể xuất trình chứng từ theo L/C một cách trực tiếp hay
thông qua ngân hàng hay thông qua các tổ chức bưu điện,phát chuyển nhanh
hoặc giao nhận ngoại thương.Như vậy,thư tín dụng sẽ không còn đơn thuần là
một công cụ làm việc giữa các ngân hàng(Bank-to-bank instrument)
3) Giải thích một số nội dung : UCP 600 tập trung làm rõ hơn các nội
dung,điều 2 “Definitions”(định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định
nghĩa như:
Ngày làm việc của ngân hàng(banking days) là một ngày
mà ngân hàng thường mở cửa tại nơi mà một hoạt động có liên quan đến
các quy tắc này được thực hiện
UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc
chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định”5 ngày
làm việc ngân hàng”(five banking days)
Xuất trình phù hợp nghĩa là một xuất trình phù hợp với các
điều khoản và điều kiện của tín dụng,của các điều khoản có thể áp dụng
của Quy tắc này và với thực tiễn ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tín dụng là một thỏa thuận,dù cho được mô tả hoặc đặt tên
như thế nào,nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn
của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp.
Thanh toán có nghĩa là :(honour)
4
a)Trả ngay khi xuất trình,nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay.
b)Cam kết trả tiền sau và trả tiền khi đáo hạn,nếu tín dụng có giá trị thanh toán
về sau.
c)Chấp nhận hối phiếu đòi nợ(“draft”) do người thụ hưởng ký phát và trả tiền
khi đáo hạn,nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận.
Thương lượng(Negotiation) là việc các ngân hàng chỉ định mua
các hối phiếu đòi nợ(ký phát đòi tiền ngân hàng khác không phải là ngân
hàng chỉ định)và/hoặc các chứng từ khi xuất trình phù hợp,bằng cách trả
tiền trước hoặc ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày
làm việc ngân hàng mà vào ngày đó tiền phải được hoàn trả cho ngân
hàng chỉ định.
Việc chiết khấu thực hiện thời điểm nào,chiết khấu truy đòi hay
không truy đòi không thuộc phạm vi điều chỉnh của UCP 600 mà là do
người thụ hưởng và Ngân hàng thỏa thuận.
Xuất trình nghĩa là việc chuyển giao chứng từ theo một tín dụng
cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định hoặc các chứng từ
được chuyển giao như thế.
Người xuất trình là người thụ hưởng,ngân hàng hoặc bất cứ bên
nào khác thực hiện việc xuất trình
4) Theo UCP 600 địa chỉ của người yêu cầu mở thư tín dụng và
người hưởng lợi tín dụng không nhất thiết phải giống như địa chỉ trong thư tín
dụng hoặc trong bất kỳ chứng từ nào khác,tuy nhiên phải trong cùng nước và
địa chỉ tương ứng quy định trong thư tín dụng(UCP 600)
5) Các chứng từ vận tải có thể do bất cứ đơn vị nào phát hành kể cả
Freight Forwarder.NVOCC…miễn là chứng từ vận tải phải đáp ứng yêu cầu
của UCP.
6) Theo UCP 600,ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ
và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi chấp nhận bộ
chứng từ hợp lệ của họ.
7) Chứng từ được xem là chứng từ gốc trong UCP 500 do hệ thống
sao chụp tự động hóa hoặc điện toán hóa,còn trong UCP 600 chứng từ gốc là
được viết,đánh máy,đục hoặc đóng dấu bằng tay của người phát hành,
8) Trong UCP 500 chứng từ được coi là hoàn hảo khi có từ “đã bốc
hàng”(on board), “hoàn hảo”(clean) nhưng trong UCP 600 không nhất thiết
phải có từ”Hoàn hảo”
9) UCP 600 quy định chi tiết thêm vấn đề xuất trình chứng từ,thông
thường ngân hàng sẽ căn cứ vào ngày ghi trên”Bản gửi chứng từ” để xác định
ngày xuất trình chứng từ,nếu xuất trình hết hiệu lực thì ngân hàng sẽ từ chối.Vì
vậy,ngân hàng chỉ định phải gửi cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác
nhận để giải trình rằng xuất trình chứng từ được thực hiện trong giới hạn thời
gian hiệu lực L/C.
5
10) Nguyên tắc làm việc của ngân hàng là chỉ xem xét nội dung ghi
trên bề mặt của chứng từ xuất trình.Cụm từ “trên bề mặt”(on its face) trước đây
được lý giải rất máy móc thẩm chí một số nội dung ghi ở mặt sau giấy đều bị
bỏ qua,dẫn đến cách xử lý rất tùy tiện,chữ ký hội trên vận đơn hay trên bảo
hiểm đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm thì được chấp nhận,trong khi nội
dung khác cũng của các chứng từ lại bị bỏ qua,nên dẫn đến bất hợp lệ.Quan
điểm mới tỏ ra thoáng hơn và đúng đắn hơn,buộc người kiểm tra phải xem xét
toàn bộ nội dung ghi trên chứng từ xuất trình.
11) Cũng theo nhận định trên,ngân hàng chỉ quan tâm đến chứng từ
nào được xuất trình theo thư tín dụng.Gặp ghi chú nào dẫn chiếu đến những
chứng từ không được yêu cầu xuất trình,người kiểm tra sẽ chấp nhận ghi
nguyên mẫu ghi chú này không cần tìm hiểu xa hơn.
12) Các đơn vị trung gian vận chuyển(freight forwarder) theo UCP
600 được phép phát hành vận đơn đường biển với tư cách chủ tàu hay đại lý
cho chủ tàu,điều mà UCP 500 trước đây cấm đoán vì vận đơn họ sử dụng(thru
B/L,house B/L,blank back B/L) không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa
13) Mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại chỉ cần phù hợp với
những mô tả trong thư tín dụng và không mâu thuẩn với mô tả trên các chứng
từ khác.Trước đây,mô tả trên hóa đơn phải phản ánh đúng từng chữ với mô tả
trong thư tín dụng.Nhằm giảm bớt những cứng nhắc khi kiểm tra chứng từ,các
lỗi chính tả trong địa chỉ các bên mua bán sẽ dễ dàng bỏ qua
1.2.2 URR No 525
Quy tắc thống nhất về bồi hoan chuyển tiền giữa các ngân hàng theo ín dụng
chứng từ(Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credits
N
O
-525),ICC ban hành vào tháng 12 năm 1996,trên tinh thần cụ thể hóa điều 19 của
UCP 500,CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 1/1/1996.Ở Việt Nam bắt đầu thực hiện kể
từ ngày 1/7/1996.
URR No -525 được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thành toán hoặc
chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán,ngân hàng xác nhận,hoặc ngân hàng
chiết khấu…Nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ,sau khi thanh toán
các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền hoặc ngân hàng mở L/C
có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngân hàng khác-gọi là ngân hàng hoàn trả tiền.Quy tắc
URR -525 ra đời nhằm phân chia quyền hạn trách nhiệm giữa các ngân hàng,đồng
thời tránh trường hợp các ngân hàng chiếm dụng vốn lẫn nhau.
1.2.3 e-UCP
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng rộng rãi của thương mại điện tử,kỹ
thuật sử lý thương mại điện tử trong tín dụng chứng từ đã được ICC đề cập trong
cuộc họp ngày 24/5/2000 tại Paris.Sau hơn 18 tháng nổ lực thực hiện ICC cho ra đời
văn bản bổ sung e-UCP-được coi là UCP 500.1 có hiệu lực kể từ tháng 2/2002.Để
phù hợp với UCP 600,ICC ban hành e.UCP
Cần phải hiểu rõ là e.UCP không phải là bản sửa đổi UCP mà là phụ lục bản
của UCP.Nó mang tính bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn UCP,được sử dụng
6
trong trường hợp L/C quy định xuất trình chứng từ điện tử và kể cả chứng từ truyền
thống bằng văn bản,góp phần hoàn thiện hơn dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công
nghệ thông tin
1.2.4 ISBP-681
Văn bản về thực kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế đối với
phương thức tín dụng chứng từ(international Standard Banking Practice for
examination of documents under documentary credits-ISBP 645,được bổ sung sửa
đổi theo UCP 600,do ICC phát hành tháng 4/2007 có hiệu lực cùng thời điểm với
UCP 600.
Về cơ bản ISBP 681 không thay đổi nhiều so với ISBP 645 bỏ những nội
dung đã đưa vào UCP 600,hoặc không còn phù hợp với UCP 600,sử dụng các thuật
ngữ thống nhất với UCP 600.ISBP 681 bao gồm 185 nội dung được chắc lọc kinh
nghiệm thực tiễn quý báu về kiểm tra chứng từ cảu các ngân hàng thương mại trên
thế giới,đồng thời phù hợp với tinh thần sửa đổi của UCP 600.Có thể nói ISBP 681đã
hệ thống hóa và hoàn thiện một cách đầy đủ các vấn đề vướng mắc về cách sử lý
chứng từ trong thời gian vừa qua,giải quyết các trường hợp UCP 600 chưa đề cặp
đến,hoặc đề cặp đến nhưng chưa đầy đủ;các quy định về UCP được vận dụng với tập
quán của mỗi nước khác nhau,nên UCP đôi lúc giải quyết chưa trọn vẹn,thỏa đáng
quyền lợi của các bên tham gia.
ISBP ra đời góp phần hạn chế sự cứng nhắc trong quá trình kiểm tra chứng từ
của ngân hàng,với mục đcí kiểm tra nhằm tìm ra những dấu hiệu gian lận hay lừa đảo
từ phía nhà xuất khẩu,mà đôi khi gây không ít những khó khăn cho khách hàng với
những thủ tục phiền hà của ngân hàng.Điều này có thể đi ngược lại với nguyện vọng
của UCP là đảm bảo an toàn và nhanh chóng trong thanh toán.
1.2.5 Một số văn bản pháp lý khác
Ngoài ra tín dụng chứng từ còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý
như:Incoterms 2000,luật hối phiếu..và tập quán hoạt động thương mại quốc tế.Trên
thực tế tập quán thương mại quốc tế có ảnh hưởng nhất định đến việc hai bên lựa
chọn các điều khoản trong hợp đồng,cũng như tập quán kinh doanh của từng ngân
hàng….
1.3 Nội dung chủ yếu của tín dụng chứng từ
1.3.1 Số hiệu của L/C:
Nhằm để tạo điều kiện thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có
liên quan trong quá trình thực hiện giao dịch thư từ,hay điện tín liên hệ đến việc thực
hiện L/C ,hoặc để ghi vào các chứng từ liên hệ trong bộ chứng từ thanh toán của
L/C(như Hối phiếu có ghi tín dụng số…) nên mổi L/C đều phải có số riêng(credit
No)
1.3.2 Địa điểm mở L/C:
Là nơi ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu,cam kết thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi.Đây là nội dung rất quan trọng trong
7
việc tham chiếu luật lệ khi giải quyết những xung đột,tranh chấp xảy ra giữa các bên
có liên quan
1.3.3 Ngày mở L/C:
Là ngày bắt đầu phát sinh hiệu lực về sự cam kết thanh toán của ngân hàng phát
hành L/C đối với người thụ hưởng
Là ngày ngân hàng mở L/C chính thức thừa nhận đơn yêu cầu mở L/C của nhà
nhập khẩu
Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và là căn cứ để người xuất khẩu
kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở L/C theo đúng như trong hợp
đồng đã thỏa thuận hay không
1.3.4 Loại thư tín dụng:
Mỗi loại thư tín dụng đều có tính chất và nội dung khác nhau,quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên tham gia cũng sẽ khác nhau,nên đòi hỏi người nhập khẩu phải
hiểu rõ bản chất của từng loại thư tín dụng,căn cứ trên các điều 3 mà UCP 600 đã quy
định cho từng loại tín dụng đó.Nếu bên nhập khẩu không quy định loại thư tín
dụng,thì coi như đó là tín dung không thể hủy ngang
1.3.5 Tên và địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng
chứng từ.
Bao gồm:
-Người yêu cầu mở L/C
-Người hưởng lợi L/C
-Ngân hàng mở L/C
-Ngân hàng thông báo L/C
-Ngân hàng thanh toán(nếu có)
-Ngân hàng xác nhận(nếu có)
1.3.6 Số tiền(amount)
Theo điều 30UCP 600,đây là nội dung quan trong phải cần quy định chặt chẽ
Số tiền ghi trên thư tín dụng bằng số và bằng chữ phải thống nhất với nhau và
phải phù hợp với số tiền đã ghi trong hóa đơn.Cần ghi chính xác và rõ ràng đơn vị
tiền tệ.Vì cùng một tên gọi đô la nhưng lại có nhiều tên gọi khác nhau như:Mỹ,Úc,
Singapo,Cannada…
Trong trường hợp hàng hóa dễ cân đo,đong đếm một cách chính xác theo đơn vị
sản phẩm như là: cái,chiếc…Ta nên ghi bằng số tuyệt đối.Với cách ghi này,giá trị
8
thực của lô hàng hóa giao nhận ít khi chính xác với số tiền quy định trong L/C,gây
khó khăn trong việc thanh toán tiến cho người xuất khẩu
Trong trường hợp hàng hóa khó cân đo đong đếm một cách chính xác như :hóa
chất,phân bón,than,quặng mỏ,..nên ta thường ghi một số giới hạn và dùng từ”vào
khoảng”(about), “độ chừng”(circa) hoặc những từ ngữ tương tự được dùng đế nói số
tiền trong L/C,hoặc đơn giá trong L/C.Ta chỉ nên hiểu là cho phép biến động không
quá 10% so với số tiền thực tế hoặc số lượng đơn giá thực tế
1.3.7 Thời gian mở,thời gian hiệu lực,thời gian trả tiền,thời hạn giao hàng
của L/C
+Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý,không
được trùng với ngày giao hàng.Mục đích là để bảo vệ cho quyền lợi của bên xuất
khẩu,người bán chỉ giao hàng khi biết chắc rằng người mua đã mở L/C và thực hiện
việc ký quỹ tại ngân hàng mở.Thời gian hợp lý được tính tối thiểu bằng tổng số ngày
cần phải có để thông báo mở L/C,số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo,số ngày
chuẩn bị hàng giao cho người nhập(tùy theo chủng loại hàng hóa và địa điểm cung
ứng hàng…)
+Thời hạn hiệu lực: Là khoản thời gian mà ngân hàng cam kết thanh toán tiến
hàng cho người xuất khẩu,với điều kiện người xuất khẩu xuất trình các chứng từ phù
hợp với điều khoản đã ghi trong thư tín dụng
Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày L/C được mở cho đến ngày hết
hiệu lực của L/C
(2)
“Nếu thời hạn hiệu lực của L/C dưới 3 tháng thì phí thông báo thấp.Nếu thời
hạn hiệu lực của L/C trên 3 tháng đến 6 tháng thì phí thông báo cao,nên nhà nhập
khẩu không nên mở L/C có thời hạn trên 3 tháng vì sẽ gây đọng vốn cho người nhập
khẩu và làm trở ngại việc xuất trình chứng từ để được thanh toán từ bên xuất
khẩu.Nên phải xác định ngày mở L/C một cách hợp lý
Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng 1 thời gian hợp lý.Thời gian
này tối thiểu phải lớn hơn 21 ngày làm việc gồm:
Thời gian cần thiết để người xuất khẩu lập chứng từ sau khi đã giao hàng
cho người nhập khẩu và nộp vào ngân hàng phục vụ để xin thanh toán
Thời gian cần thiết để cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu kiểm tra
bộ chứng từ
Thời gian cần thiết để chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành
L/C
Thời gian ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ và đồng ý thanh toán
hoặc ký chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả chậm tối đa là 5 ngày làm việc
Tuy nhiên trên thực tế phải dự trù một khoản thời gian cần thiết trong trường
hợp chứng từ sai sót cần bổ sung,sử đổi hoặc làm lại chứng từ”
(2)
9
+Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng
với ngày hết hiệu lực L/C.Căn cứ vào hợp đồng mua bán sẽ được quy định cụ thể
trong L/C.(điều 14,19,20 UCP 600)
Thời hạn giao hàng phải được quy định chính xác,rõ ráng có nghĩa là không
dùng những thuật ngữ sau đây để diễn tả ngày giao hàng,ví dụ: ngay tức
thì(prompt),ngay lập tức(immediately),càng sớm cáng tốt(as soon as possible)theo
điều 3 UCP 600.Chúng ta nên sử dụng các thuật ngữ như sau:
Thời hạn giao hàng vào ngày (on),vào khoảng(about) hoặc những từ ngữ tương
tự thì có nghĩa là nhà xuất khẩu được phép giao hàng trong thời gian cho phép là
trước và sau 5 ngày so với ngày giao hàng bao gồm cả ngày đầu và ngày cuối
+Thời gian trả tiền của L/C(Date of payment)
Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quy định phương thức thanh toán trong hợp
đồng mà hai bên mua bán đã thỏa thuận là việc trả tiền ngay hay trả tiền sau
1.3.8 Các nội dung về hàng như: tên hàng,số lượng,trọng lượng,giá cả,quy
cách phẩm chất,bao bì,ký mã hiệu..phải được ghi vào thư tín dụng
1.3.9 Các nội dung giao nhận như điều kiện giao hàng CIF,FOB,..nơi gởi,nơi
giao hàng,cách vận chuyển phải ghi vào thư tín dụng
1.3.10 Các chứng từ gởi hàng hóa mà người xuất khẩu xuất trình là nội dung
quan trong của thư tín dụng là bằng chứng người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng đúng như thư tín dụng đã quy định.Căn cứ vào những chứng từ phù hợp
mà người xuất khẩu xuất trình,ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa thnah toán
Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C là nội dung cuối cùng của L/C nhằm
ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng với nhà xuất khẩu
(2) Xem Thanh toán quốc tế_Trầm Thị Xuân Hương,trang 218
1.4 Phân loại thư tín dụng
1.4.1 Thư tín dụng hủy ngang
10
Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở và người mua có quyền đề nghị ngân
hàng sửa đổi,bổ sung hoặc hủy bỏ L/C mà không cần sự đồng thuận của người
bán.Tuy nhiên khi hàng hóa đã giao,ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ thì lệnh
này không có giá trị;nghĩa là ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã
cam kết
1.4.2 Thư tín dụng không hủy ngang
Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở ra,thì mọi việc liên quan tới sửa
đổi,bổ sung hay hủy bỏ nó,ngân hàng mở L/C chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở sự
thỏa thuận của các bên có liên quan.Như vậy,nếu không có sự nhất trí của bên
bán,của ngân hàng xác nhận thì ngân hàng mở không được phép thực hiện theo yêu
cầu của bên mua,do đó quyền lợi của bên bán được bảo đảm
1.4.3 Thư tín dụng không hủy ngang,có xác nhận
Đây là loại L/C không thể hủy ngang,được một ngân hàng có uy tín hơn đứng ra
đảm bảo thanh toán tiền cho người hưởng lợi khi ngân hàng mở gặp phải các rủi ro
nên không có khả năn thanh toán.Nguyên nhân phát sinh loại L/C này là vì người
hưởng không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C.Ngân hàng
xác nhận có thể do người hưởng lợi chỉ định,hay ngân hàng mở lựa chọn nhưng phải
được sự đồng ý của người hưởng lợi
1.4.4 Thư tín dụng hủy ngang,miễn truy đòi
Là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã nhận được tiền hàng từ ngân hàng
thanh toán L/C.Sau đó gửi chứng từ đòi tiền ngân hàng mở L/C.Nếu ngân hàng mở
L/C không thanh toán thì ngân hàng thanh toán không được quyền đòi tiền lại người
thụ hưởng trong bất trường hợp nào.Trong trường hợp chấp nhận hối phiếu thì khi lập
hối phiếu người ký phát trên hối phiếu phải ghi thì”miễn truy đòi người ký phát” và
trên L/C cũng phải ghi như vậy
1.4.5 Các loại đặt biệt khác
1.4.5.1 Thư tín dụng tuần hoàn:
Là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời
hạn hiệu lực thì nó(tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục tuần hoàn trong một thời
gian nhất định cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng
1.4.5.2 Thư tín dụng có thể chuyển nhượng
Thường là loại thư tín dụng không hủy ngang cho phép chuyển từ người hưởng
lợi ban đầu sang một hay nhiều bên khác(người hưởng lợi thứ hai)theo yêu cầu của
người hưởng lợi thứ nhất.Một thư tín dụng chỉ được chuyển nhượng một lần,những
phần tiền chuyển nhượng(mà tổng cộng không vượt quá số tiền của thư tín dụng).Thủ
thục phí và lệ phí chuyển nhượng do người hưởng lợi thứ nhất chịu
1.4.5.3 Thư tín dụng giáp lưng
Là thư tín dụng được mở ra trên cơ sở thư tín dụng thứ nhất đã được mở,có
nghĩa là nhà xuất khẩu căn cứ vào một L/C mà bên nhập khẩu đã mở cho mình
11
hưởng(gọi là L/C gốc) sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một L/C cho người
khác hưởng(L/C sau gọi là L/C giáp lưng)
1.4.5.4 Thư tín dụng điều khoản đỏ
Gọi là điều khoản đỏ vì điều khoản ban đầu được viết bằng mực đỏ để lưu ý tính
chất riêng của loại tín dụng này.Điều khoản này được đưa ra theo yêu cầu riêng của
người mở tin tín dụng và trình bày việc phụ thuộc vào yêu cầu của bên đó
1.4.5.5 Thư tín dụng dự phòng
(3)
Là loại thư tín dụng bảo đảm nghĩa vụ bảo hiểm, hoặc tái bảo hiểm của người
xin phát hành thư tín dụng. Đây là cam kết của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán
khoản tiền phí bảo hiểm nếu như người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng không nộp
phí bảo hiểm, hoặc tái bảo hiểm đúng hạn. Nhờ vào loại hình thư tín dụng dự phòng
này, người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng có thể sử dụng nguồn vốn này vào kinh
doanh. Điều đó sẽ có ý nghĩa lớn nếu khoản phí bảo hiểm lớn. (Trong các hợp đồng
thương mại quốc tế, phí bảo hiểm chiếm tới 10 % giá trị.)
1.4.5.6 Thư tín dụng đối ứng
Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang này chỉ có giá trị hiệu lực khi thư tín
dụng đối ứng với nó được mở,được áp dụng trong trường hợp mua bán đổi hàng hay
gia công.Nó đảm bảo cho quyền lợi của người được gia công,bởi vì sản phẩm làm ra
có đặt điểm riêng do người đặt hàng quy định nên hầu như chỉ có người đặt hàng tiêu
thụ
1.5 Quy trình vận hành phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Bước 1. Người mua căn cứ vào hợp đồng làm xin mở một thư tín dụng tại một
ngân hàng nhất định, mà hai bên mua bán đã thỏa thuận trong hợp đồng, yêu cầu
ngân hàng này trả tiền cho người bán nếu người bán nộp bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những quy định trong thư tín dụng
Bước 2. Ngân hàng mở thư tín dụng căn cứ vào đơn xin việc mở thư tín dụng,
mở một thư tín dụng và thông qua ngân hàng thông báo ở nước người bán thông báo
cho người bán biết về thư tín dụng đó, rồi gửi bản chính của L/C cho người bán.
Bước3. Người bán kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp thuận thì
tiến hành giao hàng hóa cho người mua theo thư tín dụng, néu không chấp thuận mà
cần phải sửa dổi hoặc bổ sung những nội dung trong thư tín dụng thì người bán cần
liên hệ với người người mua. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của ngân
hàng mở thư tín dụng mới có hiệu lực. Văn bản sửa đỏi trở thành một bộ phận cấu
thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và việc hủy bỏ nội dung cũ.
(3)Tham khảo từ tạp chí ngân hàng
tháng 3.2007
Bước 4. Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh
toán đưa đến ngân hàng trong thời gian hiệu lực của thư tín dụng
12
Bước 5. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng mở
thư tín dụng để ngân hàng này trả tiền cho người bán. Nếu ngân hàng thông báo đồng
thời là ngân hàng trả tiền thì sẽ tiến hành trả tiền cho người bán và chuyển bộ chứng
từ cho ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng này sẽ hoàn lại số tiền đã trả cho ngân
hàng thông báo
Bước 6. Ngân hàng mở thư tín dụng chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người
mua để người này đi lấy hàng, đồng thời thu hồi số tiền của người mua để trả người
bán
1.6 Các hình thức thanh toán
1.6.1 Thanh toán ngay:
Trong trường hợp L/C trả ngay(at sight L/C) thì ngân hàng sẽ thanh toán ngay
hối phiếu trong thời gian là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận bộ chứng từ,với điều kiện
các bộ chứng từ phải phù hợp với điều khoản,điều kiện của L/C
1.6.2 Thanh toán bằng cách chấp nhận hối phiếu
Nếu trường hợp L/C trả chậm,ngân hàng mở L/C một khi đã cam kết thanh toán
hối phiếu hoặc có thể chỉ thị cho một ngân hàng chấp nhận hối phiếu.Sau đó theo dõi
hối phiếu đến hạn và thanh toán tiền cho người thụ hưởng
1.6.3 Cam kết thanh toán khi đến hạn
Tương tự như trên trường hợp đối với L/C trả sau,ngân hàng cam kết thanh toán
với kỳ hạn cụ thể và có nghĩa vụ thanh toán trả sau cho nhà xuất khẩu mà không cần
phải sử dụng hối phiếu.Việc thanh toán ngày có thể được thực hiện nhiều lần theo
như thỏa thuận mà không nhất thiết phải thanh toán một lần vào ngày đáo hạn
1.6.4 Thanh toán bằng cách chiết khấu
Nếu trong L/C có chỉ định cụ thể ngân hàng chiết khấu thì bộ chứng từ chỉ có
thể chiết khấu tại ngân hàng đó.Trường hợp nếu không chỉ đinh cụ thể ngân hàng
nào,thì trong L/C có ghi”any bank by negotiation” thì có nghĩa là được chiết khấu tại
bất kỳ ngân hàng nào tùy theo người hưởng lợi nộp chứng từ vào ngân hàng nào.
1.7 Cơ sở khoa học về sự hình thành rủi ro trong thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ
1.7.1 Khái niệm
Rủi ro là sự bất ổn tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý chí của con
người.Trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp,rủi ro là một điều tất yếu có thể
xảy ra,gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Rủi ro được chia làm hai loại:
+Rủi ro có thể dự đoán: là những điều không may được tiên đoán trước.Do
vậy,doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược ứng phó kịp thời
13
+Rủi ro không thể dự đoán:là những điều không may không được tiên đoán
trước.Đó có thể là những trường hợp bất khả kháng như:thiên tai,chiến tranh khủng
bố,sự thay đổi về chính sách và hệ thống pháp luật,…
Trong các phương thức thanh toán quốc tế nói chung,hay phương thức thanh
toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng cũng luôn chứa đựng những rủi ro và không
nằm ngoài những quy luật trên.Rủi ro luôn diễn ra một cách thầm lặng và kín đáo,thể
hiện ở khá nhiều mức độ và diễn ra trên nhiều đối tượng khác nhau trong quá trình
tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ
Các phương thức thanh toán dù có an toàn mấy nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy
cơ rủi ro.
1.7.2 Nhận dạng các loại rủi ro
1.7.2.1 Rủi ro về đạo đức kinh doanh:
Trong thực tiễn cuộc sống,sự lừa lọc lẫn nhau để cầu mong lợi ích cho bản thân
là sự thật phủ phàn,không chỉ trong đời thường mới có,mà trong hoạt động kinh
doanh cũng tồn tại và cũng không kém phần khốc liệt.Rủi ro về mặt đạo đức kinh
doanh,mà cụ thể là hoạt đông thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
xuất hiện ở những trường hợp mà ta thường thấy là: các doanh nghiệp xuất khẩu xuất
trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng để mong được thanh toán,hoặc các doanh
nghiệp nhập khẩu viện lý do bộ chứng từ không phù hợp để từ chối thanh toán…Sự
thật,họ không có ý muốn trao đổi,mua bán mà chỉ muốn tìm mọi khe hở của pháp luật
và đối tác để chuộc lợi cho bản thân
1.7.2.2 Rủi ro về kỹ thuật
Trong quá trình ký kết hợp đồng,rồi đến lập bộ chứng từ,mở L/C,kiểm tra
L/C,rồi đến thanh toán..luôn xảy ra khá nhiều rủi ro.Mỗi loại rủi ro đó đều gây ảnh
hưởng khá nghiêm trọng đến doanh nghiệp.Nếu như bên mua mở L/C không đúng
với hợp đồng,hoặc do quá trình đánh máy,in ấn,..làm sai lệch một số điều khoản đều
gây ảnh hưởng không nhỏ.Đối với bên xuất khẩu nếu như làm không tốt,cũng sẽ dẫn
đến tình trạng sai sót trong bộ chứng từ,và không thể lấy được tiền hàng
1.7.2.3 Rủi ro về chính trị
Sự thay đổi về chính trị cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.Bên bán
không giao hàng cho đối tác được,khi cơ chế chính trị của quốc gia người mua bị
thay đổi,khiến cho họ không giao hàng qua nước người mua được.Hoặc giả,chính trị
của quốc gia người bán bị thay đổi,hay sự xung đột giữa hai quốc gia của người bán
và người mua,làm cho hoạt động mua bán bị chấm dứt.Dù trong bất kỳ trường hợp
nào,một bên hoặc cả hai bên cũng không hoàn thành được nghĩa vụ của mình và
quyền lợi bị ảnh hưởng.Và do đó,những khoản trong L/C không được thực hiện,dẫn
đến tình trạng một bên phải chịu bồi thường hoặc tổn thất
1.7.2.4 Rủi ro về những trường hợp bất khả kháng
14
Thiên tai,hỏa hoạn,tàu bị mắc cạn,va đập,tránh bão,do trộm cắp vỡ hàng trong
quá trình vận chuyển..những rủi ro này cũng khiến cho một bên không hoàn thành tốt
nghĩa vụ của mình.Dẫn đến tình trạng kiện cáo khi hàng hóa không phù hợp với tiêu
chí đã đưa ra
Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1 Đôi nét về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Từ năm 1986,khi nước ta chính thức mở cửa nền kinh tế và xóa bỏ nên kinh tế
tập trung bao cấp,xây dựng nên kinh tế thị trường và hội nhập với thế giới.Quan hệ
mậu dịch giữa Việt Nam và thế giới không ngừng tăng lên,trong đó hoạt động thanh
toán cũng không kém phần xầm ấp.Ước tính có khoảng hơn 60% hợp đồng ngoại
thương thỏa thuận theo phương thức tín dụng chứng từ.
Bản thân của phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tỏ ra khá ưu
việt,và các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng tỏ ra khá lạc quan.Song,thực tiễn lại
cho thấy các vụ kiện cáo xoay quanh phương thức thanh toán này ngày càng tăng cao
do doanh nghiệp Việt Nam chưa am hiểu một cách đầy đủ và chính xác.Với kinh
nghiệm còn non trẻ,các doanh nghiệp Việt Nam bước chân vào môi trường kinh
doanh nước ngoài còn mới lạ và nhiều bở ngỡ nên cũng không thể tránh được những
rủi ro phát sinh trong quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ,có
những trường hợp bị thiệt hại cả hàng triệu đô la.Những vụ kiện cáo xoay quanh
phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại các cơ quan trọng tài thế giới
Năm 2005 2006 2007 2008
Số vụ kiện 302 315 297 366
(Nguồn thông tin: xahoithongtin.com.vn)
Những vụ kiện này khởi phát từ nguyên nhân kỹ thuật như:sự sơ sót trong quá
trình thực hiện và thiếu hiểu biết về ISBP,UCP,Incoterm2000,…nên các doanh nghiệp
Việt Nam dễ bị lừa bới những doanh nghiệp nước ngoài.Các doanh nghiệp xuất khẩu
không nhận tiền thanh toán được khi xuất trình chứng từ đến ngân hàng,do chưa đề
phòng kỹ lưỡng những rủi ro bất trắc xảy ra khi hàng đã được giao cho đối tác,hoặc
bên xuất khẩu giao hàng không đúng hẹn..Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng thường
gặp phải trường hợp bên bán giao hàng không đủ và đúng như thỏa thuận,hoặc hàng
hóa bị hư tổn,không nguyên vẹn do thói quen không chủ động thuê phương tiện vận
chuyển(nhập theo CIF)
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức tính dụng chứng từ
tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
Trong thực tiễn thương mại quốc tế,không ít các doanh nghiệp trong nước gặp
phải những vấn đề khó khăn khi phải thực hiện phương thức thanh toán bằng tín dụng
chứng từ.Dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong nước phải bồi thường thanh
15
toán,hoặc khiếu kiện kéo dài tổn thất nhiều về mặt chi phí và thời gian.Do chưa nắm
vững và hiểu rõ những quy định trong thư tín dụng và những nguyên nhân xảy ra rủi
ro trong thanh toán bằng phương thức này
Tính không cẩn thận là tư duy phổ biến hiện còn tồn tại trong nhiều doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong nước với logic cũ là “một bên chỉ cần mở thư tín dụng là
bên kia chuyển hàng” mà không quan tâm đến tính chuẩn xác của thư tín dụng ngay
khi nhận được.Quy trình nghiệp vụ giao dịch bằng thư tín dụng tại các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu không cẩn thận, dẫn đến việc đọc và giải thích thư tín dụng chưa cụ
thể, bộ phận nghiệp vụ thiếu trách nhiệm, dẫn đến lỗi chính tả, lỗi đánh máy, in ấn…
UCP không chỉ là văn bản nghiệp vụ quốc tế dành riêng cho các ngân hàng,mà
còn là cơ sở pháp lý cho cả bên mua và bên bán trong quan hệ hợp đồng .Thế nhưng
không ít các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho rằng chỉ cần tuân thủ hợp đồng thương
mại quốc tế và những yêu cầu của thư tín dụng là đủ.Đây là tư tưởng hoàn toàn sai
lầm.Do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu hiểu biết về các quy định của UCP
nên dẫn đến sai sót chứng từ.Bên cạnh đó,tình trạng thiếu kinh nghiệm và thiếu sự
phối kết giữa các bộ phận của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước hiện nay là
phổ biến mà chủ yếu là do cách quản lý của doanh nghiệp và sự không am hiểu về
UCP
Nguồn gốc tạo ra sự sai biệt của chứng từ là do vị trí địa lý giữa nước người bán
và người mua khác nhau và môi trường kinh doanh khác nhau, ngôn ngữ, trình độ của
hai bên cũng khác nhau.Thay vì tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu các sai
phạm sẽ xảy ra nhưng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đa phần tập trung
sức lực vào việc xử lý các sai sót xảy ra trong giao dịch bằng thư tín dụng.Đây là một
nghịch lý thường thấy….
2.2.1 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu
Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý thư tín dụng chỉ căn cứ vào bộ
chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, do đó doanh nghiệp xuất khẩu có thể giao
hàng không đúng như hợp đồng thương mại quốc tế nhưng lập bộ chứng từ phù hợp
với thư tín dụng thì vẫn thanh toán được tiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng.
Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy rằng đã có một số trường hợp xuất hiện chứng
từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bởi
thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Vì vậy mà không ít các
doanh nghiệp nhập khẩu trong nước phải điêu đứng khi chưa tìm hiểu được đối tác
mà đã vội ký kết mua bán
2.2.2 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Cơ sở hình thành thư tín dụng là hợp đồng ngoại thương,nhưng khi thư tín dụng
được phát hành,thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng.Rủi ro xuất hiện ở đây là nếu
những điều khoản không có trong hợp đồng ,nhưng lại có trong thư tín dụng,thì người
bán phải có nghĩa vụ giao hàng theo thư tín dụng.Trên thực tế,các doanh nghiệp việt
nam vẫn lúng túng và chưa nắm rõ,khi đi khiếu kiện thì chính mình phải chịu tổn thất
Các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu những thông tin về ngân hàng phát hành thư
tín dụng như uy tín và khả năng tài chính.Việc biết chắc chắn về khả năng thanh toán
16
của ngân hàng phát hành là điều cần thiết.Nó cho biết rằng;doanh nghiệp sẽ nhận
được tiền thanh toán sau khi giao hàng
Theo kết quả điều tra toàn cầu do ICC thực hiện năm 2006, có khoảng 70%
chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị ngân hàng từ chối ở lần xuất trình đầu tiên
vì có sai sót, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc (thông
thường mỗi lần làm lại chứng từ doanh nghiệp phải tốn từ 50 - 100USD). Điều này
cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết về các quy tắc trong hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu.
2.3 Đánh giá mức độ từng loại rủi ro có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp
Việt Nam
2.3.1 Rủi ro về đạo đức kinh doanh
Mặc dù kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập ngày một sâu rộng trong những
năm gần đây,nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ về mặt tinh
thần khi phải đối diện với các rủi ro trong mậu dịch quốc tế.Bên cạnh đó,không ít các
doanh nghiệp hiện nay khi đứng trước một hợp đồng làm ăn với đối tác nước
ngoài,mới chỉ nhìn thấy được lợi nhuận trước mắt mà không đo lường,tính toán trước
những diễn biến phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng.Do đó mà
không ít các doanh nghiệp nước ta gặp phải những đối tác không thiện chí trong mua
bán mà đã bị lừa.
Theo tờ báo công an nhân dân(30/4/2009) mới cho hay:
“…Thủ đoạn lừa đảo tài chính quốc tế chủ yếu của các đối tượng nước ngoài và
họ nhân danh đại diện công ty có trụ sở tại nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội sản xuất,
kinh doanh tại Việt Nam. Bằng hình thức tự đánh bóng thương hiệu, tiềm lực tài
chính (thường tung trên mạng Internet quảng bá sơ đồ tổ chức, vốn pháp định, vốn
kinh doanh rất hấp dẫn, lĩnh vực cũng như điều kiện kinh doanh phù hợp với đối
tác...), các đối tượng đã tô vẽ sự nổi bật của bản thân.
Khi đến Việt Nam, thông qua một số đối tượng trong nước để thăm dò đối tác,
trong một số trường hợp còn sử dụng đối tượng trong nước như tay chân để quảng bá
và tạo niềm tin. Trên thực tế, những công ty này không tồn tại ở địa chỉ cung cấp
hoặc có tồn tại nhưng công ty đó không cử đại diện đến ký kết, làm ăn mà bị đối
tượng lừa đảo lợi dụng bằng các giấy tờ, hồ sơ giả.
Điển hình, vụ yêu cầu xác minh Công ty Polaris Group (có địa chỉ tại Hoa Kỳ)
dự định đầu tư tại Nghệ An theo yêu cầu của địa phương. Tiềm lực tài chính công ty
được quảng bá rất uy tín, làm ăn hiệu quả tại nhiều nước. Thế nhưng kết quả xác
minh thông qua Interpol Mỹ cho thấy, tại địa chỉ đã cung cấp không hề tồn tại Công
ty Polaris Group.
Vụ Công ty Thành Hà đã làm giả hồ sơ của nhiều tổ chức, doanh nghiệp quốc tế,
nhiều cơ quan chức năng của nước ngoài (trong đó có một số ngân hàng của Mỹ,
Anh, Moldova…) để lừa đảo tại Việt Nam, Văn phòng Interpol phối hợp với Cảnh sát
Mỹ, Ban Tổng thư ký Interpol xác minh làm rõ về các hồ sơ của công ty này, có cơ
sở kết luận gian dối, lừa đảo.
17