Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Thực trạng công tác QLNS tại huyện giao thủy nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.59 KB, 66 trang )

MỤC LỤC


2

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước, một bộ phận quan trọng trong nền tài chính quốc gia, một
công cụ hữu hiện mà các quốc gia vẫn sử dụng trong quá trình vận động và tồn tại
của mình. Chính vì vậy, nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước là nhiệm vụ hàng
đầu của mỗi quốc gia và nước ta cũng không loại trừ. Quốc hội đã thông qua về luật
NSNN và điều hành ngân sách nhà nước trong đó có đề ra mục tiêu hàng đầu đó là:
“Quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ
luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của NN; tăng tích luỹ để thực hiện
CNH – HĐH đất nước theo hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã
hội, nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại” .
Luật NSNN sau một thời gian đi vào thực tiễn đã thể hiện vai trò của mình
trong việc quản lý xã hội nói chung tuy vậy nó vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm,
hạn chế nhất định. Tuỳ theo tình hình từng địa phương mà biểu hiện của nó cũng
khác nhau như quyết định phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân
sách, công tác tổ chức phân chia quyền hạn nhiệm vụ trong bộ máy quản lý NN
chưa thật sự rõ ràng.
Qua một thời gian được thực tập tại phòng tài chính - kế toán huyện Giao
Thủy, em mong muốn được dùng những kiến thức mà mình tích luỹ được trên ghế
giảng đường và kinh nghiệm đã học hỏi được trong thời gian qua góp phần sức nhỏ
của mình hoàn thiện công tác quản lý ngân sách ở huyện. Chính vì vậy mà em đã
chọn đề tài: “Một Số Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Trên
Địa Bàn Huyện Giao Thủy- Nam Định ” nhằm phát huy và vận dụng được hiệu quả
tối đa NSNN vào tình hình thực tế trên địa bàn Huyện. Ngoài phần mở đầu, kết
luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của báo cáo được kết
cấu thành ba chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về huyện Giao Thủy- Nam Định


Chương 2: Thực trạng công tác QLNS tại huyện Giao Thủy- Nam Định
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác QLNS huyện Giao Thủy- Nam
Định


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIAO THỦY- NAM ĐỊNH
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của huyện Giao Thủy- Nam Định
1.1.1. Quá trình hình thành của huyện Giao Thủy
Tên giao dịch:Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Thị trấn Ngô Đồng- Huyện Giao Thủy
Điện thoại: (0350) 3895048
Email:
Giao Thủy là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, nơi sông Hồng
đổ ra biển qua cửa Ba Lạt. Trải qua mấy trăm năm, mảnh đất này đã được hình
thành từ phù sa mầu mỡ của sông Hồng và dưới bàn tay lao động cần cù, sáng tạo
của bao thế hệ người dân Giao Thủy cùng với lòng quả cảm, kiên cường trong đấu
tranh chinh phục thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm, quê hương Giao
Thủy đã không ngừng đổi thay và phát triển ngày càng rạng rỡ.
Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, phía Đông và Đông
Nam giáp với biển Đông Việt Nam, với chiều dài 32km bờ biển. Phía Tây Bắc giáp
với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới giữa hai
huyện là con sông Sò phân lưu của sông Hồng với chiều dài 18,7 km. Phía Bắc và
Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng chảy qua địa phận
huyện Giao Thủy là 11,4km (chính Bắc là huyện Kiến Xương, Đông Bắc là huyện
Tiền Hải). Cực Đông là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm.
Diện tích tự nhiên 232,1 km2. Dân số toàn huyện năm 2010 là 189.660 người. Nằm
ở phía hạ lưu sông Hồng, hàng năm nhận được một lượng phù sa rất lớn tạo nên
những vùng đất bồi mới với hàng ngàn hecta khá bằng phẳng tiến ra biển Đông.

Theo dòng thời gian mỗi khi lớp đất bồi nền đã vững chắc, ông cha ta lại quai đê,
lấn biển.
Trước thế kỷ XV, mảnh đất Giao Thủy ngày nay còn là vùng sình lầy chưa
được khai phá. Theo cuốn "Hòe Nha lục": năm 1428, sau khi chiến thắng quân
Minh xâm lược, triều đình nhà Lê khuyến khích khai hoang lấn biển. Vào thời vua
Lê Nhân Tông niên hiệu Dinh Niên thứ 3 (1456), có dòng họ Nguyễn từ làng Hòe


4

Nha ở phía Bắc thành phố Nam Định xuống đây khai hoang, lập ấp mới và cũng lấy
tên làng cũ là Hòe Nha để đặt cho ấp mới. Về sau các dòng họ Hoàng, Lê, Phạm,
Vũ, Từ, Trịnh...tiếp tục xuống khai hoang mở rộng làng ấp và đổi tên làng Hòe Nha
thành làng Hoành Nha (xã Giao Tiến ngày nay).
Khi “Ba Lạt chưa phá hội”, sông Hồng Hà chảy qua cửa Hà Lạn ra biển
Đông, thì đất Giao Thuỷ còn nằm ở tả ngạn sông Hồng Hà. Qua quá trình biến đổi
và vận động của tự nhiên, đến triều Lê năm Bính Ngọ (1787) xảy ra “Ba Lạt phá
hội”. Theo phả tộc họ Nguyễn ấp Hoành Nha (Giao Tiến) và di ngôn truyền lại
rằng: trước khi “Ba Lạt phá hội”, Ba Lạt chỉ là con lạch nhỏ, người từ bờ bên này
sang bờ bên kia chỉ cần qua một chiếc cầu tre buộc bằng ba cái lạt. Khi “Ba Lạt phá
hội”, mảnh đất Giao Thuỷ biến đổi từ tả ngạn sang hữu ngạn sông Hồng Hà, cửa Ba
Lạt ngày một rộng ra, cửa Hà Lạn ngày một bị thu hẹp lại.
Từ khi “Ba Lạt phá hội” (1787), mảnh đất mới đã được hình thành. Dưới triều
Hậu Lê, triều đình xuống chiếu cho dân khai khẩn vùng đất này để mở rộng bờ cõi
ra phía biển Đông. Những người có thế lực lúc đó chiêu mộ nhân dân các nơi từ Hải
Dương, Thanh Hoá, Sơn Tây và nhiều nơi khác nữa lần lượt đến quai đê, lấn biển
khai khẩn lập nên các làng xã đầu tiên là: Hoành Nha, Hoành Nhất (sau đổi tên là
làng Hoành Đông), Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoành Tứ, tiếp đến là các làng Khắc
Nhất, Ngưỡng Nhân, Duyên Thọ, Tiên Chưởng, Sa Châu, Thanh Khiết, Đan
Phượng, Văn Trì, Quất Lâm.

Đến triều vua Minh Mạng (1820- 1840), triều đình đặt chức quan Doanh điền
sứ và cho khai khẩn vùng đất mới bồi ở Nam Định- Thái Bình mà cụ Nguyễn Công
Trứ là người chịu trách nhiệm thực hiện, cụ cho người các nơi đến khai khẩn lập
nên các làng xã Du Hiếu, Mộc Đức, Thức Hoá, Bỉnh Ri, Tồn Thành, Địch Giáo,
Quân Lợi, Duy Tắc, Thúy Rĩnh, Hiệt Củ, Đắc Sở.
Dưới triều Thiệu Trị (1841-1847), cụ Đặng Xuân Cát Tiên Công cùng 13
cộng sự chiêu mộ dân nghèo các nơi đến khai khẩn lập nên xã Thanh Nhang (để tỏ
lòng tri ân nhân dân lập đền thờ các cụ ở xóm Thanh An- Giao Thanh).


5

Triều Tự Đức năm thứ 7 (1858), một số người làng Hành Thiện kết hợp với
một số người gốc Giao Thuỷ nhờ cụ Đặng Kim Toán (người làng Hành Thiện) là
tổng đốc tỉnh Nghệ An dâng sớ xin triều đình cho khai khẩn đất mới ở Giao Thuỷ
lập thành 8 ấp mới, các ấp đều lấy tên làng xã cũ đặt tên cho ấp mới là Phú Nhai,
Phú Ninh, Hoành Đông, Thượng Phúc, Lạc Nghiệp, An Cư, Lục Thuỷ, Hoành Tam.
Năm Tự Đức thứ 10 (1860), cụ Nguyễn Như Vực người làng Trừng Uyên- Điền XáNam Trực cùng bè bạn và một số người giầu có xin triều đình cho khai khẩn vùng
đất ngoài đê Minh Hương (Giao Thanh) lập nên các làng xã Trừng Uyên, Hành
Thiện, Xuân Hy, Thuỷ Nhai, Hoành Lộ, Ấp Lũ (Trà Lũ). Cùng thời, cụ Đinh Khắc
Chu quê gốc Kiên Lao (Xuân Trường) chiêu mộ 16 dòng họ xuống khai khẩn 330
mẫu đất lập làng Kiên Hành (Giao Hải).
Năm Thành Thái thứ 2 (1890), cụ Nguyễn Huy Thể người làng Quất Lâm
Thượng, cụ Nguyễn Văn Khanh người xã An Trạch- Mỹ Lộc chiêu mộ người các
nơi khai khẩn lập nên xã Hà Nam. Năm Thành Thái thứ 6 (1894), cụ Nguyễn Bằng
và cụ Trần Thanh xã Lục Thuỷ- Xuân Trường đưa người đến khai khẩn lập nên xã
Thiện Giáo. Năm 1903, cụ Trùm Thuỷ cùng 21 cụ từ Thái Bình sang khai khẩn lập
nên xã Nam Thành. Cụ cử nhân Trần Công Dương cùng một số cụ người làng
Hoành Đông khai khẩn lập nên làng Lạc Nông. Cùng thời, cụ cử nhân Đỗ Dụ Trâm
cùng một số cụ ở làng Thanh Khiết, Hoành Lộ chiêu mộ người đến khai khẩn lập

làng Nho Lâm (Giao Hải).
Năm 1923, Chính phủ bảo hộ Pháp cho nhân dân đắp đê Bạch Long. Những
người có thế lực ở Xuân Trường đứng ra trưng đấu đất trong đê, mộ dân 4 xã Trà
Trung, Hành Thiện, Nam Điền, Kiên Lao đến khai khẩn lập làng Trung Long, Long
Hành, Nam Long, Kiên Long (xã Giao Long).
Dưới thời thực dân- phong kiến, Giao Thuỷ gồm 5 tổng với 56 xã.
+ Tổng Hoành Nha được thành lập đời Lê Cảnh Hưng (1750- 1870) gồm các
xã: Hoành Đông, Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoành Tứ, Hoành Lộ, Hoành Nha, Khắc
Nhất, Ngưỡng Nhân, Lạc Nông, Duyên Thọ, Tiên Chưởng, Sa Châu, Thanh Khiết,
Đan Phượng, Văn Trì, Quất Lâm Thượng, Quất Lâm Hạ, Diêm Điền, Đông B ì n h .


6

+ Tổng Hoành Thu thành lập đời Minh Mạng (1820- 1846) gồm các xã Du
Hiếu, Mộc Đức, Thức Hoá, Bỉnh Ri, Tồn Thành, Địch Giáo, Quân Lợi, Duy Tắc.
+ Tổng Quất Lâm thành lập cuối đời Minh Mạng (1846) tổng này tách một số
xã của hai tổng Hoành Nha và Hoành Thu lập ra tổng Quất Lâm gồm các xã Quất
Lâm Thượng, Quất Lâm Hạ, Văn Trì, Thanh Khiết, Đan Phượng, Liên Trì, Du.
+ Tổng Lạc Thiện được thành lập thời Tự Đức (1848- 1883) gồm các xã
Đông Thiện, Thiện Nguyên, Chí Thiện, Trừng Uyên, Lạc Thiện, Quân An, Đại
Đồng, Trà Hương, Xuân Thiện, Tam Lạc, Kiên Hành, Nho Lâm, Thiện Giáo, Tập
Thiện.
+ Tổng Hà Cát được thành lập đời vua Thành Thái (1889- 1907) gồm các xã
Hà Cát, Định Hải, Giáo Phòng, Thuận Thành, Thanh Nhang, Hà Nam, Nam Thành.
Sau cách mạng Tháng 8/1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà quyết định
hợp nhất 56 xã cũ thuộc huyện Giao Thuỷ thành 23 xã mới gồm Quất Hải, Hiếu
Đức, Tân Dân, Gi Thành, Minh Đức, Hải Yến, Thọ Tiên, Hoành Nha, Liên Hoành,
Hoành Sơn, Đông Hoà, Diêm Điền, Quần Long, Kiên Lâm, Cát Hải, Giáo Thành,
Nam Thiện, Thức Hoá, Lạc Nhân, Tam Thiện, Xuân Lạc, Thanh Nhang, Thiện An,

Thiện Hương.
Năm 1952, thực hiện quyết định của Chính phủ về đổi tên xã, thống nhất lấy
chữ “Giao” đầu gắn với một chữ của xã thành địa danh cho xã mới bao gồm các xã:
Giao Lâm, Giao Hiếu, Giao Tân, Giao Yến, Giao Châu, Giao Tiến, Giao Hoành,
Giao Điền Hoà, Giao Hoan, Giao Hải, Giao Hồng, Giao Nhân, Giao An, Giao
Thiện, Giao Lạc, Giao Thuận, Giao Xuân, Giao Hà Thanh.
Đến cải cách ruộng đất (1956), xã Giao Hải chia thành 2 xã Giao Hải và Giao
Long; xã Giao Lâm chia thành 2 xã Giao Lâm và Giao Phong; xã Giao Tiến chia
thành 3 xã là Giao Tiến, Giao Hùng, Giao Thắng; xã Giao Sơn chia thành 2 xã Giao
Sơn và Giao Hà; xã Giao Điền Hoà chia thành 2 xã Giao Hoà và Giao Bình; xã
Giao Hà Thanh chia thành 2 xã Giao Thanh và Giao Hương; xã Giao Tân chia làm 2
xã Giao Tân và Giao Minh. Năm 1966, xã kinh tế mới Bạch Long được thành lập.


7

Ngày 22/12/1967, Hội đồng Chính phủ quyết định hợp nhất 2 huyện Giao ThủyXuân Trường thành huyện Xuân Thủy.
Đến năm 1973, huyện tiến hành hợp nhất một số xã thành xã mới, cùng với
các xã cũ, thời điểm này huyện Giao Thuỷ cũ gồm các xã Giao Lâm, Giao Thịnh,
Giao Phong, Giao Tân, Bạch Long, Giao Yến, Giao Châu, Giao Nhân, Giao Tiến,
Hoành Sơn, Giao Hà, Bình Hoà, Hồng Thuận, Giao Long, Giao Hải, Giao Xuân,
Giao Lạc, Giao An, Giao Thiện, Giao Thanh, Giao Hương.
Năm 1986, huyện tiến hành tách khu 4 của xã Bình Hoà và 2 khu của xã
Hoành Sơn thành lập Thị trấn Ngô Đồng. Ngày 26/2/1997, Chính phủ ra Nghị định
số 19 về việc chia tách huyện Xuân Thủy thành 2 huyện Xuân Trường và Giao
Thủy. Ngày 01/4/1997, huyện Giao Thủy chính thức được tái lập và đi vào hoạt
động. Năm 2003, xã Giao Lâm đổi tên thành Thị trấn Quất Lâm.
1.1.2. Quá trình phát triển của huyện Giao Thủy
Giao Thủy bao gồm 2 thị trấn là Ngô Đồng (huyện lỵ), Quất Lâm và 21 xã:
Giao Hà, Giao Xuân, Giao Thiện, Giao Hương, Hồng Thuận, Hoành Sơn, Giao

Thanh, Giao Nhân, Giao Châu, Giao Tiến, Giao Yến, Giao Tân, Bạch Long, Giao
Long, Giao Phong, Giao Thịnh, Giao Lạc, Giao An, Bình Hòa, Giao Hải, Giao
Hưng ( đây là xã mới thành lập do đề án lấn biển của Tỉnh ).Thị trấn huyện lỵ Ngô
Đồng là trung tâm kinh tế của Giao Thủy.
Trước năm 1993 Giao Thủy cùng với huyện Xuân Trường hiện nay nằm trong
huyện Xuân Thủy, tới năm 1995 thì tách thành hai huyện riêng biệt.
Huyện Giao Thủy có 5 trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục
thường xuyên. Trường Giao Thủy A và trường Giao Thủy C là hai trường có từ lâu
và có thành tích dạy và học tốt của tỉnh Nam Định.
Giao Thủy A là trường có chất lượng đào tạo vào loại tốt của tỉnh, năm học
2014-2015 cùng với trường THPT Lê Hồng Phong đã có tỉ lệ tốt nghiệp 100%.
Nhiều năm liền là trường THPT có kết quả thi đại học đứng thứ 2 tỉnh Nam Định,
năm 2006 đứng thứ 55 toàn quốc, năm 2007 ở vị trí thứ 57 toàn quốc, năm 2008 là


8

62 toàn quốc, và năm 2009 là 53 toàn quốc và là 1 trong 2 trường có chất lượng tốt
nhất toàn tỉnh.
Năm 2004 và 2005, trường THPT Giao Thủy A đều có học sinh thi Đại học
đạt 29,5 điểm, đó là em Nguyễn Văn Đỉnh (năm 2004, thi vào Đại học Xây dựng)
và em Nguyễn Minh Hùng (năm 2005, Đại học Kinh tế Quốc dân). Năm 2004,
THPT Giao Thủy B có em Nguyễn Văn Đoàn đạt thủ khoa Đại học Bách Khoa Hà
Nội với điểm số tuyệt đối.
Giao Thủy có đội ngũ giáo viên phổ thông được đào tạo kỹ lưỡng, đang tích
cực đào tạo nhiều học sinh giỏi tham gia đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh Nam Định.
Các đoàn học sinh của Giao Thủy đi thi học sinh giỏi toàn tỉnh Nam Định luôn đạt
tốp đầu.

Cơ cấu kinh tế của Giao Thủy đang chuyển dịch dần từ kinh tế nông


nghiệp vốn từ lâu đời, sang thương mại và dịch dịch vụ: như phát triển ngành du
lịch biển. Hiện tại Huyện đang được đầu tư vào bảo tồn và khai thác bền vững tuyến
du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy, một trong những trọng điểm của khu dự trữ sinh
quyển châu thổ sông Hồng. Giao Thủy có biển Quất Lâm là một trong những bãi
tắm lý tưởng cho khách du lịch các tỉnh lân cận.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của huyện Giao Thủy- Nam Định
Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của huyện được thể hiện như sau:


9

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Huyện

Chủ tịch UBND Huyện
Phó chủ tịch
Kinh tế - Đô thị
Văn phòng

Phó chủ tịch
Văn xã
Bộ phận địa chính
Bộ phận nội vụ
Đội thuế ngân sách
Công an huyện
Các đơn vị hành chính
Quân sự
VHTT&TT
Y tế dân số & trẻ em
Thương binh và xã hội

Tư pháp
Sự nghiệp GD_ĐT


10

ĐỒNG CHÍ: MAI THANH LONG
Chức vụ: Phó bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện
Ngày, tháng, năm sinh: 05/9/1969
Quê quán: Giao Lạc – Giao Thủy – Nam Định
Chuyên ngành đào tạo: Kỹ sư điện – thạc sĩ chính sách khoa học và công nghệ
Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân
Nhiệm vụ:
Phụ trách chung các mặt công tác của UBND huyện và trực tiếp phụ trách
công tác nội chính, nội vụ, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
huyện, đất đai, tài nguyên - môi trường, điều hành ngân sách, công tác đầu tư, thông
báo chủ trương đầu tư.


11

- Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện; Trưởng Ban chỉ
huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn; Trưởng ban An toàn giao
thông; Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính; Trưởng ban quản lý hệ thống chất
lượng ISO 9001: 2008 hành chính công
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, kỷ luật của huyện;
- Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện;
- Phụ trách các cơ quan khối nội chính: Công an, Quân sự, Tư pháp, Thanh tra,
Nội vụ, Đồn Biên phòng Ba Lạt, Quất Lâm; Chi cục Thi hành án dân sự.
- Thay mặt UBND huyện giữ mối liên hệ với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh,

các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Thường trực Huyện uỷ, Ban Thường vụ
Huyện uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ủy ban MTTQ huyện, Viện KSND, Tòa
án nhân dân huyện. ĐỒNG CHÍ: TRẦN VĂN NHẬN
Chức vụ: Thường vụ Huyện ủy – Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện
Ngày, tháng, năm sinh: 17/11/1958
Quê quán: Hồng Thuận- Giao Thủy- Nam Định
Chuyên ngành đào tạo: Đại học, Khoa CSKT Học viện CSND Bộ Công an
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
Nhiệm vụ:
- Thay mặt Chủ tịch UBND huyện chủ trì và điều hành hoạt động chung
của UBND huyện khi Chủ tịch đi vắng hoặc được Chủ tịch uỷ quyền.
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo,
Dạy nghề, Dân số - KHHGĐ, Y tế, Văn hoá - Thể thao - Du lịch, Lao động
TB&XH, Báo chí, Thông tin - Truyền thông, Bưu điện, Phát thanh - Truyền hình,
Chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ, công tác tôn giáo và các lĩnh vực xã hội
khác; giúp Chủ tịch UBND huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hoá
- xã hội.
- Giúp Chủ tịch UBND huyện theo dõi và đôn đốc giải quyết khiếu nại - tố
cáo của công dân;
- Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng huyện;


12

- Thay mặt UBND huyện giữ mối liên hệ với MTTQ và các đoàn thể nhân dân;
- Phó Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn;
- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện và các Ban chỉ đạo
khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND huyện;
- Phụ trách các cơ quan: Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Lao động - TB&XH, hội
Chữ Thập đỏ, Đài Phát thanh - Truyền hình huyện, Phòng Văn hoá - Thông tin,

Trung tâm Bảo trợ và phòng chống các tệ nạn xã hội; Bưu chính, Viễn thông, Bảo
hiểm xã hội, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số - KHHGĐ, Bệnh viện đa khoa
huyện, Trung tâm Văn hóa - thể thao huyện;
- Phụ trách các xã: Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long và Thị trấn Ngô đồng.
ĐỒNG CHÍ: CAO THẾ TẠO
Chức vụ: Thường vụ Huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND huyện
Ngày, tháng, năm sinh:
Quê quán: Giao An- Giao Thủy- Nam Định
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
Nhiệm vụ:
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công
nghiệp, công tác thu ngân sách, đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, xây dựng,
giao thông - vận tải, khoa học và công nghệ, thương mại, điện lực, tín dụng, ngân
hàng, công tác đổi mới sắp xếp các doanh nghiệp.
- Giúp Chủ tịch UBND huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giao thông của huyện; quy hoạch
xây dựng các xã, thị trấn;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực được Chủ tịch UBND huyện
phân công phụ trách;
- Trưởng Ban đại diện Ngân hàng chính sách xã hội huyện;
- Chủ tịch hội đồng khoa học và công nghệ của huyện;
- Phó Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn;


13

- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của huyện và các Ban chỉ
đạo khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND huyện;
- Phụ trách các cơ quan: Tài chính - Kế hoạch, Công thương, Ngân hàng
chính sách và xã hội, Thống kê, Chi Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Điện lực, Đội

Quản lý thị trường, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong huyện;
- Phụ trách các xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc và Giao Hương.
ĐỒNG CHÍ: PHÙNG VĂN NHÂN
Chức vụ: Huyện ủy viên – Phó Chủ tịch UBND huyện
Ngày, tháng, năm sinh: 20/7/1958
Quê quán: Thị trấn Ngô Đồng- Giao Thủy- Nam Định
Chuyên ngành đào tạo: Kỹ sư Nông nghiệp
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
Nhiệm vụ:
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Văn phòng UBND huyện; Nông nghiệp và
xây dựng nông thôn mới, thuỷ sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngành nghề nông
thôn, kinh tế mới, tài nguyên và môi trường, chương trình nước sạch;
- Giúp Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển nông thôn; nông, lâm, ngư nghiệp, kế hoạch phát triển hệ thống thuỷ lợi trên
địa bàn huyện.
- Giải quyết khiếu nại - tố cáo thuộc lĩnh vực được Chủ tịch UBND huyện
phân công phụ trách;
- Giúp Chủ tịch UBND huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
tài nguyên - môi trường;
- Phó Ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn;
- Trưởng ban chỉ đạo Ngân hàng đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn;
- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện; Đại diện lãnh đạo
quản lý hệ thống chất lượng ISO 9001: 2008 và các Ban chỉ đạo khác theo sự phân
công của Chủ tịch UBND huyện;


14

- Phụ trách cơ quan: Văn phòng UBND, phòng Nông nghiệp & PTNT,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Quản lý đê điều, Công ty TNHH một thành

viên KTCTTL Xuân Thuỷ, Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông;
Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện.
- Phụ trách các xã: Bạch Long, Giao Phong, Giao Thịnh và Thị trấn Quất Lâm.
1.3. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của huyện Giao Thủy
1.3.1 Đặc điểm về kinh tế
Những năm qua, nhờ có sự đổi mới về cơ chế quản lý và chính sách kinh tế
của Nhà nước, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, kinh tế huyện Giao
Thuỷ ngày một phát triển, duy trì nhịp độ tăng trưởng cao.
Trong 5 năm (2011 - 2015) kinh tế phát triển khá, giá trị tổng sản phẩm tăng
bình quân 10,71%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng giá trị
và thu nhập, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm - ngư nghiệp; tỷ trọng ngành
công nghiệp – xây dựng 14%; dịch vụ chiếm 38%; ngành nông – lâm – ngư nghiệp
48%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 11,2 triệu đồng/người/năm.
+ Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp: từng bước phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá và tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. Tổng sản lượng lương
thực bình quân: 101.166 tấn/năm. Giá trị sản xuất / ha canh tác đạt 66,7 triệu đồng.
Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tăng bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu giá trị
sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn
nuôi và thuỷ sản, đặc biệt ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân
15,15%/năm.
+ Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất CN-TTCN có bước
tăng trưởng khá, mức tăng trưởng bình quân 18,91%/năm, quy mô sản xuất của các
doanh nghiệp từng bước được mở rộng. Một số sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng
trưởng khá như nước mắm bình quân là 934.000 lít, muối Iốt 13.588 tấn, quần áo
may sẵn 1.319 nghìn sản phẩm, gạch đất nung 97.812 nghìn viên… Các ngành cơ
khí, sửa chữa, đóng tàu, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, đan,
thêu, chế biến lương thực, thực phẩm đều có bước tăng trưởng khá góp phần giải


15


quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo tăng thu cho ngân sách địa
phương.
+ Sản xuất muối : Năm 2015, tổng diện tích muối đạt 482 ha với trên 9.000 lao
động tham gia sản xuất, hàng năm cung cấp cho thị trường 42.000 tấn, giá trị tổng
thu nhập trên 65 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng đã phát triển 8 cơ sở
thu mua muối của diêm dân để sản xuất, chế biến muối sạch, muối iốt tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu sang Lào.
+ Ngành nghề nông thôn : Hiện tại trên địa bàn huyện có 1.325 cơ sở sản xuất
và hộ ngành nghề nông thôn, 5 làng nghề, thu hút trên 7.000 lao động tham gia với
các cơ sở sản xuất chính là: mây tre giang, móc sợi, thêu ren, sản xuất nấm, chế
biến lương thực, thực phẩm, may mặc, nghề mộc, cơ khí, xây dựng... Ngành nghề
nông thôn với các cơ sở sản xuất rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu ở quy mô
nhỏ, phần nhiều là tự phát, bước đầu không có kỹ thuật cơ bản, vừa học, vừa truyền
nghề, vừa làm chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm thực tế gắn với nhu cầu thị hiếu hàng
hoá thị trường để phát triển sản xuất. Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt
117,6 tỷ đồng/năm; tỷ lệ tăng bình quân là 13,5%/năm.
+ Các ngành dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2015 đạt 493,6 tỷ đồng,
tăng 152% so với năm 2011. Thị trường hàng hoá phong phú, sôi động đáp ứng đủ
các yêu cầu của sản xuất và đời sống. Các ngành dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn
thông, tài chính - tín dụng, du lịch - thương mại... phát triển mạnh: giá trị sản xuất
năm 2010 đạt 414,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,8%/năm. Trong đó
dịch vụ du lịch tại khu nghỉ mát Quất Lâm đạt doanh thu bình quân trên 40 tỷ
đồng/năm. Hiện tại đã có 42 khách sạn, nhà nghỉ, 111 kiốt phục vụ du lịch, hàng
năm đón trung bình 172.000 lượt du khách.
+ Kết cấu hạ tầng: Hoàn thành việc bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành
điện quản lý, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống giao thông
được đầu tư xây dựng qua nhiều năm đang phát huy tác dụng: trên địa bàn huyện
hiện có 46,4km tỉnh lộ, 19km huyện lộ, 761km đường trục xã, liên xã, đường thôn
xóm được nhựa hoá hoặc bê tông hoá. Hiện tại chỉ còn 5% đường thôn xóm chưa

được nâng cấp. Bưu chính viễn thông thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ.


16

Mạng lưới viễn thông phủ sóng toàn huyện với chất lượng sóng tốt, 100% số xã có
điểm bưu điện văn hoá xã, đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc của xã hội.
1.3.2. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm, giữ vững thành tích đơn vị tiên
tiến xuất sắc đứng trong tốp đầu của ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Nam Định.. Phổ
cập tiểu học, trung học cơ sở được duy trì và phát triển. Học sinh tốt nghiệp THCS
vào học THPT các loại hình đạt trên 70%. Học sinh tốt nghiệp THPT vào học các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đạt trên 80%. 100% trường tiểu
học đạt chuẩn Quốc gia mức I (trong đó 17,8% đạt chuẩn mức II); 37% trường
THCS; 1 trường THPT; 18% trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia; 25% trường tiểu
học đạt tiêu chuẩn "xanh, sạch, đẹp, an toàn". Kết quả xây dựng trường chuẩn Quốc
gia cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh.
Bảng 1: Bảng kê chi tiết ngân sách cho khối trường mầm non và sự nghiệp
giáo dục năm 2015
(Đơn vị: triệu đồng)
STT

Tên

1

Trung tâm
khuyết tật

2


Trường mầm
non hoa sen

3
4

Số
lớp

Số học
sinh

Biên
chế

Tổng cộng dự Dự toán ngân
toán giao
sách cấp

5

272,77

272,77

18

645,73


645,73

Tổ chuyên
trách mẫu giáo

61

2 611,77

2 611,77

Mầm non
ngoài biên chế

442

7

270

1 224

1 224

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán huyện Giao Thủy)
Phong trào xây dựng nhà văn hoá xóm, xây dựng cơ quan, gia đình văn hoá phát
triển mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực: 160/332 xóm, khu phố có nhà văn hoá;
36% số xóm (tổ dân phố) đạt tiêu chuẩn "Làng văn hoá"; 61 trường học, 28 cơ quan,



17

20 trạm y tế được công nhận có nếp sống văn hoá; số gia đình văn hoá năm 2015
chiếm 68,2% tổng số hộ gia đình toàn huyện.
Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, y tế được tăng cường về số lượng và nâng cao
chất lượng: 18/22 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Bệnh viện đa khoa trung tâm
huyện được đầu tư nâng cấp với số kinh phí hàng chục tỷ đồng, số giường bệnh
năm 2015 đạt 190 giường, tăng 40 giường so với năm 2013. Bình quân có 4,2 bác
sỹ/1vạn dân (tăng 2,1 bác sỹ/1vạn dân so với năm 2002). 100% số xóm và tổ dân
phố có cán bộ y tế.
Tích cực giải quyết việc làm cho người lao động. Tạo việc làm mới bình quân
4.000 lao động/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm
2009 còn 5,5%.
Đời sống của các tầng lớp nhân dân được tiếp tục cải thiện và nâng cao: đến
nay có 84,3% hộ có ti vi màu; 56,4% hộ có xe gắn máy; 32,7% hộ sử dụng điện
thoại cố định.
Giao Thuỷ là quê hương giàu truyền thống yêu nước, anh dũng chống gặc
ngoại xâm. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nhiệm vụ quốc tế cao cả, trên 24.000 người con Giao Thuỷ đã tình nguyện lên
đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường và đã lập nhiều
chiến công xuất sắc. Toàn huyện có 2.734 liệt sỹ, 2.150 thương binh, 66 bà mẹ Việt
Nam anh hùng và trên 11.500 người đang hưởng chế độ đãi ngộ của Nhà nước. Với
những đóng góp to lớn của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Giao
Thuỷ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, huyện đã
được Chủ tịch nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ chống thực
dân Pháp xâm lược; 11 xã, thị trấn được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND,
6 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT và Anh hùng lao động.
Trải qua mấy trăm năm lịch sử hình thành và phát triển gắn với quá trình quai
đê, lấn biển mở rộng bờ cõi, đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại
xâm đã hun đúc lên những truyền thống quý báu của người dân Giao Thuỷ: đoàn

kết, thuỷ chung, nhân hậu trong cuộc sống cộng đồng; cần cù, dũng cảm trong lao


18

động sản xuất; kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống cường quyền áp bức và
chống giặc ngoại xâm. Truyền thống đó là mạch nguồn nối liền quá khứ với hiện tại
và tương lai, là nguồn động lực to lớn để Đảng bộ và nhân dân Giao Thuỷ hôm nay
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn xây
dựng quê hương Giao Thuỷ ngày càng giầu đẹp, văn minh.
1.4. Một số kết quả đạt được của huyện Giao Thủy trong những năm gần đây
1.4.1. Về phát triển kinh tế
Trong năm 2015, huyện Giao Thủy đã đạt kết quả như sau:
- Giá trị sản xuất Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Đạt 31.500 triệu đồng
bằng 100% kế hoạch năm 2015.
- Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản: Đạt 18.360 triệu đồng bằng 100,2%
kế hoạch năm 2015.
+ Nông nghiệp: Đạt 1.810 triệu đồng bằng 100% kế hoạch năm 2015.
+ Thuỷ sản: Đạt 16.220 triệu đồng bằng 100,2% kế hoạch năm 2015.
+ Lâm nghiệp: Đạt 300 triệu đồng bằng 100% kế hoạch năm 2015.
-

Doanh thu ngành dịch vụ: Đạt 160.000 triệu đồng bằng 100% kế hoạch năm 2015,
bằng 106,9% so với cùng kỳ.
Khi so sánh những năm gần đây có thể thấy rằng, Huyện luôn đạt bằng hoặc
vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Khẳng định sự cố gắng nỗ lực phấn đấu trong công tác
phát triển kinh tế của trên địa bàn.
1.4.2. Văn hoá - xã hội
a. Công tác giáo dục & đào tạo:
- Các trường học hoàn thành chương trình năm học 2014 – 2015 và tổ chức

Tổng kết, 100% học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 được xét tuyển lên lớp. 100% học sinh
lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học, 100% học sinh lớp 9 được xét tuyển và
công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở.
- Công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi được duy trì, hiệu quả:
Tham gia thi cấp Tỉnh: Đạt 52 giải.
Tham gia thi cấp Thành Phố: Đạt 26 giải


19

- Các Nhà trường chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, sửa sang phòng học và tổ chức
Lễ khai giảng năm học mới 2014 – 2015.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo hè, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động hè
năm 2015. và được BCĐ hè quận đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc toàn diện.
- Công tác xã hội hoá giáo dục đạt hiệu quả cao, 100% các tổ dân phố tổ chức
tổng kết và trao thưởng Quỹ khuyến học cho 655 học sinh đạt thành tích cao trong
học tập năm học 2014 - 2015, đồng thời tặng học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn với số kinh phí huy động năm 2015 là 51.192.000 đồng.
b. Công tác y tế, dân số, KHHGĐ
Về y tế: Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân và các
chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế. Thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm ở các điểm kinh doanh sản xuất, dịch vụ thực phẩm trên
địa bàn. Triển khai các đợt tiêm chủng mở rộng vào ngày 25 hàng tháng. Tổ chức
chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubela cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi trên địa bàn huyện,
đến nay đã tiêm cho 410 cháu, từ 1 - 14 tuổi.
Triển khai công tác hiến máu tình nguyện do cấp tỉnh tổ chức, huyện Giao
Thủy đã tham gia tình nguyện hiến 31 đơn vị máu, vượt 1 đơn vị máu theo kế hoạch
được giao.
Triển khai các Kế hoạch tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo nuôi
đảm bảo đầy đủ, đúng chương trình kế hoạch đề ra.

Về Dân số, KHHGĐ: Tổ chức ký kết giao ước thi đua và giao chỉ tiêu dân số
KHH GĐ năm 2015. Xây dựng kế hoạch triển khai công tác dân số kế hoạch hoá
gia đình năm 2016 đến từng tổ dân phố. Hoàn thành 100% các chỉ tiêu năm 2015
được UBND Tỉnh tặng Bằng khen.
c. Văn hóa và thể thao thông tin tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền hàng 100 lượt tin bài trên hệ thống loa truyền thanh và
tuyên truyền lưu động về các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước Và tuyên truyền các Chỉ thị, Kế hoạch của các cấp về thực hiện nhiệm vụ trên
các lĩnh vực.


20

- Tổ chức tuyên truyền trực quan với hàng trăm panô, áp phích, khẩu hiệu, cờ
phướn, cờ dây, hồng kỳ, và các bức trướng lớn tuyên truyền kỷ niệm dịp Tết nguyên
đán và dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, thành phố và địa phương. Qua các
đợt kiểm tra đã được UBND Tỉnh đánh giá là một trong những địa phương đứng
đầu trong công tác thông tin tuyên truyền.
- Về tôn giáo, tín ngưỡng: 100% các điểm tôn giáo tín ngưỡng đều ký cam kết
và thực hiện tốt Pháp lệnh Tôn giáo Tín ngưỡng.
d. Công tác Chính sách – xã hội: Nhân dịp Tết Nguyên đán địa phương đã
chuyển quà của Chủ tịch nước, của Thành Phố và Tỉnh tới các gia đình chính sách,
người có công, Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn đột xuất. Địa phương tặng
quà các gia đình chính sách, các đối tượng Người cao tuổi, các hộ nghèo, hộ cận
nghèo, các đồng chí Đảng viên có huy hiệu 40 năm tuổi Đảng trở lên, các đ/c trong
Dân, Chính, Đảng và giáo viên 3 nhà trường với 1.083 xuất quà = 200.000.000
đồng. 100% hộ gia đình nghèo và cận nghèo được quan tâm nhận quà trong dịp tết
là 500.000 đ/hộ. Làm tốt công tác cấp phát phụ cấp, trợ cấp cho các đối tượng chính
sách theo chế độ. Lập và đề nghị giải quyết 100 hồ sơ cho các đối tượng chính sách,
trong đó ( BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi 46 thẻ; mai táng phí cho các đối tượng 10

hồ sơ; hồ sơ người cao tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng là 4 đối tượng; đề nghị
truy tặng liệt sĩ 10 hồ sơ; xác nhận làm thẻ BHYT theo Quyết định 62 là 8 đối
tượng; xác nhận hộ nghèo, cận nghèo 19 hồ sơ; hồ sơ đối tượng bảo trợ 3; 2 hồ sơ
đề nghị xây sửa nhà theo Quyết định 22; chi trả tiền điện hộ nghèo quí I, II cho 19
hộ với số tiền 3.420.000 đồng ). Đề nghị và tổ chức trao 01 xe lăn điện cho đối
tượng tàn tật.


21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI HUYỆN GIAO THỦY- NAM ĐỊNH
2.1. Cơ sở lý luận về công tác QLNS cấp huyện
2.1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công tác QLNS cấp huyện
2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về NSNN
“Ngân sách nhà nước” hay “ngân sách chính phủ” là một thành phần quan
trọng trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ ngân sách nhà nước tuy đuợc sử rộng rãi
trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia song vẫn chưa thực sự thống nhất.
Định nghĩa về ngân sách nhà nước được đưa ra khác nhau do tuỳ từng trường phái
và lĩnh vực nghiên cứu.
Các nhà kinh tế học người Nga quan niệm: “Ngân sách nhà nước là bảng liệt
kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn giai đoạn nhất định của quốc
gia”. Như vậy, ngân sách nhà nước có thể được hiểu là một bản kế hoạch chi tiết
thu, chi được lập theo phương pháp cân đối trong đó thu phải đủ chi, chi không
được vượt thu.
Theo luật ngân sách nhà nước Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu,
chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
NSNN được cơ quan lập pháp của ban hành, là hệ thống mối quan hệ giữa
nhà nước và xã hội trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài

chính nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình. Nó bao gồm: quan hệ
kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị hành
chính sự nghiệp, các tầng lớp dân cư, thị trường tài chính và hoạt động tài chính
đối ngoại với các quốc gia khác. Bản chất ngân sách gắn liền với bản chất chính
trị và bản chất giai cấp cầm quyền, thông qua ngân sách nhà nước nhà nước sẽ
định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất đồng thời
chống độc quyền.


22

2.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về thu NSNN
Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước phải huy động một bộ phận
nguồn tài chính của xã hội tập trung và NSNN. Nhà nước dung quyền lực của mình
để tập trung một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân làm nguồn thu để thực hiện
nhiệm vụ của mình.Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để thực hiện việc phân phối các nguồn
tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ nhà nước.
Chính vì vậy, Thu NSNN là “toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay
nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước”
với mục tiêu là cân bằng thu và chi.
Các nguồn thu chính của NSNN bao gồm:
-Thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: Thu từ sản xuất, thu từ
lưu thông – phân phối hàng hoá, thu từ hoạt động dịch vụ.
-Thu từ nguồn thu ngoài nước: thu từ vay nợ và viện trợ ngoại quốc.
Theo luật NSNN, thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các
khoản từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá
nhân; các khoản thu khác theo qui định của pháp luật; các khoản do NN vay để bù
đắp bội chi được đưa vào cân đối NSNN.
2.1.1.3. Khái niệm, đặc điểm về chi NSNN

Về mặt pháp lý, Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Có thể nói, chi NSNN là việc
cung cấp các phưong tiện tài chính cho chính phủ hay các pháp nhân hành chính
thực hiện để đạt được các mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra.
Về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại các
khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung
của nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang sự nghiệp
văn hoá – xã hội, duy trì bộ máy quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Chi ngân sách được phân chia theo chức năng, nhiệm vụ bao gồm:


23



Chi đầu tư kinh tế là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền sản
xuất xã hội.



Chi bảo đảm xã hội gồm:
-Chi cho y tế
-Chị cho giáo dục
-Chi cho phúc lợi xã hội là những khoản chi mà xã hội cần chính phủ

quan tâm, giúp đỡ như trợ cấp cho người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người lao
động chưa có việc làm, thương binh, liệt sỹ,…
-Chi cho quản lý hành chính là những khoản chi nhằm duy trì hoạt động
của các cơ quan quản lý thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội đồng nhân dân,


-Chi cho an ninh quốc phòng: là những khoản chi dành cho các lực lượng
vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước


Các khoản chi khác
-Dự trữ tài chính
-Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài.

2.1.1.4. Khái niệm, đặc điểm về Cân đối NSNN
Cân đối NSNN là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý NSNN và hiện nay
trên thế giới đang tồn tại hai luồng quan điểm cân đối thu, chi NSNN
Đầu tiên, đó là quan điểm thu được bao nhiêu chi bấy nhiêu. Quan điểm này
gắn liền với hệ số an toàn cao, giảm thiểu được nguy cơ suy thoái cho nền kinh tế
nhưng lại đi kèm với nhược điểm không thể tránh khỏi ở những nước có nền kinh tế
kém phát triển hay tăng trưởng kinh tế chậm là liệu thu ít thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế sẽ ra sao?
Quan điểm thứ hai chính là quan điểm phát hành thêm tiền và đi vay để phát
triển nguồn thu cho ngân sách
*> Ưu điểm của quan điểm này là:
- Đáp ứng nhu cầu thiếu hụt của NSNN
- Tạo điều kiện phát triển nguồn thu cho quốc gia


24

*> Tuy vậy, biện pháp trên hết sức mạo hiểm
-Đối với việc phát hành tiền để bù đắp chi ngân sách sẽ trở thành một loại
“thuế vô hình” đánh vào nguồn thu nhập của cư dân đồng thời đi kèm theo nó là
làm phát, tiền lương đông cứng hay chậm tăng.
-Đối với việc vay để tăng thu đi kèm theo sau là biệc phải có trách nhiệm

hoàn trả cả vốn và lãi khi đến kỳ hạn đồng thời nếu sử dụng nguồn vốn vay không
hiệu quả thì gánh nặng với nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng.
2.1.1.5.Vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
huyện
Để phát huy tối đa NSNN trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình, nhà nước cần phải đảm bảo chi đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả theo dự
toán đã định trước.
Các khoản thu phải đảm bảo tối đa nhưng vẫn kích thích sự phát triển sản xuất
và ngày càng mở rộng được diện thu.

• Điều tiết kinh tế, phát triển kinh tế.
Ngân sách huyện, công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh
tế - xã hội hết sức quan trọng, tương đồng với phạm vi phát huy chức năng nhiệm
vụ của nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Huyện chỉ có thể điều chỉnh nền kinh tế thành công khi có trong tay nguồn tài
chính đảm bảo.
Ngân sách huyện có vai trò quan trọng định hướng cơ cấu kinh tế mới, kích
thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Cụ thể là:
NS huyện cung cấp nguồn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành doanh
nghiệp thuộc các ngành then chốt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế.
Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những biện pháp căn
bản để chống độc quyền, xây dựng thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp, thông qua thuế sẽ thực hiện vai trò định
hướng đầu tư kích thích hay kiềm chế sản xuất kinh doanh.


25

Giải quyết các vấn đề xã hội




Ngân sách huyện là góp phần thực hiện các chính sách xã hội như: chi giáo
dục đào tạo, y tế, trợ cấp cho những người có thu nhập thấp hay hoàn cảnh đặc biệt,

Thông qua thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện góp phần điều tiết thu
nhập, giảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo.
Việc thu thuế gián thu trên địa bàn huyện hướng dẫn người dân tiêu dùng hợp
lý và tiết kiệm.

• Thực hiện các kế hoạch kinh tế xã hội của huyện
Bằng các công cụ thuế, lệ phí, vay và chính sách chi ngân sách huyện có thể
điều chỉnh được giá cả, thị trường một cách chủ động, tác động mạnh đến cung cầu xã hội theo các mục tiêu đã định hướng từ trước.
Trong cơ chế thị trường giá cả là do thị trường quyết định, phụ thuộc trực tiếp
vào cung cầu trên thị trường. Nhà nước dùng ngân sách thu được dữ trữ hàng hoá
và tài chính để điều chỉnh giá cả cân bằng kịp thời, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu
dùng.
Quản lý ngân sách Huyện giúp duy trì bộ máy chính quyền huyện một cách
thồng nhất, gắn kết các bộ phận cùng hoạt động vì mục tiêu chung. Quản lý ngân
sách huyện có hiệu quả, phù hợp với các qui luật khách quan là điều kiện kiên quyết
giúp giảm thiều những hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy, tạo niềm tin vào bộ
máy.
Ngân sách huyện bảo đảm các nguồn vốn để thoả mãn nhu cầu phát triển kinh
tế và các hoạt động văn hoá trong địa phương, huy động quản lý và giám đốc một
phần vốn ngân sách trung ương phát sinh trên địa bàn huyện, điều hoà vốn trung
ương trong những trường hợp cần thiết để cân đối hệ thống ngân sách.
2.1.1.6. Quản lý ngân sách Huyện



Mục Tiêu Của Quản lý Ngân Sách Huyện
Quản lý ngân sách nhà nước là một quá trình liên kết từ khâu lập dự toán, kế

hoạch hoá tổ chức thực hiện động viên phối hợp hoạch toán, kiểm tra. Mục tiêu của


×