Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích Chinh phụ ngâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.37 KB, 3 trang )

Chinh phụ ngâm khúc lớp 10
1. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
a, 4 câu đầu
- 2 câu đầu: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen
+ dạo hiên vắng  đi đi lại lại ngoài hiên vắng
+ thác hiên vắng  buông rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên
. Lặp đi lặp lại tưởng như vô thức không mục đích
 tâm trạng bồn chồn, đứng ngồi không yên, ngổn ngang trăm mối
- hai câu tiếp: hướng ra ngoài rèm
+ mong chờ chim thước-mong chờ tin tốt lành người đi xa trở về  hy vọng
+ chẳng có chim thước  hy vọng trở thành vô vọng
 tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
b, 4 câu tiếp
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương
- ngọn đèn: thời gian về đêm, không gian vắng lặng  vật vô chi vô giác trở thành
người bạn tâm tình, sẻ chia của người chinh phụ, nhận ra hoa đèn và mình cùng cảnh ngộ
đáng thương, cả 2 đang dần lụi tàn, mòn mỏi đi
 - từ hình ảnh ngọn đèn cho thấy người chinh phụ sống trong tình cảnh lẻ loi, cô đơn,
không có ai để bầu bạn, dãi bày, phải tìm đến ngọn đèn vô chi vô giác
- tâm trạng;+ niềm khát khao mong tìm được đực sự sẻ chia dù đó là mong manh
+ dù giữa đêm khuya thanh vắng, ngọn đèn vô chi vô giác nhưng người
chinh phụ vẫn chia sẻ  người chinh phụ phải sống trong nỗi đau đớn quá lớn không thể
kìm vãn nổi trong lòng nên bày tỏ với ngọn đèn
c, 4 câu tiếp: ngoại cảnh
*ngoại cảnh: Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
- âm thanh: suốt đêm tiếng gà gáy eo óc nhức nhối


- hình ảnh: bóng hòe phất phơ suốt cả ngày
 2 cảnh lẻ loi nối tiếp, 2 nhịp thời gian luân chuyển từ ngày sang đêm  bức tranh
mênh mông hoang vắng tịch mịch đến đáng sợ  tô đậm sự chống trải cô đơn lẻ loi của
người chinh phụ
*2 câu sau; Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
- láy từ “ đằng đẵng” kết hợp nghệ thuật so sánh : cảm nhận về thời gian của người
chinh phụ
 Thời gian đang lê từng bước chân rè rì thời gian ngắn hóa dài không biết đâu là điểm
dừng  tâm lí chi phối thời gian
- mối sầu: nỗi buồn đau láy từ + so sánh : nỗi sầu cứ trải dài trong không gian vô
tận không nguôi không rứt
d, 4 câu cuối
Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.

1


Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
- hành động gắng gượng
+ đốt hương  hồn đà mê mải  chìm đắm trong nỗi cô đơn
+soi gương
+ gảy đàn
- Sắt cầm, uyên ương, loan phụng là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho tình
yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng. Nay vợ chồng xa cách, tất cả đều trở nên vô nghĩa.
Dường như người chinh phụ không dám đụng tới bất cứ thứ gì vì chúng nhắc nhở tới
những ngày đoàn tụ hạnh phúc đã qua và linh cảm đến sự chia đôi lứa.
 cố gắng thoát ra khỏi tình cảnh cô đơn lẻ loi của mình nhưng không được ngược lại

càng nhìn rõ cảnh lẻ loi của mình hơn thấm thía nỗi đau đớn hơn
 cùng với sự vận động của thời gian không gian tâm trạng của người chinh phụ có
nhiều chuyển biến từ bồi hồi trông ngóng đến thao thức và sầu đau trong ô quạnh
2. Nỗi nhớ thương của người chinh phụ
Tâm thế của nàng thật chông chênh, chơi vơi khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở, bất
an. Mong chờ trong nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, nàng chí còn biết gửi nhớ thương theo cơn
gió:
Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun
* Hình ảnh ước lệ tượng trưng: non Yên  1 miền đất xa xôi khoảng cách đầy trắc trở
hiện thực của người phụ nữ
* Tâm trạng
- Nhờ ngọn gió Đông mang “nghìn vàng”  mang nỗi nhớ niềm thương của mình
gửi tới người chồng ở chiến trường xa, đang đối đầu với cái chết để mong kiếm chút tước
hầu. Chắc chắn, chàng cũng sống trong tâm trạng nhớ nhung mái ấm gia đình với bóng
dáng thân yêu của mẹ già, vợ trẻ, con thơ
- Nỗi nhớ của người chinh phụ
+ Điệp từ “nhớ”  nỗi nhớ chồng chất khôn nguôi
+ “ thăm thẳm” láy từ, so sánh  nỗi nhớ vừa có bề sâu, vừa vô tận của người
chinh phụ
+ Nỗi nhớ “đau đáu”  nỗi nhớ thường trực khắc sâu trong lòng người chinh phụ
không sao ngỡ ra được, không thể tiêu được
 Không gian xa cách giữa hai đầu nỗi nhớ được tác giả so sánh với hình ảnh vũ trụ vô
biên: Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Thăm thẳm nỗi nhớ người yêu, thăm

thẳm con đường đến chỗ người yêu, thăm thẳm con đường lên trời. Câu thơ hàm súc về
mặt ý nghĩa và cô đọng về mặt hình thức

2


- nghệ thuật ngụ tình: cảnh não nùng, rên rĩ, lòng người đau đớn tái tê  nỗi đau từ
lòng người lan tỏa thấm đẫm vào cảnh vật khiến cảnh vật chứa đầy tâm trạng Giữa con
người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết,
bất tận.
 Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn
qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương cho thân phận bất hạnh, cô đơn. Sự giá lạnh của tâm hồn
làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật. Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng
tiếng trùng ấy rả rích trong đêm mưa gió, nhưng cảnh ấy tình này lại gợi nên bao sóng
gió, bao nỗi đoạn trường trong lòng người chinh phụ
 từ nỗi cô đơn lẻ loi người chinh phụ đã nhớ thương chồng da diết, càng nhớ thương
chồng lòng nàng càng đau đớn vò xé, nàng đã dành nỗi nhớ cho chồng còn nỗi đau để lại
cho mình
 có giá trị lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa, đòi quyền sống, hạnh phúc lứa đôi cho con
người nhất là người phụ nữ
Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tác giả đã diễn tả được những diễn biến phong
phú, tinh vi các cung bậc tình cảm của người chinh phụ. Cảnh cũng như tình được miêu
tả rất phù hợp với diễn biến của tâm trạng nhân vật

3



×