Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập CÔNG NGHỆ ĐÓNG mới a2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.2 KB, 20 trang )

CNG ễN TP CễNG NGH ểNG MI A2

CU 1 : Phõn loi phõn on
1. nh ngha
- Phõn on l 1 phn ca than tu, 1 phn ca tng on bao gm nhiu t tụn v nhiu c cu
hoc mng tụn v khung c cu lp ghộp li vi nhau.
2. Phõn loi
- Phõn on phng : cú 1 b mt tụn v khung c cu.
- Phõn on khi : bao gm nhng phõn on cú nhiu hn 2 b mt tụn v ln hn hoc cú 1
khung c cu.
CU 2 : Cu to b bng c nh dựng lp rỏp phõn on phng v yờu cu k thut i
vi chỳng.
- Mc ớch : Dựng lp rỏp cỏc phõn on phng nh phõn on vỏch phng, phõn on mn
vựng thõn ng..
- Cu to : Bao gm cỏc kờ, dm dc, dm ngang, thanh chng, thanh ngang.
+ Thanh chng : to b mt gia cụng, thng l cỏc thanh thộp c ct t tm tụn
+ Dm dc v dm ngang : lm t thộp ch I hoc ch [.
- Kt cu ca b ph thuc vo hỡnh dỏng, trng lng, v kt cu ca phõn on, ph thuc
vo nh mỏy.
dầm ngang đế bệ
lập là

đế bê tông

1200

dầm dọc đế bệ

1200

1200



Hỡnh 01 : Mt ct ngang ca b
CU 3 : Qui trỡnh chung lp rỏp v hn phõn on phng cú khung xng gia cng theo
mt hng.
- Bc 01 : Ri tụn phõn on
- Bc 02 : Hn tụn vi tụn
- Bc 03 : Ly du c cu trờn tụn
- Bc 04 : Lp rỏp c cu trờn tụn. Cú th lp t gia ra 2 bờn.
- Bc 05 : Hn c cu vi c cu, hn tụn vi c cu s dng phng phỏp hn hng.
- Bc 06 : Cu lt hn hon thin.
- Bc 07 : X lớ bin dang, ly du li phõn on.
- Bc 08 : Kim tra nghim thu phõn on.
- Bc 09 : Lm sch v sn
- Bc 10 : Vn chuyn n kho lu tr hoc bói lp rỏp

O MNH HNG

Page 1


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

Hình 02 : Ví dụ thứ tự lắp ráp vách dọc
CÂU 4 : Qui trình chung lắp ráp và hàn phân đoạn phẳng có khung xương dọc và ngang.
- Bước 01 : Rải tôn phân đoạn
- Bước 02 : Hàn tôn với tôn
- Bước 03 : Lấy dấu cơ cấu trên tôn
- Bước 04 : Lắp ráp cơ cấu trên tôn.
+ Lắp ráp cơ cấu hương chính trước
+ Lắp ráp cơ cấu hướng phụ sau.

+ Lắp ráp đảm bảo không phải luồn cơ cấu vào giữa 2 cơ cấu đã lắp ráp.
- Bước 05 : Hàn cơ cấu với cơ cấu, hàn tôn với cơ cấu sử dụng phương pháp hàn hàng, mắt
sàng hoặc kết hợp cả 2 phương pháp.
- Bước 06 : Cẩu lật để hàn hoàn thiện.
- Bước 07 : Xử lí biến dang, lấy dấu lại phân đoạn.
- Bước 08 : Kiểm tra nghiệm thu phân đoạn.
- Bước 09 : Làm sạch và sơn
- Bước 10 : Vận chuyển đến kho lưu trữ hoặc bãi lắp ráp
CÂU 5 : Nội dung hàn theo phương pháp hàn hàng
- Nguyên tắc : Hàn hết 1 cơ cấu này với tôn mới sang cơ cấu khác.
- Áp dụng : phân đoạn chỉ có cơ cấu theo 1 phương hoặc cơ cấu hướng phụ chỉ cơ 1-2 cơ cấu.
- Nếu chiều dài đường hàn quá 1000 mm, ta hàn theo phương pháp phân đoạn nghịch.

Hình 03 : Thứ tự hàn theo phương pháp mắt sàng cho 2 người thợ
CÂU 6 : Nội dung hàn theo phương mắt sàng.
- Nguyên tắc : Hàn hết 1 ô rồi mới chuyển sang ô tiếp theo, hàn từ giữa phân đoạn hàn ra.
- Áp dụng khi các cơ cấu đan xem tạo thành 1 ô.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 2


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

5

4

3


4

5

4

3

2

3

4

3

2

1

2

3

4

3

2


3

4

Hình 04 : Hàn theo phương pháp hàn hàng cho 1 người thợ
CÂU 7 : Lập qui trình hàn cơ cấu với tôn đáy cho phân đoạn đáy đôi hệ thống dọc với 4 thợ
hàn.
- Chuẩn bị :
+ Thiết bị hàn : máy hàn bán tự động, dây hàn, khí…..
+ Con người : 04 thợ hàn bậc 4/7
- Tiến hành :
+ Hàn theo phương pháp hàn mắt sang, hàn từ giữa hàn ra.
+ Hàn theo sơ đồ như hình vẽ.
- Yêu cầu :
+ Hàn hết số lượng đường hàn
+ Mối hàn đều, đẹp không bị khuyết tật, biến dạng.
5
6
6
5
4
5
4
3
4
5
4
2
3

4
3
2
1
4'
4'
2
3'
3'
1'
2'
2'
2''
3''
3''
2''
1''
3'''
3'''
1'''
2'''
2'''
4'''
2'''
3'''
4'''
3'''
5'''
3'''
4'''

4'''
5'''
4'''
5'''
5'''
6'''
6'''
5'''
7'''
7'''
6'''
6'''
Thứ tự hàn mắt sàng cho 4 người thợ
CÂU 8 : Qui trình chung lắp ráp và hàn phân đoạn vách phẳng có nẹp đứng.
- Phương án thi công : Lắp ngửa trên bệ bằng,lấy bề mặt tôn vách làm chuẩn.
- Quy trình lắp ráp :
+ Bước 01 : Rải tôn phân đoạn
+ Bước 02 : Hàn tôn với tôn
+ Bước 03 : Lấy dấu cơ cấu trên tôn
+ Bước 04 : Lắp ráp cơ cấu trên tôn. Có thể lắp từ giữa ra 2 bên.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 3


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

+ Bước 05 : Hàn cơ cấu với cơ cấu, hàn tôn với cơ cấu sử dụng phương pháp hàn hàng.
+ Bước 06 : Cẩu lật để hàn hoàn thiện.

+ Bước 07 : Xử lí biến dạng, lấy dấu lại phân đoạn.
+ Bước 08 : Kiểm tra nghiệm thu phân đoạn.
+ Bước 09 : Làm sạch và sơn
+ Bước 10 : Vận chuyển đến kho lưu trữ hoặc bãi lắp ráp
CÂU 9 : Qui trình lắp ráp và hàn phân đoạn vách phẳng có nẹp đứng, sống đứng.
- Phương án thi công : Lắp ngửa trên bệ bằng,lấy bề mặt tôn vách làm chuẩn.
- Quy trình lắp ráp :
+ Bước 01 : Rải tôn phân đoạn
+ Bước 02 : Hàn tôn với tôn
+ Bước 03 : Lấy dấu cơ cấu trên tôn
+ Bước 04 : Lắp ráp cơ cấu trên tôn. Có thể lắp từ giữa ra 2 bên.
+ Bước 05 : Hàn cơ cấu với cơ cấu, hàn tôn với cơ cấu sử dụng phương pháp hàn hàng.
+ Bước 06 : Cẩu lật để hàn hoàn thiện.
+ Bước 07 : Xử lí biến dạng, lấy dấu lại phân đoạn.
+ Bước 08 : Kiểm tra nghiệm thu phân đoạn.
+ Bước 09 : Làm sạch và sơn
+ Bước 10 : Vận chuyển đến kho lưu trữ hoặc bãi lắp ráp
CÂU 10 : Qui trình lắp ráp và hàn phân đoạn vách phẳng có nẹp đứng, sống nằm.
- Phương án thi công : Lắp ngửa trên bệ bằng,lấy bề mặt tôn vách làm chuẩn.
- Quy trình lắp ráp :
+ Bước 01 : Rải tôn phân đoạn
+ Bước 02 : Hàn tôn với tôn
+ Bước 03 : Lấy dấu cơ cấu trên tôn
+ Bước 04 : Lắp ráp cơ cấu trên tôn.
-Lắp ráp nẹp đứng trước
-Lắp ráp sống nằm, do sống gián đoạn.
- Lắp ráp sườn khỏe
+ Bước 05 : Hàn cơ cấu với cơ cấu, hàn tôn với cơ cấu sử dụng phương pháp hàn hàng.
+ Bước 06 : Cẩu lật để hàn hoàn thiện.
+ Bước 07 : Xử lí biến dạng, lấy dấu lại phân đoạn.

+ Bước 08 : Kiểm tra nghiệm thu phân đoạn.
+ Bước 09 : Làm sạch và sơn
+ Bước 10 : Vận chuyển đến kho lưu trữ hoặc bãi lắp ráp
CÂU 11 : Yêu cầu đối với vách ngang sau khi chế tạo xong
- Vách ngang sau khi chế tạo xong phải phù hợp với kích thước đã cho về chiều dài, chiều
rộng, chiều cao của phân đoạn.
- Sai số cục bộ của đường bao so với số liệu từ nhà vạch mẫu : ± 2mm.
- Sai số theo chiều cao, chiều rộng : ± 5mm.
- Độ võng theo chiều dài ±3mm/ 1 m dài và không quá 20mm trên toàn bộ chiều dài.
- Độ võng theo chiều rộng ±2mm/ 1 m dài và không quá 15mm trên toàn bộ chiều rộng.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 4


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

- Nẹp xê dịch khỏi đường lấy dấu : ± 2mm.
- Đầu và cuối nẹp xê dịch khỏi đường lấy dấu : ± 5mm.
- Độ lồi lõm cục bộ ≤ 5mm / chiều dài và chỗ lồi lõm 300-500mm.
- Sai số đường tâm so với đường lấy dấu : ± 2mm
CÂU 12 : Công nghệ chế tạo vách sóng.
- Có 2 phương pháp chế tạo vách song :
+ Dập từng sóng : dập riêng biệt từng tấm, sau đó hàn chúng lại với nhau. Ưu điểm của
phương pháp này ;à có thiết bị dập đơn giản, không lớn, phù hợp với nhà máy đóng tàu cỡ
nhỏ nhưng nhược điểm là chống biến dạng khi hàn khó khăn.
+ Hàn các tấm lại với nhau, sau đó đưa lên máy dập. Ưu điểm của phương pháp là số lượng
đường hàn ít, vách song sau khi dập không bị biến dạng, nhược điểm của phương pháp này là
thiết bị dập khá lớn, đầu tư cao…

- Sau khi chế tạo xong, vách sóng được mang đi lắp ráp.
+ Hàn sống vách với tôn, lắp mã gia cường
+ Nghiệm thu vách về tính kín nước, chất lượng mối hàn và kích thước,
- Yêu cầu đối với profin sóng sau khi chế tạo :

CÂU 13 : Phân loại phân đoạn boong.
- Bông phẳng không có độ cong dọc và ngang.
- Boong có độ cong dọc hoặc cong ngang
- Boong có độ cong dọc và ngang.
CÂU 14 : Cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật đối với bệ cong cố định dùng lắp ráp phân đoạn cong.
Cho ví dụ về cách xác định toạ độ bề mặt cong của bệ.
- Cấu tạo bao gồm :
+ Đế kê
+ Dầm dọc và dầm ngang.
+ Cột chống
+ Các xương gia cường ngang và dọc.
+ Tấm tháo lắp được.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 5


100

512

983

1700


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

193

22

Ðê´bê tông
700

CÂU 15 : Qui trình chung lắp ráp và hàn phân đoạn boong có độ cong, cho ví dụ minh hoạ.
- Phương án thi công : Lắp ngửa trên bệ cong,lấy bề mặt tôn vách làm chuẩn.
- Quy trình lắp ráp :
+ Bước 01 : Rải tôn phân đoạn
+ Bước 02 : Hàn tôn với tôn
+ Bước 03 : Lấy dấu cơ cấu trên tôn
+ Bước 04 : Lắp ráp cơ cấu trên tôn.
+ Bước 05 : Hàn cơ cấu với cơ cấu, hàn tôn với cơ cấu
+ Bước 06 : Cẩu lật để hàn hoàn thiện.
+ Bước 07 : Xử lí biến dạng, lấy dấu lại phân đoạn.
+ Bước 08 : Kiểm tra nghiệm thu phân đoạn.
+ Bước 09 : Làm sạch và sơn
+ Bước 10 : Vận chuyển đến kho lưu trữ hoặc bãi lắp ráp
CÂU 16 : Yêu cầu đối với phân đoạn boong sau khi chế tạo xong.
- Sai lệch của cơ cấu so với đườnglấy dấu : ± 2mm.
- Sai lệch theo phương chiều rộng : ±5mm
- Độ võng theo chiều dài ±3mm/ 1 m dài và không quá 20mm trên toàn bộ chiều dài.
- Độ võng theo chiều rộng ±2mm/ 1 m dài và không quá 15mm trên toàn bộ chiều rộng.
- Nẹp xê dịch khỏi đường lấy dấu : ± 2mm.
- Đầu và cuối nẹp xê dịch khỏi đường lấy dấu : ± 5mm.

- Độ lồi lõm cục bộ ≤ 5mm / chiều dài và chỗ lồi lõm 300-500mm.
- Sai số đường tâm so với đường lấy dấu : ± 2mm
CÂU 17 : Qui trình chung lắp ráp và hàn phân đoạn mạn, cho ví dụ minh hoạ.
- Phương án thi công : Lắp ngửa trên bệ cong,lấy bề mặt tôn vách làm chuẩn.
- Quy trình lắp ráp :
+ Bước 01 : Rải tôn phân đoạn

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 6


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

+ Bước 02 : Hàn tôn với tôn
+ Bước 03 : Lấy dấu cơ cấu trên tôn
+ Bước 04 : Lắp ráp cơ cấu trên tôn.
+ Bước 05 : Hàn cơ cấu với cơ cấu, hàn tôn với cơ cấu
+ Bước 06 : Cẩu lật để hàn hoàn thiện.
+ Bước 07 : Xử lí biến dạng, lấy dấu lại phân đoạn.
+ Bước 08 : Kiểm tra nghiệm thu phân đoạn.
+ Bước 09 : Làm sạch và sơn
+ Bước 10 : Vận chuyển đến kho lưu trữ hoặc bãi lắp ráp
CÂU 18 : Yêu cầu đối với phân đoạn mạn sau khi chế tạo xong.
- Sai lệch của cơ cấu so với đườnglấy dấu : ± 2mm.
- Sai lệch theo phương chiều rộng : ±5mm
- Độ võng theo chiều dài ±3mm/ 1 m dài và không quá 20mm trên toàn bộ chiều dài.
- Độ võng theo chiều rộng ±2mm/ 1 m dài và không quá 15mm trên toàn bộ chiều rộng.
- Nẹp xê dịch khỏi đường lấy dấu : ± 2mm.
- Đầu và cuối nẹp xê dịch khỏi đường lấy dấu : ± 5mm.

- Độ lồi lõm cục bộ ≤ 5mm / chiều dài và chỗ lồi lõm 300-500mm.
- Sai số đường tâm so với đường lấy dấu : ± 2mm
CÂU 19 : Qui trình chung lắp ráp và hàn phân đoạn khối đáy tàu theo phương pháp lắp
ngửa.
- Phương án lắp ráp : Lắp ráp trên bệ cong, lấy bề mặt tôn đáy dưới làm chuẩn.
- Quy trình :
+ Rải tôn và hàn tôn bao đáy ngoài
+ Lấy dấu, cơ sở lấy dấu là đường tâm và đường lí thuyết của sườn giữa phân đoạn.
+ Đặt và hàn khung xương
+ Đặt tôn đáy trong lên phân đoạn và hàn với cơ cấu.
+ Đặt bệ máy, các chi tiết máy phụ lên tôn đáy trong ( nếu có)
+ Cẩu lật, hàn hoàn thiện mặt sau
+ Xử lí biến dạng, lấy dấu, làm sạch và sơn.
CÂU 20 : Qui trình chung lắp ráp và hàn phân đoạn khối đáy tàu theo phương pháp lắp
úp.
- Phương án lắp ráp : Lắp ráp trên bệ phẳng, lấy bề mặt tôn đáy trong làm chuẩn.
- Quy trình :
+ Rải tôn và hàn tôn bao đáy ngoài
+ Lấy dấu, cơ sở lấy dấu là đường tâm và đường lí thuyết của sườn giữa phân đoạn.
+ Đặt và hàn khung xương
+ Đặt tôn đáy ngoài lên phân đoạn và hàn với cơ cấu.
+ Cẩu lật, hàn hoàn thiện mặt sau.
+ Đặt bệ máy, các chi tiết máy phụ lên tôn đáy trong ( nếu có).
+ Xử lí biến dạng, lấy dấu, làm sạch và sơn.
CÂU 21 : Yêu cầu đối với phân đoạn khối đáy tàu sau khi chế tạo xong.
- Các khung xương dọc và ngang dịch chuyển so với đường lấy dấu : ± 2mm.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 7



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

- Khoảng cách các đà ngang đặc so với đường lí thuyết : ± 4mm.
- Độ không trùng nhau khi cơ cấu bị gián đoạn : 0,5 lần chiều dày cơ cấu.
- Độ không thẳng góc của cơ cấu : ±4mm/ cơ cấu cao 0,5m.
CÂU 22 : Các thiết bị dùng để lắp ráp tổng đoạn.
1. Đế kê
- Phân loại : đế kê dạng khung và dạng khối.
- Cấu tạo : gầm căn gỗ, nêm gỗ, gỗ đế kê, các đế bê tong.
- Yêu cầu : + chiều cao đế kê thỏa mãn điều kiện làm việc cho công nhân, h ≥ 0,8 m.
+ áp lực cho phép lên mặt đế kê bằng gỗ khoảng 5 kg/cm2
- Số lượng đế kê phụ thuộc vào đặc điểm kết cấu thân tàu, khối lượng phân tổng đoạn, sức chịu
đựng của gỗ.
2. Xe triền.
- Xe triền chủ yếu dùng để lắp ráp và vận chuyển các phân tổng đoạn tới nơi lắp ráp.
- Phân loại : xe triền và xe gong.
3. Khung giàn lắp ráp :
- Khung giàn lắp ráp có hình dạng như đương bao của tổng đoạn, được dùng khi đóng tàu cỡ
nhỏ và trung bình, các tổng đoạn vùng mũi.
CÂU 23 : Qui trình chung lắp ráp và hàn tổng đoạn, trong trường hợp dọc theo tổng
đoạn có một phân đoạn dáy, mạn, boong và vách.
- Đặt phân đoạn đáy, kiểm tra phân đoạn chuẩn sau đó cố định lại bằng thanh giằng.
- Đặ phân đoạn vách ngang vào vị trí đã lấy dấu trên phân đoạn đáy, kiểm tra, rà chân vách, cắt
lượng dư và cố định với đáy.
- Đặt, đính và kiểm tra phân đoạn mạn, rà, cố định các mối nối ngang với đáy tàu, mối nối dọc
với vách ngang.
- Đặt vách chắn, bệ máy,… bên trong tổng đoạn ( nếu có).
- Lắp các khung lắp ráp và cột chống tại mép tổng đoạn ( nếu cần).

- Đặt phân đoạn boong, kiểm tra, rà khớp và hàn đính.
- Ép các phân đoạn mạn với phân đoạn boong và với khung lắp ráp rồi hàn đính.
- Kiểm tra vị trí tất cả kết cấu của tổng đoạn, kiểm tra khe hở hàn và bàn giao để hàn chính
thức.
- Hàn các mối nối ngang giữa phân đoạn đáy, mạn và boong trước, sau đó hàn nối các mối nối
dọc với vách ngang.
- Đặt các chi tiết và thiết bị lên phân đoạn ( nếu có )
- Kiểm tra kết cấu tổng đoạn, so sánh với tất cả các bản vẽ của tổng đoạn
- Thử độ kín cho tổng đoạn.
CÂU 24 : Qui trình chung lắp ráp và hàn tổng đoạn, trong trong trường hợp dọc theo tổng
đoạn có nhiều hơn hoặc bằng 2 phân đoạn đáy, vách, mạn, boong.
- Đặt và kiểm tra phân đoạn đáy theo vị trí không gian, cắt lượng dư tại các mối lắp ráp, hàn
đính, kiểm tra lại và cố định lại phân đoạn.
- Hàn các mối nối lắp ráp giữa các phân đoạn đáy với nhau.
- Đặt các vách ngang, bệ máy, vách chắn và các bộ phận khác trong vùng mối nối lắp ráp trên
phân đoạn đáy, kiểm tra vị trí của chúng và hàn lại.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 8


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

-

Đặt các phân đoạn mạn, kiểm tra và rà các mối nối ngang của chúng với các phân đoạn và rà
các mối nối dọc giữa phân đoạn mạn với nhau, cắt lượng dư, hàn đính….
- Lắp các khung lắp ráp và cột chống tại mép tổng đoạn.
- Đặt các phân đoan boong, rà nối, kiểm tra và hàn đính các mối nối dọc, cố định các mối nối

ngang với các phân đoạn bằng mã răng lược.
- Hàn các mối nối dọc của phân đoạn mạn và boong.
- Hàn các mối nối ngang giữa phân đoạn đáy với mạn, mạn với boong.
- Đặt các thiết bị lên tổng đoạn ( nếu cần)
- Kiểm tra tổng đoạn
CÂU 25 : Qui trình chung lắp ráp và hàn tổng đoạn mũi.
- Phương áp lắp ráp : lắp ráp trên bề mặt bằng, lấy bề mặt tôn vách ( boong thì bệ công ) làm
chuẩn, lắp ráp từ chi tiết và cụm chi tiết.
- Quy trình lắp ráp :
+ rải tôn, cố đinh tôn với bệ, hàn nối tôn với nhau.
+ lấy dấu vị trí cơ cấu, đường bao trên tôn boong.
+Lắp ráp vách ngang
+ Lắp ráp xà ngang boong, lắp ráp các sàn đã được gia công sẵn.
+ lắp ráp sống boong chính, sống mũi.
+ đặt các khung sườn đã được gia công sẵn vào vị trí lấy dấu trên sống boong, sống mũi, hàn
đính.
+ lắp ráp sống dọc mạn, liên kết với sống vách, sống mũi bằng mã.
+ kiểm tra tư thế tổng đoạn lần cuối trước khi lắp ráp tôn bao.
+ Lắp ráp tôn bao.
+ Cẩu lật, hàn hoàn thiện.
+ thử kín và kiểm tra chất lượng đường hàn.
+ lấy dấu lại tổng đoạn, làm sạch và sơn.
CÂU 26 : Qui trình chung lắp ráp và hàn tổng đoạn đuôi.
CÂU 27 : Qui trình chung lắp ráp và hàn tổng đoạn thượng tầng, lầu.
- Đặt và cân bằng lại theo độ nghiêng ngang và nghiêng dọc của boong thuộc tầng 1.
- Theo vị trí lấy dấu trên tôn boong thượng tầng 1, đặt tang thứ 2, kiểm tra vị trí, tư thế, rà và
cắt lượng dư tại mép dưới của vách và thành tầng 2 theo tầng 1.
- Hàn đính thành ngoài tầng 2 với boong tầng 1, hàn từ giữa ra 2 mép, sau đó hàn đính các
vách trong và vách chắn.
- Hàn tầng 2 với tầng 1.

- Đặt các chi tiết phụ còn lại của tầng 2.
- Đặt và hàn các tầng còn lại của thượng tầng.
- Nắn sửa thượng tầng, thử độ kín, sơn và bọc cách nhiệt.
CÂU 28 : Các mặt phẳng cơ bản khi kiểm tra lắp ráp thân tàu trên triền.
- Mọi việc đo đạc được tính từ các mặt phẳng cơ sở là : dọc tâm, cơ bản và sườn giữa.
- Mặt phẳng dọc tâm trùng với mặt phẳng đối xứng của triền đà.
- Mặt phẳng cơ bản được lấy trên các cột chuẩn ở 2 bên triền đà.
CÂU 29 : Kiểm tra việc lắp đặt phân đoạn đáy trên triền khi đấu đà.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 9


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

-

Kiểm tra theo phương chiều dài : kiểm tra sự trùng hợp điểm giao của sườn giữa và 2 sườn
đầu và cuối phân đoạn, đường tâm vạch trên tôn bao với vạch tương ứng trên tấm thép ở nền
triền ( dùng quả dọi ).
- Kiểm tra theo nửa chiều rộng : kiểm tra sự trùng hợp đường tâm vạch trên tôn bao với vạch
tương ứng trên tấm thép ở nền triền ( dùng quả dọi ).
- Kiểm tra theo chiều cao : kiểm tra sự trùng hợp của đường cơ bản trên phân đoạn với vạch
tương ứng trên cột chuẩn ( dùng ống thủy bình )
- Kiểm tra độ nghiêng ngang : dùng ống thủy bình kiểm tra đường kiểm tra nằm ngang vạch
trên tôn bao có song song với mặt phẳng cơ bản hay không.
CÂU 30 : Kiểm tra việc lắp đặt phân đoạn vách trên triền khi đấu đà.
- Kiểm tra theo phương chiều dài : kiểm tra sự trùng hợp của mép dưới vách với đường sườn
tương ứng kẻ trên tôn đáy.

- Kiểm tra theo đường thẳng đứng : kiểm tra sự trùng hợp của mặt phẳng vách với mặt phẳng
sườn ( dùng rọi ).
- Kiểm tra theo nửa chiều rộng : kiểm tra sự trùng hợp đường tâm vạch trên tôn bao với vạch
tương ứng trên tấm thép ở nền triền ( dùng quả dọi ).
- Kiểm tra theo chiều cao : kiểm tra sự trùng hợp của đường cơ bản trên phân đoạn với vạch
tương ứng trên cột chuẩn ( dùng ống thủy bình )
CÂU 31 : Kiểm tra việc lắp đặt phân đoạn mạn trên triền khi đấu đà.
- Kiểm tra theo phương chiều dài : kiểm tra sự trùng hợp điểm giao của sườn giữa và 2 sườn
đầu và cuối phân đoạn mạn với đường tương ứng trên phân đoạn đáy.
- Kiểm tra theo nửa chiều rộng : kiểm tra đường boong trên và đường kiểm tra nằm ngang
vạch trên mạn với vị trí tương ứng trên nền triền ( dùng quả rọi ).
- Kiểm tra theo chiều cao : kiểm tra đường kiểm tra nằm ngang vạch trên tôn mạn tại sườn
biên với vạch tương ứng trên triền ( dùng ống thủy bình ).
CÂU 32 : Kiểm tra việc lắp đặt phân đoạn boong trên triền khi đấu đà.
- Kiểm tra theo phương chiều dài : kiểm tra sự trùng hợp của đường kiểm tra sườn ở giữa vạch
trên tôn boong và tôn mạn.
- Kiểm tra theo nửa chiều rộng : kiểm tra sự trùng hợp của đường mép mạn phân đoạn boong
và đường boong lí thuyết vạch trên phân đoạn mạn.
- Kiểm tra độ cong ngang : dùng ống thủy bình và dưỡng để kiểm tra hiệu số chiều cao boong
tại mặt phẳng dọc tâm và tại mạn.
CÂU 33 : Kiểm tra việc lắp đặt phân đoạn có sống mũi trên triền khi đấu đà.
- Kiểm tra dọc theo chiều dài, nửa chiều rộng và góc nghiêng : bằng cách thả rọi từ các điểm ở
mặt ngoài sống mũi xuống giao điểm của các vạch trên tấm thép ở nền triền.
- Kiểm tra theo chiều cao : so sánh chiều cao của vạch kiểm tra ở sống mũi tương úng với vạch
kiểm tra trên cột chuẩn ( dùng ống thủy bình ) .
CÂU 34 : Kiểm tra việc lắp đặt phân đoạn có sống đuôi vµ èng trô l¸i trên triền khi đấu đà.
- Kiểm tra dọc theo chiều dài, nửa chiều rộng và góc nghiêng : dùng quả dọi thả từ tâm lỗ gót
ki lái, từ giao điểm của đường tâm phân đoạn với sườn đuôi ngoài cùng lên tấn thép tương
ứng ở nền triền.
- Kiểm tra sự trùng nhau của 3 lỗ trục bánh lái : thả dọi theo đường trục bánh lái từ tâm lỗ trên

xuống dưới.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 10


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

-

Kiểm tra theo chiều cao : so sánh chiều cao của mép trên gót lái với vạch tương ứng trên cột
chuẩn ( dùng ống thủy bình ).
CÂU 35 : Kiểm tra việc lắp đặt bệ máy trên triền khi đấu đà.
- Đường chuẩn dùng để kiểm tra : đường dây căng tâm trục chong chóng, các đường lí thuyết
sườn trên tôn đáy trong.
- Kiểm tra theo phương nửa chiều rộng : thả dọi từ đường dây căng tâm xuống trục dọc của bệ
vạch trên cơ cấu ngang của bên, sai số : ± 5mm.
- Kiểm tra theo phương chiều cao : đo khoảng cách từ dây căng tâm tới mặt tựa của bệ, có xét
đến lượng dư gia công và dung sai : ±(3 -10 )mm.
- Kiểm tra theo phương chiều dài : thả dọi từ cơ cấu ngang của bệ xuống đường sườn trên tôn
đáy trong, sai số nhỏ hơn 0,5 lần chiều dày cơ cấu.
CÂU 36 : Kiểm tra thân tàu trên triền trong và sau khi đấu đà xong.
1. Các trường hợp phải kiểm tra vị trí thân tàu trên triền.
- Trong quá trình lắp ráp và hàn phân đoạn.
- Sau khi hàn phân đoạn xong.
- Trước khi lắp đặt, chuẩn bị hàn, sau khi hàn xong các bệ máy chính và hệ trục, ống bao trục
chong chóng.
- Trước và sau khi thử kín của thân tàu bằng cách cho nước vào các khoang két.
2. Kiểm tra thân tàu

- Kiểm tra độ thẳng ( độ nằm ngang ) của đường cơ bản : so sang chiều cao tại các vị trí khác
nhau dọc theo chiều dài tàu tại các điểm đã lấy dấu bằng con chạy của thước chuẩn hay ống
thủy bình.
- Kiểm tra theo nửa chiều rộng : thả dọi từ giao điểm của sống chính với đà ngang đáy xuống
đường dọc tâm kẻ trên các tấm thép trên nền triền.
- Kiểm tra độ nghiêng ngang : so sánh chiều cao của những đường kiểm tra nằm ngang trên tôn
bảo của cả 2 mạn dọc theo chiều dài tàu, dùng ống thủy bình để kiểm tra.
CÂU 37 : Nguyên tắc chung khi lắp ráp thân tàu từ các tổng đoạn.
CÂU 38 : Qui trình chung lắp ráp và hàn thân tàu trên triên từ các tổng đoạn.
- Đặt tổng đoạn gốc
- Đặt các tổng đoạn tiếp theo : tổng đoạn được cẩu vào gần sát tổng đoạn gốc, cách gốc khoảng
100mm, điểu chỉnh tư thế, vạch và cắt lượng dư ( nếu có ). Căn chỉnh và hàn đính.
- Hàn nối các tổng đoạn trên triền :
+ Hàn nối tôn bao ở mặt trong, tôn boong ở mặt ngoài.
+ Tẩy mép hàn phía đối diện và hàn lại.
+ Hàn boong phụ, đáy đôi ( nếu có ).
+ Hàn nối cơ cấu dọc của 2 tổng đoạn với nhau, hàn mép tự do trước, bản thành sau.
+ Hàn cơ cấu dọc còn lại với tôn bao.
+ Hàn đoạn hàn còn lại.
+ Phương pháp hàn : Hàn hồ quang tay hoặc bán tự động, thợ hàn bậc từ 4/7 trở nên.
- Lắp ráp cabin, thượng tầng, boong dâng….

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 11


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

CÂU 39 : Qui trình chung hàn đấu nối 2 tổng đoạn kề nhau trên triền. Áp dụng viết qui trình

hàn đấu 2 tổng đoạn như hình vẽ.
- Hàn nối các tổng đoạn trên triền :
+ Hàn nối tôn bao ở mặt trong, tôn boong ở mặt ngoài.
+ Tẩy mép hàn phía đối diện và hàn lại.
+ Hàn boong phụ, đáy đôi ( nếu có ).
+ Hàn nối cơ cấu dọc của 2 tổng đoạn với nhau, hàn mép tự do trước, bản thành sau.
+ Hàn cơ cấu dọc còn lại với tôn bao.
+ Hàn đoạn hàn còn lại.
+ Phương pháp hàn : Hàn hồ quang tay hoặc bán tự động, thợ hàn bậc từ 4/7 trở nên.

CÂU 40 : Nguyên tắc chung khi lắp ráp thân tàu từ các phân, tổng đoạn.
- Thân tàu được hình thành theo chiều cao nhanh hơn là về phía đuôi và mũi tàu.
- Các phân đoạn được hàn đối xứng qua dọc tâm và qua phân đoạn chuẩn.
- Khi hàn các nối nối lắp ráp nên sử dụng nhiều công nhân hàn cùng 1 lúc, bố trí đều, đối xứng
qua trục đối xứng của mối nối lắp ráp.
- Công việc lắp ráp có thể không cần đi trước công việc hàn quá 1 tới 2 phân đoạn dọc theo
chiều dài tàu.
CÂU 41 : Quá trình hình thành thân tàu trên triền từ các phân, tổng đoạn theo phương pháp
hình tháp.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 12


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

-

Thân tàu được hình thành trên triền bắt đầu từ lắp ráp và hàn hình tháp đầu tiên, thường là

khu vực giữa tàu. Sau đó đưa dần các phân đoạn đến lắp ráp thành các hình tháp tiếp theo.
- Lắp và hàn các phân đoạn đáy chuẩn : đặt, kiểm tra vị trí, tư thế của phân đoạn đáy chuẩn.
Định vị phân đoạn bằng tăng đơ và tai sắt đã được chon bằng bê tông ở nền triền.
- Đặt các phân đoạn đáy tiếp theo : kiểm tra vị trí, ra toàn bộ chu vi của nối mối lắp ráp với
phân đoạn chuẩn, chuẩn bị mép hàn theo yêu cầu. Kéo phân đoạn sát với phân đoạn chuẩn,
kiểm tra vị trí, hàn đính với phân đoạn chuẩn. Hàn mối nối lắp ráp. Đặt và hàn chi tiết phụ
trong vùng mối nối lắp ráp đó.
- Đặt các phân đoạn vách ngang : kiểm tra vị trí, cố định bằng các thanh giằng và tăng đơ với
phân đoạn đáy. Vạch và cắt lượng dư tại mép dưới, chuẩn bị mép hàn. Hạ sát vách với tôn
đáy trong và hàn đính. Lắp các vách dọc tiến hành tương tự.
- Lắp ráp phân đoạn mạn : kiểm tra, cố định với đáy, vách ngang, vạch và cắt lượng dư tại mép
nối, chuẩn bị mép hàn và hàn đính. Vạch và cắt lượng dư tại vị trí nối giữa 2 phân đoạn mạn,
chuẩn bị mép hàn, hàn mối nối dọc….
- Lắp ráp và hàn phân đoạn boong :tiến hành lắp ráp sau khi đã lắp ráp xong phần dưới và sau
khi đã đặt các cột chống, các máy móc, thiết bị phía dưới….
- Đặt và hàn các chi tiết phụ trong vùng mối nối giữa các phân đoạn.
- Đặt, lắp và hàn các phân đoạn vùng mũi và đuôi tàu.
- Đặt và lắp ráp tổng đoạn thượng tầng lên boong tàu.
CÂU 42 : Quá trình hình thành thân tàu trên triền từ các phân, tổng đoạn theo phương pháp
hình đảo.
- Theo phương pháp này, cùng một lúc lắp ráp 2,3 đến 4 khu vực theo chiều dài tàu, tại mỗi
khu vực lắp ráp theo phương pháp hình tháp.
- Khi lựa chọn phương pháp này, có 2 cách để hình thành tàu trên triền :
+ Đẩy các bộ phận thân tàu ngược chiều nhau trên các xe triền hoặc cho 1 hòn đảo chạy
xuống một hòn đảo khác khi lắp ráp trên triền.
+ Dùng các phân đoạn đệm
CÂU 43 : Các phương pháp kiểm tra kín nước và kiểm tra chất lượng mối hàn trong đóng
mới.
1. Kiểm tra bằng mắt thường :
- Kiểm tra bằng mắt thường nhằm mục đích kiểm tra các khuyết tật bên ngoài đường hàn. Việc

kiểm tra có thể tiến hành nhanh chóng bởi người thợ hàn, đốc công, kĩ sư phụ trách công việc
kiểm tra hàn.
- Các hạng mục kiểm tra :
+ kích thước chân mối hàn góc.
+ kiểm tra cháy chân và chờm phủ.
+ rỗ hoặc lỗ rỗng.
+ nứt trên bề mặt đường hàn.
+kiểm tra phần gia cường của mối hàn.
+ kiểm tra biến dạng không đều của đường hàn, bề rộng đường hàn
+ kiểm tra chiều dài hiệu dụng đường hàn.
2. Phương pháp thẩm thấu : dùng hỗn hợp dầu và chất thẩm thấu.
3. Phương pháp phát quang.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 13


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

4. Phương pháp thử áp lực : gồm thử vòi rồng, áp lực khí, thử thủy lực,thử bằng nước nén áp
suất cao.
5. Phương pháp thử bằng phấn.
6. Phương pháp thử chân không.
7. Phương pháp thử từ tính.
8. Phương pháp thử bằng tia X.
9. Kiểm tra siêu âm.
CÂU 44 : Sơn và trang trí trên tàu.
- Hiệu quả của sơn được quyết định chủ yêu bởi kết quả xử lí bề mặt trước khi sơn, bởi vậy, tốt
nhất nên quan tâm tìm hiểu cách tiến hành sơn của nhà máy : chuẩn bị bề mặt sơn, lựa chọn

sơn theo yêu cầu riêng của vùng được sơn, qiu trình sơn, số lớp sơn, chiều dày sơn và thời
gian sơn…
- Toàn bộ mặt trong của két dằn nước biển phải được sơn phủ.Sơn phải dùng là loiaj sơn epôxi
hoặc là loại vừa có độ bền lâu vừa có khả năng chịu mài mòn.
- Sau khi kiểm tra chất lượng đường hàn và thử kín cho các tổng đoạn cũng như toàn bộ vỏ tàu
cùng các khoang két, ta phải làm sạch chúng, rồi tiến hành sơn. Có 3 lớp sơn chính là sơn
chống hỉ, sơn chống hà và sơn trang trí.
- Không để bụi, dầu mỡ hoặc nước bẩn bắn vào bề mặt sơn còn ướt.
- Phải đảm bảo an toàn trong quá trình sơn, tránh các nguồn lửa, thực hiện thông gió...
- Điều kiện sơn : độ ẩm không khí không quá 88% . Nhiệt độ bề mặt tôn thép cao hơn điểm
sương tối thiểu 30C để tránh trường hợp bị cháy , nổ …
-

Sau khi sơn xong, tiến hành lắp các đường dây điện, trang trí nội thất cho các phòng,
kho…như ốp lát, ốp cách nhiệt, lắp đặt các thiết bị sinh hoạt trong phòng.
CÂU 45 : Trình bày phương pháp hạ thuỷ dọc tàu trên đà trượt - máng trượt.
1. Nguyên lí đưa tàu xuống nước
- Khái niệm : là phương pháp đưa tàu xuống nước theo chiều dọc tàu, thường đuôi tàu xuống
trước.
- Đây là phương pháp hạ thủy phổ biến hiện nay, tàu được lắp ráp trên triền nghiêng.
- Trước khi hạ thủy, tàu được cố định với máng trượt, các máng trượt nằm trên các đà trượt,
giữa máng trượt và đà trượt có các lớp mỡ bôi trơn.
- Tàu được đưa xuống nước nhờ máng trượt trượt trên các đà trượt dưới tác dụng của trọng
lượng bản thân.

Trong đó: G trọng tâm của phần hạ thuỷ.
Q trọng lượng hạ thuỷ.
P1 Lực tác dụng lên mặt triền
P2 Lực trượt


ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 14


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

Ta suy ra:

P1 = Q.cos

P2 = Q.sin
Điều kiện cần thiết để tàu có thể tự trượt được (có thể hạ thuỷ được) là tỷ số giữa P2 trên P1 phải
lớn hơn hệ số ma sát , tức là:
P2/P1 = tg  
Hệ số ma sát của thiết bị hạ thuỷ (đà trượt, máng trượt bằng gỗ) nằm trong khoảng : 0,04 
0,08.
Fms = f.P. cos
2. Nội dung
a. Thiết bị hạ thủy : đà trượt, máng trượt, đế kê….
- Chiều dài đường triền thường từ 100  300 m, gồm 2 phần : phần trên cạn và phần ngâm
nước.
- Các thông số chủ yếu của triền là : độ nghiêng của triền, hình dáng mặt triền, số đường triền,
chiều dài phần ngâm nước, chiều sâu tại mút triền.
- Số đường trượt phụ thuộc vào loại triền, thiết bị hạ thủy, số lượng từ 1, 2, 3 hoặc 4. Thông
thường số đường trượt là 2. Nếu hạ thủy trên 1 đường trượt thì toàn bộ phản lực từ đà trượt
sẽ tác dụng lên khu vực sống chính, điều này không có lợi cho tàu. Nếu hạ thủy có 3 đường
trượt thì trọng lượng hạ thủy sẽ tập trung chủ yếu lên đà trượt giữa, còn 2 đà trượt 2 bên chỉ
có tác dụng làm ổn định tàu trong quá trình hạ thủy. Hạ thủy tàu trên 4 đường trượt chỉ áp
dụng cho tàu chiến lớn hoặc tàu biển cỡ lớn.

- Độ nghiêng của triền phụ thuộc vào kích thước của con tàu hạ thủy, độ nghiêng phải đảm bảo
thắng được lực ma sát và tàu phải vượt qua khỏi mút cuối khi hạ thủy. Độ nghiêng của triền
thường trong khoảng từ 1/14 đến 1/30.
- Chiều rộng của đà trượt và máng trượt được tính chọn theo áp lực cho phép trên 1 đơn vị diện
tích đà trượt của gỗ. Chiều dài đà trượt phải đảm báo sao cho điểm bắt đầu hạ thủy đuôi tàu
phải cách mặt nước 1,2-1,5 m theo phương thẳng đứng.
b. Các yêu cầu bố trí tàu trên triền
- Chiều cao tàu trên triền : ≥ 0,8 m.
- Điều kiện thao tác, lắp ráp các thiết bị hạ thủy.
- Đảm bảo chiều cao từ đà trượt đến đáy tàu phải lớn hơn chiều cao máng trượt + 300.
- Khoảng cách từ cuối đáy tàu tới mặt nước phải bằng 1,2-1,5 m.
- Triền dọc được bố trí vuông góc với bờ sông, chiều rộng lòng sông tối thiểu tại nơi đặt triền
dọc là 2,5 L.
3. Ưu khuyết điểm
a. Ưu điểm:
- Phạm vi sử dụng rộng rãi.
- Thiết bị cơ giới rất ít.
- Kết cấu xây dựng đơn giản, đầu tư xây dựng ít.
- Bảo dưỡng tiện lợi.
b. Khuyết điểm:
- Thời gian chuẩn bị hạ thủy dài.
- Kỹ thuật thao tác hạ thủy tương đối phức tạp.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 15


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2


- Áp lực giá đỡ ở mũi sinh ra trong quá trình hạ thủy không có lợi cho tàu sông có độ bền dọc
tương đối yếu.
- Phải có vùng nước rộng rãi
4. Phạm vi áp dụng
- Đều thích hợp dùng cho tất cả loại hình tàu với các loạitrọng lượng hạ thủy, đồngthời kinh
nghiệm sử dụng tương đối thành thục, là mộtloại phương pháp hạ thủy hiện nay được dùng
nhiều nhất.
- Chiều rộng vùng nước ở khu vực nhà máy phải trên 2,5 lần chiều dài tàu lớn nhất. Với vùng
thượng du,do chênh lệch mực nước sông rất lớn, nói chung không nên dùng.
CÂU 46 : Trình bày phương pháp hạ thuỷ ngang tàu trên đà trượt - máng trượt.
1. Phạm vi áp dụng : Thường áp dụng cho tàu nhỏ và trung bình, khu vực lòng sông hẹp theo chiều
rộng, chiều rộng lòng sông tối thiểu để hạ thủy là 4B.
2. Đặc điểm
- Số lượng đường trượt nhiều, chiều dài ngắn, góc nghiêng tương đối lớn, các đường trượt song
song với nhau, có độ nghiêng như nhau. Chiều dài đường trượt từ 20-50 m
- Ưu điểm : Thân tàu trong quá trình lắp ráp luôn ở tư thế bằng, thuận lợi cho việc đấu lắp thân
tàu trên triền. Quãng đường dịch chuyển tàu trong quá trình hạ thủy ngắn. Vốn đầu tư cơ bản
ít. Diện tích bề mặt triền và vùng sông hạ thủy không cần rộng. Gía thành căn kê thấp, sử
dụng bề mặt triền 1 cách tối đa.
- Nhược điểm : Khó khăn cho việc bố trí các thiết bị vận chuyển, nâng đỡ ở phía bờ sông trong
việc lắp ráp, hình thành thân tàu trên triền, mức độ an toàn trong quá trình hạ thủy không cao.
3. Các phương pháp hạ thủy ngang
- Tàu được lắp ráp trên triền nghiêng, sau khi hoàn chỉnh các công việc trên tàu, ta đưa máng
trượt vào, giữa đà trượt và máng trượt có lớp mỡ bôi trươn, cố định máng trượt với đà trượt
và cố định với tàu. Sau đó tiến hành hạ thủy.
- Trước khi hạ thủy, tàu được đưa lên xe triền. Tại mặt triền nằm ngang, ta cho tàu và xe triền
di chuyển theo chiều ngang của triền, sau đó cho xe vào và tàu di chuyển đến vùng nghiêng
của triền, cuối cùng là cho tàu trượt trên đà trượt và máng trượt xuống nước.
- Tàu được đặt trên xe triền để di chuyển đến vị trí trước khi hạ thủy, sau đó chuyển tàu lên 1
xe triền khác chạy theo chiều ngang đến gần đà trượt. Đặt tàu lên đà trượt và tiến hành giai

đoạn hạ thủy.
- Tàu được đưa đến nơi hạ thủy bằng bàn cân bằng, trên bàn cân bằng có đà trượt. Nhờ thiết bị
kích thủy lực ta quya bàn cân bằng sao cho mặt bàn cân bằng trùng với đường hạ thủy của
triền. Sau đó cho tàu trượt xuống đà trượt, khi đó giai đoạn hạ thủy bắt đầu.
CÂU 47 : Trình bày phương pháp hạ thuỷ tàu nhờ âu tàu; ụ nổi.
1. Nguyên lí đưa tàu xuống nước
- Ụ nổi tàu bản thân là một loại công trình có thể nổi lên và chìm xuống.
- Khi hạ thủy , từ triền đà, tàu di chuyển đến ụ nổi,sao cho trọng tâm của tàu đặt đúng với vị trí
thẳng đứng của ụ nổi, sau khi cố định xong thì kéo ụ nổi đến vũng đánh chìm (nếu độ sâu của
nước đủ thì không cần làm thêm vũng đánh chìm), bơm nước vào trong khoang ụ, làm cho ụ
chìm xuống,con tàu sẽ tự nhiên nổi lên.
2. Nội dung
- Thiết bị hạ thủy bao gồm : Ụ nổi, căn kê, vũng đánh chìm ụ ( nếu có )…….

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 16


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

3. Ưu nhược điểm
a. Ưu điểm:
1. Sử dụng cơ động, linh hoạt, một ụ nổi có thể cho nhiều nhà máy sử dụng.
2. Đầu tư xây dựng ít hơn so với ụ khô cùng kích cỡ.
b. Khuyết điểm:
1. Nhiều thiết bị cơ giới, lượng duy tu bảo dưỡng lớn.
2. Nều không đủ độ sâu nước để đánh chìm ụ thì phải đào vũng chuyên dùng để đánh chìm , hạn
chế phạm vi sử dụng.
4. Phạm vi áp dụng

- ít dùng trong đóng mới do khó đảm bảo độ ổn định trong quá trình đấu lắp thân tàu.
CÂU 48 : Trình bày phương pháp hạ thuỷ ngang nhờ xe triền.
1. Nguyên lí đưa tàu xuống nước : dùng xe triền đưa tàu xuống nước.
2. Nội dung
a. Thiết bị hạ thủy : các xe triền, đế kê, đường ray, tời….
b. Bố trí : xe triền nằm trên các đường ray, tàu nằm trên các đế kê kê trên mặt xe triền. Số lượng
đường ray thường tương đối lớn.
c. Đặc điểm
- Tàu được đóng trên các triền ngang hoặc triền dọc
- Trước khi hạ thủy, tàu được đưa lên và cố định với xe triền.
- Trong quá trình hạ thủy, cả tàu và xe triền được di chuyển trên các đường ray nhờ hệ thống
tời kéo cùng tốc độ.
3. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm : công tác chuẩn bị hạ thủy nhanh, an toàn, ít xảy ra hiên tượng lật, tính ổn định của
tàu trong quá trình hạ thủy tốt hơn so với hạ thủy ngang trên đà trượt.
- Nhược điểm : đầu tư ban đầu lớn hơn so với đà trượt, chỉ hạ thủy tàu cỡ trung và nhỏ.
CÂU 49 : Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hạ thuỷ tàu trên đà trượt - máng trượt.
1. Ảnh hưởng của mực nước và khu vực hạ thủy
- Chiều rộng khu vực hạ thủy : đối với hạ thủy dọc là lớn hơn 2,5 lần chiều dài tàu, với hạ thủy
ngang thì lớn hơn 4 lần chiều rộng tàu.
- Chiều sâu vùng hạ thủy từ 2-2,5 lần chiều chìm tàu.
2. Ảnh hưởng của gió và dòng chảy
- Hạ thủy được tiến hành khi gió dưới cấp 5.
- Cần có biện pháp giảm vận tốc dòng chảy khi dòng chảy quá mạnh.
3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác như : bố trí thiết bị hãm, sụt lún đường đà trượt, máng trượt, thiết
bị hạ thủy , tính toán hạ thủy, tiến độ và các sự kiện….
CÂU 50 : Nêu cấu tạo và cách xác định kích thước của đà trượt.
1. Cấu tạo
- Cấu tạo của đà trượt bao gồm 2 lớp : lớp bê tông ở phía dưới và lớp gỗ ở phía trên.
- Lớp gỗ ở phía trên có tiết diện 200x200 hoặc 300x300, được ghép với nhau bởi các bu lông,

chiều dài đoạn gỗ từ (5-8) m.
- Má đỡ trượt có thể được bố trí trên đà trượt.
2. Cách xác định kích thước
- Chiều dài toàn bộ của đà trượt được chọn phụ thuộc vào chiều dài của triền.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 17


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

-

Chiều rộng đà trượt b xác định theo công thức sau :
b = k.W/(n.l.ps)
Trong đó :
- k : hệ số để ý đến sự không đều của trọng lượng hạ thủy tác dụng lên đà trượt.
- W : trọng lượng hạ thủy.
- n : số đường đà trượt.
- l : tổng chiều dài của các máng trượt, l =80%L.
- Ps : áp lực cho phép tác dụn lên 1 đơn vị diện tích đà trượt, bằng áp lực cho phép tác dụng lên
gỗ làm đà trượt.
CÂU 51 : Nêu cấu tạo của máng trượt và cách liên kết giữa các máng trượt với nhau.
1. Cấu tạo
- Cấu tạo từ gỗ, tiết diện 200x200 hoặc 300x300.
- Chiều dài máng trượt bằng khoảng 80% chiều dài đà trượt.
- Máng trượt được chế tạo theo từng đoạn, hai đầu máng được lượn tròn, chiều dài từ 4-8 m.
2. Cách liên kết giữa các máng trượt
- Có 2 dạng liên kết là dùng liên kết mềm (tăng đơ, dây xích, dây cáp..) và mối nối cứng ( dùng

tấm thép và bu lông…)
CÂU 52 : Nội dung các phương pháp giữ tàu trên đà trượt.
1. Cách liên kết giữa các máng trượt
- Là phương pháp đơn giản nhất, thiết bị giữ tàu là dây, một đầu dây buộc vào vòng sắt ở đầu
máng, đầu kia buộc với cột sắt cố định trên mặt triền, trên dây có khóa chốt.
- Khi hạ thủy, ta giật đồng thời chốt trên 2 dây, tàu lao tự do xuống nước nhờ trọng lượng bản
thân.
- Áp dụng hạ thủy cho tàu sông, tảu nhỏ chạy ven biển.
2. Phương pháp buộc dây với đà trượt
- Dùng dây buộc đầu máng trượt vào đà trượt.
- Khi có lệnh hạ thủy, ta đánh tuột nêm ra là tàu sẽ tự trượt trên đà trượt xuống nước.
- Áp dụng : dùng cho tàu nhỏ.
3. Phương pháp cột chống.
- Dùng cột chống đầu bịt sắt, chống 2 bên mạn tàu về phía mũi.
- Kích thước của cột tính chọn theo trọng lượng hạ thủy.
- Áp dụng cho tàu cỡ nhỏ.
4. Thiết bị giữ kiểu móc trượt gỗ bằng tay.
- Thiết bị bao gồm : móc sắt, tấm thép gia cường, các bu lông giữ hộp gỗ với đà trượt.
- Áp dụng : cho tàu nhỏ và trung bình hạ thủy bằng đà trượt máng trượt.
5. Phương pháp kiểu đòn bẩy.
- Cấu tạo bao gồm : đòn bẩy, tấm gắn với máng trượt, đòn bẩy hãm, trọng vật, chốt nhả, chân
chống, thùng dằn.
6. Thiết bị hãm cơ giới
- Tàu được giữ trên đà trượt nhờ một thanh chống.
- Thiết bị đơn giản, trọng lượng nhỏ, kích thước bé.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 18



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

-

Khi có lệnh hạ thủy, ta chỉ việc tháo bỏ đầu dây với triền và lập tức đòn chống khác sẽ quay
và theo lực đẩy của tàu, đòn chống trên cùng sẽ quay úp xuống, khi đó tàu sẽ tự trượt xuống
nước nhờ trọng lượng bản thân.
CÂU 53 : Các phương pháp hạn chế chuyển động của tàu khi hạ thuỷ trên đà trượt máng trượt.
1. Nhóm thiết bị sử dụng sức cản ma sát
a. Thiết bị hãm bằng neo : phương pháp ném mỏ neo khi hạ thủy.
- Nội dung : Mỏ neo được treo 2 bên mạn vùng giữa tàu bằng dây chão, dây được chém đứt khi
ném neo. Mỏ neo được ném xuống đúng thời điểm khi vị trí treo neo vừa ra khỏi mép dưới
cùng của triền.
- Trọng lượng neo được chọn phụ thuộc vào trọng lượng tàu, khoảng cách cần hãm tàu.
- Có thể sử dụng thêm neo lái đễ hỗ trợ.
b. Thiết bị hãm bằng trọng vật nặng.
- Dùng các vật nặng, nối với nhau bằng dây cáp và đặt trước ở trên mặt triền dọc theo 2 bên
mạn tàu.
- Để tăng sức cản, có thể rải thêm 1 lớp cát hoặc lớp xỉ dọc theo đường di chuyể của trọng vật.
2. Nhóm thiết bị sử dụng sức cản nước.
a. Sử dụng các lá chắn.
b. Sử dụng phao
CÂU 54 : Các sự cố có thể xẩy ra trong quá trình hạ thuỷ trên đà trượt máng trượt và cách
khắc phục.
1. Trường hợp tàu không trượt xuống sau khi đã tháo bỏ các thiết bị giữ tàu.
a. Nguyên nhân
- Độ dốc của triền không đảm bảo.
- Lớp mỡ bôi trơn không đạt yêu cầu.
- Bề mặt đà trượt không phẳng.

b. Khắc phục
- Sử dụng búa gõ nhẹ lên 2 đầu của đà trượt để tạo rung.
- Sử dụng kích 2 đầu máng trượt phía mũi.
- Dùng tời kéo ngược tàu lên 1 đoạn nhỏ.
- Sử dụng tàu kéo phía ngoài sông để kéo tàu xuống.
2. Trường hợp tàu bị dừng ở giữa triền.
a. Nguyên nhân
- Đà trượt bị cong.
- Do nền đất đỡ đà trượt không đồng đều, gây võng đà trượt.
- Bề mặt đà trượt- máng trượt không bằng phẳng.
b. Khắc phục
- Dùng kích kích đà trượt lên rồi kê lại đà trượt cho phẳng.
- Sử dụng tời kéo tàu lên 1 đoạn rồi bôi trơn lại lớp mỡ.
- Sử dụng tàu kéo phía ngoài sông để kéo tàu xuống.
3. Trường hợp tàu dừng ở cuối triền
a. Nguyên nhân
- Do độ dốc của đường triền nhỏ.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 19


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI A2

- Do sử dụng thiết bị hạn chế chuyển động của tàu không hợp lí.
b. Khắc phục : Sử dụng tàu kéo phía ngoài sông để kéo tàu xuống.
4. Tàu bị nghiêng lệch khi đang chuyển động trên đà trượt.
a. Nguyên nhân
- Do sự kê kích đà trượt 2 bên không đều.

- Do tàu chuyển động quá nhanh làm máng trượt bị chệch khỏi đường đà trượt.
b. Khắc phục : kiểm tra cẩn thận trước khi hạ thủy.
5. Tàu mất ổn định khi xuống nước.
CÂU 55 : Công tác chuẩn bị trước khi hạ thuỷ tàu trên đà trượt - máng trượt.
1. Chuẩn bị đối với tàu
c. Chỉ được phép hạ thủy tàu khi các phần ngâm nước đã hoàn chỉnh và thử kín, vì vậy trước
khi hạ thủy phải kiểm tra từ mép boong trở xuống.
d. Kiểm tra toàn bộ các van thông song, biển, đóng kín các van, các đường ống chưa được nối
khi trước hạ thủy.
e. Sơn chống gỉ, chống hà toàn bộ phần ngâm nước.
f. Chuyển toàn bộ neo, xích neo lên tàu và đảm bảo chúng hoạt động được.
g. Cố định bánh lái, chong chóng.
h. Cố định các trang thiết bị, vật nặng trên boong, bên trong tàu.
2. Chuẩn bị đối với triền
i. Tháo bỏ toàn bộ dàn lắp ráp, những đế kê không cần thiết trên mặt triền.
j. Dọn vệ sinh bề mặt triền.
k. Kiểm tra các đế kê, các căn.
l. Kiểm tra hệ thống đà trượt, máng trượt.
m. Kiểm tra lớp mỡ bôi trơn.
n. Sử dụng những tín hiệu hạn chế đi lại trong vùng hạ thủy.
CÂU 56 : Nêu các bước chính của quá trình hạ thuỷ tàu trên đà trượt, máng trượt.
1. Kê kích tàu sao cho khoảng cách từ đáy tàu đến bề mặt đà trượt bằng chiều dày máng trượt cộng
300mm.
2. Lắp ráp các máng trượt vào than tàu và cố định chúng.
3. Bôi các lớp mõ bôi trơn lên đà trượt, máng trượt.
4. Tháo các đế kê tàu và các đế kê bên dưới đáy tàu để cho tàu và máng trượt nằm trên đà trượt.
5. Kiểm tra lại tư thế tàu.
6. Kiểm tra toàn bộ bề mặt triền lần cuối.
7. Chỉ huy phát lệnh hạ thủy.
 Yêu cầu đối với mỡ bôi trơn

o. Lớp mỡ phải đồng đều, không bị vón cục.
p. ở nhiệt độ (60-100)0C, mỡ phải nhỏ giọt được.
q. nồng độ Na0H trong mỡ nhỏ hơn 0,2% , các tạp chất dưới 0,6%.
r. Nước chỉ chiếm từ 1-4 %.
s. Phải nấu mỡ trước khi đổ lên trên đà trượt.

ĐÀO MẠNH HƯNG

Page 20



×