Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hướng dẫn lái xe ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.01 KB, 7 trang )

DẠY LÁI XE
Sử dụng không đúng rất dễ làm hư hại hộp số và có thể dẫn đến gây tai nạn.
Có một vị trí khá đặc biệt trên hộp số xe mà không phải ai cũng quan tâm và biết
sử dụng hợp lý: vị trí N đối với xe số tự động và số 0 đối với xe số tay, mà chúng
ta quen gọi là "mo".
Về mặt cơ bản, nếu sử dụng sai, nó có thể gây hao tổn nhiên liệu, và về lâu dài sẽ
làm hư hỏng hộp số nhanh hơn và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn.
N viết tắt từ "neutral", có nghĩa là vị trí số 0. Khi để ở vị trí này động cơ xe chạy
không tải (hoạt động nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí N
(hay số 0) trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe
gặp sự cố.
Tuy nhiên, trong các tình huống phổ biến sau bạn cần hiểu rõ hơn về "số 0 rắc
rối":
1. Khi khởi động xe: Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 khi
khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí
N (kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là ở vị trí P (parking).
2. Khi dừng xe trong khoảng thời gian từ 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ):
Đối với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất
nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi.
Một số người lái có thói quen khi dừng đèn đỏ, với xe số tự động vẫn để số D và
đạp phanh, hoặc ở một số lớp dạy lái xe vẫn dạy để số 1 và đạp côn khi dừng chờ
đèn đỏ - cách làm này sẽ làm hư hại hộp số, hao tốn nhiên liệu và cũng mỏi chân.
3. Khi xe đang chạy: Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác. Với xe
số tự động bạn chỉ cần để số D (drive) mà chạy thì với xe số sàn bạn thường phải
chuyển số cho phù hợp với vận tốc và đoạn đường đang chạy, về số N rồi mới
sang số khác là bài học căn bản.
4. Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N, số 0: Đó là khi xe đang
xuống dốc.Nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên việc về "mo" kết
hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu (động cơ không tốn sức kéo
mà lợi dụng dốc để chạy). Cách sử dụng này không đúng về kỹ thuật, rất nguy
hiểm và cũng không tiết kiệm là bao.


Trong một chuyến off-road của câu lạc bộ Phụ nữ Xe hơi các thành viên đã từng
chia sẻ kinh nghiệm này và được kỹ thuật viên cảnh báo: Về số N trong khi
xuống dốc là tự sát, bởi khi đó số N ngắt truyền động giữa động cơ và bánh xe,
khi xuống dốc, bánh xe nhờ quán tính còn lao nhanh hơn khi có động cơ làm chủ
khiến bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chóng mòn và
hư.
Và thật nguy hiểm nếu lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ


không có khả năng kiểm soát được. Vì vậy khi xuống dốc, hãy cài số 2 hoặc 3,
thậm chí số 1 tùy theo độ dốc.
Và hãy nhớ, số mo rất "hợp cạ" với phanh (thắng). Khi sử dụng số mo, nhìn
chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh.
Trên đây là bài học lái xe ô tô cơ bản về sử dụng số.
(Số sàn hay số tay) là ưu tiên lựa chọn hàng đầu với những người mới tập lái và
những người đam mê cảm giác làm chủ. Nhưng khác với việc học lái xe ô tô số
tự động, người lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục và bên dưới là một số
kinh nghiệm để lái xe số sàn an toàn, đỡ mệt và cách giúp tiết kiệm nhiên liệu.
Hướng dẫn 1: Khi lái xe số sàn nên chuyển về số 0 khi khởi động
- Lái xe số sàn, trước khi bật khoá khởi động cần lưu ý, cần số phải được chuyển
về số 0 (vị trí trung gian) và côn được nhả hoàn toàn.
- Trong tình huống khởi động xe số sàn vào buổi sáng thì nên để cho động cơ nổ
ở chế độ chờ từ 1 phút đến 2 phút. Lý do là sau thời gian lâu không chạy, một
lượng lớn dầu xe sẽ lắng xuống phía dưới động cơ nên hệ thống xi lanh và buồng
đốt gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, nếu bạn cho xe chạy
ngay khi đề máy sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và nhanh hỏng.
- Đối với xe ô tô số sàn thì sơ đồ chuyển số tùy thuộc vào từng loại xe, và nó
thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Bạn nên rèn luyện kỹ năng chuyển số
thuần thục bằng cách để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số ( kết hợp
với chân côn ), mắt không được nhìn cần số.


sơ đồ chuyển số của mỗi xe khác nhau


- Khi chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, nghĩa là chân côn
phải đạp hết.
Hướng dẫn 2: Chuyển số khi lái xe ô tô số sàn – nhịp nhàng côn ra ga vào
- Trong thực tế, rất nhiều trường hợp cảm thấy việc vào số khá nặng nhọc do
chân côn của xe chưa được đạp hết tầm nên khi nhả côn để xe số sàn chuyển
động, bạn cần phải phối hợp thật nhịp nhàng giữa chân côn và chân ga, theo đúng
thao tác “côn ra ga vào” tức là giảm ga và cắt côn nhanh, sau đó sang số, nhả côn
từ từ đồng thời kết hợp tăng ga. Như vậy côn mới không bị mài, máy khoẻ và
tránh được việc ì máy.

Côn ra ga vào, số phù hợp với tốc độ
- Lái xe số sàn có nhược điểm so với lái xe ô tô số tự động là ở chân côn nhưng
lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn. Hãy sử dụng nó thật
nhiều bạn sẽ phát huy được ưu điểm của nó, nếu chỉ đạp chân côn khi thay đổi số
thì bạn đã chưa tận dụng được ưu thế của nó. Điển hình như khi lái xe chạy trên


đường xấu bạn nên cắt côn tuỳ lúc để xe tránh bị giằng giật, ngoài ra khi vượt
chướng ngại vật trong điều kiện phố xá đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
- Ngoài ra so với xe số tự động, lái xe số sàn còn có nhiều điểm thú vị hơn hẳn:
đó là tiết kiệm xăng, máy xe bền, khi chạy xe luôn có cảm giác thật. Lái xe số sàn
là công cụ drift tuyệt vời, bạn luôn cảm nhận trạng thái vừa chạy vừa trượt trên
mặt đường. Một tay lái, một tay trên cần số, chân trái côn, chân phải ga, cả người
lúc nào cũng bận rộn luôn khiến bạn có cảm giác thú vị. Tuy nhiên đó là chỉ là
quá khứ và thật sự đã trở nên lỗi thời .
Hướng dẫn 3: Lái xe số sàn – Vào số phải phù hợp với tốc độ

- Lái xe số sàn bạn cần phải biết cách tạo đà, khi chạy xe cần lưu ý đến sự tương
thích giữa số và tốc độ xe.
- Bạn cần tránh trong quá trình chạy xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà đã vào số cao,
tức là chạy ép số sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong
muốn được.
- Cụ thể:
+ Số 1 tương ứng với tốc độ 5-10 km/h.
+ Số 2 tương ứng với tốc độ 10-15 km/h.
+ Số 3 tương ứng với tốc độ 15-30 km/h.
+ Số 4 tương ứng với tốc độ 35-40 km/h.
+ Số 5 tương ứng với tốc độ trên 45 km/h.

Hướng dẫn 4: Lái xe số sàn – Tránh đạp côn trước khi phanh
- Khi xe đã vận hành và việc chuyển số đã hoàn tất, bạn hãy bỏ hoàn toàn chân ra
khỏi chân côn.
- Thói quen giữ chân trên chân côn ở thời gian đầu của người mới tập lái xe số
sàn sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn.
- Khi phanh xe cần tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng, người lái xe số
sàn cần đạp phanh trước, sau đó mới đạp côn.
- Khi vào cua, lái xe số sàn tuyệt đối không đạp côn và phải đảm bảo số phù hợp
với tốc độ, tránh trường hợp xe ô tô chết máy hoặc gằn máy xe.

Hướng dẫn 5: Lái xe số sàn – Dùng phanh tay đúng cách
- Trong quá trình học lái xe số sàn và chạy trên đường trường, bạn có thể sử dụng
phanh tay hoặc phanh chân để đề pa ngang dốc.


- Bạn cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy mà chỉ
có nhiệm vụ giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Vì thế nếu xe ô tô có bị tụt dốc mà
bạn chỉ kéo phanh tay là sai lầm cực kỳ nguy hiểm, ngược lại nếu quên không

nhả hết phanh tay do nhả không dứt khoát, phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là
nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng
và rất dể gây ra tai nạn.

Sơ đồ số có thể khác nhau nhưng thường hiển thị ngay trên cần số. Trong một số
trường hợp về số lùi R cần phải kéo gờ cũng nằm trên cần số.
Hướng dẫn 6: Lái xe số sàn, kinh nghiệm đề-pa
- Trong khi đề pa, bạn lưu ý không nhả chân côn hết cỡ vì nó thường dẫn tới chết
máy.
- Trước khi nhả côn, bạn phải thốc ga lên vòng tua máy 1.500 đến 2000
vòng/phút, đồng thời nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía
trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân ga, chân côn lúc bắt đầu cắt
phanh tay.
Hướng dẫn 7: Lái xe số sàn, bạn không nên lạm dụng số 0


- Việc bạn đưa cần số về mo (số 0) khi đang chạy hay chuẩn bị dừng đèn đỏ
không giúp tiết kiệm nhiên liệu mà lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột và
khó kiểm soát tốc độ của xe.
- Trong thực tế có nhiều bạn có thói quen rất nguy hiểm là về số mo khi xuống
dốc, khi đó sẽ khiến tốc độ xe tăng theo gia tốc, lúc này phanh tay với phanh
chân cũng khó mà hoạt động tốt, nguy cơ tai nạn là rất cao.
Lái xe số tự động đúng cách rất sướng
Sử dụng đúng các chức năng trên xe số tự động giúp người lái thoải mái, tự
tin hơn rất nhiều, kinh nghiệm của độc giả N Thường.
Đang chạy xe, cần đỗ:
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp
phanh.
2- Kéo phanh tay, kéo vừa đủ, đừng kéo quá mạnh, nếu bạn đang đỗ trên đường
bằng phẳng.

3- Đẩy cần số về P là đỗ xe xong.
Khi phải dừng đèn đỏ: (tương tự như đỗ thôi).
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp
phanh nếu thời gian dừng ít hơn 10 giây thì bạn cứ giữ chân phanh như vậy cho
đến đèn xanh.
2- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi. Nếu thời gian chờ đèn đỏ hơi lâu 10 giây
thì bạn nên chuyển cần số về vị trí N, chân phanh vẫn giữ nguyên, tất nhiên bạn
không cần đạp phanh mà chỉ cần nhá phanh thôi.
Khi chạy bình thường.
1- Đạp phanh.
2- Đẩy cần số về vị trí D.
3- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy. Nếu dừng lâu hơn nữa, trên 30 giây,
thì bạn nên kéo phanh tay để cho chân thoải mái hơn:
Với trường hợp đỗ mà kéo phanh tay thì thao tác tuần tự:
1- Đạp phanh chân,
2- Đẩy cần số về D,
3- Nhả phanh tay,
4- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy.
Tại sao khi chuyển cần số về Mo (N) vẫn phải đạp phanh/ kéo phanh tay, vì có
thể tránh được xe bị trôi do tình trạng đường xá, hoặc phòng ngừa có kẻ sau tông
vào đuôi xe mình làm dây chuyền.
Lên xe và khởi động xe: Sau khi bạn đã kiểm tra mọi điều kiện, kể cả mọi thứ
xung quanh bên ngoài xe đều ổn, trạng thái xe lúc này: phanh tay đang ở vị trí


phanh, cần số đang ở P, bạn đã ngồi ở tư thế sẵn sàng:
1- Chân gá vào chân phanh.
2- Khởi động xe (nên cho xe nổ máy vài giây truớc khi cho xe chạy).
2- Kiểm tra tình trạng đèn, còi...
3- Đạp phanh chân.

4- Chuyển cần số về D.
5- Nhả phanh tay.
6- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi.
Các số D1, 2, 3: Khi chạy ở bất kỳ đâu nếu không phải là đường đèo, dốc dài,
nhiều, thì bạn chỉ cần dùng D thôi, không cần quan tâm đến D1, D2, D3 làm gì.
Vì các số này chỉ dành để khi đi đường đèo dốc dài, nhiều.
Cách đi D1,2, 3 như sau: Khi lên dốc, bạn cứ đi bình thường, nghĩa là chỉ chuyển
cần số về D, không quan tâm đến D1, 2, 3, và cứ đạp ga cho xe lên dốc. Khi
xuống dốc, tùy theo độ dốc mà bạn phải dò số D1, 2 hay 3 cho xe chạy tốc độ
hợp lý (Vì ở trạng thái này, thế năng là động lực kéo xe còn động cơ làm việc ở
chế độ hãm).
Khi xuống dốc, bạn nhá phanh cho xe chạy chậm lại, giữ nguyên tình trạng chân
phanh như vậy (xe đang chạy chậm), chuyển cần số về D3, nhả chân phanh, nếu
bạn cảm thấy không cần nhá phanh mà xe chạy tốc độ bình thường, nghĩa là bạn
chọn D3 là hợp lý. Cứ thế, bạn để hờ chân lên chân phanh, xe xuống dốc mà bạn
vẫn đang kiểm soát đc tốc độ.
Nếu ở vị trí D3 mà bạn cảm thấy xe hơi nhanh và bạn vẫn phải nhá phanh, thì để
cho xe chạy chậm lại, bạn cần chuyển sang D2, qui trình chuyển sang D2 giống
như khi chuyển sang D3. Tương tự như vậy cho D1 nhưng thường là ít. Tốc độ
trên đèo dốc thế nào là bình thường? Kinh nghiệm của các bác tài nói thông
thường 20-50 km/h, tùy vào đèo dốc.
Khi xuống đèo dốc chừng nào mà bạn không cần nhá phanh, không cần tăng ga,
cứ để xe chạy, hoàn toàn kiểm soát được tốc độ, bạn cảm thấy yên tâm, thoải mái
nghĩa là bạn đã chọn được số D1, 2, hay 3 hợp lý. Động cơ đang chính là làm
việc trong chế độ phanh thay cho chân phanh của bạn với tốc độ hợp lý.
Chúc bạn lái xe an toàn.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×