Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Những điều cần lưu ý cho người lái xe ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.31 KB, 5 trang )

Căn khoảng trống khi lái xe
Bám quá sát xe trước là một trong những nguyên nhân gây tai nạn bởi khi đó tài xế
bị chắn tầm nhìn.
Tạo khoảng an toàn phía trước
Khoảng trống phía trước an toàn cần lớn hơn quãng đường mà xe di chuyển tính từ lúc tài
xế nhận biết mối nguy hiểm có ý định dừng cho tới khi xe dừng hẳn. Cần khoảng ba phần
tư giây để người điều khiển quan sát và đưa ra quyết định dừng. Thêm từng ấy thời gian
nữa để bạn thực hiện thao tác đạp phanh. Kể từ thời điểm này, xe bắt đầu giảm tốc.
Quãng đường xe chạy kể từ khi tài xế nhận thấy mối nguy hiểm đến khi xe dừng hẳn.
Theo khuyến cáo từ ICBC, khoảng cách an toàn với xe phía trước tương đương với
quãng đường mà xe đi được trong 2 giây trong điều kiện thời tiết và đường tốt. Nó sẽ tăng
lên 3 giây nếu chạy trên đường cao tốc, 4 giây khi đi trong thời tiết xấu, mặt đường không
bằng phẳng hoặc trơn trượt. Căn khoảng thời gian ít nhất 3 giây nếu bị hạn chế tầm nhìn
phía trước.
Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây
Lựa chọn đối tượng mốc cố định ngang xe trước tại thời điểm muốn đo.
Nhẩm phép 3 tính cộng "1000+1; 1000 + 2; 1000 + 3".
Nếu đối tượng mốc ngang tầm xe khi đọc đến "3" có nghĩa rằng khoảng cách với xe phía
trước là 3 giây.
Căn khoảng trống phía sau
Sẽ không thể kiểm soát khoảng trống phía sau theo cách như trên. Giải pháp khi phải
dừng là giảm tốc từ từ, kéo dài thời gian để xe sau phản ứng. Một lựa chọn khác là
chuyển làn, hoặc táp vào để để xe sau vượt.
Khoảng trống an toàn hai bên
Trong di chuyển thông thường sẽ cần ít nhất 1 mét khoảng trống mỗi bên. Nới rộng
khoảng cách lên nhiều nhất có thể khi chạy tốc độ cao, tầm quan sát bị hạn chế hoặc phải
vượt người đi bộ, đi xe đạp.
Vị trí xe trong làn
Với ôtô trên đường 2 chiều, hãy di chuyển vào gần vạch tim đường, điều này sẽ hạn chế
việc xe khác "xâm nhập" vào làn đường mà xe bạn đang đi.
Khi ở làn rìa, cần lưu ý tránh xa các mối nguy hiểm từ bên lề ví như cánh cửa xe khác có


thể mở ra. Trong hầu hết các trường hợp hãy lái xe chính tâm làn.
Tránh lái xe vào khu vực không gian mù của xe khác. Nếu cần vượt phải thực hiện nhanh
chóng. Trên tuyến đường nhiều làn, làn bên phải thường an toàn hơn bên trái. Luôn giữ
đúng làn khi tới cần các điểm dừng đèn đỏ.
Chọn khoảng trống an toàn
Không gian cần thiết để xe vượt qua ngã tư an toàn hoặc nhập vào dòng xe được gọi là
khoảng trống. Thực tế để có khoảng trống đủ lớn đảm bảo an toàn không phải lúc nào
cũng dễ dàng. Khi lựa chọn khoảng trống cần đánh giá các yếu tố: tốc độ lưu thông của
dòng xe, thời gian thao tác của người điều khiển, thời gian tăng tốc để xe đạt tốc độ di
chuyển của dòng xe.
Nếu dừng trước đèn đỏ, trong điều kiện lý tưởng hầu hết các phương tiện cần 2 giây để đi
thẳng, 5 giây để rẽ phải rồi đạt tốc độ 50 km/h, 7 giây để rẽ trái và đạt tốc độ 50 km/h.
Tốc độ an toàn khi lái xe
Tốc độ cao rất nguy hiểm, nhưng an toàn không phải lúc nào cũng là đi chậm do có thể
gây khó chịu cho người khác.
Tốc độ an toàn có nghĩa rằng nó phù hợp với điều kiện nơi mà chiếc xe đang di chuyển.
Vận tốc ghi trên biển hạn chế tốc độ là vận tốc lớn nhất trong điều kiện lý tưởng, vì thế
hãy chọn tốc độ thấp hơn nếu điều kiện không lý tưởng, ví như: đường trơn, hoặc tầm
quan sát bị hạn chế.
Trừ khi có hướng dẫn khác, nếu không hãy duy trì vận tốc dưới 50 km/h khi đi trong phố,
dưới 80 km/h ngoài đô thị, và dưới 20 km/h trong ngõ hẹp.
Đi đều ga
Duy trì tốc độ ổn định, sử dụng uyển chuyển chân ga, phanh. Phanh gấp không tốt cho cả
người ngồi và chính chiếc xe, đôi khi còn là nguyên nhân khiến xe sau đâm đuôi.
Chuẩn bị tâm thế khi quan sát thấy mối nguy hiểm, nhả ga chuyển sang chân phanh
nhưng chưa đạp. Thao tác này giúp xe chậm lại và tài xế phản ứng nhanh hơn khi muốn
dừng, loại bỏ nguy cơ đạp nhầm chân ga.
Để duy trì tốc độ trơn tru, tài xế cần phán đoán trước những gì sẽ xảy ra. Ngay khi nhận
thấy dấu hiệu cần phải dừng xe, hãy bắt đầu các thao tác giảm tốc. Liếc mắt quan sát
trước, sau, rà phanh từ tốn.

Các nhân tố cần lưu khí khí kiểm soát tốc độ
Lực bám: lực bám được tạo ra tại khu vực tiếp xúc giữa lốp và mặt đường. Mặt đường
trơn, có cát, lốp mòn, áp suất quá cao hoặc quá thấp dễ làm lốp mất khả năng bám
đường. Hãy giảm tốc độ khi nhận thấy độ bám đường giảm.
Lực quán tính: một số tình huống người ngồi trong xe hoặc chính chiếc xe vẫn tiếp tục lao
về phía trước. Đạp phanh, quán tính của xe cố giữ nó tiếp tục đi thẳng. Trong lúc cua,
quán tính có xu hướng lái xe theo đường thẳng. Chạy càng nhanh, lực quán tính càng
lớn.
Trọng lực: Đây là yếu tố khiến xe giảm tốc khi leo dốc, hoặc tăng tốc khi đổ đèo. Nhớ rằng
điều này rất quan trọng khi bạn xuống dốc bởi xe cần quãng đường dài hơn để dừng.
Trọng tâm: ôtô được thiết kế theo nguyên tắc giống nhau: trọng tâm đủ thấp để xe cân
băng trên trên dốc, hoặc đi mặt đường không bằng phẳng. Tuy nhiên trên một số dòng xe
như: SUV, xe bán tải thường có trọng tâm hơn xe sedan. Trọng tâm càng cao, độ ổn
định càng thấp khi đi trên đường không bằng phảng, hoặc cua ở tốc độ cao.
Kiểm soát tốc độ cua
Trước khi cua hãy giảm tốc để không phải sử dụng phanh. Khi xe tới giữa khúc cua,
bắt đầu đánh lái thẳng và tăng tốc để thoát cua.
Khi cua, quán tính của xe khiến có xu hướng giữ nó đi thẳng, trong khi lực bám của lốp lại
bám theo qũy đạo đường. Chạy càng nhanh, lực tỳ lên lốp trước phía ngoài càng lớn. Nếu
quá nhanh, quán tính sẽ làm xe văng khỏi đường. Nếu phanh, bánh có thể trượt. Mức độ
xấu tăng lên khi đường trơn hoặc không bằng phẳng. Cách tốt nhất là trước khi vào cua
giảm tốc tới mức không phải phanh xe khi trong khúc cua.
Sử dụng số
Nếu lái xe số sàn, về đi số thấp là một phương án kiểm soát vận tốc khi đổ đèo. Tài xế
cần phối kết hợp nhiều động tác (đạp ga, côn và chuyển số) uyển chuyển để vận tốc thay
đổi trơn tru.

×