Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

THUỐC KHÁNG HISTAMIN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.25 KB, 31 trang )

Đại học quốc gia Hà Nội
Khoa Y Dược
Thực hành dược lí:
Thuốc kháng H1
Nhóm 3


Dược Động Học
Là amin hòa tan trong lipid, phần lớn giống nhau về hấp thu và
phân bố.
- Hấp thu:đường tiêu hóa, nhanh sau 15-30p có tác dụng, đạt nồng
độ tối đa sau 2h, kéo dài 3-6h(thuốc kháng H1 thế hệ 2 có thể kéo
dài 20h)
- Phân bố khắp các tổ chức cơ thể (kể cả thần kinh trung
ương),các thế hệ của các thuốc kháng H1 khác nhau: mức độ ức
chế TKTW gây tác dụng an thần( thuốc kháng H1 thế hệ 2 do liên
kết protein huyết tương tỉ lệ cao nên khó qua hàng rào máu não).


-Chuyển hóa:gan thành các chất không có hoạt tính, trừ 1 số thuốc kháng H1 thế hệ 2:
Terfenadin -> fexofenadin, hydroyzin -> cetirizin,ebastine -> cerebastine. Hiện nay,dùng
các chất chuyển hóa của các thuốc kháng H1 thế hệ 2 để hạn chế tác dụng k mong muốn
trên tim mạch.
-Thải trừ chủ yếu qua thận( một số ở dạng không chuyển hóa).Một số kháng H1 thế hệ 1
có thời gian bán thải ở người lớn là 20h, còn trẻ em ngắn hơn, nên uống thuốc cần chia
làm nhiều lần.


Tác Dụng Và Cơ Chế
Tác dụng kháng histamin thực thụ:
- Trên mạch và huyết áp:mất tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm thành


mạch của histamin trên mao mạch -> giảm hoặc mất phản ứng viêm và dị
ứng, giảm phù, giảm ngứa.
- Trên cơ trơn: giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa -> giảm đau bụng do dị
ứng.
• Cơ trơn hô hấp: tác dụng châm và không triệt để,không dùng để cắt cơn
hen, mà dùng các thuốc đặc trị : theophyllin, epinephrin.
• Cơ trơn mạch máu: ức chế tác dụng co mạch của histamin.


Dùng dự phòng cho hiệu quả tốt,khi histamin đã tiết
ra ,hàng loạt các chất trung gian hóa học khác cũng được
giải phóng ,thuốc kháng H1 sẽ không đối kháng được.
- Cơ chế: cạnh tranh với histamin tại receptor H1 của tế
bào đích,ngăn histamin tác dụng lên tế bào đích.
Trên hệ TKTW:
Phần lớn thuốc kháng H1 thế hệ 1 có tác dụng ức chế hệ
TKTW gây an thần, mức độ khác nhau giữa các thuốc và
các cá thể.


 Kháng cholinergic: dẫn xuất phenothizin -> giãn
mạch, hạ huyết áp thế đứng.
 Kháng serotonin: cyproheptadin -> điều trị hội
chứng serotonin, hoặc dùng ngắn hạn để tăng cảm
giác thèm ăn.
 Gây tê tại chỗ : promethazin và dyphenhydramin :
phong bế kênh Na+ trong màng tế bào-> gây tê tạ
chỗ cho BN dị ứng với thuốc gây tê thông thường.



Chỉ Định
- Chống dị ứng: viêm mũi dị ứng; nổi mề đay; ban da, ...Hen
phế quản và phù mạch thần kinh, tác dụng của thuốc bị hạn
chế.
- Chống say tàu xe, máy bay (cinarizin,dymenhydrinat..)
- Chống nôn do dùng thuốc điều trị ung thư:diphenhydramin.
- Chống nôn sau phẫu thuật: cyclizin, promethazin.
- Hội chứng Meinere: cinarizin.
- Buồn nôn và nôn trong thai nghén( nhóm phenothiazin)
- Phối hợp điều trị ho( promethazin, diphehyramin)
- Cảm cúm.


Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thuốc.
- Người mang thai, thời kì cho
con bú.
- U xơ tuyến tiền liệt
- Nhược cơ
- Tăng nhãn áp.


Tác dụng không mong muốn:
- Hay gặp nhất( thế hệ 1): gây ngủ, an thần, kháng
cholinergic. Thuốc kháng H1 thế hệ 1:
+Kháng cholinergic nên gây khô miệng, họng mũi... Không
gặp ở kháng H1 thế hệ 2
+Nguy hiểm cho người sử dụng thuốc khi công việc cần
sự tỉnh táo.
+Tăng tác dụng của rượu và các thuốc ức chế TKTW, gây

chóng mặt mệt mỏi,tăng co giật ( động kinh) ở trẻ em. Ở
cùng liều điều trị, kháng H1 thế hệ 2 ít gây tác dụng không
mong muốn hơn.


.
Trên hệ tiêu hóa: ăn kém ngon, nôn, buồn nôn,
tiêu chảy( thường do kháng H1 thế hệ 1 gây nên).
- Gây hiện tượng xoắn đỉnh có liên quan đến điều
trị bằng terfenadin, nhất là BN đang điều trị bằng
kháng sinh nhóm macrolid ( VD erythromycin),
các thuốc chống nấm như ketoconazol.


Tương tác thuốc:
Thuốc dùng cùng kháng H1

Biểu hiện tác dụng

Các thuốc ức chế TKTW
- Rượu ethylic
- Thuốc ức chế TKTW ( Thuốc ngủ, thuốc làm dịu,
an thần, thuốc giảm đau trung ương)

Làm tăng tác dụng trung ương của thuốc
kháng H1.

Thuốc kháng cholinergic:
- Loại atropin, scopolamin
- Thuốc an thần kinh( trừ butyrophenol)

- Thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng.
- Thuốc chống Parkinson.

Làm tăng tác dụng kháng cholinergic của
thuốc kháng H1.

Thuốc cường phó giao cảm và ức chế
cholinesterase:
Ambenoni clorid, neostigmin bromid..

Đối kháng với tác dụng kháng cholinergic
của thuốc kháng H1.

Các kháng sinh:
Erythromycin, clarithromycin,itraconazol ức chế
cytocrom-P450 thuộc CYP3A4

Tăng tác dụng phụ trên tim của
terfenadin, astemizol.


8) Một số thuốc trong nhóm:
I. Thế hệ 1 gồm 5 nhóm:
(1) Ethanolamin: diphenhydramin, doxylamin,
dimenhydrinat
(2) Ethylendiamin: mepramin; methapyrilen;
tripelenamin; thonzylamin.
(3) Alkyl amin: chlophenylamin; phenyramin;
tolpropamin.
(4) Piperazin: buclizin; cyclizin; oxatomid;

cinarizin.
(5) Phenothiazin: promethazin; propiomazin;
dimethothiazin


II. Thế hệ 2 gồm 3 nhóm:
(1) Alkylamin: Acryvastin
(2) Piperazin: Cetirizin
(3) Piperidin: Astemizol, loratadin.


MỘT SỐ THUỐC NHÓM KHÁNG H1:
 Thế hệ 1:
Diphenhydramin:
 Dược lý và cơ chế tác dụng:
Thuốc kháng histamin loại ethanolamin,tác
dụng an thần đáng kể,kháng cholinergic mạnh.
Cơ chế: ức chế cạnh tranh ở thụ thể histamin H1.


• Dược động học
Hấp thu tốt sau khi uống.
Sinh khả dụng khi uống là 61 ±25%.
Liên kết với huyết tương: 78 ± 3%.
Thời gian đạt nồng độ đỉnh là 1 - 4 giờ.
Thời gian tác dụng của thuốc: 4 - 6 giờ.
Thuốc bài tiết qua nước tiểu: 1,9 ± 0,8%.
Nửa đời thải trừ là 8,5 ± 3,2 giờ .



Chống chỉ định
Mẫn cảm với diphenhydramin và những thuốc kháng histamin
khác có cấu trúc hóa học tương tự; hen; trẻ sơ sinh.
 Thận trọng
• Tác dụng an thần của thuốc có thể tăng lên nhiều khi dùng
đồng thời với rượu, hoặc với thuốc ức chế hệ thần kinh
trung ương.
• Tốt hơn hết không dùng cho người có phì đại tuyến tiền
liệt, tắc bàng quang, hẹp môn vị, do tác dụng kháng
cholinergic của thuốc.
• Tránh không dùng diphenhydramin cho người bị bệnh
nhược cơ, người có tăng nhãn áp góc hẹp.


 Thời kỳ mang thai
• Chưa thấy có nguy cơ gì.
 Thời kỳ cho con bú
• Phân bố trong sữa,ở liều bình thường, nguy cơ
có tác dụng trên trẻ bú sữa mẹ rất thấp.


Chỉ định
• Giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng do giải phóng
histamin, bao gồm dị ứng mũi và bệnh da dị ứng.
• Có thể làm thuốc an thần nhẹ ban đêm.
• Phòng say tàu xe và trị ho.
• Dùng làm thuốc chống buồn nôn.
• Điều trị các phản ứng loạn trương lực do
phenothiazin.



Chỉ định
• Giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng do giải phóng
histamin, bao gồm dị ứng mũi và bệnh da dị ứng.
• Có thể làm thuốc an thần nhẹ ban đêm.
• Phòng say tàu xe và trị ho.
• Dùng làm thuốc chống buồn nôn.
• Điều trị các phản ứng loạn trương lực do
phenothiazin.


 Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100
• Tim mạch: Giảm huyết áp, đánh trống ngực, phù.
• Hệ thần kinh trung ương: An thần, chóng mặt…
• Da: Nhạy cảm với ánh sáng, ban, phù mạch.
• Sinh dục - niệu: Bí đái.
• Gan: Viêm gan.
• Thần kinh - cơ, xương: Ðau cơ,run.
• Mắt: Nhìn mờ.
• Hô hấp: Co thắt phế quản, chảy máu cam.


 Chế phẩm và liều dùng:
- Người lớn:
+ Uống: 20-50mg x 3 lần/24h dạng viên nén hoặc viên bọc
đường 10mg.
+ Tiêm bắp: 10-20mg x 2 lần/24h dạng thuốc tiêm ống
10mg/1mL.
+ Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch: 10-20mg/ lần, pha với dd NaCl
- Trẻ em: uống 10-20mg x 3 lần/ 24h dạng viên nén hoặc viên

bọc đường 10mg.


 Thế hệ 2:

Loratadin:
 Dược lý và cơ chế tác dụng
+Do có 3 vòng nên tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1
ngoại biên,không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Thuộc
nhóm thuốc đối kháng thụ thể H1 thế hệ 2 (không an thần).
Giảm triệu chứng viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng
histamin. Chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.
Không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng trong sốc phản vệ giải
phóng histamin nặng. Khi đó,dùng adrenalin và corticosteroid.
Thuốc kháng histamin không có vai trò trong điều trị hen.


Những thuốc đối kháng H1 thế hệ thứ hai (không an thần)
như: Terfenadin, astemizol, loratadin, không phân bố vào
não, khi dùng thuốc với liều thông thường.
Ðể điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay, loratadin có tác
dụng nhanh hơn astemizol và có tác dụng như azatadin,
cetirizin…
Loratadin có tần suất tác dụng phụ thấp ,thấp hơn các thuốc
trong nhóm.


Dùng ngày một lần, tác dụng nhanh,không có tác dụng an thần,
là thuốc lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm mũi dị ứng hoặc
mày đay dị ứng

Thuốc chỉ giúp làm nhẹ bớt triệu chứng. Bệnh viêm mũi dị
ứng để điều trị hiệu quả cần dùng các thuốc kháng histamin lâu
dài và ngắt quãng,kèm thêm những thuốc khác: glucocorticoid
dùng theo đường hít, và dùng kéo dài.
Kết hợp với loratadin với pseudoephedrin hydroclorid điều trị
viêm mũi dị ứng có kèm ngạt mũi.




Dược động học

 Hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong
huyết tương chất chuyển hóa có hoạt tính của nó
trung bình của loratadin và
(descarboethoxyloratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7
giờ.
97% loratadin liên kết với protein huyết tương.Nửa
đời của thuốc biến đổi nhiều giữa các cá thể, không bị
ảnh hưởng bởi urê máu, tăng lên ở người cao tuổi và
người xơ gan.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×