Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Điều tra, nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu để ứng dụng cho bệnh nhân tiểu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 29 trang )

Điều tra, nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có
tác dụng hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu
để ứng dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Hà Thị Bích Ngọc

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Khoa Sinh học
Luận án Tiến sĩ ngành: Hóa sinh học; Mã số: 62 42 30 15
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Mùi, TS. Phạm Thị Hồng Minh
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Thu thập 24 mẫu thực vật ở Việt Nam được tham khảo là có khả năng trong hỗ
trợ điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Tách chiết thu cao nước nóng và cao cồn, thử
nghiệm khả năng hạ đường huyết trên chuột nhắt ĐTĐ type 2. Chiết phân đoạn cao nước
nóng lá vối và lá chè đắng bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần và nghiên cứu khả
năng hạ đường huyết của các phân đoạn đó trên chuột nhắt ĐTĐ type 2. Xác định thành
phần hóa học của cao chiết phân đoạn có tác dụng hạ đường huyết tốt nhất. Thử nghiệm
khả năng ức chế enzym α-glucosidase của cao chiết phân đoạn và các chất tinh sạch được.
Nghiên cứu bào chế chế phẩm, khả năng hạ đường huyết, xác định độ an toàn về chỉ tiêu vi
sinh vật, độc tính cấp cũng như hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của chế phẩm sinh
học.

Keywords. Hóa sinh học; Thuốc chữa bệnh; Đái tháo đường; Bệnh nhân; Thực vật

Content

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu con người biết rằng đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa, nhưng


những biến chứng mà nó gây ra thì gần đây mới được làm sáng tỏ. Từ những năm 90 của thế kỷ 20,
các chuyên gia y tế đã dự báo “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh rối loạn chuyển hoá”. Bệnh ĐTĐ
có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim, đột
quỵ, suy thận giai đoạn cuối và mù lòa… làm tăng tỷ lệ tử vong lên gấp 2-4 lần so với người không
bị ĐTĐ.
Việc sử dụng các thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ thực vật cho các bệnh nhân ĐTĐ sẽ có tác
dụng phối hợp với việc điều trị bằng thuốc. Việt Nam ta sở hữu nguồn tài nguyên thực vật nói chung, tài
nguyên thực vật chứa các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học nói riêng rất đa dạng. Đây là nguồn
dược liệu quí, tiềm năng, có giá trị kinh tế và xã hội rất lớn lao. Ngày nay, với sự phát triển của các
ngành sinh học, hóa học các hợp chất tự nhiên và dược học, hàng chục ngàn hoạt chất có trong cây cỏ
đã được phát hiện, nghiên cứu, chế biến và làm thuốc chữa bệnh. Do đó việc điều tra, nghiên cứu để
phát hiện, khai thác, sử dụng có hiệu quả cũng như bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên
thực vật chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học là nhiệm vụ lớn đã và đang đặt ra trước chúng ta.
Xuất phát từ những yêu cầu và thực tế trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều
tra, nghiên cứu một số thực vật Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều hoà lượng đường trong máu để
ứng dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Điều tra, sàng lọc một số thực vật Việt Nam có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt đái tháo
đường type 2.
- Xác định các cao chiết phân đoạn của một số thực vật có tác dụng hạ đường huyết tốt nhất.
- Xác định thành phần hóa học của các phân đoạn có tác dụng hạ đường huyết, tinh sạch các chất và
làm sáng tỏ cơ chế hạ đường huyết của chúng.
- Bào chế chế phẩm có nguồn gốc từ các thực vật đã được sàng lọc, nghiên cứu khả năng và cơ chế hạ
đường huyết, xác định độc tính cấp của chế phẩm.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập 24 mẫu thực vật ở Việt Nam được tham khảo là có khả năng trong hỗ trợ điều trị bệnh
ĐTĐ. Tách chiết thu cao nước nóng và cao cồn, thử nghiệm khả năng hạ đường huyết trên chuột nhắt
ĐTĐ type 2.
- Chiết phân đoạn cao nước nóng lá vối và lá chè đắng bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần và
nghiên cứu khả năng hạ đường huyết của các phân đoạn đó trên chuột nhắt ĐTĐ type 2.

- Xác định thành phần hóa học của cao chiết phân đoạn có tác dụng hạ đường huyết tốt nhất.
- Thử nghiệm khả năng ức chế enzym α-glucosidase của cao chiết phân đoạn và các chất tinh sạch
được. Nghiên cứu bào chế chế phẩm, khả năng hạ đường huyết, xác định độ an toàn về chỉ tiêu vi sinh
vật, độc tính cấp cũng như hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của chế phẩm sinh học.
4. Những đóng góp mới của luận án
 Đã có đóng góp mới trong nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của lá cây vối Cleistocalyx
operculatus (Roxb.) Merr.& Perry, trước đây các nghiên cứu chỉ quan tâm đến nụ vối. Là kết quả
đầu tiên tại Việt Nam xác định được khả năng hạ đường huyết của cây chó đẻ răng cưa Phyllanthus
urinaria L., tầm gửi trên cây mít Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Blume, củ chuối hột Musa
balbisiana Colla, vỏ thân ổi Psidium guajava L., lá chè đắng Ilex kaushue S.Y.Hu trên chuột nhắt
ĐTĐ type 2.
 Đã xác định được khả năng ức chế enzym α-glucosidase của 4/7 hợp chất tinh sạch được từ lá vối
gồm: 2’,4’-dihydroxy-6’-methoxy-3’,5’-dimethylchalcon (H6), 3β-hydroxy-lup-20(29)-en-28-oic
acid (C3), triterpenoid khung olean 3-hydroxy-olean-12(13)-en-28-oic acid (LVE2), 2,3β,23-
trihydroxy-urs-12en-28-oic acid (LVE4) và 01 hợp chất tinh sạch từ lá chè đắng là 24 methyl (3-
hydroxy-lup-20(29)-en-24-oic acid) ester (H4). Khả năng ức chế enzym α-glucosidase được xác
định là một trong những cơ chế gây hạ đường huyết nhằm ứng dụng bào chế thuốc điều trị ĐTĐ.
 Đã bào chế chế phẩm Thivoda với thành phần từ lá vối, lá chè đắng, nụ vối, chó đẻ răng cưa, dây
thìa canh. Chế phẩm được xác định có khả năng hạ đường huyết trên chuột nhắt ĐTĐ type 2, đảm
bảo chỉ tiêu vi sinh vật, không xác định được liều gây độc, có hoạt tính ức chế α-glucosidase. Là cơ
sở tiến tới nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu thực vật cũng như chế phẩm Thivoda hỗ trợ cho
bệnh nhân ĐTĐ type 2.
5. Bố cục luận án
Luận án bao gồm 125 trang, trong đó có 26 bảng và 36 hình. Mở đầu: 3 trang. Chương 1-Tổng
quan tài liệu: 31 trang. Chương 2- Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu: 22 trang. Chương 3-
Kết quả và thảo luận: 54 trang. Kết luận và kiến nghị: 3 trang. Các công trình khoa học của tác giả
liên quan đến luận án (5 công trình): 1 trang. Tài liệu tham khảo: 11 trang, 36 tài liệu tiếng Việt, 90
tài liệu tiếng Anh. Phụ lục: 110 trang gồm 13 phụ lục chi tiết.
Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

Khái niệm bệnh ĐTĐ. .. Phân loại bệnh ĐTĐ: gồm ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2, ĐTĐ thai kỳ
và các tình trạng tăng đường huyết đặc biệt khác.
Bệnh ĐTĐ type 2 và tính kháng insulin: nêu được cơ chế tác dụng của insulin và tính kháng
insulin.
Biến chứng bệnh đái tháo đường: nêu được hai loại biến chứng: biến chứng cấp tính hôn mê
tăng đường máu và biến chứng mạn tính.
Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và tại Việt Nam.
1.2. SỬ DỤNG THUỐC VÀ THẢO DƢỢC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
Tổng quan về sử dụng thuốc trong điều trị ĐTĐ.
Nghiên cứu điều trị ĐTĐ bằng thảo dược trên thế giới
Nghiên cứu điều trị ĐTĐ từ nguồn thực vật tại Việt Nam.
1.3. HOẠT CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ THỰC VẬT CÓ KHẢ NĂNG HẠ ĐƢỜNG HUYẾT DO
ỨC CHẾ ENZYM α-GLUCOSIDASE
Giới thiệu về cơ chế tác dụng của chất gây ức chế enzym α-glucosidase và tổng quan các dịch
chiết thực vật, hoạt chất sinh học có khả năng ức chế α-glucosidase.

Chƣơng 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU
2.1.1. Nguyên liệu và đối tượng nghiên cứu
- Nguyên liệu: sử dụng 24 đối tượng thực vật được thu hái theo mùa, tương ứng với từng bộ
phận thu hái mà thời điểm thu hái khác nhau, lúc ra hoa, kết trái, phát triển sinh dưỡng như lá,
thân… , một số mẫu được mua tại các địa phương.
- Đối tượng động vật: chuột nhắt trắng đực dòng Swiss, trọng lượng từ 18–22g, được cung cấp
bởi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
2.1.2. Hóa chất và thiết bị thí nghiệm
- Hóa chất: Tất cả các hóa chất đều đảm bảo độ tin cậy cho thí nghiệm, của các hãng Merck,
Sigma, Wako, Crystal Chem Inc…
- Thiết bị: máy cất quay chân không, bình chiết phân đoạn, hệ thống phân tích ELISA, máy đo
quang phổ, cân phân tích, máy li tâm lạnh, máy đo điểm chảy, cột sắc ký, máy đo phổ cộng hưởng
từ hạt nhân, máy đo pH, máy đo đường huyết, tủ lạnh sâu, tủ sấy…

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp chiết xuất
2.2.1.1. Xử lý mẫu
2.2.1.2. Chiết mẫu bằng nước nóng
2.2.1.3. Chiết mẫu bằng cồn 60
0
2.2.1.4. Chiết thu phân đoạn trong các dung môi có độ phân cực tăng dần
Từ cao nước tổng số (CNN) chiết bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexane,
ethylacetate, n-buthanol, dịch chiết tương ứng được cô quay thu hồi dung môi và cao chiết phân đoạn:
cao chiết n-hexane-CHe, ethylacetate-CEtA, n-buthanol-CBuOH, nước cuối còn lại: CNC.
2.2.2. Phƣơng pháp gây chuột nhắt ĐTĐ type 2
2.2.2.1. Nuôi chuột nhắt béo bằng chế độ ăn giàu chất béo
2.2.2.2. Gây chuột nhắt ĐTĐ type 2 thực nghiệm
2.2.2.3. Định lượng đường huyết
2.2.2.4. Nghiệm pháp dung nạp glucose
2.2.2.5. Định lượng insulin máu chuột nhắt bằng kỹ thuật ELISA
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng hạ đƣờng huyết trên chuột nhắt ĐTĐ type 2 của: cao thô 24 mẫu
thực vật, cao chiết phân đoạn lá vối, lá chè đắng và chế phẩm Thivoda.
2.2.4. Xác định chỉ số hóa sinh: GOT, GPT, cholesterol, triglyceride
2.2.5. Xác định khả năng ức chế enzym α-glucosidase
2.2.6. Xác định thành phần hóa học một số mẫu thực vật
2.2.6.1. Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học trong một số cao thô thực vật
2.2.6.2. Phương pháp phân lập các chất
2.2.6.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học
2.2.7. Bào chế chế phẩm Thivoda
2.2.8. Xác định độc tính cấp của chế phẩm Thivoda
2.2.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. CHIẾT XUẤT BẰNG NƢỚC NÓNG VÀ CỒN 60

0
CÁC MẪU THỰC VẬT
Qua tham khảo các tài liệu, kinh nghiệm dân gian và thực tế của các bệnh nhân ĐTĐ type 2,
chúng tôi đã lựa chọn và thu thập 24 mẫu thực vật được dự đoán có khả năng hạ đường huyết. Điều
tra các thực vật với tính kế thừa và phát huy, chúng tôi mong muốn làm phong phú thêm về khả
năng hạ đường huyết của các thực vật và xác định cơ chế tác dụng của các hoạt chất, từ đó sàng lọc
các thực vật có tác dụng hạ đường huyết nhằm hỗ trợ cho bệnh nhân ĐTĐ.
Sau khi xử lý mẫu, hiệu suất thu mẫu khô dao động từ 9% đến 16,25%. Sau đó chiết xuất mẫu
khô bằng nước nóng và cồn 60
0
, phần trăm tách chiết thu cao thô bằng nước nóng cao hơn so với
cồn. Một số cao nước có hiệu suất tách chiết trên 30% như: lá chè đắng (31,4%), củ chuối hột
(36,2%), thân và lá cỏ nhọ nồi (32,9%), lá dây thìa canh (40%), thân và lá lược vàng (32,4%), thân
và lá mã đề (37,6%), quả nhàu (34%), lá tía tô (32,9%), lá tầm gửi trên cây mít (30,8%). Các cao
cồn có phần trăm tách chiết khá cao, bao gồm: củ chuối hột (18,9%), hoa actisô (16%), lá dây thìa
canh (30%), lá tầm gửi trên cây mít (14,6%)…
3.2. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐIỀU HÒA ĐƢỜNG HUYẾT CỦA DỊCH CHIẾT THỰC
VẬT TRÊN CHUỘT NHẮT ĐTĐ TYPE 2
3.2.1.Gây chuột nhắt ĐTĐ type 2
3.2.1.1. Kết quả nuôi chuột nhắt béo
Chuột nhóm I cho ăn thức ăn tiêu chuẩn (ND) và nhóm II cho ăn thức ăn giàu chất béo (HFD).
Nhận thấy, chuột nhóm HFD ở tuần thứ 8 có trọng lượng trung bình là 60,28±4,06g đã tăng lên gấp
gần 4 lần so với thời điểm trước khi cho ăn béo (15,45±0,57g) và tăng gần gấp đôi so với nhóm ND
cùng thời điểm (35,01±3,03g). Trong khi ở nhóm ND, ở tuần thứ 8 trọng lượng trung bình chuột là
0
5
10
15
20
25

Nồng độ đường huyết
(mmol/l)
0h 48h 72h 7 ngày 10 ngày 14 ngày
Thời gian
HFD+STZ
HFD+ đệm
ND+STZ
ND+đệm
1.42
0.62
0.78
0.57
1.80
0.20
0.60
0.52
1.00
0.57
0.60
0.15
1.22
1.40
1.38
1.10
0.20
1.00
0.58
1.00
0.00
0.50

1.00
1.50
2.00
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
con chuột
nồng độ insulin (ng/ml)
35,01±3,03g, tăng gần 2 lần so với thời điểm ban đầu. Hình 3.2 là ảnh hai con chuột nuôi béo
(HFD) và nuôi bình thường (ND).














Xác định các chỉ số mỡ máu: cholesterol toàn phần, triglyceride, HDLc, LDLc. Chỉ số
triglyceride ở 5 cá thể nhóm HFD tăng đáng kể (tăng 139,31%) và có ý nghĩa so với 5 cá thể nhóm
ND (p<0,001). Tương tự như vậy, chỉ số cholesterol ở 5 cá thể thuộc nhóm HFD cao hơn so với
nhóm ND (hơn 30,3%) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Hai chỉ số HDLc và LDLc tuy
có sự khác biệt nhưng là hoàn toàn ngẫu nhiên, không có ý nghĩa thống kê.
3.2.1.2. Định lượng đường huyết và insulin của chuột nhắt béo sau tiêm màng bụng STZ
Chúng tôi đã ứng dụng mô hình của Sawant và tập thể, nhóm chuột HFD tiêm màng bụng (tmb)
STZ liều 120mg/kg (HFD+STZ) được so sánh với ba nhóm HFD tmb đệm (HFD+đệm), ND tmb

STZ (ND+STZ), ND tmb đệm (ND+đệm). Kết quả định lượng đường huyết của các nhóm chuột thể
hiện trên Hình 3.3. Nồng độ đường huyết nhóm ND+STZ tăng dần đến 18,89±0,04 mmol/l tại 72
giờ, sau đó lại giảm dần sau 7 ngày, 10 ngày, 14 ngày lần lượt là:13,59±0,59, 8,65±0,57, 8,84±0,4
mmol/l. Với nhóm HFD+STZ nồng độ đường huyết tại các thời điểm này rất cao, tương ứng là:
22,53±1,12, 23,24±2,29, 22,96±2,47, 23,2±1,86 mmol/l, sự tăng đường huyết ở nhóm này được duy
trì khá ổn định, (p<0,001).
Các con chuột HFD+STZ có nồng đô
̣
đươ
̀
ng huyết cao (trên 18 mmol/l) được định lượng
insulin (Hình 3.5). Với những con có nồng đô
̣
insulin nằm trong khoa
̉
ng 0,5 - 2 ng/ml là chuột ĐTĐ
type 2. Kết quả chúng tôi đã gây được 17/20 con chuô
̣
t ĐTĐ type 2, hiê
̣
u suất đa
̣
t 85%.












Hình 3.2. Chuột nuôi HFD (bên trái) và chuột nuôi ND (bên phải)

Hình 3.3. Nồng độ đƣờng huyết của các lô
chuột thí nghiệm
tại các thời điểm

Hình 3.5. Định lƣợng nồng độ insulin máu
chuột
HFD + STZ

3.2.1.4. Nghiệm pháp dung nạp glucose
Tại thời điểm 1 giờ sau khi uống dung dịch đường, đường huyết của các chuột đều tăng lên,
tăng nhiều nhất là nhóm HFD+STZ, tăng lên gần 30%. Tại thời điểm 2 giờ, trong khi ba nhóm
chuột đối chứng đường huyết đã giảm dần về gần mức bình thường, nhóm chuột HFD+STZ lại có
xu hướng tăng đường huyết. Khả năng dung nạp glucose của nhóm chuột HFD+STZ đã giảm đi,
khẳng định chuột đã bị ĐTĐ type 2. Kết quả trình bày trên Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Khả năng dung nạp glucose của các nhóm chuột
0 giờ
(mmol/l)
1 giờ
(mmol/l)
2 giờ
(mmol/l)
HFD + STZ 23,20±1,86 30,04±1,23
I*, II**
29,95±1,44

I*,II**
HFD + đệm 8,81±0,34 11,20±1,20 9,25±1,1

ND + STZ 8,84±0,40 12,82±0,87 9,8±0,82
ND + đệm 6,09±0,46 6,33±1,30 6,04±1,12
(n=5, I so với chuột cùng nhóm thời điểm 0 giờ, II so với chuột ở các nhóm đối chứng ở cùng
thời điểm,
*
p<0,05,
**
p<0,001 )
3.2.2. Sàng lọc các mẫu thực vật có khả năng hạ đƣờng huyết
Cho chuột nhắt ĐTĐ type 2 uống CNN và CC các mẫu thực vật với liều 500 mg/kg/ngày. Có 4
đợt thí nghiệm, mỗi đợt điều tra hoạt tính hạ đường huyết của 6 mẫu thực vật. Các Hình 3.6, 3.7,
3.8, 3.9 thể hiện kết quả định lượng nồng độ đường huyết của chuột tại thời điểm 0 giờ và 20 ngày
qua các đợt thí nghiệm.


















Tại đợt I, trong số 6 mẫu thực vật được thử nghiệm khả năng hạ đường huyết chỉ có duy nhất
mẫu chè đắng thể hiện hoạt tính, cụ thể: chuột uống CNN đường huyết hạ 65%, chuột uống CC hạ
64% (p<0,001) so với thời điểm 0 giờ. Cụ thể nồng độ đường huyết của nhóm chuột ĐTĐ type 2 cho
uống CNN lá chè đắng tại ngày thứ 20 là 8,3±0,5 mmol/l, nhóm uống CC lá chè đắng là 8,7±0,8 mmol/l.
Hình 3.6. Đƣờng huyết của chuột ĐTĐ type 2
cho uống cao chiết thực vật đợt I


















Tại đợt II, đã phát hiện ra khả năng hạ đường huyết của mẫu thân, lá chó đẻ răng cưa, chuột uống CNN hạ
63%, chuột uống CC hạ 44% (p<0,001) và mẫu củ chuối hột, chuột uống CNN hạ 58%, chuột uống CC hạ
55% (p<0,001). Các con chuột sau khi cho uống cao chiết hoàn toàn khỏe mạnh và không xuất hiện các biến

chứng của bệnh ĐTĐ.

















Nhận thấy trong đợt III chỉ có duy nhất mẫu lá dây thìa canh thể hiện hoạt tính hạ đường huyết.
Chuột uống CNN đường huyết hạ 60%, chuột uống CC hạ 53% (p<0,001). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi về hoạt tính hạ đường huyết của dây thìa canh Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br.ex Schult
hoàn toàn phù hợp với kết luận của một số tác giả trong và ngoài nước. Khác với nhóm tác giả Trần
Văn Ơn cho chuột bình thường và chuột tăng đường huyết bởi STZ uống dịch chiết dây thìa canh
Hình 3.7. Đƣờng huyết của chuột ĐTĐ type 2 cho uống cao chiết thực vật
đợt II
Hình 3.8. Đƣờng huyết của chuột ĐTĐ type 2 cho uống cao chiết thực
vật đợt III
trong một thời gian ngắn (tính theo giờ), chúng tôi đã cho chuột nhắt ĐTĐ type 2 uống dịch chiết
trong 20 ngày, thấy rằng cao chiết lá dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết ổn định trong một thời
gian dài.



















Với đợt điều tra cuối cùng, chúng tôi đã thu được 4 mẫu có tác dụng hạ đường huyết. Mẫu lá tầm
gửi trên cây mít: chuột uống CNN hạ 60%, chuột uống CC hạ 64% (p<0,001). Mẫu nụ vối: chuột
uống CNN hạ 60%, chuột uống CC hạ 56% (p<0,001). Mẫu lá vối: chuột uống CNN hạ 67%, chuột
uống CC hạ 63% (p<0,001). Mẫu vỏ thân ổi: chuột uống CNN hạ 52%, chuột uống CC hạ 48%
(p<0,001).
Đã có nhiều công bố về tác dụng hạ đường huyết của lá và quả ổi Psidium gajava Linn. Đối với
vỏ thân ổi, những công bố nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết trên thế giới còn rất ít và hiện chưa có tại
Việt Nam. Hoạt tính hạ đường huyết của 3 mẫu lá tầm gửi trên cây mít, lá vối, nụ vối gần tương
đương nhau. Chúng tôi điều tra nụ vối dựa trên những kết quả công bố trong và ngoài nước, đây là một
nguồn thực vật vô cùng dồi dào tại nước ta. Nhằm làm phong phú thêm về tác dụng của cây vối, chúng tôi
lựa chọn và tập trung nghiên cứu lá vối, vì so với nụ vối, lá vối được thu hái dễ dàng hơn, hoạt tính hạ
đường huyết thể hiện tương đương nụ vối trong khi các công bố về tác dụng và cơ chế hạ đường huyết của

chúng còn khá ít ỏi.
Sau khi điều tra 24 mẫu thực vật, đã xác định được 8 mẫu có tác dụng hạ đường huyết trên
chuột ĐTĐ type 2: lá chè đắng, thân và lá chó đẻ răng cưa, dây thìa canh, nụ vối, củ chuối hột, lá
tầm gửi trên cây mít, lá vối, vỏ thân ổi. Nhận thấy tầm gửi trên cây mít là đối tượng nghiên cứu hoàn
toàn mới, đây là công bố đầu tiên về tác dụng hạ đường huyết của Macrosolen cochinchinensis (Lour.)
Blume trên thế giới.
3.3. NGHIÊN CỨU DỊCH CHIẾT LÁ VỐI VÀ LÁ CHÈ ĐẮNG
3.3.3. Ảnh hƣởng của cao nƣớc lá vối, lá chè đắng lên gan chuột
3.3.3.1. Các chỉ số GOT, GPT máu chuột
Hình 3.9. Đƣờng huyết của chuột ĐTĐ type 2 cho uống cao chiết thực
vật đợt IV
Bên cạnh nghiên cứu xác định hoạt tính hạ đường huyết của các cao chiết phân đoạn chúng tôi
đã theo dõi và xác định các chỉ số men gan, tạo tiêu bản đúc cắt gan chuột. Kết quả thể hiện trên
Hình 3.10 và 3.11













Chuột ĐTĐ type 2 không được cho uống cao chiết lá vối, lá chè đắng có biểu hiện gan bị
tổn thương, chỉ số men gan khá cao, chỉ số GOT trung bình là 59±5,2U/l, GPT trung bình là
100±6,8U/l. Trong khi đó các con chuột ĐTĐ type 2 cho uống cao nước lá vối và lá chè đắng các

chỉ số men gan đã hạ thấp hơn so với nhóm chuột đối chứng, tuy vẫn cao hơn nhóm chuột bình
thường. Nhóm chuột ĐTĐ type 2 cho uống cao nước lá vối có GOT, GPT trung bình tương ứng là
31,6±4,3 và 42,4±5,1U/l, nhóm chuột ĐTĐ type 2 cho uống cao nước lá chè đắng có GOT, GPT
trung bình tương ứng là 29,4±2,8 và 35±3,7 U/l, điều này chứng tỏ gan có dấu hiệu được phục hồi.
3.3.3.2. Ảnh hưởng lên cấu trúc mô gan
Từ những hình ảnh quan sát tiêu bản gan chuột ĐTĐ type 2 không cho uống cao chiết thực
vật, các tế bào gan méo mó, rời rạc, hình dạng tế bào không rõ rệt, thiếu sự liên kết với nhau, xuất
hiện một số tế bào bị teo nhân, kích thước nhỏ hơn so với các tế bào khác. Nhân tế bào bắt màu rất
đậm chứng tỏ tế bào đã bị chết. Ở tiêu bản gan chuột ĐTĐ type 2 cho uống cao nước lá vối và lá
chè đắng, hình ảnh tế bào quan sát nét hơn, dường như không nhận ra sự phá hủy của tế bào, nhân
tế bào cũng như các tế bào có kích thước bình thường và khá đồng đều, nhân tế bào bắt màu hoàn
toàn bình thường, đồng thời các tế bào liên kết với nhau, tương đương với tiêu bản gan chuột nhắt
bình thường.












Hình 3.10. Giá trị các chỉ số GOT, GPT trong máu chuột

100±6.8
59±5.2
42.4±5.1

31.6±4.3 35±3.7
29.4±2.8
20±1.5
37±2.7
0
30
60
90
120
GOT GPT
Nồng độ (U/l)
Chuột ĐTĐ type 2 Chuột bình thường
Chuột ĐTĐ type 2+cao nước lá vối Chuột ĐTĐ type 2+cao nước lá chè đắng
































3.3.2. Cao chiết phân đoạn lá vối
3.3.2.1.Khối lượng cao chiết phân đoạn lá vối
Chúng tôi sử dụng 3kg bột khô lá vối, chiết bằng nước nóng thu CNN, sau đó tách chiết phân
đoạn qua các dung môi. CNC chiếm tỷ lệ lớn nhất (31%), sau đó là CBuOH (26,6%), CEtA (22%)
và thấp nhất là CHe (13,3%). Các chất không phân cực chiếm tỷ lệ khá ít so với nhóm chất phân
cực trung bình và phân cực mạnh.
3.3.2.2. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của các phân đoạn dịch chiết lá vối
Hình 3.12 là kết quả tổng hợp nồng độ đường huyết sau 20 ngày cho chuột uống các cao chiết
phân đoạn lá vối liều 500mg/kg.




Hình 3.11. Hình ảnh quan sát tiêu bản đúc cắt gan chuột
Bên trái: chụp ảnh độ phóng đại 400 lần, bên phải: phóng đại 1600 lần
Gan chuột ĐTĐ

type 2 cho uống cao nước lá vối
Gan chuột ĐTĐ
type 2 cho uống cao nước lá chè
đắng
Gan chuột ĐTĐ type 2
Gan chuột bình thường












Trước thời điểm 7 ngày, nồng độ đường huyết của các lô chuột được điều trị bằng các cao chiết
phân đoạn lá vối tuy có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 7 ngày, một số
cao chiết lá vối thể hiện hoạt tính hạ đường huyết khá rõ như CHe, CEtA và CBuOH (p<0,05).
Hoạt tính này thể hiện càng rõ tại thời điểm 20 ngày khi p<0,01. Sở dĩ chúng tôi kéo dài thời gian
thí nghiệm khi cho chuột nhắt điều trị trong 20 ngày để xác định hoạt tính hạ đường huyết của chế
phẩm có ổn định hay không. CHe tuy chiếm tỷ lệ thấp nhất nhưng thể hiện hoạt tính hạ đường
huyết, nồng độ đường huyết trung bình của chuột sau 20 ngày điều trị bằng 6,1±0,7 mmol/l, tiếp
theo là CEtA (6,8±1,1mmol/l) và CBuOH (9,3±1,7mmol/l). Phân đoạn CNC cũng có tác dụng hạ
đường huyết tuy rằng chưa thật sự hiệu quả (nồng độ đường huyết sau 20 ngày điều trị bằng
15,2±1,3 mmol/l). Lựa chọn CHe, CEtA, CBuOH để xác định thành phần hóa học.
3.3.2.3. Hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của các cao phân đoạn
CHe có khả năng ức chế enzym α-glucosidase với IC

50
là 5,037±0,6 μg/ml, đồng nghĩa với
lượng đường glucose bị hạn chế tạo ra nhiều nhất, do đó nồng độ đường huyết giảm nhiều nhất. CEtA
cũng có khả năng ức chế α-glucosidase gần như tương đương với CHe, IC
50
là 5,766 ± 0,3 μg/ml.
Cuối cùng là CBuOH có IC
50
cao hơn, 8,011 ± 0,7 μg/ml.
3.3.2.3. Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất của lá vối
a.  - Sitosterol hay stigmast-5-en-24R-3-ol
Đưa lên cột 15 g CHe. Rửa giải cột bằng hệ dung môi n-hexane: ethylacetate (20:1), thu được
khối chất rắn vô định hình, tách lặp lại trên cột silicagel và kết tinh lại trong n-hexane đã thu được
những tinh thể hình kim, không màu, có khối lượng 23mg, R
f
=0,5, nóng chảy ở 135-136C. Gọi là
H1. Các dữ liệu về phổ NMR đều phù hợp với -sitosterol:

HO
3
5
8
10
12
14 15
17
18
19
20
21

21
22
23
24
25
26
27
28
29

0
10
20
30
40
Lô đc Lô uống
CHe
Lô uống
CEtA
Lô uống
CBuOH
Lô uống
CNC
Nồng độ đường huyết (mmol/l)
0h
3 ngày
7 ngày
10 ngày
20 ngày
Hình 3.12. Tác dụng hạ đƣờng huyết của cao chiết phân

đoạn lá vối

Hình 3.13. Cấu trúc hợp chất -sitosterol

×