Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

đồ dùng dạy học tự làm bảng học toán đa năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIANG THÀNH

GIANG THÀNH

Tác giả: Tống Mạnh Hùng
Năm học 2013-2014


I./ MỤC ĐÍCH CỦA THIẾT BỊ:
- Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 đối với giáo dục
tiểu học. Phát huy cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
đạo đức tự học và sáng tạo”.
- Việc sử dụng phối hợp các tài liệu trực quan khác nhau trong giờ học,
phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng.
- Phương tiện dạy học trực quan “Bảng dạy học toán đa năng” là tổng
hợp các vận dụng dùng trong việc dạy học, đáp ứng đầy đủ và thích
hợp nhất với yêu cầu khoa học để nghiên cứu các vấn đề cụ thể của nội
dung bài học, được hoàn thiện cao về mặt kĩ thuật, giá thành hạ, góp
phần giúp giáo viên giảng dạy một cách tốt nhất (mất ít thời gian, sức
lực, phương tiện nhất) làm cho học sinh nắm được tốt nhất những kiến
thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, trau dồi thế giới quan khoa học.
- Bảng phụ đa năng được sử dụng rất thuận tiện, phù hợp điều kiện các
vùng, các trường, đặc biệt đối với những trường (vùng sâu, vùng xa,
…) nơi mà cơ sở vật chất còn gặp rất nhiều khó khăn, trang thiết bị còn
hạn chế.


II./ TÍNH KHOA HỌC :
1/ Thực trạng ban đầu
- Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương


pháp dạy học toán trường tiểu học nói riêng thì đồ dùng dạy học trực
quan là phương tiện tốt nhất để dẫn dắt các em từ trang giấy trắng đến
với thế giới khoa học.
- Toán là một môn học gắn liền với thực tế cuộc sống là “chìa khoá” để
“giải mã” các môn học thuộc khoa học tự nhiên. Mặt khác, việc sử
dụng đồ dùng hiện nay còn rời rạc ở từng lớp, khối lớp, chưa hệ thống
được các kiến thức đã học. Đó là lí do tôi cho ra đời đồ dùng dạy học
mang tên “Bảng dạy học toán đa năng”.


2/ Nguyên vật liệu:
- Giấy đề can trắng, tôn phẳng: mỗi loại 2,4m x 1.6m
- Dây thun tròn (dẹp) dây sợi: mỗi loại 1.5m
- Ốc, vít 3 li x 1 phân 1 bịch
- Nam châm lá khổ A4: 1 miếng
- Giấy đề can màu: 40cm x 60cm.
- Viết lông dầu: 1 cái.
- Giấy A4 bìa 10 tờ.
3/ Cách làm:.
- Bước 1: Dùng bút lông phân ô, khoan lỗ 1 mặt, sau đó dán phủ giấy
đề can trắng.
- Bước 2: Dùng keo đính ốc vào mặt sau các lỗ, sau đó đóng khung
nhôm.
- Bước 3: Dây thun cắt đoạn nối, hoặc gắn khoen. Dây sợi làm tương
tự.
- Bước 4: Nam châm lá cắt theo hình thang, tam giác rồi gián đề can.
- Bước 5: In các đơn vị đo, dán nam châm lá, ép.


4/ Kinh phí: 400.000đ (hai trăm ngàn đồng).

5/ Thời gian: 1 người trong 1,5ngày (tự làm hoàn toàn trừ đóng
khung)


III/ CÁCH SỬ DỤNG:
Tùy vào từng loại bài của từng khối lớp mà giáo viên có thể áp dụng
linh hoạt một trong cách sau:
1/. Vẽ hình, nhận diện hình:
- Bước 1: Đính ốc theo hình muốn vẽ (Lựa chọn các điểm tương ứng)

Hình chữ nhật

Hình tam giác


Bước 2: Gắn dây thun vào và thực hiện kéo giãn vòng quanh đinh ốc ta
vẽ được hình như mong muốn.(Nhận dạng 1 hình hoặc nhận biết các
đặc điểm của 1 hình, hay so sánh sự khác nhau hoặc tương đồng giữa
các hình). Riêng hình tròn chúng ta có thể dùng dây không co dãn gắn
vào đinh và viết lông để vẽ.
- Đính các hình có nam châm là giới thiệu cho học sinh làm quen hình
dáng một số hình


2/.Hình thành công thức tính chu vi, diện tích một số hình.
- Bước 1: vẽ hình (như trên mục 1)
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh cắt hình ta dùng dây màu đỏ để tạo
đường cắt.
- Bước 3: Nếu hướng dẫn học sinh hình thành công thức tính diện tích
1 số hình ở tiểu học chúng ta có thể vận dụng cả hình nam châm lá.



- Nếu hướng dẫn học sinh cách tính chu vi một hình ta dùng dây sợi
hướng dẫn(dây không có sự co dãn) học sinh cách đo, hình thành công
thức tính chu vi...
- Ngoài ra đồ dùng dạy học này có thể phát triển và ứng dụng tốt trong
quá trình dạy môn hình học ở khối Trung học cơ sở.


3/. Bảng đơn vị đo(diện tích, độ dài, khối lượng) hoặc hướng dẫn
học sinh hình thành "Hàng của số thập phân. Đọc viết số thập
phân"
- Tuỳ vào mục đích sử dụng mà giáo viên có thể sử dụng các thẻ từ
một cách hiệu quả.


IV/ HIỆU QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN:
Thông qua việc thực hành sử dụng đồ dùng dạy học này cho thấy:
- Tiết học nhẹ nhàng, sinh động và đạt hiệu quả cao.
- Học sinh tích cực.
- Hệ thống hoá được kiến thức.
- Các em tranh nhau để được trình bày, được học.
- Học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và nhờ lâu, có lôgic hơn,
nhờ được trực quan thực hành trong giờ học
- GV làm việc nhẹ nhàng, tiết kiệm thời gian
* Tồn tại: Khi nối ghép với nhau, mối nối chưa đẹp, bảng chưa chưa
gọn còn cồng kềnh khi vận chuyển xa.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không thể thiếu sót về kĩ thuật và
phạm vi sử dụng đồ dùng, rất mong được sự đóng góp của quý đồng
nghiệp để bảng dạy học toán đa năng của tôi phát huy hiệu quả hơn.

Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống –
Chúc Hội thi có nhiều sáng kiến - ứng dụng, cải tiến thực sự mang lại
hiệu quả cao trong thực tế dạy - học.


12



×