Họ và tên: Phùng Minh Lượng
Lớp
: LDH1KM1
BÀI THU HOẠCH THAM QUAN NHẬN THỨC
I.
LỜI MỞ ĐẦU
Qua 2 buổi tham gia và trao đổi. Tôi đã có cơ hội được trao đổi kinh nghiệm
và những vấn đề liên quan đến những vấn đề xung quanh chúng ta…do Nhà trường
tổ chức. Cùng với sự đóng góp của hai cán bộ chuyên gia cùng các thầy cô giáo đã
mang lại cho tôi cũng như các bạn sinh viên có thêm nhiều kiến thức bổ ích và kỹ
năng học tập cũng như làm việc.
Nhờ có sự trao đổi và nói chuyện một cách cởi mở và nghiêm túc với các
cán bộ , chúng tôi đã cảm thấy được sự nhiệt tình và hiểu biết của các thầy cô, đã
có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong và ngoài nước trong lĩnh vực môi trường
là một điều may mắn. Các thầy cô đã chia sẻ cho chúng tôi những thông tin khái
quát về các vấn đề liên quan đến môi trường cùng với nhiều kinh nghiệm quý báu,
những yếu điểm của một sinh viên ngành môi trường gặp phải. Từ đó, giúp chúng
tôi khắc phục những thiếu sót và phát triển những kỹ năng cần thiết để sau khi tốt
nghiệp ra trường chúng thôi có thể đảm nhận những vị trí công việc mà chúng tôi
vẫn hằng mơ ước. Cách nói chuyện dí dỏm, hài hước đã làm chúng tôi cảm thấy
thân mật hơn, ai cũng chăm chú nghe những chia sẻ và nhắn nhủ của các thầy
cô. Cô chia sẻ: Các em đến đây Cô chỉ cho các lời khuyên “ngoài kiến thức về
chuyên ngành các em cần nâng cho mình thêm các kiến thưcs bổ trợ nữa như :
tiếng anh, tin học, khả năng giao tiếp…”. Vì như thế sẽ có nhiều cơ hội tốt đến với
các em hơn. Chúng tôi, ai nấy cũng đã rút ra được nhiều suy ngẫm từ những lời
chia sẻ đó.
Nội dung buổi trao đổi được chia làm 2 phần khác nhau, mỗi phần liên quan
đến kiến thức chuyên ngành và kinh thực tế:
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ VÀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VIỆT NAM.
1. Phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường.
- Phòng ngừa là gì?
Là nguyên tắc cơ bản nhất cho mọi vấn đề về môi trường và cách giảm thiểu tối đa
sự phát thải ra môi trường. Nếu chẳng may ô nhiễm xảy ra, rất nhiều trường hợp có
thể là do sự cố. Khi có sự cố xảy ra cơ quan chức năng phải vào cuộc không bỏ rơi
doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp có sự đóng góp cho sự phát triển.
VD: Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình xảy ra sự cố tràn dầu bã, mất nhiều tiền để
khoanh vùng để xử lý dầu thải, quan tâm đầu tiên là hệ thống khí thải, theo dõi khí
thải đầu ra bằng hệ thống quan trắc tự động.
Ô nhiễm phát sinh là có chủ định hoặc không chủ định.
- Ngăn chặn: Là biện pháp trực tiếp ngăn chặn chất ô nhiễm phát tán vào hoặc
ngăn chặn hành vi không gây ô nhiễm nữa.
VD: Thấy dầu tràn (chất thải nguy hại chủ yếu là dầu cặn) từ miệng xả thì phải báo
cho chính quyền địa phương. Khoanh vùng ô nhiễm dầu bằng cách dùng rơm để
hút dầu rồi để khô và đốt, người thu gom chất thải nguy hại phải có giấy phép hành
nghề về lĩnh vực thu gom chất thải của mình ( ví dụ như dầu thải, sơn…).
Giấy phép do đơn vị tiếp nhận từ người thu gom để xử lý: Ví dụ như ắc quy,
dầu đã qua sử dụng, chất thải dính dầu không cho vào thùng rác.
“Chủ sở hữu của một cái ao hoặc hồ có quyền thải bất cứ thứ gì mà họ
muốn” nhưng về mặt hồ sơ thì họ phải có giấy tờ sau: Tái chế, Tái sử dụng và Tận
thu (tách lọc).
Và doanh nghiệp ấy làm biến đổi và gây ô nhiễm thì doanh nghiệp có trách
nhiệm đầu tiên trong việc thu gom và xử lý. Doanh nghiệp phải ngăn chặn và xử lý
các tác nhân gây ô nhiễm và các đối tượng gây ô nhiễm.
+ Xử lý tác nhân gây ô nhiễm bằng các Biện pháp kỹ thuật, công nghệ
+ Xử lý đối tượng gây ô nhiễm bằng pháp lý
KL: Làm được việc xử lý ô nhiễm môi trường là vô cùng nặng nề không phải chỉ
xử lý trong một ngày, một giờ có thể xử lý được.
Vì vậy Doanh nghiệp phải làm cam kết bảo vệ Môi trường: Sở TNMT chịu
trách nhiệm thanh tra. Mức phạt là 500 triệu/ 1 hành vi. Hành vi xả thải nặng nhất
tùy vào lượng chất thải và độc tính, và có thể sắp tới sẽ điều chỉnh đến 2 tỷ/1 hành
vi.
Căn cứ pháp lý đầu tiên phải nắm là Báo cáo ĐTM của Doanh nghiệp.
VD: Nước thải nhuộm chưa có công nghệ đạt chuẩn nhất là chỉ tiêu về màu, một
chỉ tiêu được xếp vào một hành vi ( vdụ như chỉ tiêu clo dư cao)
KL: Phải đưa ra các mức phạt cao thì mới phòng ngừa và giảm thiểu được sự ô
nhiễm môi trường và các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn.
- Xử lý khi đã bị ô nhiễm:
VD: Nguồn nước Sông Thị Vải đã bị ô nhiễm nặng nề – nhà máy VEĐAN và phải
đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời:
+ Chặn các khu vực địa lý bị ô nhiễm để xử lý
+ Sử dụng VSV để xử lý…
Đây là một tình trạng Doanh nghiệp không có Báo Cáo ĐTM trước khi hoạt
động, không có Cam kết bảo vệ môi trường.
Vì vậy phải có ĐTM thì mới được phép xây dựng và hoạt động, phải có
hướng chuyển đổi để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Hiện nay, chưa đưa được các tiêu chí về môi trường vào đánh giá bộ máy hành
chính. Ví dụ như bao nhiêu chất thải rắn được thu gom và xử lý trong một năm của
một xã.
KL: Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng phòng ngừa là nguyên tắc cơ bản
nhất: Phòng ngừa là đi từ quy hoạch, Quy hoạch là đặt khu vực sản xuất với khu
dân cư phải trong một bài toán không gian (cân đối với không gian). Coi một khu
công nghiệp là một chủ thể miễn sao không phát sinh chất thải ra môi trường bằng
các biện pháp như đầu tư công nghệ xử lý chất thải với quy mô phù hợp, kiểm soát
đầu ra đúng quy chuẩn. Và chú ý Khi xử lý chất thải nguy hại không được xử lý
phân tán ( ví dụ như Lò đốt là một nguy cơ ở các Bệnh viện hiện nay: Nếu không
cháy liên tục thì khả năng phát sinh Đioxin và furan lớn), khi chất thải nguy hại và
chất thải y tế xử lý tập trung thì cũng là một nguy cơ rất lớn. Vì vậy phải đầu tư
dàn trải hệ thống lò đốt chất thải rắn Y tế cho các bệnh viện.
Giai đoạn phòng ngừa có thể tính được ảnh hưởng hoạt động trong phạm vi
doanh nghiệp và không phát sinh chất thải ra ngoài, từ hàng rào doanh nghiệp trở
ra là phát hiện và ngăn chặn bằng cách dựa vào Cộng đồng để phát hiện Doanh
nghiệp xả thải trộm. Vì thế, nên cung cấp cho cộng đồng những kiến thức cơ bản
nhất.
2 Kinh nghiệm Quan trắc môi trường.
a. Môi trường không khí:
Nguyên tắc chung: một mẫu đại diện của khí được lấy từ bên trong đường ống
bằng một đường dò lấy mẫu, và được chuyển đến bộ phận thu mẫu qua hệ thống ổn
định khí mẫu và đường ống dẫn mẫu. Trên quá trình mẫu chuyển đến bộ phận thu
mẫu, các khí được ổn định để loại sol khí, bụi và các chất cản trở khác. Hệ thống
thu mẫu có thể là: hệ thống hấp thụ, hấp phụ, ngưng tụ hoặc lấy mẫu khí vào dụng
cụ chứa. Qui trình kỹ thuật quan trắc: thông thường, các khí ô nhiễm được lấy mẫu
bằng cách hút một ống khí qua hệ dãy ống nghiệm chứa dung dịch hấp thụ chọn
lọc, sau khi lấy mẫu dung dịch hấp thụ được bảo quản, vận chuyển về PTN và tiến
hành phân tích. Phương pháp này thường được dùng để xác định một số chất ô
nhiễm như: SO2, NOx, hơi axit, hơi kiềm, hơi kim loại… Mức độ đại diện của
mẫu cho nguồn thải phụ thuộc vào : Tính đồng đều của tốc độ khí trong mặt phẳng
lấy mẫu; nồng độ khí cần xác định, độ ẩm của khí ống khói; sự xâm nhập của
không khí.
b. Môi trường nước:
Môi trường nước và các phương pháp lấy mẫ, bảo quản mẫu…còn tùy thuộc vào
vấn đề môi trường quan tâm, mà chúng ta đưa ra các phương pháp lấy mẫu khác
nhau. Đã học trong chương trình tại trường.
Cần chú ý những yêu cầu sau đây:
-
Bảo quản ngay trong vòng 15 phút từ khi lấy mẫu ra khỏi môi trường
Làm lạnh đến 40C bằng cách nhúng trong nước đá.
Thêm vào các chất bảo quản thích hợp.
Đối với các mẫu phân tích TSS, BOD, NO 3 thì không cần thêm hóa chất bảo
quản mà chỉ cần làm lạnh với mẫu.
- Đo và ghi nhiệt độ ngay tại chỗ, các thông số vật lý khác như PH nên phân
tích ngay tại chỗ sau khi lấy mẫu.
- Đi đôi nơi lấy mẫu hàng ngày trong mọi thời tiết là quan trọng, nếu không
đảm bảo phương pháp an toàn này thì phải loại bỏ mẫu mặc dù nơi lấy mẫu
đó rất cần cho chương trình lấy mẫu.
- Cảnh báo nếu phải lấy mẫu ở nơi xa và sát nơi nước sâu và làm việc một
mình, cần mặc bảo hiểm và dùng phương tiện liên lạc thường xuyên với
trung tâm.
3. Khi tham gia lấy mẫu cần chú ý những sai số.
- Khi mặt phẳng lấy mẫu cách các vật cản trở ở phía dòng tới gần hơn khoảng
cách đã nêu trong tiêu chuẩn này thì sai số xác định nồng độ bụi có thể tăng
lên. Điều đó phụ thuộc vào nhiễu loạn do vật cản trở gây ra, vào tốc độ khí
cục bộ trên mặt phẳng lấy mẫu và vào sự phân bố cỡ hạt của bụi.
- Số điểm lấy mẫu tăng lên sẽ có độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, số điểm
tăng quá 16, không cải thiện độ chính xác. Trong trường hợp này, có thể
tăng độ chính xác bằng cách tăng số đường lấy mẫu trong ống tròn ( ba thay
vì hai).
- Khoảng thời gian lấy mẫu tăng có thể điều hòa được những thay đổi nồng độ
bụi và giảm được sai số.
III. KẾT LUẬN
Qua 2 buổi tham gia trao đổi những lời chia sẽ đóng góp chân thành của thầy cô
thật sự mang lại cho chúng tôi nhiều điều mới mà ngay khi đi làm, đi học và cuộc
sống hằng ngày chúng tôi có thể sẽ gặp phải. Qua đấy chúng tôi có thể biết và lựa
chọn, định hướng lối đi sau khi ra trường và nhiệm vụ đối với lúc còn là sinh viên
chuyên ngành môi trường là phải làm gì và làm như thế nào.?
Cuộc trao đổi mang tính cởi mở, hòa đồng vì thế mang lại cho chúng tôi rất nhiều
hào hứng và có nhiều cách suy nghĩ khác nhau và chuyên ngành môi trường cũng
như con đường mình đã chọn.
Lần cuối cùng cho tôi cũng như toàn thể sinh viên cảm ơn những đóng góp quý
báu của thầy cô. Những đóng góp mang tính củng cố tinh thần cho chúng tôi.
Chúc thầy cô luôn mạnh khỏe và thành công hơn nữa trong công tác.
IV.KIẾN NGHỊ
Cần phân định rõ hơn nữa các cấp quản lý môi trường tránh gây việc quản lý
chồng chéo giữa các bộ ngành, địa phương. Quy định rõ trách nhiệm quan trắc môi
trường của từng đơn vị quản lý, cán bộ quản lý.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quan trắc hiện đại như trạm quan trắc môi
trường không khí tự động cố đinh, tự động di động, các trạm quan trắc liên tục tại
các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, ống khói…để kiểm soát và khắc
phục kịp thời các ảnh hưởng xuất của các chất gây ô nhiễm. Đầu tư công nghệ hiện
đại phải đi đôi với việc đào tạo con người và chế độ chính sách ưu đãi với các quan
trắc viên, cán bộ nhân viên môi trường