Đảng bộ:
Chi bộ:
Đơn vị:
ĐỀ CƯƠNG BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tuy Hoà, ngày tháng năm 2010
BẢN THU HOẠCH
CỦA ĐẢNG VIÊN, ĐOÀN VIÊN, HỘI VIÊN
Qua 4 năm thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Họ và tên:
Năm sinh: 1977
Chức vụ trong Đảng
Chức vụ trong đơn vị
Thông qua học tập, nghiên cứu và làm theo các chuyên đề đạo đức Hồ Chí Minh trong
những năm qua về “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tôi xin trình bày
những nội dung cơ bản đã nhận thức, thu hoạch được thông qua liên hệ với bản thân
như sau:
1.Về Nhận thức của cá nhân về tư tưởng tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh:
11.Nhận thức của bản thân về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội đã làm cho toàn Đảng,
toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn
của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu đã tạo được sự
chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống
của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hóa
và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc
học tập, rèn luyện tư tưởng đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của
Người là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thách thức
để tiến lên. Do đó học tập và làm theo tấm gương đao đức của Người là một biện pháp
quan trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa
chữa tình trạng suy thoái “có tính nghiêm trọng” về đạo đức và lối sống, suy thoái về tư
tưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo của Đảng.
*Những phẩm chất đạo đức của người cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí
Minh:
Nhìn chung, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng có thể
khái quát thành bốn nội dung cơ bản, là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con
người; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Theo tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng thì tự phê bình và phê bình là một nguyên
tắc không thể thiếu được trong xây dựng nền đạo đức mới – đạo đức cách mạng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết: Phê bình là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người, là thực
hành dân chủ... Không phê bình tức là bỏ mất một quyền dân chủ của mình. Song phê
bình phải đường hoàng, chính đáng, tuyệt không nên "thầm thì thầm thụt”.
1.2 Ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với bản thân, cơ quan, đơn vị, Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội.
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội đã làm cho toàn Đảng,
toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn
của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu đã tạo được sự
chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống
của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một di sản tinh thần vô
cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng, vấn đề đặt ra không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những giá trị thực
tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là vận dụng và phát
triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ của đất nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Những tư liệu gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lưu giữ tại
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là những di sản vật chất quí báu để góp phần nghiên
cứu tư tưởng của Người.
2. Những kết quả cụ thể:
2.1 – Kết quả việc làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng
đạo đức cách mạng; về tinh thần trung với nước, hiếu với dân; về thực hiện lời dạy:
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về việc thực hiện các nguyên tắc đạo đức mới.
*Tư tưởng Hồ Chí Minh không những là nền tảng tư tưởng mà còn là kim chỉ
nam cho hành động nữa. Học đạo đức Hồ Chí Minh là tìm hiểu bản chất của vấn đề để
vận dụng phù hợp với hoàn cảnh cuộc sống. Chẳng hạn: học Hồ Chí Minh không có
nghĩa là tất cả mọi người phải đi dép lốp mà học đức tính giản dị của Người. Đạo đức
tốt của một con người không phải cứ tự nhiên mà có, nói như Hồ Chí Minh là nó không
phải từ trên trời rơi xuống, mà do tu dưỡng bền bỉ hằng ngày để phát triển, củng cố.
Xây dựng đạo đức cách mạng không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người, của
cả hệ thống chính trị, nhưng trước hết và cơ bản nhất là của từng bản thân mỗi đảng
viên . Trong xây dựng đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh, rõ nhất là chú trọng
những vấn đề sau đây:
- Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Tôn trọng và phát huy những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục.
- Tạo ra một cách thường xuyên tinh thần đề cao cái đẹp, cái tốt; lên án cái xấu, cái ác
và khuyến khích mọi người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện.
- Kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc xây dựng môi
trường đạo đức mới.
- Giải quyết đồng bộ tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, làm cho đất nước
Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Nội dung cơ bản tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cán bộ đảng viên, công
chức, phải thường xuyên học tập và noi theo là:
*Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân” cần quán
triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; Phát huy sức mạnh
đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
*Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu cao phẩm giá
con người Việt Nam trong thời kỳ mới Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với
nhân dân, vì nhân dân phục vụ.
* Nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức phải chú ý tới con đường và phương pháp
hình thành đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Để hình thành đạo đức mới, bản thân cần
phải luôn chú ý và rèn luyện theo những nguyên tắc sau: nói phải đi đôi với làm, phải
nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng
rộng rãi; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời, không được sao nhãng việc tu dưỡng, mà phải
rèn luyện suốt đời, bền bỉ, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, với
tinh thần tự giác, tự nguyện, và cố gắng hoàn thành trách nhiệm của bản thân.
2.2 – Kết quả việc thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện các
giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân của bản thân.
“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" là một di huấn tư tưởng
có giá trị lý luận và thực tiễn hết sức quí giá và sâu sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để
lại cho Đảng ta, nhất là đối với công tác xây dựng Đảng cầm quyền trong điều kiện
kinh tế thị trường hiện nay. Nâng cao đạo đức cách mạng, đó là mục tiêu phấn đấu và lý
tưởng hướng tới của người cán bộ, người đảng viên. Có sự bồi dưỡng tự nguyện đạo
đức cách mạng cùng với sự hỗ trợ của tổ chức, của đoàn thể thì người cán bộ, người
đảng viên mới chiến thắng được “chủ nghĩa cá nhân” nguy hại, để có thể vững tiến
trên con đường cách mạng gập ghềnh quanh co, lắm thác nhiều ghềnh, nhưng cũng đầy
hoa thơm quả ngọt. Chúng ta có nhiệm vụ phải noi theo và ra sức thực hiện vì mục tiêu
tối cao: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Để thực hiện theo quan điểm của người chúng ta cần tuân thủ các biện pháp sau:
- Phải thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh
- Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên
- Phải nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt Đảng
- Phải nghiêm minh thực hiện kỷ luật của Đảng
- Phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết; đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự
tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Thực hiện lời dạy của người bản thân tôi luôn kiên quyết chống chủ nghĩa cá
nhân, lối sống thực dụng; Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối,
quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ
nghĩa thành tích, không bao che, giấu khuyết điểm.
2.3 – Kết quả của việc làm theo về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan
liêu.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh tiết kiệm là vì nước, vì dân, tiết kiệm vì sự
nghiệpchung.
Tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh có 3 điểm:
Thứ nhất, tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
Thứ hai, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tức là tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, dùng vào
đúng mục đích. Nếu cần, bao nhiêu cũng chi.
Thứ ba, tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực.
* Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan
liêu:
+ Là một cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tốt và cái xấu, cuộc cách mạng
này là trong tư tưởng của mỗi người, trong tổ chức thực hiện của toàn xã hội.
+ Là thực hiện dân chủ trong xã hội, đảm bảo quyền dân chủ của dân, đảm bảo xã hội ta
thực sự là xã hội của dân, huy động được nhân dân tham gia.
+ Là để hoàn thành đầy đủ các kế hoạch, các mục tiêu của cách mạng trong từng thời
kỳ.
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh bản thân tôi luôn tích cực lao động, học tập,
công tác với tinh thần lao động sang tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; Biết
quý trọng công sức lao động và tài sản tập thể, của nhân dân; Không xa hoa, lãng phí ,
không phô trương hình thức. Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, nói
không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.
2.4 – Kết quả việc thực hiện sửa đổi lề lối làm việc; về nâng cao ý thức dân chủ và kỷ
luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ trong thời gian qua.
“Sửa đổi lề lối làm việc” là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, tài liệu học
tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết xong vào tháng 10 -
1947, ký tên là XYZ. Khi đó, bộ máy chính quyền của chúng ta có nhiệm vụ chủ yếu là
tập trung sức cho sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc. Nhưng với tầm nhìn xa,
thấu hiểu những vấn đề có quan hệ cốt tử với chính quyền cách mạng, Người đã viết tác
phẩm "Sửa đổi lối làm việc" nhằm xây dựng và bồi dưỡng ý thức chính trị của những
người cán bộ, để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhân dân giao
phó.
Sửa đổi lối làm việc đã chỉ đạo và hướng dẫn các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể
và toàn thể cán bộ, đảng viên định hướng sửa đổi, đổi mới việc thực hiện nguyên tắc
phê, tự phê, sửa đổi, đổi mới công tác học tập lý luận chính trị, sửa đổi, đổi mới tu
dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, sửa đổi, đổi mới đánh giá, bồi dưỡng và sử dụng
cán bộ, sửa chữa, đổi mới phương thức lãnh đạo và sửa đổi, đổi mới cách nói và cách
viết trong công tác tuyên truyền.
Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc là sự thể hiện những tư tưởng cơ bản và sâu sát
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng chỉnh đốn Đảng. Những tư tưởng này trở thành
nhiệm vụ quan trọng, then chốt thường xuyên của Đảng ta.
Ngày nay đọc lại tác phẩm này, chúng ta vẫn thấy nguyên vẹn giá trị to lớn của nó, nhất
là đối với việc xây dựng và giữ gìn chính quyền cách mạng của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân.
2.5 – Kết quả việc làm theo về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự
tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.
* Mọi người đều phải có trách nhiệm đối với đất nước. Cán bộ, đảng viên, công
chức phải tận tâm, tận lực, tận tình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phải đặt lợi
ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên hết. Phục vụ nhân dân trước hết là:
+ Phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và xác định vì dân mà làm việc,
quan tâm và chăm lo mọi mặt của đời sống nhân dân, phải tìm mọi cách, mọi biện pháp
để thoả mãn các nhu cầu lợi ích của nhân dân, nhất là những nhu cầu bức thiết trong
cuộc sống.
+ Các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên phải luôn quán triệt
nhận thức đúng và đầy đủ về Tổ quốc và nhân dân về vị trí của cán bộ, đảng viên. Cán
bộ là công bộc, là đầy tớ của dân, dân là chủ, dân là gốc của nước nhà; có dân là có tất
cả. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Phục vụ dân
là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, là gốc của công việc. Bản thân tôi luôn luôn
gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền
giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hoà nhã thân ái với mọi người,
hết lòng vì nhân dân phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác
phong của người Đảng viên.
2.6 – Trong công tác xây dựng Đảng:
*Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết về công tác xây dựng Đảng.Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú, trong đó tập trung vào những
điểm chủ yếu sau:
+ Cách mạng cần có Đảng. "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt"
+ Xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng
+ Quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng
đáng "Là đạo đức là văn minh"
+ Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân