Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật đối với giống đào có triển vọng tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––––

ĐÀO THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI GIỐNG ĐÀO CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2013


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI GIỐNG ĐÀO CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ TUẤN KHIÊM



Thái Nguyên - 2013


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng
cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều
đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được
ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Đào Thanh Tùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Tôi xin chân thành cảm ơn và tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo: TS. Đỗ Tuấn Khiêm đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Khoa Nông học, Phòng
Quản lý đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Lãnh
đạo sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.

UBND xã Khang Ninh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Phòng Thống kê huyện Ba Bể đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên
cứu hoàn thành luận văn.
Cuối cùng Tôi xin cảm ơn sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt thời gian làm luận văn khoa học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 5 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn

Đào Thanh Tùng


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học ............... 3
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu bón phân qua lá ............................ 3
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng ............ 4
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng biện pháp cắt tỉa ................................ 4
1.2. Nguồn gốc và phân loại.............................................................................. 4

1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 4
1.2.2. Phân loại .................................................................................................. 5
1.2.3. Giới thiệu một số giống đào của Việt Nam ............................................ 6
1.3. Đặc điểm thực vật học của cây đào............................................................ 7
1.3.1. Rễ ............................................................................................................ 7
1.3.2. Thân cành ................................................................................................ 7
1.3.3. Lá ............................................................................................................. 8
1.3.4. Hoa .......................................................................................................... 9
1.3.5. Quả .......................................................................................................... 9
1.4. Đặc điểm sinh vật học của đào................................................................. 10
1.4.1. Giai đoạn sinh trưởng ............................................................................ 10
1.4.2. Giai đoạn phát triển ............................................................................... 10


iv

1.5. Yêu cầu về sinh thái của cây đào ............................................................. 11
1.5.1. Nhiệt độ ................................................................................................. 11
1.5.2. Ánh sáng................................................................................................ 12
1.5.3. Lượng mưa ............................................................................................ 12
1.5.4. Yêu cầu về đất ....................................................................................... 12
1.6. Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Nam .......................................... 13
1.6.1. Tình hình sản xuất đào trên thế giới...................................................... 13
1.6.2. Tình hình sản xuất đào ở Việt Nam ...................................................... 15
1.7. Những nghiên cứu về cây đào trên thế giới và Việt Nam........................ 15
1.7.1. Những nghiên cứu về cây đào trên thế giới .......................................... 15
1.7.2. Những kết quả nghiên cứu về cây đào ở Việt Nam .............................. 18
1.8. Nghiên cứu về dinh dưỡng và kỹ thuật trồng trọt .................................... 21
1.8.1. Nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho đào.............................. 21
1.8.2. Kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình và tạo quả .................................................... 23

1.9. Chất điều hòa sinh trưởng ........................................................................ 24
1.9.1. Giới thiệu chung về chất điều hòa sinh trưởng ..................................... 24
1.9.2. Nguồn gốc đặc tính của một số chất điều hòa sinh trưởng và phân
bón lá ............................................................................................................... 30
1.10. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất cây ăn quả
của huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn ....................................................................... 30
1.10.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 30
1.10.2. Địa hình ............................................................................................... 31
1.10.3. Đất đai ................................................................................................. 32
1.10.4. Khí hậu ................................................................................................ 32
1.10.5. Thuỷ văn, sông ngòi ............................................................................ 34
1.10.6. Dân số .................................................................................................. 35
1.11. Thực trạng sản xuất cây ăn quả và cây đào của huyện Ba Bể ............... 35


v

1.11.1. Thực trạng sản xuất cây ăn quả của huyện Ba Bể .............................. 35
1.11.2. Thực trạng sản xuất cây đào của huyện Ba Bể ................................... 36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 38
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 39
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 39
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 39
2.3. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán.................................................... 45
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 46
3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả
của các giống đào chín sớm ............................................................................ 46

3.1.1. Đặc điểm hình thái các giống đào nghiên cứu ...................................... 46
3.2. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống đào .............................................. 59
3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng của giống đào Nhị nguyệt đào ...................................................... 62
3.3.1. Ảnh hưởng bón của việc phun phân bón qua lá, kích phát tố đến năng
suất và chất lượng của giống đào Nhị nguyệt đào .......................................... 62
3.3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa cành đến đến năng suất và của
giống đào Nhị nguyệt đào ............................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 69
1. Kết luận ....................................................................................................... 69
2. Đề nghị ........................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật
cm

: Centimet

CV

: Hệ số biến động (Coefficients of variation)

Đ/c


: Đối chứng

ĐVT : Đơn vị tính
g

: Gam

kg

: Kilogam

LSD.05 : Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 (Least significant
difference)
mm

: Milimet

FAO : Tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc (Food and Agriculture
Organization of the United Nations)
STT

: Số thứ tự

TTTB : Tăng trưởng trung bình
T

: Tháng




: Tổng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.2. Tổng hợp một số yếu tố khí hậu tại Ba Bể, Bắc Kạn ................................ 33
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái bộ lá của 1 số giống đào .................................................... 46
Bảng 3.2. Đặc điểm thân cành của các giống gốc đào 5 năm tuổi .................................. 47
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống đào 5 năm tuổi .......... 49
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các giống đào 5 năm tuổi .................. 50
Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống đào 5 năm tuổi ....... 52
Bảng 3.6. Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân của các giống đào 5 năm tuổi ................... 53
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh trưởng lộc hè của các giống đào 5 năm tuổi ....................... 54
Bảng 3.8. Đặc điểm ra hoa của các giống gốc đào 5 năm tuổi ................................... 56
Bảng 3.9. Đánh giá đặc điểm quả của các giống đào 5 năm tuổi ............................... 57
Bảng 3.10. Đặc điểm chất lượng quả của các giống đào 5 năm tuổi .......................... 58
Bảng 3.11. Một số sâu, bệnh hại chủ yếu trên các giống đào 5 năm tuổi ................... 60
Bảng 3.12. Ảnh hưởng bón của việc phun phân bón qua lá, kích phát tố đến tỷ lệ
đậu quả và năng suất của giống đào Nhị nguyệt đào ............................... 63
Bảng 3.13. Ảnh hưởng bón của việc phun phân bón qua lá, kích phát tố đến tỷ lệ
ăn được và chất lượng của giống đào Nhị nguyệt đào ............................. 64
Bảng 3.14. Sơ bộ hạch toán kinh tế của phun một số loại phân bón qua lá, kích
phát tố cho giống đào Nhị nguyệt đào ...................................................... 65
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa cành đến số lộc/cành của giống
đào Nhị nguyệt đào ................................................................................... 66
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa cành đến năng suất của giống
Nhị nguyệt đào .......................................................................................... 67
Bảng 3.17. Sơ bộ hạch toán kinh tế của biện pháp cắt tỉa cho giống đào Nhị

nguyệt đào ................................................................................................. 68


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống đào 5
năm tuổi............................................................................................. 49
Hình 3.2. Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính gốc của các giống đào 5
năm tuổi............................................................................................. 51
Hình 3.3. Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống đào 5
năm tuổi............................................................................................. 52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có vai trò rất lớn trong đời sống, kinh tế và sản xuất nông nghiệp
của kinh tế hộ gia đình cũng như phát triển kinh tế của một vùng sinh thái và cả đất
nước. Cây ăn quả cung cấp một nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người, sản xuất
cây ăn quả còn cung cấp lượng hàng hóa quả tươi cho thị trường trong nước và xuất
khẩu đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Cây đào (Prunus Persica) thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) là một trong
những cây ăn quả quan trọng của vùng ôn đới và á nhiệt đới. Cây đào được trồng
ở nhiều nước trên thế giới như châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Trung Quốc là nước
có diện tích trồng đào chiếm tới 47,6 % diện tích đào trên toàn thế giới. Sản lượng
đào toàn thế giới năm 2010 ước tính đạt hơn 20 triệu tấn trong đó sản lượng đào
của các nước châu Á đạt khoảng hơn 13 triệu tấn [FAO Statistic 2012].
Đào ở Việt Nam được coi là một trong những loại quả quý vì có mã quả

đẹp, vị ngọt, chua, rất hợp với khẩu vị của nhiều người, quả đào được dùng
chính để ăn tươi ngoài ra còn có thể chế biến thành các sản phẩm như: đào ướp
đường, ômai đào, rượu đào... đặc biệt đào phơi khô là một sản phẩm quý có tác
dụng nhuận tràng, dễ tiêu, kích thích thần kinh rất tốt... Quả đào chứa
nhiều dinh dưỡng, trong 100g thịt quả đào có chứa 85,1% nước; 0,7%
protit; 0,2% lipit; 13,5% gluxit; 16mg Ca; 32 mg photpho; 145 mg kali và
các vitamin A, B1, B2 , C...
Giống đào ăn quả ở Việt Nam được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền núi,
nơi có nhiệt độ lạnh cần thiết vào mùa đông để giúp cho đào có thể tích lũy đủ
độ lạnh để ra hoa và đậu quả. Bắc Kạn là tỉnh có điều kiện thiên nhiên ưu đãi,
có khí hậu phù hợp cho sinh trưởng của cây đào. Tại đây, trước kia đã có nhiều
giống đào địa phương có phẩm chất quả ngon, mẫu quả đẹp phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng nhưng do giống địa phương có năng suất thấp, tập


2

quán của người dân trồng chủ yếu là quảng canh nên đào bị sâu bệnh nhiều,
năng suất giảm mạnh. Từ năm 2007, thực hiện dự án khảo nghiệm tập đoàn cây
ăn quả ôn đới nhập nội trong đó có 3 giống từ Đài Loan (Nhị nguyệt đào; Phúc
thọ đào và Lục nguyệt đào) và Giống ĐCS1. Các giống này đều thuộc nhóm
đào chín sớm, được trồng tại các vùng có độ lạnh trung bình, giống có năng
suất trung bình khoảng 35 kg/cây với cây đào khoảng 5 tuổi. Các giống đào
này rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam do quả chín sớm, thịt quả
cứng, vị đậm. Tuy nhiên giống đào này có tỷ lệ đậu quả không đồng đều giữa
các năm, trọng lượng quả nhỏ, không đều. Vì vậy, để phát triển các giống đào
này ở Bắc Kạn với mong muốn đạt được năng suất, sản lượng và chất lượng
quả đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật đối với
giống đào có triển vọng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn” nhằm nghiên cứu một

số đặc điểm sinh trưởng, phát triển chính, các biện pháp kỹ thuật từ đó làm cơ
sở cho việc hoàn thiện các pháp kỹ thuật tiếp theo nhằm năng cao năng suất,
chất lượng giống đào có triển vọng tại Bắc Kạn.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Thông qua nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống đào nhập
nội để chọn được giống đào chín sớm phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc
Kạn góp phần khai thác thế mạnh điều kiện tự nhiên của tỉnh nhằm nâng cao
thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Trên cơ sở đó xác định được biện pháp kỹ thuật đối với giống đào có
triển vọng.
2.2. Yêu cầu
Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu của
các giống đào nghiên cứu để lựa chọn được giống có triển vọng.
Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đối với giống đào có triển vọng.
Nhằm tăng năng suất, chất lượng quả của giống.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học
Đào là cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ các điều kiện ngoại
cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả. Những
đặc trưng, đặc tính của cây biểu hiện ra trong một đời hay một năm đều là kết
quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống với điều kiện ngoại cảnh.
Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, trong chu kỳ sống
một năm, cây đào thường ra 2 - 3 đợt lộc (lộc Xuân, lộc Hè và Thu). Quá

trình ra lộc ở cây đào có liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm
và khả năng điều chỉnh cân đối giữa bộ phận dưới mặt đất và bộ phận trên
mặt đất, quá trình ra lộc năm nay sẽ là tiền đề cho sự ra hoa kết quả của năm
sau. Nếu có các biện pháp kỹ thuật hợp lý để điều khiển quá trình ra lộc sẽ
hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng cành
mẹ của cành quả năm sau, điều chỉnh cân đối giữa các bộ phận dưới và trên
mặt đất, hạn chế sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của
cam quýt. Từ cơ sở khoa học này, việc nghiên cứu quá trình ra lộc, mối liên
hệ của các đợt lộc trong năm nhằm có thêm các thông tin cơ bản - tiền đề của
các biện pháp kỹ thuật là cần thiết.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu bón phân qua lá
Đối với việc sử dụng phân bón lá cho cây cây đào: Cây trồng hấp thu
dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng
trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng. Nghiên cứu cải tiến các
phương pháp phun bón phân cho cây trồng đã được thực hiện nhiều năm trên
nhiều loại cây trồng. Phân bón qua lá cung cấp nhanh, kịp thời các chất dinh
dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và


4

sinh trưởng sinh thực của cây, đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần
tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả. Chính vì thế, việc phun phân bón
lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết.
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng
Cây trồng nói chung và cây đào nói riêng luôn tồn tại cơ chế các quá trình
sinh trưởng và phát triển nhằm thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh, duy trì sự
sống. Các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau được tổng hợp với một lượng rất
nhỏ ở các cơ quan đến một bộ phận nhất định của cây, từ đó chuyển sang các bộ
phận khác để điều tiết hoạt động sinh lý của cây. Việc phun bổ sung chất điều

tiết sinh trưởng cho cây đào là rất cần thiết giúp cây sinh trưởng phát triển tốt
hơn và cũng là tiền đề tăng năng suất sản lượng thu hoạch.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng biện pháp cắt tỉa
Sự sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu
về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Cần phải tác động
tích cực tạo hình tạo khung tán cho phù hợp với loại cây ăn quả và cấu trúc
vườn cây. Cắt tỉa nhằm mục đích điều hòa sinh trưởng, ra hoa kết quả của
cây, làm giảm chiều dài cành, tỉa bớt cành nhánh, hướng cành ra phía ngoài
khiến cho trong tán cây giảm số lượng mầm sinh trưởng, dẫn tới việc phân
phối lại các chất giữa các cơ quan còn lại làm cho quả phát triển to hơn. Do
vậy nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa cho cây đào là rất cần thiết.
1.2. Nguồn gốc và phân loại
1.2.1. Nguồn gốc
Cây đào danh pháp khoa học Prunus persica là một loài cây có lẽ có
nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Tên gọi khoa học
persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có
nguồn gốc từ khu vực Ba Tư (Persia- hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn
trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ


5

Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo
con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ
vào khoảng thiên niên kỷ 2 trước công nguyên (Huxley và cs, 1992) [30].
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là “hột rời” và “hột dính”,
phụ thuộc vào việc hột dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi
thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và
ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm
theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự giao động lớn. Cả hai màu thông

thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua
là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung
quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng
và có vị chua hơn (Huxley và cs 1992) [30].
1.2.2. Phân loại
Cây đào prunus persica, thuộc họ thực vật Rosaceae. Họ thực vật thân
gỗ, thân thảo và thân bụi, cây có bộ lá thay thế và ra hoa thường xuyên. Đào
được xếp vào giống Prunus. Cây thân gỗ hoặc thân bụi có hoa 5 cánh, 5 đài
với khoảng 20 nhị và một bầu nhụy đơn. Đối với cây ăn quả hạt cứng (đào,
đào nhẵn, mận), thì giống Prunurs được chia thành nhiều loại khác nhau (Võ
văn Chi, Dương Đức Tiến) [7].
Đối với mận, có hai loại được trồng sản xuất hàng hóa là Prunurs
domestica L. (Mận Châu Âu) và Prunurs sanicina Lindl. (Mận Nhật Bản).
Đối với đao và đào nhẵn, chỉ có một loại duy nhất, prunurs persica (L)
Batsch. Đào nhẵn là một loại đào không có lông trên vỏ quả. Mỗi loại được
chia thành nhiều dòng khác nhau như: Dòng đào TropicBeauty; Dòng đào
EarliGrande (Võ văn Chi, Dương Đức Tiến) [7].
Đào được xếp vào loại quả hạch. Quả được phát triển từ một noãn đơn,
và hầu hết từ những loại hoa có bầu nhụy hoàn hảo. Quả có lớp ngoài mềm


6

gọi là vỏ quả, thịt quả bao quanh hạch cứng có chứa hạt. Do đặc điểm trên
đào thuộc nhóm cây ăn quả hạt cứng (Võ văn Chi, Dương Đức Tiến) [7].
1.2.3. Giới thiệu một số giống đào của Việt Nam
* Đào Mèo
Là giống địa phương được trồng rất lâu đời tại các tỉnh miền núi phía
Bắc, giống đào này sinh trưởng rất khỏe, thời gian ra hoa xung quanh dịp Tết
nguyên đán, quả chín vào tháng 7, cỡ quả trung bình có mầu vàng hoặc vàng

nhạt, chất lượng quả kém, vị rất chua hơi đắng. Giống này nhân dân thường
trồng bằng hạt, giá trị sử dụng thấp, thích hợp cho việc sử dụng làm gốc ghép.
* Đào Tuyết
Đặc điểm sinh trưởng khỏe, được trồng ở Sa Pa, thời gian ra hoa vào
tháng 2, thu hoạch giữa tháng 6. Quả trung bình, vỏ và thịt quả đều mầu trắng,
giòn, chua.
* Đào Vàng
Là giống được trồng rải rác ở các vùng cao của các tỉnh Sơn La, Lào
Cai, Hà Giang. Quả chín vào tháng 6, quả chín có mầu vàng, vị chua nhưng
có mùi thơm rất đặc trưng. Do kỹ thuật chăm sóc không tốt nên ngày nay chất
lượng của giống đào này giảm rất nhiều.
* Đào Vân Nam
Đây là giống đào nhập nội từ Trung Quốc vào những năm 1963 và 1967.
Có 2 loại giống chín sớm và giống chín muộn, được trồng nhiều tại
huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
Giống chín sớm có quả trung bình, chất lượng khá. Mầu quả phớt hồng,
thịt quả hồng nhạt, giòn, hơi chua. Thời gian thu hoạch quả cuối tháng 5.
Giống chín muộn quả to, chất lượng quả ngon. Mầu quả hồng vàng, thịt
quả mầu trắng, giòn, róc hạt. Thời gian thu hoạch quả cuối tháng 6 đầu tháng 7.


7

* Giống đào Pháp Đ1, Đ2
Được tuyển chọn từ tập đoàn cây ăn quả ôn đới do FAO tài trợ từ năm
1991. Cả 2 giống đều chín sớm, quả nhỏ, thời gian thu hoạch cuối tháng 4.
Giống Đ1 quả nhỏ hơn có mầu đỏ hồng, giống Đ2 quả có mầu vàng hồng. Cả
hai giống thịt quả đều mềm.
1.3. Đặc điểm thực vật học của cây đào
1.3.1. Rễ

Rễ đào tập trung chủ yếu ở trên tầng đất mặt từ 10 – 50 cm tùy thuộc
từng giống và từng loại đất, một số rễ cái ăn sâu vào lòng đất giúp cho cây
đứng vững không bị đổ. Với đặc điểm phân cành sớm và nhiều cành nhỏ cộng
lại với một số rễ cái nằm sâu, lá nhỏ nhẹ, cây đào ít bị đổ khi gặp gió bão.
Ngoại trừ trồng trên đất mùn hoặc đất đá vôi cây thường bị đổ do nguyên
nhân là đất quá tơi xốp và dễ bị sụt lở. Tuy nhiên hoa và quả rất dễ bị rụng do
gió bão nên khi thiết kế vườn đào người ta thường thiết kế đai rừng chắn gió
(Trần Thế Tục, 1994) [21] và (Yung Kyung Choi, Jung Hokim) [27].
1.3.2. Thân cành
Bình thường khi để mọc tự nhiên, đào thuộc loại cây gỗ nhỡ, thông
thường cây gieo hạt có một thân chính và 2 đến 3 thân phụ tỏa về các phía
(cành cấp 1). Nếu đào được nhân bằng cành chiết hay ghép số thân phụ sẽ lớn
hơn. Cây trung bình cao 3-4m, tán xòe rộng có nhiều cành nhỏ (Trần Thế
Tục, 1994) [21] và (Yung Kyung Choi, Jung Hokim) [27].
Tán cây để bình thường tùy từng loại và điều kiện sinh thái mà hình
dáng khác nhau, vùng nhiệt đới tán cây có hình mâm xôi hay chóp nón, cây
sinh trưởng khỏe, cành rậm rạp. Cành của cây đào có thể ra nhiều quả nhiều
lần trên một cành, nhiều cành vừa là cành quả vừa là cành mẹ. Đặc điểm này
có ở hầu hết các loại trong họ đào, mơ, mận (Trần Thế Tục, 1994) [21] và
(Yung Kyung Choi, Jung Hokim) [27 ].


8

Ở cây đào, cành quả hoặc sẽ trở thành cành quả hoặc không là phụ
thuộc vào sức sinh trưởng của cành (đường kính, số lá, chiều dài). Cũng ít khi
phụ thuộc vào tuổi cành. Tuy nhiên những cành vào cuối thu năm trước có thể
rất nhỏ, 7 tháng đến nhiều năm tuổi, thậm chí ngay cả cành cấp I cấp II ở cây
đào cao tuổi đôi khi cũng ra hoa và đậu quả tốt.
Điều này cũng cho thấy để trở thành cành mẹ hoặc cành quả ở cây đào

phụ thuộc vào độ chín sinh lý cần thiết. Ở những nước có khả năng thâm canh
cao, hình dáng bộ tán cây đào không trở nên quan trọng do cành được uốn
nắn trên các giàn giống như giàn nho, giàn bầu bí ở Việt Nam hoặc được uốn
thành cố định theo bốn phía trên khung đai thép đính sẵn.
1.3.3. Lá
Lá có hình dáng tương đối đồng nhất giữa các loài, hình dáng bầu dục
của lá là một đặc trưng hình thái của cây đào. Độ lớn của lá rất khác nhau tùy
thuộc vào từng loài và giống, nhìn chung dao động từ 1cm đến 4cm (chiều
rộng); 5cm đến 10cm (chiều dài). Gân lá nổi rõ mép lá có hình răng cưa rõ rệt
tùy từng giống từng loài, đỉnh lá nhọn hoặc tù. Mầu sắc lá cũng rất khác nhau
tùy giống, nhìn chung lá đào có mầu đặc trưng đỏ, tím, xanh, xanh đậm, xanh
nhạt. Lá đào thường rụng vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12 hoặc sớm
hơn một chút là tùy theo vùng sinh thái.
Những vườn đào giai đoạn còn non (kiến thiết cơ bản) trồng ở những
vùng nóng ẩm lá có thể rụng không triệt để, đôi khi còn lại một vài lá già ngả
mầu vàng, chỉ đến khi cây ra hoa số lá này mới rụng hết để cành bật lộc mới
lá đào rụng càng sớm càng triệt để chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh và nội tại
giúp cây có quá trình ngủ sâu trong vụ đông, thì hoa nở càng nhiều và tỷ lệ
đậu quả rất cao, chất lượng quả tốt.


9

1.3.4. Hoa
Mầu sắc hoa đào tùy từng loài có mầu đỏ tươi, mầu hồng hoặc mầu
trắng. Hoa đào thuộc loại hoa nhỏ, tính theo hình chiếu không gian của hoa,
đường kính hoa giao động từ 5mm đến 25mm tùy từng loài. Hoa đào thường
là 5 cánh hoa nở đều về 4 phía, có những giống số cánh hoa có thể nhiều hơn
(như đào bích kép), phần đài hoa bao lấy bầu, có từ 20-30 chỉ nhị, chiều cao
của chỉ nhị thường tương đương với chiều cao của cánh hoa, bao phấn không

nở sớm mà nở vào thời điểm hoa đã nở. Đầu nhụy vươn lên ngay kề cạnh bao
phấn. Hoa đào nở vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 hàng năm, đối với những
giống đào dại (đào thóc) thường nở sớm hơn một chút. Ở các nước Châu Á
nhất là Trung Quốc và Việt Nam, giống đào hoa có ý nghĩa về mặt kinh tế do
bán hoa giá cũng khá cao (Trần Thế Tục, 1994) [21] và (Yung Kyung Choi,
Jung Hokim) [27].
Phần lớn các giống đào không có khả năng tự thụ: Khi tự thụ quá trình
thụ tinh không xẩy ra và kết quả là tỷ lệ đậu quả thấp, thậm chí hoa rụng
100%. Bởi vậy, muốn có được năng suất cao, cần phải trồng xen trong vườn
đào ăn quả với các giống đào khác nhau để làm cho cây có nguồn hạt phấn
phong phú hơn.
1.3.5. Quả
Đào là loại quả hạch, độ lớn của quả này thay đổi rất nhiều tùy thuộc
từng loại, các giống đào Châu Á quả thường nhỏ hơn đào Châu Âu và Châu
Mỹ, loại to khoảng 8-10 quả/kg. Mầu sắc quả thay đổi rất nhiều tùy giống, từ
vàng đỏ, vàng trắng và một số quả khi chín còn phủ lớp lông trắng bên ngoài,
lớp lông này có tác dụng bảo vệ quả chống sự xâm nhiễm của vi khuẩn, nấm,
tránh cho quả hấp thụ quá lớn nhiệt độ vào khi trời quá nóng.
Một số giống đào sớm thường cho quả thường chín vào khoảng giữa
tháng 4 đến đầu tháng 5, các giống chín trung bình vào khoảng cuối tháng 6.


10

Nhìn chung thời gian chín của đào có thay đổi theo từng vùng sinh thái và
thay đổi theo từng lục địa khác nhau.
1.4. Đặc điểm sinh vật học của đào
1.4.1. Giai đoạn sinh trưởng
Đào là cây ăn quả có thân gỗ nhỏ, rụng lá ở vùng ôn đới, lá đào rụng về
mùa đông. Thời kỳ non cây sinh trưởng nhanh, trong một năm cành sinh

trưởng có thể đạt tới 2-3 lần. Tuổi thọ của cây đào còn phụ thuộc vào chủng loại
giống, kỹ thuật nhân giống, trồng trọt… mà có sự khác nhau rõ ràng (đào trồng
bằng hạt có tuổi thọ cao hơn trồng bằng cây ghép và chiết cành, giâm rễ).
Giống đào Trung Quốc có tuổi thọ cao hơn giống đào châu Âu, sự nảy
mầm của đào tương đối mạnh. Cây đào ra lộc mỗi năm 2-3 đợt lộc vào vụ
xuân, vụ hè, vụ thu, chồi lá phát sinh ở ngọn cành và từ lá mọc cả chồi hoa.
Sau khi thu hái quả thì chồi ngọn của cành quả năm trước vươn dài thành quả
mới và kéo dài liên tục trong 4-5 năm liền.
1.4.2. Giai đoạn phát triển
Cây đào ra hoa trong tháng 1-2 Dương lịch và phát triển quả tới tháng 5
tháng 6 thì chín quả chín kéo dài trong gần một tháng. Cây trồng bằng cây
ghép, chiết thì trồng 2-3 năm thì có quả và 5-6 năm thì bước vào thời kỳ sai
quả. Trồng bằng cây ghép sớm ra hoa hơn so với cây trồng bằng gieo hạt.
Cành quả có thể phân ra cành dài, trung bình, ngắn và cành quả ngắn có
nhiều hoa và cành quả ngắn. Loại cành quả dài và trung bình tuy phát dục tốt,
các đốt mầm hoa nhiều, lượng hoa nở không ít nhưng do ở đầu các cành thường
nảy các cành mới, dinh dưỡng tiêu hao nhiều nên dễ bị rụng hoa, rụng quả.
Hiện tượng cây đào tự thụ phấn không thành quả tương đối nghiêm
trọng, vấn đề này có liên quan đến bộ phận của hoa phát dục không hoàn toàn,
thụ phấn không tốt hoặc cung cấp dinh dưỡng không đủ. Do đó mỗi cành
quả ngắn có nhiều hoa, có thể nở từ 10-20 hoa nhưng số lượng quả đậu chỉ
từ 2-4 quả.


11

Sự sinh trưởng phát dục của quả đào có thể phân chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Từ sau khi thụ phấn cho đến khi hạt bắt đầu cứng.
Trong thời kỳ này sự sinh trưởng của quả tương đối nhanh, có thể nhìn thấy
sự lớn của quả. Ở thời kỳ này cây rất cần nước và phân để cung cấp dinh

dưỡng cho việc phát triển cuả quả. Trong giai đoạn này nếu có mưa đá và
sương muối thì rất dễ bị rụng.
- Thời kỳ thứ hai: Thời kỳ hạt được cứng lên, hạt từ mầu trắng sữa dần
dần chuyển sang mầu nâu, chất vỏ hạt cứng lên, nhân của hạt ở trạng thái
nước có mầu trắng sữa. Ở thời kỳ này quả sinh trưởng chậm, chủ yếu là sinh
trưởng phát dục vào thời kỳ này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đậu hoa ở cây ăn quả tùy thuộc vào 2
yếu tố: Tinh bột (hydrat carbon) và kích thích sinh trưởng. Sự ra hoa là sự cân
bằng giữa các chất kích thích sinh trưởng tăng và chất kích thích sinh trưởng
giảm. Hoa đào ra vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Khi hoa nở nếu trời ấm,
nắng khô, ít sương mù, không mưa phùn thì việc thụ phấn, thụ tinh thuận lợi,
tỷ lệ đậu sẽ cao.
1.5. Yêu cầu về sinh thái của cây đào
Theo các tác giả R.J.Nissen; A.P.George; S. Hetherington và S
Newman, [33] cho biết: Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, đất đai và
đặc tính vật lý của đất là yêu cầu cần thiết để cây đào sinh trưởng, phát triển
tốt, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
1.5.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sức sống, sự phát triển, khả năng ra hoa,
đậu quả và chất lượng quả đào. Nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao đều có thể làm
tổn thương nụ và làm giảm khả năng đậu quả. Hoa và quả non đặc biệt mẫn
cảm với sương giá vào cuối mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ hạ xuống dưới
2oC. Nhiệt độ cao hơn 18oC cũng có thể làm giảm việc đậu quả.


12

Nếu độ lạnh không đầy đủ, việc ra hoa lá sau ngủ nghỉ của cây có thể
sẽ ít, việc đậu quả và năng suất sẽ bị giảm đáng kể.
Ở một số huyện miền núi phía Bắc nước ta như Mộc Châu (Sơn La);

Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai); Mẫu Sơn (Lạng Sơn)… có mùa đông lạnh phù hợp
với các giống đào có yêu cầu độ lạnh trung bình (từ 400-600CU).
1.5.2. Ánh sáng
Bức xạ mặt trời hoặc độ chiếu sáng thấp có thể ảnh hưởng đến việc đậu
quả, năng suất, chất lượng quả và các quá trình sinh lý của cây như quá trình
quang hợp và phát triển của cây.
Các nghiên cứu về cây đào đã chỉ ra rằng để quả có mầu sắc đẹp và độ
đường cao thì ngưỡng tối thiểu của độ chiếu sáng. Thêm vào đó, điểm bão
hòa ánh sáng cho quang hợp tối thiểu xuất hiện ở mức 1/3 điều kiện ánh sáng
đầy đủ (8MJ/m2/ngày).
1.5.3. Lượng mưa
Phân bố lượng mưa cũng rất quan trọng. Ở nhiều vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới, có một mùa khô đặc trưng với mưa ít hay không có mưa và một
mùa ẩm ướt do vậy có thể gây hạn hán trong mùa khô và úng trong mùa mưa.
Lượng mưa lớn trong giai đoạn nở hoa có thể gây thiệt hại cho việc đậu quả.
Đậu quả ít trong mùa mưa là do hiệu quả bất lợi của mưa làm giảm sức sống
của phấn hoa và hoạt động của côn trùng thụ phấn.
Ở vùng nhiệt đới, sự kết hợp giữa lượng mưa lớn và nhiệt độ cao làm
tăng khả năng nhiễm sâu bệnh hại. Một trong những vấn đề chủ yếu là việc
rụng lá sớm sẽ làm giảm việc hình thành sự tích lũy tinh bột trong cây cho
những vụ tiếp theo, cây sẽ suy yếu nhanh chóng sau 2-3 năm cho quả.
1.5.4. Yêu cầu về đất
Đối với cây đào thì đặc tính vật lý của đất là quan trọng nhất và độ phì
nhiêu của đất thường được xem là yếu tố thứ hai, tuy nhiên đặc tính của đất
có thể dễ dàng cải tạo.


13

Cây đào thích hợp với loại đất có kết cấu nhẹ dao động từ cát nhẹ, phù

xa sét, đến sét nhẹ. Đất cát nhẹ đến đất mùn là phù hợp nhất và độ sâu nước
ngầm phải trên 1m.
Nhìn chung các loại đất ở miền núi phía Bắc nước ta, với độ cao so với
mặt nước biển từ 500-600m đến 1000-1200m, có độ sâu hơn 1m, có cấu
tượng tơi xốp, giữ ẩm tốt dễ thoát nước, có độ mùn khá như đất rừng núi mới
khai phá, đất dốc tụ, phù sa cổ, feralit đỏ vàng, có độ pH 5,5-6,5 đều có thể
trồng đào ăn quả.
1.6. Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình sản xuất đào trên thế giới
Các nước trong khu vực sản xuất đào ăn quả quan trọng trong lịch sử là
Trung Quốc, Nhật Bản, Iran và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải, là khu
vực đã được trồng đào hàng ngàn năm qua. Gần đây Hoa Kỳ (các bang
California, Nam Carolina, Michigan, Texas, Alabama, Georgia, Viginia),
Canada (miền nam Ontario và British Columbia) và Australia (khu vực
Riverland) cũng trở thành các quốc gia quan trọng trong trồng đào. Các khu
vực có khí hậu đại dương như khu vực tây bắc Thái Bình Dương và British
Isles nói chung không thích hợp cho việc trồng đào do không đủ nhiệt về mùa
hè, mặc dù đào đôi khi cũng được trồng tại đây (Yung Kyung Choi, Jung
Hokim) [26].
Theo Giáo sư Vũ Công Hậu [10]: Cây đào được trồng chủ yếu ở các
vùng ôn đới nóng và các nước á nhiệt đới. Trên phạm vi toàn thế giới, cùng
với cây táo tây, lê, cam quýt, chuối, dứa, đào là một trong 5, 6 loại quả quan
trọng nhất thế giới.
Theo tài liệu của Fao statistics (2012) năm 2010 diện tích thu hoạch
đào toàn thế giới là 1.537.459 ha, năng suất trung bình đạt 13.186,9 kg/ha
tổng sản lượng 20.274.287. Trung Quốc là nước có diện tích đào lớn nhất thế


14


giới 731.259 ha. Pháp là nước có năng suất đào cao nhất thế giới 23.597,9
kg/ha, tiếp đó là Italy 17.623, Hoa Kỳ 17.565 kg/ha.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng đào một số nước trên thế giới
năm 2010
Địa điểm
Toàn thế giới

Diện tích

Năng Suất

Sản lượng

(ha)

(kg/ha)

(tấn)

1.537.459

13.186,9

20.274.287

Châu Á

966.587

13.358,2


12.911.905

Trung Quốc

731.259

14.656,9

10.718.048

Iran

45.000

11.111,1

500.000

Hàn Quốc

13.908

9.964,0

138.580

Nhật Bản

10.000


13.670,0

136.700

Châu Âu

217.567

14.792,3

4.017.093

Italy

90.259

17.623,2

1.590.660

Tây Ban Nha

73.000

15.544,5

1.134.750

Hy Lạp


37.000

17.281,0

639.400

Pháp

13.747

23.597,9

324.401

188.338

12.676,9

2.387.543

Hoa Kỳ

59.461

17.565,1

1.044.440

Mexico


41.648

5.460,5

227.421

Châu Phi

90.137

9.277,5

83.624

Tunisia

16.900

7.165,6

121.100

Ai Cập

33.017

8.276,2

273.256


Châu Đại Dương

20.830

5.832,9

121.500

Úc

20.000

5.685,0

113.700

Châu Mỹ

(Nguồn: Fao statistics, 2012)


15

1.6.2. Tình hình sản xuất đào ở Việt Nam
Vùng phân bố tự nhiên của đào ở Việt Nam chủ yếu trên những vùng
núi cao. Đào trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc như: Lào Cai; Sơn La; Hòa
Bình, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn… với các giống đào nổi tiếng
như đào Vân Nam trồng ở Lao Cai, đào Mẫu Sơn trồng ở Lạng Sơn (Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn) [2], (Vũ Công Hậu)[10].

Ngày nay, các tỉnh Sơn La, Lao Cai đã di thực thành công khá nhiều
giống đào có nguồn gốc từ Trung Quốc (các giống đào Vân Nam, đào trắng
chín muộn…), từ Pháp (các giống Đ1, Đ2, Melina…) từ Australia (các giống
Tropic Beauty, Earligrand, Sunwright…) và các giống đào vỏ quả nhẵn từ
nhiều nước trên thế giới như: Rose diamond, Sunwright, Sunsnow (Viện Bảo
vệ thực vật, 2001) [23].
1.7. Những nghiên cứu về cây đào trên thế giới và Việt Nam
1.7.1. Những nghiên cứu về cây đào trên thế giới
1.7.1.1. Những nghiên cứu về chọn giống
Theo tác giả R. J. Nissen; A. P. George; S. Hetherington và S. Newman
(2004) [33].Những nghiên cứu về cây đào tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
Yêu cầu về độ lạnh: Chương trình chọn tạo giống ở Florida, Brazil,
Taxas, California, Israel và Úc đã tạo được ra nhiều giống đào mới. Các giống
đào cần một giai đoạn lạnh, được tính toán như đơn vị lạnh (CU), đủ để phá
vỡ quá trình ngủ nghỉ một cách hiệu quả. Các giống được chia như sau:
Giống yêu cầu độ lạnh ít (50-200CU)
Giống yêu cầu độ lạnh thấp (200-400CU)
Giống yêu cầu độ lạnh trung bình (400-600CU)
Giống yêu cầu độ lạnh cao (> 600CU)
Ou ShyiKuan (2004) [34] khi nghiên cứu về yêu cầu độ lạnh của giống
đào campanulata P. địa phượng với 4 giống đào khác cho thấy: Số đơn vị lạnh
được tính theo số giờ có nhiệt độ 120C trong suốt thời kỳ bắt đầu lạnh đến khi


×