Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹthuật canh tác cho giống ngô lai DK 8868 tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH KHẮC TIẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CANH TÁC CHO GIỐNG NGÔ LAI DK 8868
TẠI HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông

Thái Nguyên – 2013



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Đinh Khắc Tiến


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình, ngoài sự nỗ lực và
cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều cá
nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Ngọc Nông - người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong
suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo Khoa Nông học, Phòng
Quản lý Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ủy
ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái, Trung
tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học công nghệ tỉnh Yên Bái, Trường Trung cấp
Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
và hoàn thành đề tài.
Cảm ơn gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên và giúp đỡ rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày

tháng

Đinh Khắc Tiến

năm 2013



iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
3.1. Đối tượng............................................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................... 4
4.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................. 4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 5
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu ...................................................... 5
1.2. Giá trị kinh tế của cây ngô...................................................................... 6
1.3. Tình hình nghiên cứu mật độ, khoảng cách và phân bón cho ngô trên
thế giới và ở Việt Nam................................................................................... 7
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................... 7
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................. 10
1.4. Tổng quan về đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất ngô tỉnh
Yên Bái. ....................................................................................................... 19
1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất ngô của huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái................................................................................ 23
1.6. Cơ sở khoa học xây dựng liều lượng phân bón .................................... 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 28
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................ 28
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 28
2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật về mật độ và lượng
phân đạm phù hợp cho giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012

và vụ Xuân năm 2013 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái28
2.2.2. Nội dung 2: Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng các biện pháp kỹ
thuật canh tác thích hợp đã lựa chọn từ nghiên cứu trong vụ hè thu năm
2012 cho giống ngô DK 8868 tại huyện Trấn Yên, Yên Bái................... 28


iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 28
2.3.1. Điều kiện nghiên cứu ..................................................................... 28
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 34
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 35
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác
nhau đến sinh trưởng, năng suất của giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu
năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ........... 35
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm đến thời gian sinh
trưởng phát triển của giống ngô DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 và vụ
xuân năm 2013 ......................................................................................... 35
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân
năm 2013 .................................................................................................. 37
3.1.3 Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô lai DK 8868 trong vụ
hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
.................................................................................................................. 44
3.1.4. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí
nghiệm vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện Trấn Yên,
tỉnh Yên Bái.............................................................................................. 54
3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến một số
chỉ tiêu về sâu bệnh và khả năng chống chịu của giống ngô lai DK 8868

trong vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái..................................................................................................... 56
3.2. Kết quả mô hình trình diễn trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái ........................................................................................ 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 63
1. Kết luận.................................................................................................... 63
2. Đề nghị..................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA

: Phân tích biến động

CCC

: Chiều cao cây

CCĐB

: Chiều cao đóng bắp

CIMMYT

: Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế

CV%


: Hệ số biến động

DK 8688

: Giống Dekalb 8868

Đ/C

: Đối chứng

HT12

: Vụ Hè thu 2012

K/C TP-PR : Khoảng cách tung phấn - phun râu
LSD05

: Sự sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất ở mức 0,05

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

ns


: Không có ý nghĩa

STPT

: Sinh trưởng phát triển

PC

: Phân chuồng

TGST

: Thời gian sinh trưởng

UTL

: Ưu thế lai

X13

: Vụ xuân 2013


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong các giai đoạn sinh trưởng ........12
Bảng 1.2: Kết quả sản xuất ngô tỉnh Yên Bái từ năm 2000-2011 ...................20
Bảng 1.3: Kết quả sản xuất ngô của huyện Trấn Yên từ năm 2005-2012 .......26
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm đến thời gian sinh

trưởng và phát triển của giống ngô DK 8868 trong vụ hè thu
năm 2012 và vụ xuân năm 2013 ........................................................35
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm đến chiều cao cây
và chiều cao đóng bắp của giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè
thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013 ..................................................38
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến số lá
của giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân
năm 2013.............................................................................................42
Bảng 3.4a: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến các
yếu tố cấu thành năng suất giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè
thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013 ..................................................44
Bảng 3.4b: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến các
yếu tố cấu thành năng suất giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè
thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013 ..................................................47
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến
năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô lai DK
8868 trong vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013......................49
Bảng 3.6: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí
nghiệm vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013 ...........................55
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến sâu
đục thân và bệnh khô văn hại ngô trong vụ hè thu năm 2012 ...........57
và vụ xuân năm 2013 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.................................57
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến ............59
Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của giống ngô lai
8868 ở mô hình trình diễn trong vụ xuân năm 2013..........................61


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến
chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô lai DK
8868 trong vụ hè thu năm 2012 ........................................................39
Hinh 3.2: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến
chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô lai DK
8868 trong vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013......................41
Hình 3.3: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau ...................43
đến số lá của giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 và vụ
xuân năm 2013 ...................................................................................43
Hình 3.4: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến
năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô lai DK
8868 trong vụ hè thu năm 2012 .........................................................51
Hình 3.5: Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến
năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô lai DK
8868 trong vụ Xuân năm 2013...........................................................52
Hình 3.6: Năng suất lý thuất và năng suất thực thu của giống ngô lai DK
8868 trong vụ hè thu 2012 và vụ Xuân năm 2013.............................53



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trấn Yên là một huyện vùng thấp nằm ở phía Nam tỉnh Yên Bái, trên
toạ độ địa lý: từ 21031’48’’ đến 21047’38’’ vĩ độ Bắc; từ 104038’37’’ đến
104059’00’’ kinh độ Đông. Phía Bắc Trấn Yên giáp với huyện Văn Yên và
huyện Yên Bình, phía Nam giáp với huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện
Văn Chấn và huyện Văn Yên, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố
Yên Bái và tỉnh Phú Thọ.
Hệ thống sông ngòi Trấn Yên nằm trong hệ thống sông Hồng. Sông

Hồng chảy qua địa bàn Trấn Yên dài hơn 50 km, chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, có diện tích lưu vực gần 600 km2, lưu lượng từ 1.500 - 5.000m3/s.
Đây là giao thông đường thủy lớn nhất của huyện, song về mùa mưa lũ từ
tháng sáu đến tháng mười thường gây ra lũ lụt lớn ở các xã ven sông. Trên địa
bàn Trấn Yên có 32 ngòi suối đổ vào sông Hồng, phân bố tương đối đều trên
địa bàn. Hệ số xâm thực sông Hồng rất lớn: 540 tấn/km2/năm; do đó lượng
phù sa sông Hồng cao; bình quân là 1,39 kg/m3/năm. Đây cũng là nguồn bổ
sung dưỡng chất cho đất tại các xã ven sông.
Trong những năm qua với lợi thế đất sản xuất nông nghiệp là 10.425,89
ha, trong đó đất soi bãi ven 2 bên sông Hồng có trên 350 ha, bằng phẳng,
nhiều diện tích thường xuyên được bồi đắp hàng năm. Đây là lợi thế trong việc
chuyên canh rau mầu, cây vụ đông. Với lợi thế tự nhiên đó huyện Trấn Yên đã
xác định trong sản xuất lương thực lấy sản xuất lúa nước và sản xuất ngô là cây
trồng chính chủ yếu. Điều đó đã được khẳng định trong sản xuất năm 2012, tổng
sản lượng lương thực cây có hạt của huyện đạt trên 28.300 tấn, trong đó sản
lượng thực đạt trên 26.200, còn lại là sản lượng ngô đạt 2.100 tấn.
Ngô hạt có thể nói là loại lương thực không thể thiếu đối với bà con các
dân tộc của tỉnh Yên Bái nói chung và của huyện Trấn Yên nói riêng. Ngoài


2

làm lương thực cho người, sản phẩm ngô hạt còn để chế biến làm thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Với quyết tâm đưa cây ngô trở thành cây chủ lực trong sản xuất lương
thực và để cây ngô thực sự trở thành cây lương thực hàng hoá trong những
năm qua huyện Trấn Yên đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ và chỉ
đạo phát triển sản xuất. Trong đó chính sách hỗ trợ giống, đặc biệt là giống
ngô lai năng suất cao, chất lượng tốt đã được huyện chú trọng. Đến nay, cơ
cấu ngô của huyện đã đạt trên 95% giống ngô lai, với các giống ngắn ngày,
năng suất cao như: NK66, Bioseed 9698, NK 4300, CP3Q, BO6, NK 67,

CP333, NK54, LVN 25, LVN 99...... và được trồng tập trung trên diện tích
đất soi bãi là chính.
Tuy nhiên, trong sản xuất cây ngô của huyện vẫn chưa phát huy hết
tiềm năng thế mạnh, năng suất, chất lượng ngô rất thấp bình quân mới đạt
30,6 tạ/ha. Với năng suất này chỉ bằng 74,8 % năng suất ngô của cả nước và
bằng 92,1% năng suất ngô của các tỉnh miền núi phía Bắc. Một trong những
nguyên nhân làm năng suất ngô tại huyện Trấn Yên chưa cao đó là kỹ thuật
của người dân còn hạn chế, đặc biệt việc trồng với mật độ hợp lý cho từng
giống ngô lai và biện pháp kỹ thuật như lượng phân bón như đạm, lân, kali
phù hợp còn chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù công tác giống ngô đã
được các cơ quan chức năng của huyện quan tâm, đưa nhiều giống phù hợp
vào cơ cấu giống của địa phương. Một số giống ngô lai do công ty TNHH
Dekalb Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là giống ngô DK 8868 chưa
được đưa vào nghiên cứu, trồng thử nghiệm trên đất soi bãi.
Giống ngô lai DK 8868 là giống ngô lai do công ty TNHH Dekalb Việt
Nam nhập khẩu từ Mỹ, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam công nhận tạm thời là giống Quốc gia vào cuối năm 2010. Đây là giống
ngô phù hợp với trồng vụ xuân, vụ hè thu; thích nghi rộng trên đất 3 vụ trong


3

năm; chịu hạn, úng, sinh trưởng khoẻ, cây mập và kháng bệnh tốt, bộ lá siêu
bền. Giống ngô DK 8868 có đặc tính nổi trội là trồng dày, tạo ra năng suất
cao (trung bình đạt 10 tấn) và ổn định qua các mùa vụ; Theo khuyến cáo của
nhà sản xuất thì thời gian sinh trưởng của giống từ 95-105 ngày (miền Nam),
< 110 ngày (miền Bắc, tùy theo vụ), trồng được cả 3 vụ trong năm.
Giống ngô DK8868 đã được trồng khảo nghiệm tại các huyện Chợ
Mới, Ba Bể, Ngân Sơn và thị xã Bắc Kạn. Kết quả khảo nghiệm tại mô hình ở
Cẩm Giàng cho thấy tỷ lệ tách hạt đạt cao, 5m2 thu được hơn 6kg ngô hạt

tươi, theo tính toán của nhà chuyên môn năng suất trung bình sẽ đạt 10,6
tấn/ha, tại xã Nông Thịnh (Chợ Mới) đạt 14,2 tấn/ha, tại Lãng Ngâm (Ngân
Sơn) đạt 12,4 tấn/ha.
Qua điều tra, đánh giá cho thấy điều kiện khí hậu đất đai tại huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái tương đối thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng, cho năng suất
cao. Tuy nhiên, trên đất soi bãi tại huyện qua thu thập mẫu và phân tích sơ bộ
chúng tôi thấy rằng hàm lượng đạm thấp cùng với kỹ thuật canh tác của người
dân còn nhiều hạn chế nhất định như mật độ, lượng phân bón đặc biệt đối với
đạm còn thấp thường dưới 100 kg N/ha/vụ, thời gian bón phân chưa kịp thời
nên đã dẫn đến năng suất ngô chưa cao mặc dù đã sử dụng những giống ngô
lai có tiềm năng năng suất.
Từ những cơ sở trên, để đánh giá và lựa chọn giống ngô lai DK 8868
trong cơ cấu giống của huyện Trấn Yên trong những năm tiếp theo thì việc
nghiên cứu, các loại mật độ khác nhau, lượng phân đạm khác nhau trên đất
soi bãi từ đó khuyến cáo đến người dân nhằm tăng năng suất ngô là việc làm
hết sức cần thiết. Với những lý do đó chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai DK 8868 tại huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái".


4

2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được một số biện pháp chính về mật độ trồng và lượng phân
đạm thích hợp cho giống ngô lai DK 8868 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên,
tỉnh Yên Bái nhằm tăng năng suất ngô tại huyện Trấn Yên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Giống ngô lai DK 8868
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu xác định mật độ và lượng phân đạm cho giống ngô lai DK
8868 trong vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013 trên đất soi bãi tại
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái;
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài sẽ bổ sung thêm dữ liệu khoa học về giống ngô DK8868 trên
đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định được mật
độ và lượng phân đạm phù hợp cho giống ngô lai DK 8868 trên đất soi bãi tại
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được mật độ thích hợp và lượng phân đạm phù hợp cho
giống ngô lai DK 8868 trên đất soi bãi huyện Trấn Yên nói riêng và tỉnh Yên
Bái nói chung.


5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò quan trọng góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng. Khả năng thích ứng và sản
lượng thu được của giống liên quan chặt chẽ, phụ thuộc vào điều kiện sinh
thái của các vùng miền cũng như trình độ và tập quán canh tác của các vùng
miền đó. Vì vậy, muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống, nhất là những
giống mới có tiềm năng năng suất cao thì một trong những yêu cầu quan trọng
đầu tiên là phải tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng cũng nhu
thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật (mật độ, phân bón...) đối với giống mới đó

trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Trên cơ sở các nghiên cứu thử nghiệm của
giống mới ta đưa ra được những công thức, những mật độ, khoảng cách và
biện pháp tối ưu mà giống đó cho hiệu quả năng suất và chất lượng cao nhất.
Ngày nay sản xuất ngô muốn phát triển theo hướng hàng hóa với sản
lượng cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, cần phái có các biện
pháp hữu hiệu như thay thế các giống cũ, năng suất thấp bằng các giống mới
năng suất cao, chống chịu tốt, quy hoạch, tạo vùng sản xuất, khuyến cáo
người dân áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật. Đặc biệt là ở các tỉnh Trung
du và miền núi phía Bắc, ngoài sử dụng giống có khả năng chống chịu tốt,
cho năng suất cao cần phải tuyên truyền vận động khuyến cáo người dân đưa
nhanh tiến bộ kỹ thuật vào trong canh tác ngô sẽ góp phần phát huy hiệu quả
kinh tế của giống, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân sản
xuất nông nghiệp.
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống ngô lai DK 8868
tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nhằm kịp thời đưa ra được biện pháp kỹ thuật


6

thích hợp góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đối với giống ngô lai
mới DK 8868.
1.2. Giá trị kinh tế của cây ngô
Cây ngô là một trong những cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế
cao. Hiện nay, ngô là cây lương thực quan trọng ở đồng bằng, trung du, miền
núi và là nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi vì ngô có thành phần dinh dưỡng
cao hơn gạo (Trần Hồng Uy, 1999)[33].
Trong hạt ngô chứa 7- 12% protein; 1,8 – 4,45% lysin và 0,4 – 1,0%
tryptophan tùy theo loại hạt (S.Krishnaveni, 1993)[51]. Như vậy, ngô là
nguyên liệu phù hợp để chế biến thức ăn cho gia súc, đặc biệt là thức ăn công
nghiệp, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô. Ở các nước phát triển,

phần lớn sản lượng ngô được dùng cho chăn nuôi, Mỹ 76%, Bồ Đào Nha
91%, Ý 93%, Trung Quốc 76%...(Ngô Hữu Tình, 2003)[31].
Mặt khác, trong đông y, ngô là cây trồng cũng có tác dụng rất hữu ích
với sức khỏe con người. Mỗi bộ phận trên cây ngô đều có tác dụng chữa các
bệnh khác nhau. Râu ngô và ruột cây ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi
tiểu, tiêu thũng, thông mật, cầm máu.
Cây ngô còn được sử dụng chữa bệnh huyết áp cao bằng cách uống
nước luộc bắp hàng ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần, uống liền hai, ba tháng. Chữa
đái đường bằng cách uống mỗi ngày 20 – 30g bột mầm bắp ngô khô trong
nước sắc đọt khoai lang đỏ, hay hàng ngày ăn chè bắp sữa nấu với củ mài,
đồng thời ăn rau lang đỏ nấu canh, chữa phù thũng, viêm thận cấp, đái đỏ hay
viêm gan tắc mật, đái vàng và da vàng theo tỷ lệ 40g râu bắp hay 150g ruột
cây bắp sắc uống (Viện dược liệu, 1990)[34].
Ngô còn dùng để chữa những bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận,
viêm túi mật, viêm gan với hiện tượng trở ngại bài tiết mật, có thể dùng bắp
dưới hình thức thuốc pha hoặc nấu sôi, hay chế thành cao lỏng, mỗi ngày
uống 2- 3 lần, mỗi lần 30 – 40 giọt trước bữa ăn (Đỗ Tất Lợi, 1986)[15].


7
1.3. Tình hình nghiên cứu mật độ, khoảng cách và phân bón cho ngô trên
thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới:
Tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của
các nhà tạo giống ngô. Bằng nhiều phương pháp người ta đã không ngừng cải
thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới.
Năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm qua tăng thêm 58% là nhờ
đóng góp của giống lai đơn, 21% là nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp
khoảng cách hàng (Minh Tang Trang và Peter, 2005)[45].

Mật độ trồng và khoảng cách giữa các hàng ngô là những vấn đề được
nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp canh tác cây ngô. Rất nhiều
thí nghiệm liên quan đến mật độ và khoảng cách ở vành đai ngô nước Mỹ và
nhiều khu vực trên thế giới đã được nghiên cứu thử nghiệm. Trước năm 1988,
mật độ và khoảng cách trồng ngô đã được đánh giá khá hệ thống trong cuốn
sách do các nhà khoa học nổi tiếng thế giới biên tập “Corn and Corn
Improvement” (Sprague và Dudley, 1988)[48]. Người ta đã nghiên cứu với
khoảng cách giữa các hàng từ hơn 30 cm đến hơn 200 cm và mật độ từ 0,5
đến 24 vạn cây/ha. Giai đoạn trước 1940, khoảng cách giữa các hàng chủ yếu
phụ thuộc vào kích thước của ngô (vốn được dùng chủ yếu trong canh tác ngô
ở Mỹ thời đó), và khoảng cách thuận lợi cho việc canh tác là 100 - 112 cm.
Theo Barbieri và cs (2000)[40] ở Argentina đã công bố kết quả nghiên
cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng gieo 35 cm và 70 cm với cùng mật độ
7,6 vạn cây/ha ở 2 giống ngô lai DK636 và DK639 trong 2 năm 1996 và 1997
cho thấy: Trong điều kiện gieo hàng hẹp (35 cm) năng suất cao hơn hẳn so
với khoảng cách truyền thống. William và cs (2002)[57] đã làm thí nghiệm
với 4 giống ngô khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp
và góc lá tại 6 địa điểm ở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm 1998 - 1999, với 5


8

mật độ từ 56.000 - 90.000 cây/ha và khoảng cách hàng là 38 cm, 56 cm và 76
cm đã rút ra các kết luận: Năng suất đạt cao nhất ở khoảng cách hàng 38 cm
và mật độ 90.000 cây/ha. Kết quả nghiên cứu của Sener ở Đại học Nebraska
(Sener và cs, 2004)[49] cho thấy: Năng suất cao nhất (14 tấn/ha) thu được ở
khoảng cách hàng 45 - 50 cm và mật độ 9 - 10 vạn cây/ha.
Neradic và Slovic (1999)[46], đã thí nghiệm trên giống ngô lai ZPSP
704 với mật độ 40.016 - 90.416 cây/ha và được bón 100 - 125 N/ha. Kết quả
cho thấy năng suất ngô tăng khi mật độ tăng, và đã đạt năng suất cao nhất

12,2 tấn/ha ở mật độ 80.256 cây/ha. Việc năng suất tăng ở khoảng cách hàng
hẹp so với hàng rộng, đặc biệt ở mật độ cao, được giải thích là do tiếp nhận
năng lượng mặt trời tốt hơn, giảm bốc hơi nước và hạn chế cỏ dại phát triển
do sớm che phủ mặt đất.
Mật độ gieo trồng có quan hệ mật thiết với năng suất ngô. Tại vùng
Simnic, Rumani trong 2 năm 2009 và 2010 các nghiên cứu về mật độ gieo
trồng đã được tiến hành với các giống ngô lai Fundulea 475, Kamelias,
Danubian, KWS 2376, Rapsodia và Kitty. Trong cả hai năm ngô được gieo
vào ngày 15/4 với 3 mật độ thí nghiệm: 40.000 cây/ha, 50.000 cây/ha và
60.000 cây/ha. Kết quả cho thấy mật độ gieo trồng 60.000 cây/ha cho năng
suất cao nhất 8190 kg/ha, tiếp theo là mật độ 50.000 cây/ha năng suất đạt
7570 kg/ha và cuối cùng là mật độ 40.000 cây/ha năng suất đạt 7430 kg/ha
(Borleanu, 2010)[41].
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới
Để đạt năng suất cao và ổn định, ngô cần được bón phân cân đối, đặc
biệt là giữa các yếu tố NPK. Điều này được chứng minh rất rõ qua các thí
nghiệm bón các tổ hợp phân cho ngô trong suốt 28 vụ của Viện Kali quốc tế
cho thấy chỉ có bón cân bằng NPK năng suất ngô mới cao và ổn định.
Theo Shan (1994)[47], mức bón phân được khuyến cáo cho ngô ở Đài
Loan là 175 kg N + 95 kg P2O5 + 70 kg K2O/ha.


9
Đạm là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây và là thành phần của
tất cả các protein. Đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất để xác định năng
suất ngô. Khi thiếu N chồi lá mầm sẽ không phát triển đầy đủ, sự phân chia tế
bào ở đỉnh sinh trưởng bị kìm hãm và kết quả là giảm diện tích lá, kích thước
của cây và năng suất giảm. Phân đạm có thể tạo ra sự tăng diện tích lá hiệu
quả ngay từ đầu vụ và duy trì một diện tích lá xanh lớn vào cuối vụ để quá
trình đồng hóa quang hợp đạt cực đại (Wolfe và CS, 1988)[58].

Các giống ngô lai khác nhau có thể sử dụng phân đạm ở mức độ khác
nhau, năng suất cây trồng cao cần phải cung cấp một lượng lớn phân bón, đặc
biệt là đạm (Debreczeni, 2000)[42].
Poss và Saragoni (1992) nhận thấy rằng 13 – 36 kg N/ha đã bị rửa trôi
bên dưới vùng rễ ngô trong thời kỳ sinh trưởng. Mayers (1988) thông báo
rằng cây ngô chỉ hấp thu 20 – 40% lượng đạm cung cấp trong suốt thời gian
sinh trưởng (dẫn theo Sing và CS, 2004) [50].
Theo Uhart và Andrade, 1995[55][56], thiếu đạm làm chậm sinh trưởng
của hai giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, giảm tốc
độ ra lá, hạn chế mạnh đến sự phát triển diện tích lá. Thiếu đạm hạn chế đến
hiệu quả sử dụng bức xạ, nhất là thời kỳ ra hoa, ảnh hưởng đến năng suất bắp
tổng số. Cũng theo hai tác giả trên việc cung cấp và tích luỹ N ở thời kỳ ra
hoa có tính quyết định số lượng hạt ngô, thiếu N trong thời kỳ này làm giảm
khả năng đồng hoá C của cây, nhất là giai đoạn ra hoa sẽ giảm năng suất hạt.
Dự trữ đạm ở cây ngô có ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng và
phát triển lá, sự tích luỹ sinh khối và sự tăng trưởng của hạt (Muchow, 1988
(1994) (dẫn theo Thomas và CS, 1995)[52], ảnh hưởng về sau của đạm là
quan trọng khi đánh giá phản ứng của cây trồng đối với phân N.
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng vai trò của phân đạm và S đến sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của giống ngô lai (Cargill 707), tác giả
Hussain và CS, (1999)[43], cho rằng sự cung cấp phân bón ở các mức 150N +


10

30S và 150N + 20S (kg/ha) làm tăng một cách tương ứng khối lượng chất
khô/cây, số hạt/ bắp và khối lượng hạt/ bắp so với các xử lý khác. Năng suất
ngô đạt cao nhất (5,59 tấn/ ha) ở công thức bón 150N + 30S (kg/ha).
Kali tham gia vào quá trình tạo ra hợp chất cao năng ATP liên quan đến
sự tổng hợp tinh bột cũng như protein (Tisdale và CS, 1985)[54]. Sự thiếu hụt

kali là kết quả của việc cây trồng lấy đi một lượng lớn kali, tỷ lệ cung cấp kali
thấp, tình trạng thiếu kali trong một số loại đất cũng như sự rửa trôi kali ở
những vùng mưa nhiều.
Theo Thomas Dieroff và CS (2001)[53], lượng dinh dưỡng mà ngô hút
như sau:
- Ngô lai năng suất 4,5 tấn/ha tổng lượng hút 115 kg N; 20 kg P2O5; 75
kg K2O; 9 kg Ca; 16 kg Mg; 12 kg S/ha.
- Ngô địa phương năng suất 2,5 tấn/ha tổng lượng hút 65 kg N; 11 kg
P2O5; 42 kg K2O; 5 kg Ca; 16 kg Mg; 12 kg S/ha.
Ở tỉnh Jinlin - Trung Quốc, bón 150 – 169 kg K2O tăng năng suất ngô
từ 1,2 – 1,6 tấn/ha (tăng từ 12 – 21%). Ở tỉnh Liaoning, trên nền NP bón
112,5 kg K2O/ha tăng năng suất ngô từ 17,3 - 23,2%, bón 225 K2O/ha tăng
năng suất ngô từ 20,1 - 26,2 % (Lei và CS, 2000)[44] .
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt Nam
Các nghiên cứu về mật độ và khoảng cách gieo trồng ngô ở nước ta đã
được nghiên cứu cách đây khá lâu. Chúng ta luôn có quan niệm: Mật độ trồng
gắn liền với đặc điểm của giống, điều kiện sinh thái và mùa vụ, khả năng đầu
tư của nông dân ở từng vùng cụ thể. Những năm 1984-1986, Trung tâm
Nghiên cứu Ngô Sông Bôi đã trồng giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn
cây/ha (70 x 15 cm), 7,14 vạn cây/ha (70 x 20 cm) và 5,7 vạn cây/ha (70 x 25
cm), với 3 mức phân bón khác nhau. Kết quả cho thấy ở mật độ 9,52 vạn
cây/ha với mức phân bón 120 N: 80 P205: 40 K20 kg/ha cho năng suất cao


11
nhất (55,30 tạ/ha) và ở mật độ 5,7 vạn cây/ha cho năng suất thấp nhất. Tuy
nhiên, sự sai khác về năng suất giữa các công thức không đáng kể (Ngô Hữu
Tình, 1987)[30]. Đến năm 2005, Bộ Nông nghiệp đã ban hành Hướng dẫn
quy trình kỹ thuật thâm canh ngô lai đạt năng suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh

miền Bắc (Cục Trồng trọt, 2006). Trong đó khuyến cáo, với các giống dài
ngày nên trồng với mật độ từ 5,5 - 5,7 vạn cây/ha, các giống ngắn và trung
ngày trồng 6,0 - 7,0 vạn cây/ha với khoảng cách giữa các hàng là 60 - 70 cm.
Tuy vậy, nhiều nơi bà con nông dân chưa trồng đạt mật độ khuyến cáo, có nơi
chỉ đạt khoảng 3 vạn cây/ha (một sào Bắc Bộ chỉ đạt 1.200 - 1.300 cây). Đây là
nguyên nhân chính dẫn đến năng suất ngô trong sản xuất của nước ta chỉ mới
đạt 30 - 40% so với tiềm năng trong thí nghiệm (trong điều kiện thí nghiệm
nhiều giống đã đạt năng suất 12 - 13 tấn/ha) (Phan Xuân Hào, 2007) [11].
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ngô từ 2006 - 2008 đã
xác định được mật độ cho năng suất cao nhất đối với phần lớn các giống thí
nghiệm là 8 vạn cây/ha và giống LVN10 là 7 vạn cây/ha, với khoảng cách
hàng là 50 cm (hoặc 40 cm). Ở mật độ và khoảng cách này, năng suất các
giống cao hơn so với mật độ và khoảng cách đã được khuyến cáo lâu nay (5,7
vạn cây/ha, khoảng cách hàng 70 cm) trung bình trên 30%. Đề tài đã xác định
được ưu thế của việc thu hẹp khoảng cách hàng, ở mật độ tương đối cao thì ưu
thế về tăng năng suất càng rõ; ở mật độ 5 vạn cây/ha, năng suất ở khoảng cách
hàng 50 cm vượt khoảng cách hàng 70 cm và 90 cm tương ứng là 6,0 và 11,9%,
còn ở 8 vạn cây/ha là 17,8 và 25,4% (Viện Nghiên cứu Ngô, 2009) [36].
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách hàng gieo
đến năng suất của giống ngô lai LVN66 tại vùng Đông Nam Bộ cho thấy ở
mật độ 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách 50 cm x 28 cm, vượt năng suất so với
mật độ 5,7 vạn cây/ha với khoảng cách 70 cm x 25 cm từ 46,1 - 57,6%. Với
cùng khoảng cách hàng (50 cm hoặc 70 cm) năng suất giống LVN66 đạt cao
nhất ở mật độ 7,1 vạn cây/ha. Khi thu hẹp khoảng cách hàng từ 70 cm xuống
50 cm, năng suất giống LVN66 tăng từ 9,3 - 18,6% (Lê Văn Hải, 2011) [10].


12

Kết quả nghiên cứu vụ Xuân và Thu năm 2010 trên THL IL3 x IL6 tại

Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Sơn Dương - Tuyên Quang, Chợ Mới - Bắc
Kạn cho thấy mật độ 7,1 vạn cây/ha với khoảng cách hàng 50 cm và cây cách
cây 28 cm thích hợp cho THL IL3 x IL6. Với mật độ khoảng cách này tạo cho
quần thể ngô đạt đến mức độ tối ưu trong tiếp nhận ánh sáng mặt trời và nhiệt
độ, tạo điều kiện cho cây ngô sinh trưởng phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng
trung bình trong vụ Xuân là 111 ngày, vụ Thu là 98 ngày; khả năng chống
chịu tốt với bệnh khô vằn; chống chịu khá với sâu đục thân và bệnh đốm lá;
năng suất thực thu đạt cao nhất (dao động từ 82,34 - 86,23 tạ/ha), vượt đối
chứng từ 16,8 - 18,9% (Dương Thị Nguyên và cs, 2011) [24] [25].
1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam:
Trong phạm vi nghiên cứu thuộc chương trình phát triển lương thực, Tạ
Văn Sơn (1995) [27] đã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cây ngô ở vùng Đồng
bằng sông Hồng, thu được kết quả như sau:
- Để tạo ra 1 tấn hạt, ngô lấy đi từ đất trung bình một lượng đạm, lân,
kali là: N = 22,3 kg; P2O5 = 8,2 kg; K2O = 12,2 kg.
- Lượng NPK tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn ngô hạt là: N = 33,9 kg;
P2O5 = 14,5 kg; K2O = 17,2 kg.
- Tỉ lệ nhu cầu dinh dưỡng NPK là: 1: 0,35: 0,45.
- Tỉ lệ N: P: K thay đổi trong quá trình sinh trưởng phát triển như sau:
Bảng 1.1: Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong các giai đoạn sinh
trưởng
ĐVT: %
Nguyên tố

6 - 7 lá

Trỗ cờ

Thu hoạch


N

51,7

47,4

52,2

P2O5

8,3

9,8

19,1

K2O

40,0

42,7

28,7


13

Nguồn: Tạ Văn Sơn (1995)[27]
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của nước ngoài và thể hiện rõ
là hút kali được hoàn thành sớm trước phun râu, còn các chất dinh dưỡng

khác như đạm và lân còn tiếp tục đến lúc ngô chín.
Theo Đường Hồng Dật (2003) [7] trung bình với năng suất 60 tạ/ha ngô
hạt, cây ngô lấy từ đất 155 kg N, 60 kg P2O5, 115 kg K2O (tương đương 337
kg urê, 360 kg supe lân, 192 kg clorua kali).
Theo tác giả Ngô Hữu Tình (1995) [29], trên đất phù sa sông Hồng tỷ
lệ nhu cầu dinh dưỡng của N, P, K cho cây ngô đạt năng suất cao là 1: 0,35 :
0,45 và liều lượng bón phân cho năng suất cao là: 180N – 60P2O5 – 120K2O;
ở Duyên hải miền Trung: 120N – 90P2O5 – 60K2O; miền Đông Nam bộ: 90N
– 90P2O5 – 30K2O; Đồng bằng sông Cửu Long: 150N – 50P2O5 – 0K2O.
Theo Phạm Kim Môn (1991) [16], với ngô Đông trên đất phù sa sông
Hồng liều lượng phân bón thích hợp là: 150 – 180 kg N; 90 kg P2O5; 50 – 60
kg K2O/ha.
Theo Trần Hữu Miện (1987) [17] thì trên đất phù sa sông Hồng lượng
phân bón phù hợp là: 120N – 90P2O5 – 60K2O cho năng suất 40 – 50 tạ/ha;
150N – 90P2O5 – 100K2O cho năng suất 50 – 55 tạ/ha; 180N – 90P2O5 –
100K2O cho năng suất 65 – 75 tạ/ha.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2007) [3], lượng phân bón khuyến cáo cho ngô
phải tuỳ thuộc vào đất, giống ngô và thời vụ. Giống có thời gian sinh trưởng
dài hơn, có năng suất cao hơn cần phải bón lượng phân cao hơn. Đất chua
phải bón nhiều lân hơn, đất nhẹ và vụ gieo trồng có nhiệt độ thấp cần bón
nhiều kali hơn. Liều lượng khuyến cáo chung cho ngô là:
+ Đối với giống chín sớm:
- Trên đất phù sa: 8 – 10 tấn phân chuồng; 120 – 150 kg N; 70 – 90 kg
P2O5 ; 60 – 90 kg K2O/ha.


14

- Trên đất bạc màu: 8 – 10 tấn phân chuồng; 120 – 150 kg N; 70 – 90
kg P2O5; 100 – 120 kg K2O/ha.

+ Đối với giống chín trung bình và chín muộn:
- Trên đất phù sa: 8 – 10 tấn phân chuồng; 150 – 180 kg N; 70 – 90 kg
P2O5 ; 80 – 100 kg K2O/ha.
- Trên đất bạc màu: 8 – 10 tấn phân chuồng; 150 – 180 kg N; 70 – 90
kg P2O5 ; 120 – 150 kg K2O/ha.
Tác giả Vũ Cao Thái cũng cho rằng liều lượng và tỷ lệ phân bón cho
ngô khác nhau trên các loại đất khác nhau. Theo ông, trên đất phù sa nên bón
120 kg N – 60 kg P2O5 – 90 kg K2O/ha, tỷ lệ N:P:K là 1:0,5:0,75. Trên đất
xám bạc màu bón 100 kg N – 100 kg P2O5 – 150 kg K2O/ha với tỷ lệ là
1:1:1,5 (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003) [31].
Theo Nguyễn Văn Bào (1996) [1], liều lượng phân bón thích hợp cho
ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang) là 120 kg N – 60 kg P2O5 – 50
kg K2O/ha cho các giống thụ phấn tự do và 150 kg N – 60 kg P2O5 – 50 kg
K2O/ha cho các giống lai.
Theo Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam (Đỗ Trung Bình, 2000),
liều lượng phân bón cho 1 ha ngô ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên là:
120 kg N – 90 kg P2O5 – 60 kg K2O cho vụ Hè Thu, còn vụ Thu Đông (vụ 2)
có thể tăng lượng K2O lên 90 kg (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003)[31].
Trên đất xám của vùng Đông Nam bộ, theo kết quả nghiên cứu của
Trần Thị Dạ Thảo và Nguyễn Thị Sâm (2002), liều lượng phân bón cho ngô
có hiệu quả kinh tế cao nhất là 180 kg N – 80 kg P2O5 – 100 kg K2O/ha (giống
LVN99) (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003)[31].
Theo Lê Quý Tường và Trần Văn Minh, lượng phân bón thích hợp cho
ngô lai trên đất phù sa cổ ở duyên hải Trung bộ trong vụ Đông Xuân là 10 tấn
phân chuồng + 150-180 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (tỷ lệ NPK là
1,7:1:0,7 hoặc 2:1:0,7), tiêu tốn lượng đạm từ 22,6 – 28,8 kgN/1 tấn ngô hạt;
vụ Hè Thu bón 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha


15

(tỷ lệ NPK là 1,7:1:0,7), tiêu tốn lượng đạm từ 27,9 – 28,4 kgN/1tấn ngô hạt
(dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [19].
Bón phân vô cơ kết hợp phân hữu cơ cho ngô đã làm tăng năng suất
ngô và giúp cải thiện độ phì trong đất, theo Bùi Đình Dinh (1988, 1994) để
đảm bảo cho cây trồng có năng suất cao, ổn định, bón phân hữu cơ chiếm
25% tổng số dinh dưỡng, còn 75% phân hoá học (dẫn theo Trần Văn Minh,
2004) [19].
Hiệu quả của phân bón chỉ có thể phát huy đầy đủ khi có chế độ phân
bón hợp lý, bón cân đối giữa các nguyên tố. Bón phân cho ngô để đạt hiệu
quả kinh tế cao phải căn cứ vào đặc tính của loại giống ngô, yêu cầu sinh lý
của cây ngô qua các thời kỳ sinh trưởng, tình trạng của cây trên đồng ruộng,
tính chất đất, đặc điểm loại phân bón, kỹ thuật trồng trọt và điều kiện khí hậu
thời tiết.
Bón cân đối đạm – kali có hiệu lực cao hơn nhiều so với lúa. Bội thu do
bón cân đối (trung bình của nhiều liều lượng đạm) có thể đạt 33 tạ/ha trên đất
phù sa sông Hồng; 37,7 tạ/ha trên đất bạc màu; 11,7 tạ/ha trên đất xám và 3,9
tạ/ha trên đất đỏ vàng. Xét về hiệu quả kinh tế thì bón phân cân đối cho ngô
trên đất bạc màu, đất xám có lãi hơn nhiều so với đất phù sa và đất đỏ vàng
(Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].
Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2002) [12], từ năm 1985 đến nay tình hình
sử dụng phân đạm ở nước ta tăng trung bình là 7,2%/năm, phân lân là
13,9%/năm, phân kali là 23,9%/năm. Tổng lượng N + P2O5 + K2O trong 15
năm qua tăng trung bình 9,0%/năm. Tỷ lệ N : P2O5 : K2O trong 10 năm qua đã
cân đối hơn với tỷ lệ tương ứng qua các năm 1990, 1995 và 2000 là 1 : 0,12 :
0,05; 1 : 0,46 : 0,12 và 1 : 0,44 : 0,37. Lượng phân bón/ha cũng đã tăng lên qua
các năm 1990, 1995, 2000 với tổng lượng N : P2O5 : K2O tương ứng là 58,7;
117,7 và 170,8 kg/ha, tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển như Mỹ, Hàn
Quốc, Pháp, Nhật với tổng lượng N : P2O5 : K2O khoảng 240 – 400 kg/ha.



×