Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.98 KB, 29 trang )

NHÓM: 05
1. Đặng Thành Phú
2. Nguyễn Thị Sa Ly
3. Phan Thị Phới
4. Lê Thị Thúy Huỳnh
5. Hồ Kiều Mơ
6. Phạm Minh Diệu
7. Đặng Anh Chi
8. Hồ Thị Xuân Diễm
9. Chung Thị Thu Niềm


Chuyên đề:
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI,
BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI
BẰNG Ủ PHÂN HỮU CƠ.


I. Thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi
Nhiều báo cáo nghiên cứu đều đã khẳng định
là hầu hết các chất thải trong chăn nuôi đều chưa
được xử lý trước khi thải ra môi trường. Số phân
không được xử lý và tái sử dụng lại là nguồn cung
cấp phần lớn các khí nhà kính (chủ yếu là CO2,
N2O) làm trái đất nóng lên, ngoài ra còn làm rối
loạn độ phì của đất, gây phì dưỡng, ô nhiễm đất
và ô nhiễm nước. Chưa kể nguồn khí thải
CO2 phát tán do hơi thở của vật nuôi.



Ô nhiễm do chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn
không chỉ làm hôi tanh không khí mà còn ảnh
hưởng nặng tới môi trường sống dân cư, nguồn
nước và tài nguyên đất ảnh hưởng chính đến kết
quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô
nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở
nhiều nơi trên cả nước.
Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên
đất dốc, đầu nguồn nước,... còn khá phổ biến góp
phần làm tăng diện tích xói mòn, suy giảm chất
lượng đất, nước, giảm thiểu khả năng sản xuất
nông nghiệp trên vùng rộng lớn.


Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm
2014 đàn lợn nước ta có khoản 26,76 triệu con,
đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm
khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông
hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 65-70% về
số lượng và sản lượng. Từ số đầu gia súc, gia
cầm đó có quy đổiđược lượng chất thải rắn (phân
chất độn chuồng, các loại thức ăn thừa hoặc rơi
vãi) đàn gia súc, gia cầm của thải ra khoảng trên
76 triệu tấn, và khoảng trên 30 triệu khối chất thải
lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân
chơi, bãi vận động, bãi chăn).


Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ,
phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken(kim loại nặng)

… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô
nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối
loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.
Đi kèm theo đó là gần 14,5 triệu tấn thức ăn chăn
nuôi được sản xuất từ 203 nhà máy. Quá trình sản
xuất thức ăn chăn nuôi từ các nhà máy đã thải ra môi
trường lượng rất lớn chất khí gây hiệu ứng nhà khí
kính (GHG)và các chất thải khác gây ô nhiễm môi
trường.


Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn có thể xảy ra
trong quá trình giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật;
Trong các cơ sở sản xuất thuốc thú y, chẩn đoán xét
nghiệm bệnh động vật;Trong quá trình xử lý các ổ dịch
và xử lý xác động vật bị dịch bệnh…là không nhỏ.
Quá trình sinh sống của gia súc, gia cầm ngoài
thải ra chất thải như nói trên thì còn bài thải các loại khi
hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra
các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể
gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người
và môi trườngsinh thái như


Nếu các chất thải chăn nuôi đặc biệt phân
chuồngkhông được xử lý hiệu quả sẽ là một trong
những nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường,
ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ của cộng
đồng dân cư trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề
đặt ra là phát triển chăn nuôi nhưng phải bền vững

để hạn chế tối đa mức độ gây ô nhiễm và bảo vệ
được
môi
trường
sinh
thái.

II. Xử lý chất thải bằng ủ phân
hữu

(Compost).


Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý chất
thải như:
- Quy hoạch chăn nuôi.
- Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas
(Hệ thống khí sinh học).
- Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học.
- Xử lý bằng công nghệ ép tách phân
- Xử lý nước thải bằng ô xi hóa.


Hầm bioga


Máy ép tách phân


1. Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ

(Compost).
Đây là hình thức xử lý chất thải đơn giản
nhất, với quy mô nhỏ nhất và mang lại hiệu
quả cao. Vừa giảm thiểu lượng chất thải
chăn nuôi, vừa mang lại hiệu quả kinh tế,
cung cấp phân bón cho nông nghiệp.


a. Đặc điểm:
Là phương pháp sinh học.
Phân, rác được ủ thành đống
hoặc thành luống, nổi lên trên
mặt đất hoặc chìm dưới hố,
hoặc nửa nổi nửa chìm.



Đống ủ có thể được trát kín bằng bùn. Trong
suốt quá trình ủ, oxy sẽ được tiêu thụ dần đến hết,
và điều kiện chuyển từ hiếu khí sang kị khí, nhiệt
độ có thể tăng từ 60-70C. ngoài ra nó cũng có thể
được đảo xới định kì để cung cấp thêm oxy ào bên
trong.


Quy trình


b. Đối tượng áp dụng
Rác thải sinh hoạt, rác thải sản

xuất của các làng nghề, loại giàu
tinh bột: chế biến sắn, làm bún…
Phế thải công nghiệp: vỏ hạt cà
phê, bã thân cây mía, công nghiệp
giấy..
Phế thải nông nghiệp và chăn
nuôi: rơm rạ, phân, nước tiểu gia
súc, gia cầm…


c. Cách ủ
Ủ nóng : Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân
được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm
nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước
phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%.
Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng)
trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn
thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn
bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới
nước phân lên đống phân.


Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có
thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải
chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi
sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh
vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống
phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho
các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ
cho đống phân tơi, xốp, thoáng.



Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong
việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm
mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ
30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử
dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm
là để mất nhiều đạm.


Ủ nguội : Phân được lấy ra
khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén
chặt. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn
khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường
đống phân được xếp với chiều
rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc
vào chiều dài nền đất. Các lớp
phân được xếp lần lượt cho đến độ
cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ
bên ngoài.


Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân
thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí
cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt
động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân
không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm
trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat,
là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng
đạm

bị
mất
giảm
đi
nhiều.
Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo
dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng
phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.


Ủ nóng trước, nguội sau : Phân chuồng lấy ra
xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy
cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày.
Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để
chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác
lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật
hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén
chặt.


Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao
cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân.
Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như
sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó
chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân
để
giữ
cho
đạm

không
bị
mất.
Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai
đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm
men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân
men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén
chặt.


Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được
thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời
gian
dài
hơn
cách

nóng.
Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân
mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để
vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo
được chất lượng phân.


×