Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học một số loài cây thuốc bản địa tại huyện mù cang chải, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TIẾN THỊNH

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC BẢN ĐỊA TẠI
HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên – Năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TIẾN THỊNH

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC BẢN ĐỊA TẠI
HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đặng Kim Vui

Thái Nguyên – Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
GS. TS. Đặng Kim Vui.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Người viết cam đoan

Phạm Tiến Thịnh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ,
chuyên ngành Lâm học - Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên,
tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình!
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS. TS.
Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại Học Thái Nguyên - người đã định hướng
nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo

Trong Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên đã truyền đạt,
trang bị cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi
trường học tập thuận lợi nhất trong suốt quá trình học vừa qua.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Mù Cang Chải, Chi cục
Kiểm lâm, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Mù Cang
Chải, đặc biệt là các thầy lang, người dân tại khu vực nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn



đã

luôn động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập
để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Tiến Thịnh


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ x
MỤC LỤC ............................................................................................. iii
MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2

2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ..................................................................... 4
1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới ....................................................... 5
1.2.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới ...................................... 5
1.2.2. Tài nguyên cây thuốc và vị thuốc trên thế giới ............................... 7
1.2.3. Những nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới ............................... 10
1.2.4. Tình trạng bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở một số nước trên thế giới
.............................................................................................................. 14
1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam........................................................ 17
1.3.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam................................... 17
1.3.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ................................................ 18
1.3.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam .............. 20
1.3.4. Những nghiên cứu về cây thuốc bản địa ở Việt Nam .................... 24
1.3.5. Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam .................... 25
1.4. Giá trị kinh tế - xã hội của tài nguyên cây thuốc.............................. 30
1.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ....................................................... 30


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...................................................................................................... 32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 32
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 32
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 32
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 32
2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 32

2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 33
2.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp ....... 33
2.4.2. Phương pháp chuyên gia .............................................................. 33
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 33
2.4.3.1. Liệt kê tự do ............................................................................. 33
2.4.3.2. Xác định cây thuốc ................................................................... 34
2.4.3.3. Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng ............. 34
2.4.4. Phương pháp phân tích mẫu thực vật ............................................ 35
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 37
3.1. Các loài cây thuốc bản địa tại khu vực nghiên cứu .......................... 37
3.1.1. Danh mục các loài cây thuốc ........................................................ 37
3.1.2. Những cây men rượu cần ưu tiên bảo tồn ..................................... 39
3.2. Đặc điểm nhận biết và tri thức sử dụng một số loài cây thuốc ưu tiên
bảo tồn .................................................................................................. 41
3.2.1. Bảy lá một hoa - Paris polyphylla Sm var chinensis (Franch) Hara
.............................................................................................................. 41
3.2.2. Lá khôi tía - Ardisia silvestris Pit. ................................................ 42
3.2.3. Tam thất hoang - Panax bipinnatifidus Seem. .............................. 43


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
GS. TS. Đặng Kim Vui.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.


Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Người viết cam đoan

Phạm Tiến Thịnh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung

BTTN

:

Bảo tồn thiên nhiên

ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

NCCT


:

Người cung cấp tin

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VQG

:

Vườn quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lần tên cây thuốc bản địa được nhắc lại .................................... 37
Bảng 3.1. (Tiếp) .............................................................................................. 39
Bảng 3.2. Các loài cây thuốc cần ưu tiên bảo tồn ........................................... 40
Bảng 3.3. Các taxon của cây thuốc bản địa tại Khu vực nghiên cứu ............. 50
Bảng 3.4. Các chỉ số đa dạng của các taxon cây thuốc bản địa ...................... 51
Bảng 3.5. Các họ đa dạng nhất của cây thuốc bản địa .................................... 52
Bảng 3.6. Các chi đa dạng nhất của cây thuốc bản địa ................................... 52
Bảng 3.7. Phổ dạng sống của cây thuốc bản địa tại khu vực nghiên cứu ....... 53
Bảng 3.8. Phân cấp bảo tồn các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ......... 56



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Cây Bảy lá một hoa ......................................................................... 41
Hình 3.2. Cây Lá khôi ..................................................................................... 42
Hình 3.3. Củ Tam thất hoang .......................................................................... 43
Hình 3.4. Cây râu hùm .................................................................................... 44
Hình 3.5. Củ Sâm cau ..................................................................................... 45
Hình 3.6. Lan kim tuyến ................................................................................. 46
Hình 3.7. Lan một lá ....................................................................................... 47
Hình 3.8. Lan đùi gà ........................................................................................ 48
Hình 3.9. Cây Dó đất....................................................................................... 49
Hình 3.10. Cây Dó đất hình cầu ...................................................................... 50
Hình 3.11. Tỷ lệ (%) số loài theo dạng sống của cây thuốc bản địa............... 54
Hình 3.12. Tỷ lệ (%) số loài cây thuốc thống kê theo bộ phận sử dụng ......... 55


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam với diện tích tự nhiên là vùng đồi núi, chịu sự ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính điều kiện khí hậu và địa hình như vậy đã tạo
nên một hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng. Nước ta hiện có tới gần
12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4%
tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới)[14].
Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, là khâu quan
trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, hệ thực vật rừng còn là
nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp (gỗ,
giấy, dệt...), là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn dược liệu
quý giá đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. Theo thống

kê của Viện dược liệu, các nhà khoa học đã phát hiện được 1.863 loài cây
thuốc thuộc 238 họ [2]. Qua đó cho thấy việc nghiên cứu về các loài cây
thuốc, bài thuốc đã được quan tâm chú ý. Tuy nhiên, người dân ở miền núi
vẫn có thói quen khai thác nguồn cây thuốc nam sẵn có từ rừng tự nhiên mang
về dùng, điều này dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên này một cách
nhanh chóng, thậm chí một số loài cây có giá trị cao, quý hiếm có thể bị tuyệt
chủng [17]. Chính vì vậy, cần thiết phải có các hoạt động bảo tồn và phát triển
nguồn tài nguyên cây dược liệu do chính người dân sống gần rừng thực hiện
nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc trong tương lai. Mù
Cang Chải là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Tỉnh Yên Bái, điều kiện tự
nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng và phong phú. Là
nơi tập trung nhiều loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm với nhiều giá trị
sử dụng khác nhau đặc biệt là giá trị làm thuốc. Trên địa bàn huyện còn có 30
dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm: Tày, Nùng, Thái, Kinh, Sán Chỉ,
Dao, Cao Lan, H’Mông. Trong đó, dân tộc Chính vì vậy, mà mỗi dân tộc đều


2

có phong tục, tập quán, kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốc khác nhau.
Tuy nhiên có một thực trạng chung là việc khai thác, sử dụng cây thuốc một
cách quá mức không kết hợp với phục hồi nên nguồn dược liệu đã và đang
ngày càng suy kiệt. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn trên được sự đồng ý của
Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy Đặng Kim Vui
, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học
một số loài cây thuốc bản địa tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và đề xuất các

giải pháp bảo tồn các loài thực vật bản địa tại huyện Huyện Mù Cang Chải Tỉnh Yên Bái.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Lập được danh mục các loài thực vật làm thuốc được người dân bản
địa sử dụng.
- Tài liệu hóa được đặc điểm phân biệt và tri thức sử dụng của người
dân đối với các loài cây thuốc bản địa
- Đánh giá được tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc bản địa.
- Đánh giá được giá trị bảo tồn của các loài cây thuốc bản địa
- Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc
bản địa.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Bổ sung những tư liệu về tính đa dạng nguồn gen
cây thuốc. Góp phần đánh giá đầy đủ giá trị nguồn tài nguyên sinh vật và hệ
sinh thái tại địa phương.


3

- Ý nghĩa trong thực tiễn: Giúp hiểu thêm về đa dạng sinh học của thế
giới, Việt Nam cũng như của địa phương mình, đặc biệt là tài nguyên về cây
thuốc. Để từ đó giúp cho địa phương định hướng các biện pháp bảo tồn duy
trì, phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc.


4

Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Khái niệm về đa dạng sinh học, suy thoái đa dạng sinh học, bảo tồn đa

dạng sinh học
* Khái niệm đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú về sự sống trên trái đất
của hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng
và các hệ sinh thái (HST) mà chúng là thành viên. Hiện nay có rất nhiều định
nghĩa về đa dạng sinh học (ĐDSH). Tuy nhiên trong số này thì định nghĩa
được sử dụng trong Công ước Đa dạng sinh học (1992) được coi là “đầy đủ
và toàn diện nhất” xét về mặt khái niệm. Theo Công ước ĐDSH thì “ĐDSH là
sự phong phú của cơ thể sống có ở các nguồn trong HST trên cạn, ở biển và
các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH
bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen),
giữa các loài (đa dạng loài), và các HST (đa dạng HST)”.
- Đa dạng di truyền được hiểu là sự đa dạng của các gen và bộ gen
trong
mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau.
- Đa dạng loài là sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau.
- Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST
khác nhau.
* Khái niệm suy thoái đa dạng sinh học
Suy thoái đa dạng sinh học có thể hiểu là sự suy giảm tính đa dạng, bao
gồm sự suy giảm loài, nguồn gen và các hệ sinh thái, từ đó suy giảm giá trị,


5

chức năng của đa dạng sinh học. Sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện
ở các mặt:
- Hệ sinh thái bị biến đổi
- Mất loài
- Mất, giảm đa dạng di truyền

* Bảo tồn đa dạng sinh học
Theo khoản 1 điều 3 của luật ĐDSH năm 2008 bảo tồn ĐDSH được hiểu
như sau: Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự
nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên
thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét
đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh mục nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật
di truyền.
1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới
1.2.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới
Các loài thực vật và động vật tạo nên sự kỳ diệu trong thế giới hoang
dã đều có vai trò cụ thể, đóng góp thiết yếu cho cuộc sống con người như
cung cấp lương thực, thuốc men, oxy, nước và cân bằng hệ sinh thái. Khí hậu
thay đổi dẫn tới môi trường sống thay đổi và các loài động vật, thực vật cũng
phải thay đổi chu kỳ sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể thay đổi đường di cư
để thích nghi với môi trường mới, làm mất đi sự đa dạng sinh học. Theo một
nghiên cứu mới đây về đa dạng sinh học quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo,
hơn 1/3 loài động vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài 47.677 loài
nằm trong sách đỏ, một đánh giá có thẩm quyền nhất của các nước về các loài
vật trên trái đất có nguy cơ tuyệt chủng và được đưa ra dựa trên nghiên cứu
của hàng nghìn nhà khoa học, hiện nay 17.291 loài đang bị đe dọa, trong đó


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ,
chuyên ngành Lâm học - Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên,
tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình!
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS. TS.
Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại Học Thái Nguyên - người đã định hướng
nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn

thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo
Trong Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên đã truyền đạt,
trang bị cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi
trường học tập thuận lợi nhất trong suốt quá trình học vừa qua.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Mù Cang Chải, Chi cục
Kiểm lâm, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Mù Cang
Chải, đặc biệt là các thầy lang, người dân tại khu vực nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn



đã

luôn động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập
để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Tiến Thịnh


7

hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng
sinh vật trên toàn thế giới.
1.2.2. Tài nguyên cây thuốc và vị thuốc trên thế giới
Trong các xã hội cổ xưa và thậm chí đến tận ngày nay. Người ta nghĩ
rằng bệnh tật là do sự trừng phạt của các thế lực siêu tự nhiên. Do đó các thầy

lang đã chữa bệnh bằng các lời cầu nguyện, nghi lễ cúng thần linh và ma lực
của cây cỏ. Cây cỏ làm thuốc được lựa chọn bởi màu sắc, mùi, hình dáng hay
sự hiếm có của chúng. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc là quá trình mò mẫm
rút kinh nghiệm trải qua nhiều thế hệ. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người
Neanderthal cổ ở Iraq từ 60.000 năm trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà
ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học cổ truyền như cỏ thi, cúc bạc,... Người
dân bản xứ Mehico từ nhiều nghìn năm trước đã biết sử dụng Xương rồng
Mehico mà ngày nay được biết là chứa chất gây ảo giác, kháng khuẩn [20].
Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ
đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây với 800 bài thuốc và
trên 700 cây thuốc trong đó có Lan kim tuyến ( cỏ nhung ) lan thạc hộc tía,
hoàng thảo tam bảo sắc, hoàng tảo henri, lan phi điệp, cây thất diệp nhất chi
hoa , hoàng liên chân chim , quả toả dương , tam thất hoang, bạch hạc thunia,
củ bạch đẳng sâm, sâm đương quy, sâm cheo, sâm cau, quả toả dương ,cây
râu hùm, bát giác niên, nấm hác linh chi, linh chi cổ cò, chè dây , cây hoằng
đằng , hà thủ ô, cốt toái, máu chó, cây chìa vôi, Người Trung Quốc cổ đại ghi
chép trong bộ Thần nông Bản thảo (khoảng 5.000 năm trước đây) 365 vị
thuốc và loài cây thuốc. Người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép nền y học của người
Hinđu khoảng 2.000 năm trước, trong đó có các loài cây gây ngủ, ảo giác,
chữa rắn cắn, v.v.[20].
Nguồn tài nguyên cây thuốc và kho tàng tri thức sử dụng cây cỏ làm
thuốc của nền văn hóa khác nhau đang được khai thác triệt để và nghiên cứu


8

nhằm phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Ở mức độ
toàn cầu cây thuốc phục vụ cho 4 nhu cầu chính là (i) công nghiệp dược, (ii)
các hệ thống chăm sóc sức khỏe truyền thống, (iii) cá nhân những người hành
nghề y truyền thống và (iv) phụ nữ để chăm sóc sức khỏe trong gia đình.

Trên toàn thế giới, giá trị của công nghiệp dược sử dụng cây cỏ là 800
tỉ USD/năm. Hồng Kông được xác nhận là nơi có thị trường cây cỏ lớn nhất
thế giới, hàng năm nhập lượng dược liệu trị giá 190 triệu USD, trong đó có
70% được sử dụng tại địa phương và chỉ có 30% được tái xuất. Trong khi đó
thuốc tân dược được nhập cùng thời gian chỉ đạt giá trị 80 triệu USD. Tiền sử
dụng thuốc cây cỏ của người dân Hồng Kông là 25 USD/năm. Tại Trung
Quốc có khoảng 1.000 loài cây thuốc được sử dụng, thường xuyên chiếm
80% thuốc bán trên thị trường trong nước, với tổng giá trị (1992) là 11 tỉ nhân
dân tệ. Có khoảng 250.000 người hành nghề y học cổ truyền. Nhu cầu sử
dụng thuốc cây cỏ tăng khoảng 9%/năm và nhu cầu 4thuốc cây cỏ là
1.600.000 tấn/năm. Tại Nhật Bản, có đến 42,7% dân sử dụng thuốc cổ truyền
trong các hoạt động chữa bệnh với tổng chi tiêu cho y học cổ truyền là 150
triệu USD (1983). Tại Ấn Độ có 400 loài trong số 7.500 loài cây thuốc
thường xuyên được sử dụng với lượng lớn ở các xưởng sản xuất nhỏ, có
khoảng 540 loài cây thuốc thường được sử dụng trong các bài thuốc khác
nhau của hệ thống y học Ayurveda, Unani và Siddha, có khoảng 460.000
người hành nghề y học cổ truyền (trong đó có 271.000 người đăng ký chính
thức) và có sự bùng nổ về xuất khẩu cây thuốc với lượng xuất khẩu tăng 3 lần
riêng trong thập niên 90 của thế kỷ XX, doanh thu từ hoạt động buôn bán
dược thảo trong nước và xuất khẩu là 1 tỉ USD/năm. Ở Nam Phi có khoảng
500 loài cây thuốc được buôn bán [5]. Mức độ sử dụng cây thuốc ở các nước
công nghiệp ngày càng tăng. Ngày nay, có khoảng 40% dân số ở các nước
công nghiệp phát triển sử dụng các dạng thuốc bổ sung. Tổng giá trị thuốc có
nguồn gốc cây cỏ trên thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vào năm 1985 là


9

43 tỉ USD. Doanh số bán thuốc cây cỏ ở các nước Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỉ
USD so với tổng doanh số buôn bán dược phẩm là 65 tỉ USD. Riêng Đức

nhập thuốc cây cỏ với giá trị khoảng 100 triệu USD và ít nhất 1.560 loài cây
cho mục đích làm thuốc. Ở Mỹ, thuốc cây cỏ có giá trị khoảng 1,6 tỉ USD và
đang tiếp tục tăng [5]. Nguồn tài nguyên cây cỏ còn là đối tượng sàng lọc để
tìm các thuốc mới. Có 119 chất tinh khiết được chiết tách từ khoảng 90 loài
thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc trên toàn thế giới, trong đó có tới
74% số chất có mối quan hệ hay cùng được sử dụng như các cộng đồng đã sử
dụng, ví dụ như Theophillin từ cây chè, Reserpin từ cây ba gạc, Rotundin từ
cây bình vôi, vv.
Riêng Trung Quốc trong giai đoạn từ 1979-1990 đã có 42 chế phẩm
thuốc mới từ cây thuốc đưa ra thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa bệnh
tim mạch, 5 chế phẩm chữa ung thư và 6 chế phẩm chữa các bệnh đường tiêu
hóa. Theo WB (World bank - Ngân hàng thế giới), nguồn tài nguyên cây
thuốc là nguồn tài nguyên có giá trị nhất ở vùng nhiệt đới. Dự đoán, nếu phát
triển tối đa các thuốc thảo mộc từ các nước nhiệt đới có thể làm ra khoảng
900 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế các nước thế giới thứ 3. Viện ung thư
quốc gia Mỹ đã đầu tư nhiều công sức và tiền bạc để sàng lọc đến 35.000
(trong số trên 250.000) loài cây cỏ để tìm thuốc chữa ung thư trên khắp thế
giới. Theo bộ dữ liệu NAPRALERT, đến năm 1985 đã có khoảng 3.500 cấu
trúc hóa học mới có nguồn gốc từ thiên nhiên được phát hiện, 2.618 trong số
đó từ thực vật bậc cao, 512 từ thực vật bậc thấp và 372 từ nguồn khác. Rõ
ràng là nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc là
một kho tàng khổng lồ, trong đó phần khám phá còn quá ít ỏi [5]. Theo
Jukovski (1971)[???], trên thế giới có 12 trung tâm đa dạng sinh học cây trồng
là Trung Quốc - Nhật Bản, Đông Dương - Indonesia, Châu Úc, Ấn Độ, Trung
Á, Cận Đông, Địa Trung Hải, Châu Phi, Châu Âu - Siberi, Nam Mexico, Nam
Mỹ và Bắc Mỹ. Nhiều loài cây thuốc đã được thuần dưỡng và trồng trọt từ lâu


10


đời ở các trung tâm đó như gai dầu, thuốc phiện, nhân sâm, đinh hương, nhục
đậu khấu, quế xây lan, bạc hà, đan sâm, vv.
1.2.3. Những nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu về cây thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn
năm. Nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên, Ấn Độ...) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh,
đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nước phương Đông.
Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi
năm 2838 trước Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu
cây thuốc và dược liệu. Cuốn “Kinh Thần Nông” (Shén nong Bencạoing, vào
thế kỷ I sau Công nguyên (SCN)) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách
tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc
cho đến ngày nay [1]. Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất
cả các kinh nghiệm về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển: “Bản thảo
cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này.
Tác giả đã mô tả và giới thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [19].
Năm 384 – 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu trữ
sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 (TCN)
Theophraste với tác phẩm “Lịch sử thực vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ
và công dụng của chúng. Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô
tả, thống kê, song nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về
lĩnh vực này [10]. Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 – 20 (TCN)
giới thiệu 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng là
người đặt nền mống cho nền y dược học [10]. Năm 79 – 24 (TCN) nhà tự
nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo sách “Vạn vật học” gồm 37 tập giới
thiệu 1000 loài cây có ích [10]. Năm 1952, tác giả người Pháp A. Pétélot có
công trình “Les phantes de médicinales du Cambodye, du Lao et du Việt


MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ x
MỤC LỤC ............................................................................................. iii
MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ..................................................................... 4
1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới ....................................................... 5
1.2.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới ...................................... 5
1.2.2. Tài nguyên cây thuốc và vị thuốc trên thế giới ............................... 7
1.2.3. Những nghiên cứu về cây thuốc trên thế giới ............................... 10
1.2.4. Tình trạng bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở một số nước trên thế giới
.............................................................................................................. 14
1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam........................................................ 17
1.3.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam................................... 17
1.3.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ................................................ 18
1.3.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam .............. 20
1.3.4. Những nghiên cứu về cây thuốc bản địa ở Việt Nam .................... 24
1.3.5. Hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam .................... 25
1.4. Giá trị kinh tế - xã hội của tài nguyên cây thuốc.............................. 30
1.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ....................................................... 30


12


về kiến thức ethnomedical đã được báo cáo và có công thức mà là tương tự
như mô tả đã có trong văn học.
Muthu và cs. (2006) nghiên cứu cây thuốc được sử dụng bởi các thầy
lang ở Kancheepuram, bang Tamil, Ấn độ [27]. Kết quả cho thấy, những thầy
lang sử dụng 85 loài thực vật thuộc 76 chi và 41 họ để điều trị các bệnh khác
nhau. Các cây thuốc đã được ghi nhận chủ yếu được sử dụng để chữa trị các
bệnh về da, độc cắn, đau bụng và rối loạn thần kinh.
Uniyal và cs. (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc của các bộ
lạc ở khu vực phía Tây dãy Himalaya [31]. Kết quả cho thấy, có 35 loài thực
vật thường được sử dụng bởi người dân địa phương trong việc chữa các bệnh
khác nhau. Có đến 45% loài cây, người dân đã sử dụng phần dưới đất để làm
thuốc.
Sajem và Gosai (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng các loài cây thuốc
của tộc người Jaintia ở Ấn độ [29]. Kết quả cho thấy cộng đồng sử dụng 39
loài thuộc 27 họ và 35 chi. Để trị nhiều loại bệnh, việc sử dụng các bộ phận
của cây trên mặt đất chiếm tỷ lệ cao hơn (76,59%) so với các bộ phận dưới
mặt đất (23,41%). Lá đã được sử dụng trong đa số các trường hợp (23 loài),
tiếp theo là quả (4 loài). Tổng cộng có 30 loại bệnh đã được báo cáo được
chữa khỏi bằng cách sử dụng 39 loài cây thuốc.
Koushalya Nandan Singh (2013) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng
cây thuốc ở phía Tây dãy Himalaya, Ấn độ [24]. Kết quả ghi nhận có 86 loài
thực vật thuộc 69 chi và 34 họ được sử dụng để chữa trị khoảng 70 bệnh khác
nhau. Các loài thực vật được sử dụng trong các bài thuốc thảo dược chủ yếu
thuộc về các họ Asteraceae, Lammiaceae, Gentianaceae, và Polygonaceae.
Hầu hết các loại thuốc được sử dụng dưới dạng bột, một số là nước ép trái cây
và dịch triết. Trong số các bộ phận của cây, lá đã được ghi nhận được sử dụng
phổ biến, tiếp theo là hoa.



13

Gangwar và cs. (2010) nghiên cứu đa dạng thực vật dân tộc tại huyện
Kumaun Himalaya, bang Uttarakhand, Ấn độ [21]. Kết quả cho thấy các loài
cây thuốc dân tộc truyền thống rất đa dạng. Đã thống kê được 102 loài cây
thuộc 48 họ được sử dụng như là cây thuốc truyền thống của người dân bản
địa, số loài thuộc các họ được thống kê từ cao tới thấp là: các họ Asteraceae,
Limiaceae và Rosaceae (mỗi họ có 9 loài) tiếp theo là các họ Solanaceae và
Poaceae (4 loài); Araceae, Euphorbiaceae, Polygonaceae, Ranunculaceae,
Scrophularaceae và Valerianaceae (3 loài mỗi họ); Apiaceae, Apocynaceae,
Liliaceae, Meliaceae, Moraceae, Pinaceae, Plantaginaceae, Rutaceae,
Saxiferagaceae, Verbenaceae và Zingiberaceae (2 loài mỗi họ); và 25 họ khác
(mỗi họ 1 loài). Về dạng sống, có 50 loài cây thân thảo, 24 loài cây bụi, 22
loài cây gỗ, thân bò và dây leo mỗi dạng có 3 loài. Bộ phận sử dụng, có 21
loài sử dụng cả cây; 43 loài sử dụng một vài bộ phận (nhiều hơn 1 bộ phận
như lá, cành và rễ, thân, rễ và vỏ…); 14 loài sử dụng rễ; 8 loài sử dụng lá; 4
loài sử dụng quả; vỏ, thân ngầm và hạt mỗi loại có 3 loài; 2 loài sử dụng thân
và 1 loài sử dụng hoa.
Rey G. Tantiado (2012) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc bản địa tại
Iloilo, Philippines [30]. Kết quả thống kê cho thấy có 101 loài cây thuộc 92
chi và 44 họ. Bộ phận sử dụng, có 59% số loài dùng lá, 13% số loài dùng quả,
10% số loài dùng thân, 7% số loài dùng rễ, 5% số loài dùng hoa, 4% số loài
dùng cả cây và 2% số loài dùng hạt.
Gidey Yirga (2010) điều tra tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại phía
Bắc Ethiopia [22]. Kết quả thống kê có 16 loài cây được sử dụng để trị các
bệnh cho người. Phần lớn các loài cây (68,75 %) cây hoang dại và gây trồng
được sử dụng lá.
Mahwasane và cs. (2013) điều tra thi thức bản địa sử dụng cây thuốc
của các thầy lang tại khu vực Lwamondo, tỉnh Limpopo, Nam Phi [26]. Kết
quả điều tra cho thấy có 16 loài cây thuốc, thuộc 7 họ và 14 chi. Họ Đậu



14

(Fabaceae) có số lượng loài nhiều nhất (43,8%), tiếp theo là họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae) với 18.8%. Rễ được sử dụng nhiều nhất (44,5%), tiếp theo là lá
(25,9%), vỏ (14,8%), cả cây (11%), và hoa (3,7%).
1.2.4. Tình trạng bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở một số nước trên thế giới
* Các mối đe dọa đối với tài nguyên cây thuốc
Nguồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới bị đe dọa bởi các nguyên
nhân chính sau:
Tàn phá thảm thực vật: Thảm thực vật bị tàn phá do áp lực của dân số
và các hoạt động phát triển như mở rộng đất canh tác, khai thác gỗ, làm
đường, xây dựng các công trình thủy điện, vv. Hoạt động du canh: Hoạt động
du canh đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong điều kiện dân số thấp. Đến nay, do
áp lực dân số ngày càng cao trong khi quĩ đất để du canh càng ít đi, dẫn đến
chu kỳ quay vòng càng ngắn. Kết quả là tài nguyên sinh vật nói chung và tài
nguyên cây thuốc nói riêng ngày càng bị tàn phá và mất môi trường sống.
Khai thác quá mức: Có đến 80% cây thuốc sử dụng ở Trung Quốc và 95%
loài cây thuốc ở Ấn Độ được khai thác từ hoang dại. Việc khai thác quá mức
tài nguyên cây thuốc hoang dại gây ra bởi áp lực tăng dân số và nhu cầu cuộc
sống ngày càng tăng, không những cho nhu cầu trong nước mà còn để xuất
khẩu. Điều này dẫn đến lượng tài nguyên tái sinh không bù đắp được lượng bị
mất đi. Lãng phí tài nguyên cây thuốc: Gây ra bởi (i) thói quen sử dụng hoang
phí, (ii) hoạt động thu hái mang tính chất hủy diệt, (iii) điều kiện bảo quản
kém, (iv) thiếu các phương tiện vận chuyển và thị trường thích hợp. Nhu cầu
sử dụng cây thuốc tăng lên: Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc ở nhiều nước tăng
lên sau thời kỳ độc lập do chính sách khuyến khích phát triển các nền y học
truyền thống. Khai thác không có kế hoạch. Thay đổi cơ cấu cây trồng. Tri
thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hóa: Hầu hết tri thức sử

dụng cây cỏ làm thuốc của các cộng đồng truyền thống được truyền miệng từ


15

đời này sang đời khác hay từ người dạy nghề sang người học nghề. Ngày nay,
do nhu cầu phát triển kinh tế, một bộ phận thế hệ trẻ không quan tâm đến việc
thừa kế tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước. Sự sụp đổ và mất
các nền văn hóa truyền thống.
* Một số hoạt động bảo tồn tài nguyên cây thuốc
- Bảo tồn nguyên vị (in situ): Là việc xây dựng các khu bảo tồn chính
thức của nhà nước như các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vv. Hay
duy trì khôi phục các khu vực được bảo vệ không chính thức của các cộng
đồng.
Trước năm 1984, bảo tồn tài nguyên cây thuốc hầu như không được
xác định là mối quan tâm chính của các tổ chức bảo tồn. Tuyên ngôn Chiang
Mai (1988) đã xác định cây thuốc là một phần quan trọng của sinh giới. Chiến
lược đa dạng sinh học toàn cầu đã xác định tầm quan trọng của việc bảo tồn
đa dạng sinh học cây thuốc trong “Hành động 40, 41, 67”. Các mục này sau
đó đã được phê chuẩn trong hội nghị môi trường toàn cầu tại Rio de Janeiro
[5]. Mặc dù vậy, dường như chỉ có một số ít quốc gia theo đuổi trách nhiệm
bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Một trong các quốc gia này là Sri Lanka, với
400 khu bảo tồn đã được xác định, trong đó có 50 khu bảo tồn về cây thuốc.
Các luật nghiêm khắc đã được áp dụng trong các khu bảo tồn đó. Bộ y
tế bản địa (Ministry of Indigenous Medicine) đã được thành lập vào năm
1980. Dự án 3320 đã được khởi đầu từ năm 1986 với các mục tiêu liên quan
đến bảo tồn nguyên vị là (i) khuyến cáo chính phủ sự cần thiết phải bảo tồn
nguyên vị cây thuốc, (ii) xác định các mối đe dọa đối với cây thuốc, (iii) xác
định các loài bị đe dọa nhằm nhân giống và trồng trong môi trường tự nhiên
[5]. Tại Ấn Độ, nhằm tăng cường công tác bảo tồn nguyên vị tài nguyên cây

thuốc ở các bang miền nam. Quĩ khôi phục các nền y học địa phương (FLHT)
đang điều phối hoạt động khởi xướng bảo tồn cây thuốc với hoạt động chính
là thiết lập một mạng lưới công tác giữa 30 trung tâm bảo tồn nguyên vị ở 3


×