Nguyễn Trãi (1380-1422) là một nhà quân sự đa tài, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà ngoại giao
lối lạc hơn thế nữa ông còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới(1980). “Nước
Đại Việt ta” trính trong bài “Bình Ngô đại cáo” được công bố vào đầu năm 1428, sau khi quân ta đại
thắng quân Minh. Tác phẩm này được coi là áng thiên cổ hùng văn có giá trị như bản tuyên ngôn
độc lập lần thứ hai của nhan dân Đại Việt ta. Đoan trính “Nước Đại Việt ta” đã thể hiện sâu sắc niềm
tự hào dân tộc.
Thật vậy! Ngay từ đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan điểm khá hoàn thiện về Tổ
quốc và chủ quyền dân tộc. Trước hết, tác giả đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, coi đây là cội nguồn
sức mạnh.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân
được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người
dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách
thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước,
gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác,
đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung. Đối với Nguyễn Trãi yêu nước gắn
liền với chống xâm lược. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn có
trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, sự phát triển tư tưởng mới về nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi so với Nho giáo.
Nối tiếp tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi đã thể hiện niềm sâu sắc niềm tự hào về độc lập, chủ
quyền dân tộc qua 8 câu thơ tiếp theo
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
Đất nước ta có bốn nghìn năm văn hiến với cả một quá trình dựng nước là giữ nước kiên cường,
bền bỉ. Hai câu thơ trên đã lột tả tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt.
“Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Tác giả đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền của dân tộc, văn hiến lãnh thổ,
phong tục chủ quyền và lịch sử lấu đời với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu
hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia dân tộc mang tính sâu sắc hơn.So với ý thức về quốc gia dân tộc
trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm
này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về
nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện:
lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và
toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung
thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch
sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so
với thế kỉ X.
Trong bài Nam Quốc Sơn Hà, Lí thường Kiệt đã thể hiện tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc qua
cách gọi vua Đại Việt là Nam đế, nâng vị thế vua ta lên ngang hàng với các triều vua của phong kiến
Trung Hoa, đến Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy tinh thần đó.
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào chẳng có.”
Nguyễn Trãi đã tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ bề dày lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta. Để tăng thuyết phuc cho bài cáo, biện pháp so sánh kết hợp với
liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận. Tác giả đặt nước ta ngang hàng với các
triều đại phong kiến Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,.... Đặc biệt,
những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và
chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xet
Chứng cớ còn ghi.
Trong bài Nam quốc sơn hà. Lí thường kiệt khẳng định sức mạnh của chính nghĩa: lũ giặc bạo
ngược ( nghịch lỗ ) làm trái đạo nhân nghĩa, phạm vào sách trời (thiên thư ) tức là đi ngược chân lí
khách quan, thì nhất định chúng sẽ chuốt lấy bại vong ( thủ bại hư ). Còn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn
Trãi đã đưa ra những dẫn chứng hùng hồn về sức mạnh của chân lí, sức mạnh của chính nghĩa.
Tướng giặc kẻ bị giết, ng bị bắt: Lưu Cung... thất bại, Triệu Tiết... tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết
tươi Ô Mã... Những chứng cớ còn ghi rõ ràng trong lịch sử chống xâm lăng của nước Đại Việt đã
chứng minh niềm tự hào to lớn của dân tộc là có cơ sở.
Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đại cáo không dài, tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí
luận cho toàn bài. Đoạn văn có sức khái quát cao, giàu chứng cớ lịch sử, tràn đầy cảm súc tự hào.
Bề nổi của bài văn là sự nghiêm khắc răn dạy, còn chiều sâu thắm thía tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi
của đạo làm người.