Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề cương ôn tập ĐỊA lý 9 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.08 KB, 4 trang )

ĐỊA LÝ 9 HKII
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư vùng Đông Nam Bộ. Với đặc điểm đó
có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?
* Trả lời:
- Đặc điểm dân cư:
+ Số dân: 10.9 triệu người (2002).
+ Mật độ dân số khá cao, khoảng 434 người/km2 (1999).
+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.
+ Nguồn lao động dồi dào, lành nghề và sáng tạo trong nền kinh tế thị
trường.
+ Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch. (Bến cảng Nhà
Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo,…)
- Thuận lợi:
+ Có dân số đông, lao động dồi dào, lành nghề, năng động, thị trường tiêu
thụ rộng lớn. Có sức hút mạnh mẽ đối với lao động các vùng khác.
+ Có cơ sở hạ tầng tốt nên có sức thu hút đầu tư mạnh.
+ Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
- Khó khăn:
+ Sức ép của dân số gây nên nhiều hậu quả xấu về ô nhiễm môi trường.
+ Tình hình an ninh trật tự xã hội.
+ Gánh nặng giải quyết việc làm và các phúc lợi xã hội.
Câu 2: Chứng minh vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng phát triển ngành du
lịch.
* Trả lời:
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch. (Bến cảng Nhà
Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo,…).
- TPHCM là trung tâm du lịch lớn phía Nam.
- Có một số bãi biển đẹp ( Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải,…) có giá trị
đối với du lịch.
- Nguồn nước khoáng ( Bình Châu,…), khu dự trữ sinh quyển ( Cần Giờ)


có khả năng thu hút khách.
- Cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh (khách sạn, khu vui chơi giải trí,…).
Câu 3: Nêu các trung tâm kinh tế và đặc điểm, vai trò của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
* Trả lời:
- Các trung tâm kinh tế:
+ TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh thành phố ( TPHCM,
Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước,
Long An, Tiền Giang).
- Vai trò vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:


+ Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế chung của cả nước:
+ Tổng GDP của vùng chiếm 35,1% so với cả nước (2002).
+ GDP trong công nghiệp – xây dựng chiến 56,6% so với cả nước.
+ Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% so với cả nước.
Câu 4: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư và xã hội ở Đồng bằng
sông Cửu Long? Tại sao phải chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí và phát
triển đô thị ở vùng này?
* Trả lời:
- Đặc điểm dân cư xã hội:
+ Số dân: 17 390 000 người (2012).
 Nguồn nhân lực dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Mật độ dân số cao 429 người/km2 (2012).
+ Tuy mặt bằng dân trí chưa cao nhưng người dân thích ứng linh hoạt với
nền sản xuất hàng hóa.
+ Ngoài người Kinh còn có người Khơ-me, Chăm, Hoa,…
- Chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
+ GDP / người thấp hơn nhưng tỉ lệ hộ nghèo ít hơn.

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân
trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn k! thuật, làm hạn chế việc khai
thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
+ Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng
bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa còn chậm
 Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng’ dân trí và phát triển đô
thị sẽ:
+ Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước
ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của
vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Câu 5: Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng phát triển
ngành du lịch.
* Trả lời:
- Đồng bằng sông Cửu Long có tài nguyên du lịch phong phú:
* Tài nguyên tự nhiên:
+
Câu 6: Nêu những khó khăn hiên nay trong phát triển nhành thủy sản ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục.
* Trả lời:
- Khó khăn:
+ Sự biến động thủy văn phức tạp.
+ Diện tích rừng ngập mặn ngày càng thu hẹp.
+ Môi trường ô nhiễm, phát sinh nhiều dịch bệnh.
+ Thiếu vốn đầu tư, thị trường không ổn định.


+ Ý thức của người dân còn kém, đánh bắt cá bằng điện,thuốc nổ, hóa
chất  Làm suy giảm tôm cá.

+ Độ mặn ngày càng tăng.
+ Chưa có nhiều cơ sở chế biến.
+ Người dân thường sử dụng kháng sinh cho tôm.
- Biện pháp khắc phục:
+ Kêu gọi người dân bảo vệ môi trường nước.
+ Cấm đánh bắt cá nhỏ.
+ Cải tạo ao đầm làm tốt công tác thủy lợi.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cho
người dân như không bơm tạp chất và kháng sinh cho tôm .
|+ Nghiêm cấm và xử lí nghiêm minh các tàu đánh bắt bằng điện thuốc nổ
hóa chất.
+Tìm kiếm thị trường.
Câu 7: Trình bày đặc điểm biển và đảo Việt Nam. Tại sao phải phát triển
tổng hợp các ngành kinh tế biển?
* Trả lời:
* Đặc điểm:
- Việt Nam có vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, đường bờ biển dài
3260km.
- Gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ:
+ Đảo ven bờ: khoảng 2000 đảo, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Quàng
Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
+ Đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, Phú Qúy, TRường Sa, Hoàng Sa,…
+ Các đảo lớn, đông dân: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Lý Sơn, Côn Đảo,
Phú Qúy,…
* Phát triển tổng hợp kinh tế biển vì:
- Nó tạo điều kiện cho các ngành khác cùng phát triển.
- Bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường sinh thái biển đảo

- Khai thác hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn tài nguyên biển đảo
- Vùng biển và quần đảo nước ta có nhiều nguồn tài nguyên phong phú,
đa dạng đặc biệt là hải sản:
+ Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá
trị kinh tế như cá nục, cá thu …
+ Biển có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm
he, tôm hùm …
+ Có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết …
Câu 8: Kể tên các ngành kinh tế biển nước ta. Trình bày tình hình phát
triển của các ngành đó.
* Trả lời:


* Có 4 ngành kinh tế biển:
- Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn/năm, cho phép khai thác 1,9
triệu tấn/năm.
+ Ưu tiên cho đánh bắt xa bờ.
+ Ngành chế biến phát triển với hơn 260 nhà máy đang hoạt động.
+ Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và ven các đảo.
- Du lịch biển – đảo:
+ Có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: trên 120 bãi cát rộng, dài,
phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.
+ Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
- Khai thác và chế biển khoáng sản biển:
+ Nghề làm muối đã có từ lâu đời, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ
như: Sa Huỳnh ( Quãng Ngãi ), Cà Ná ( Ninh Thuận ).
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chưa oxit titan, có giá trị xuất khẩu.
+ Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển:
+ Giao thông vận tải biển đang được phát triển mạnh cùng với quá trình
nước ta hội nhập nền kinh tế thế giới.



×