Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề cương ôn tập địa lý 9 cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.33 KB, 19 trang )

Ngân hàng câu hỏi và bài tập
Câu 1: Trình bày về số dân và tình hình tăng dân số của nớc ta hiện nay?
Câu 2: Trình bày đặc điểm phân bố dân c của nớc ta?
Câu 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm những nội dung nào?
Câu 4: Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở n-
ớc ta.
Câu 5: Trình bày những ảnh hởng của các nhân tố kinh tế- xã hội đối với sự phát triển và
phân bố nông nghiệp.
Câu 6: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nớc ta. Kể tên các
cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và mìên núi
Bắc Bộ.
Câu 7: Trình bày về tài nguyên rừng của nớc ta. Tại sao cần phải bảo vệ rừng?
Câu 8: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản ở nớc ta?
Câu 9:Trình bày ảnh hởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp.
Câu 10: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông -lâm- ng nghiệp đối với ngành
công nghiệp chế biến lơng thực- thực phẩm.
Câu 11: Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nớc ta khá đa dạng.
Câu 12: Trình bày về các phân ngành chính và phân bố của ngành công nghiệp chế biến l-
ơng thực- thực phẩm ở nớc ta.
Câu 13: Dựa vào nội dung bài học hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ ở nớc ta?
Câu 14: Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng
nhất nớc ta?
Câu 15: Chứng minh rằng bu chính viễn thông đang phát triển mạnh.
Câu 16: Trong các loại hình giao thông ở nớc ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời
gian gần đây?
Câu 17: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các
trung tâm thơng mại, dịch vụ lớn nhất cả nớc?
Câu 18: Trình bày về hoạt động nội thơng và ngoại thơng của nớc ta.
Câu 19: Nớc ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch?
Câu 20: Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc


Bộ?
Câu 21: Vì sao việc phát triển KT, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với việc bảo
vệ môi trờng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 22: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển
thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
Câu 23: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hớng nông- lâm kết hợp ở Trung
du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 24: Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì
cho phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 25: Nêu những đặc trng về kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu 26: Nêu những thuận lợi và khó khăn của Bắc Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế-
xã hội.
Câu 27: Chứng minh rằng du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ.
1
Câu 28:Nêu những điểm khác biệt về phân bố dân c và hoạt động kinh tế vùng đồng bằng
ven biển phía đông và miền núi, gò đồi phía Tây. Tại sao phải đẩy mạnh công tác giảm
nghèo ở vùng đòi núi phía tây?
Câu 29: Vùng kinh tế trọng điểm miền trung cóvai trò quan trọng nh thế nào đối với sự
phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên?
Câu 30: Tây Nguyên có những điều kiện và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế- xã hội.
Câu 31: Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp của Tây nguyên.
Câu 32: Trình bày sự phát triển của ngành dịch vụ ở Tây Nguyên.
Câu 33: Nêu ảnh hởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh
tế- xã hội của Đông Nam Bộ.
Câu 34: Nêu tình hình sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ từ sau khi đất nớc thống
nhất đến nay.
Câu 35: Chứng minh rằng Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả
nớc.
Câu 36: Nêu các thế mạnh và khó khă về tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu
Long đối với phát triển nông nghiệp.

Câu 37: Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản
xuất lơng thực lớn nhất cả nớc.
Câu 38: Trình bày hiện trạng các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Đồng bằng sông cửu Long có những trung tâm kinh tế nào?
Câu 39: Dựa vào hình 38.1, nêu giới hạn từng bộ phận trong vùng biển nớc ta.
Câu 40: Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
Câu 41: a. Nêu một số khoáng sản ở vùng biển nớc ta.
b. Nêu ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đối với nền kinh tế và bảo vệ an
ninh quốc phòng của đất nớc.
Câu 42: a. Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trờng
biển - đoả ở nớc ta.
b. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trờngbiển - đảo sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Câu 43: Trình bày những phơng hớng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trờng biển đảo.
Đáp án:
Câu 1: Số dân và tình hình tăng dân số của nớc ta hiện nay:
Việt Nam là một nớc đông dân, đến năm 2006 nớc ta có 84,2 triệu ngời. Về diện tích
lãnh thổ nớc ta đứng thứ 58 trên thế giới, số dân đứng thứ 14 trên thế giới.
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số đang giảm dần 91,43% năm 1999 và 1,3% năm 2005).
+Hiện nay nớc ta có tỉ suất sinh tơng đối thấp và đang giảm chậm, tỉ suất tử ở mức tơng
đối thấp. Điều đó khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số và kế hoạch hoá
gia đình ở nơcs ta.
+Tuy vậy, do số dân đông nên mỗi năm số dân nớc ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu ng-
ời.
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có sự chênh lệch giữa các vùng.
+ ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng dân số thấp hơn nhiều so với ở nông
thôn, miền núi.
2
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng và cao nhất là ở
Tây Bắc và Tây Nguyên.
Câu 2: Đặc điểm phân bố dân c nớc ta.

- Mật độ dân số cao.
- Mật độ dân số ngày càng cao246 ngời/km
2
(2003).
- Phân bố chênh lệch giữa các vùng:
+ Vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị có mật độ dân số rất cao. ĐBSH là 1192 ng-
ời/km
2
, TP Hồ Chí Minh là 2664 ngời/km
2
, Hà Nội là 2830 ngời/km
2
(2003)
+Vùng núi có mật độ dân số thấp. Tây Bắc 67 ngời/km
2
, Tây Nguyên 82 ngời/km
2
(2003).
- Phân bố chênh lệch giữa thành thị và nông thôn:
+ Nông thôn: Có khoảng 74% sinh sống.
+ Thành thị: khoảng 26% dân số sinh sống.
Câu 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông- lâm- ng nghiệp; tăng tỉ trọng
của khu vực công nghiệp- xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhng còn biến
động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nớc và tập
thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các
lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm ở ba miền Bắc, Trung, Nam.

Câu 4: Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nớc
ta.
- Đất đai:
+ Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù
sa và nhóm đất feralit.
+ Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nớc và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích
khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng
sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền
núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,...), cây ăn quả và
một số cây công nghiệp ngắn ngày nh sắn, ngô, đỗ tơng,...
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất
có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nớc ta.
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tơi quanh năm, sinh trởng nhanh, có
thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
+ Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc - Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nớc ta
có thể trồng đợc nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu
mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
+ Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng
ẩm, sơng muối, rét hại,...) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
3
- Nguồn nớc:
+ Mạng lới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
+ Nguồn nớc ngầm khá dồi dào, là nguồn nớc tới quan trọng vào mùa khô, nhất là các
vùng chuyên canh cây công nghiệp nh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản
của nhân dân. Mùa khô, nớc sông kiệt, thiếu nớc tới.
- Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dỡng, tạo

nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lợng
tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phơng.
Câu 5: ảnh hởng của các nhân tố kinh tế- xã hội đối với sự phát triển và phân bố
nông nghiệp.
- Dân c và lao động nông thôn:
+ Năm 2003, dân số sống ở nông thôn (74%), lao động nông nghiệp(60%).
+ Nông dân nớc ta là giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, đợc phát
huy cao độ khi có chính sách khuyến khích sản xuất thích hợp.
- Cơ sở vật chất- kĩ thuật:
+ Các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi (hệ thống thuỷ lợi, hệ thống
dịch vụ trồng trọt, hệ thống dịch vụ chăn nuôi,...) ngày càng đợc hoàn thiện.
+ Công nghiệp chế biến nông sản đợc phát triển và phân bố rộng khắp, hỗ trợ nhiều cho sự
phát triển nông nghiệp.
- Chính sách phát triển nông nghiệp: Những chính sách mới của Đảng và nhà nớc ta (phát
triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hớng ra xuất khẩu,...) là cơ sở để
động viên nông dân vơn lên làm giàu, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp.
- Thị trờng trong và ngoài nớc: Thị trờng đợc mở rộng thúc đẩy sự đa dạng, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi.
Câu 6: Những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nớc ta.
- Đất: Có nhiều loại đất tốt, thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, đặc biệt cây công
nghiệp lâu năm (đất badan, đất đỏ đá vôi,...).
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá theo bắc- nam, theo độ cao cho phép đa
dạng hoá cây công nghiệp (bên cạnh cây công nghiệp nhiệt đới, còn có cây có nguồn gốc
cận nhiệt và ôn đới).
- Nguồn nớc (mặt, ngầm) dồi dào.
- Sinh vật:Có nhiều giống cây trồng để làm cơ sở cho lai tạo.
- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm.
- Chính sách của nhà nớc về đầu t phát triển cây công nghiệp ( đặc biệt phát triển các vùng
chuyên canh).
- Công nghiệp chế biến lơng thực- thực phẩm phát triển.

- Thị trờng ngày càng mở rộng.
Tên các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du
và mìên núi Bắc Bộ.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè.
- Tây Nguyên: Cà phê, cao su.
- Đông Nam Bộ: Cao su, cà phê, hhồ tiêu, điều.
4
Câu 7: Tài nguyên rừng của nớc ta và nguyên nhân phải bảo vệ rừng.
- Diện tích rừng: 11.573,0 ha, độ che phủ tính chung trong toàn quốc là 35% (2000).
- Các loại rừng:
+ Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.
+ Rừng phòng hộ: Các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc
theo dải ven biển miền trung, các dải rừng ngập mặn ven biển.
+ Rừng đặc dụng: vờn quốc gia (Cúc Phơng, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên,...), các khu
dự trữ tự nhiên.
- Rừng có ý nghĩa rất lớn:
+ Đối với con ngời: cung cấp gỗ, củi, lâm sản, dợc liệu,...
+ Đối với môi trờng: rừng là "lá phổi" của môi trờng. Rừng ngăn chặn xói mòn đất. Rừng
góp phần hạn chế thiên tai (lũ quét ở miền núi, lũ lụt ở hạ lu,...).
Câu 8: Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản ở nớc ta.
- Có 4 ng trờng trọng điểm lớn:
+ Ng trờng Cà Mau- Kiên Giang.
+ Ng trờng Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu.
+ Ng trờng Hải Phòng- Quảng Ninh.
+ Ng trờng quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trờng Sa.
- Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn, thuận lợi cho nuôi
trồng thuỷ sản nớc lợ.
- Có nhiều vùng biển ven các đảo, vũng vịnh thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nớc mặn (nuôi
trên biển).
- Có nhiều sông, suối, ao, hồ,... có thể nuôi cá, tôm nớc ngọt.

Câu 9: ảnh hởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp.
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu đa ngành. Các nguồn tài
nguyên có trữ lợng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lợng, hoá
chất; khoáng sản kim loại (quặng, săt, mangan, crôm, thiếc, chì, kẽm,...) là cơ sở phát triển
luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim loại (apatít,pirit, photphorit,...) là cơ
sở phát triển công nghiệp hoá chất. Ngành vật liệu xây dựng đợc dựa trên cơ sở các
khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,...).
+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển công nghiệp
năng lợng (thuỷ điện).
+ Tài nguyên đất, nớc, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các
ngành nông, lâm, ng nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến
nông, lâm, thuỷ sản.
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.
Câu 10: ý nghĩa của việc phát triển nông -lâm- ng nghiệp đối với ngành công nghiệp
chế biến lơng thực- thực phẩm.
- Công nghiệp chế biến lơng thực thực phẩm phát triển dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào
từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác lâm sản. Các ngành này
phát triển sẽ tạo nguồn nguyên liệu dồi dào, vững chắc cho công nghiệp chế biến lơng
thực- thực phẩm.
5
- Sự phân bố rộng khắp và hoạt động diễn ra quanh năm của nông, lâm, ng cung cấp
nguyên liệu quanh năm cho công nghiệp chế biến lơng thực- thực phẩm và tạo điều kiện
cho ngành công nghiệp này phân bố rộng khắp.
Câu 11: Cơ cấu công nghiệp nớc ta khá đa dạng.
- Hệ thống công nghiệp của nớc ta hiện nay gồm các cơ sở nhà nớc, ngoài nhà nớc và các
cơ sở có vốn đầu t nớc ngoài.
- Công nghiệp nớc ta có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã đợc hình thành: khai thác nhiên liệu; điện; cơ

khí, điện tử; hoá chất; vật liệu xây dựng; lơng thực - thực phẩm; dệt- may; các ngành công
nghiệp khác.
Câu 12: Các phân ngành chính và phân bố của ngành công nghiệp chế biến lơng
thực- thực phẩm ở nớc ta.
- Các phân ngành chính và phân bố của ngành công nghiệp chế biến lơng thực- thực phẩm
nớc ta:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay sát, sản xuất đờng, rợu, bia, nớc ngọt, chế biến chè,
thuốc lá, cà phê, dầu thực phẩm.
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp.
+ Chế biến thuỷ sản ( làm nớc mắm, sấy khô, đông lạnh,...).
- Phân bố:
+ Rộng khắp cả nớc.
+ Tập trung nhất ở: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Đà Nẵng.
Câu 13: lập sơ đồ các ngành dịch vụ ở nớc ta:
Câu 14: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng
nhất vì:
- Đây là hai thành phố đông dân, mật độ dân số rất cao.
- ở 2 TP này tập trung nhiều ngành sản xuất.
- Là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nớc.
- ở 2 TP này tập trung nhiều trờng đại học lớn, các viện nghiên cức, các bệnh viện chuyên
khoa hàng đầu.
Các ngành dịch vụ
Dv sản xuất
- Giao thông vận tải, thông tin LL.
-Tài chính, tín dụng.
- Kinh doanh tài sản, tư vấn.
Dịch vụ tiêu dùng
- Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.
- Khách sạn, nhà hàng.
- Dịch vụ cá nhân và cộng đồng.

Dịch vụ công cộng
- KHCN, giáo dục, y tế, thể thao.
- Quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo
hiểm bắt buộc.
6
- Là 2 trung tâm thơng mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nớc ta.
- Các dịch vụ khác nh quảng cáo, bảo hiểm, t vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống,... đều
phát triển mạnh.
Câu 15: Bu chính viễn thông đang phát triển mạnh.
- Những dịch vụ cơ bản của bu chính viễn thông là: điện thoại, điện báo, truyền dẫn số
liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bu kiện, bu phẩm,...
- Bu chính có những bớc phát triển mạnh mã (mạng bu cục không đợc mở rộng và nâng
cấp, nhiều dịch vụ mới với chất lợng cao ra đời).
- Mật độ điện thoại tăng rát nhanh (năm 1991: 0,2 máy/100 dân; năm 1999: 3,0 máy/100
dân; năm 2001: 6,0 máy/100 dân). Toàn mạng điện thoại đã đợc tự động hoá, tới tất cả các
huyện và tới 90% số xã trong cả nớc.
- Năng lực mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh đợc nâng lên vợt bậc.
- Ngành viễn thông đi thẳng vào hiện đại.
- Nớc ta hoà mạng Internet vào cuối năm 1997. Số thuê bao đang tăng rất nhanh.
Câu 16: Trong các loại hình giao thông ở nớc ta, loại hình nào mới xuất hiện trong
thời gian gần đây:
Trong các loại hình giao thông ở nớc ta, loại hình đờng ống mới xuất hiện trong thời gian
gần đây. Loại hình này đang ngày càng phát triển ngắn với sự phát triển của ngành dầu
khí.
Câu 17: Điều kiện thuận lợi của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
- Quy mô dân số đông, sức mua của nhân dân tăng, nhu cầu của ngời dân đa dạng.
- Các hoạt động kinh tế phát triển mạnh.
Câu 18: Hoạt động nội thơng và ngoại thơng của nớc ta.
a. Nội thơng:
- Cả nớc là một thị trờng thống nhất. Hàng hoá dồi dào, đa dạng, tự do lu thông. Hệ thống

các chợ hoạt động tấp nập ở cả thành thị và nông thôn.
- Hoạt động thơng mại giữa các vùng trong nớc khác nhau: tổng mức bán lẻ và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng lớn nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến Đồng bằng sông Cửu Long và
đồng bằng sông Hồng; thấp nhất ở Tây Nguyên.
- Hai trung tâm thơng mạ, dịch vụ lớn và đa dạng nhất cả nớc: Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh.
b. Ngoại thơng:
- ý nghĩa:
+ Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm.
+ Đổi mới công nghệ.
+ Mở rộng sản xuất với chất lợng cao và cải thiện đời sống nhân dân.
- Mặt hàng xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và
tiểu thủ công nghiệp; hàng nông,lâm, thuỷ sản.
+ Mặt hàng xuất khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu,...
- Hiện nay, nớc ta buôn bán nhiều hàng với Nhật Bản, các nớc ASEAN, Trung Quóc, Hàn
Quốc, Ôxtrâylia, Đài Loan, Hồng Công. Thị trờng Châu Âu và Bắc Mỹ ngày càng tiêu thụ
nhiều hàng hoá của Việt Nam.
7

×