Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích cốt truyện và thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết Tấm Ván Phóng Dao của tác giả Mạc Can

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.4 KB, 15 trang )

Đề :

Phân tích cốt truyện và thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết “Tấm
Ván Phóng Dao” của tác giả Mạc Can.
I.PHẦN MỞ ĐẦU:
Mạc Can tên thật là Lê Trung Can sinh năm 1945 là một nghệ sĩ, là một
nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng là một nghệ sĩ đa tài , tham gia vào nhiều lĩnh
vực hoạt động nghệ thuật như đóng hài, đóng phim, biểu diễn ảo thuật và viết
văn. Tiểu thuyết Tấm Ván Phóng Dao (2004) có những nét đặc sắc về nghệ thuật
tiêu biểu cho ngòi bút của Mạc Can. Khi tiểu thuyết Tấm Ván Phóng Dao được
lên thi đàn ông được xem là một cây bút trẻ dù tuổi đời ông chẳng trẻ chút nào.
Khi đến với tiểu thuyết Tấm Ván Phóng Dao mỗi người có những cách
tiếp cận riêng. Ở đây người viết chọn cho mình cách tiếp cận về thi pháp nhân
vật và cốt truyện của tác phẩm.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1/ Cốt truyện: Tiểu thuyết “Tấm ván phóng dao”
Câu chuyện về cơ bản được trần thuật từ một nhân vật xưng “tôi”(anh ba)người kể chuyện. Gọi là kể chuyện nhưng câu chuyện không dựa trên một câu
chuyện rõ ràng, mà là theo dòng ý thức khái niệm của William James (18421910) nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng và tâm lý học người Mỹ. Trong tác
phẩm Tấm Ván Phóng Dao của Mạc Can dòng ý thức của nhân vật “tôi” (anh ba)
đó là nỗi ám ảnh, nỗi sợi hãi vô thức và những ham muốn ẩn ức trong con
người… Từ tuổi thơ dữ dội của những ngày rong ruổi theo đoàn xiệc nhỏ tên là
“Đoàn xiệc Nghệ Tinh”. Ông Ba, nhân vật xưng “tôi” cũng là người đóng vai
trò quan trọng trong tiết mục thành công nhất của đoàn xiệc, đó là màn
“phóng dao”.? Ông hồi hộp thắc thỏm đứng sau tấm ván , em gái ông đứng
trước để người anh hai của hai người phóng những con dao vào tấm ván,tránh để

1


trúng em gái,trước sự hồ hởi , thót tim của khán giả. Ông luôn cảm thấy xót
thương cho cô em gái của mình khi cô còn quá nhỏ, đây là trò nguy hiểm, nhưng


không sao bảo cha dừng được vì đó là miếng cơm manh áo của gánh. Còn cô Tư
hiền lành ít nói, lúc nhỏ không biết sợ hãi xem những lưỡi dao xung quanh mình
là chùm hoa góp vui cho đời, cho đến khi cô bắt gặp mẹ làm cá với con dao thép
sắt, từ đây cô thường cô độc trong góc với xâu chuỗi,quyển kinh, lấy tay che
mặt,…Nỗi sợ làm thân hình cô khô cằn, bất động, chỉ có đôi mắt muốn cất lên
tiếng nói nhưng không thể thành lời, mãi mãi chịu cam chịu số phận nghiệt ngã.
Nhân vật anh Hai là người phóng dao dường như lạnh lùng vô cảm nhưng là
người rất mực thương em, chính trò phóng dao nguy hiểm nên ông phải sống
theo một kỷ luật sẵn cho mình và không dám mơ cho mình một giấc mơ. Ông Ba
là người giàu giấc mơ những giấc mơ kiếp chó của mình, mơ được biết đọc, biết
viết, về mối tình đầu tuyệt vọng và câm lặng…. Từng ngày trôi qua với trò
phóng dao , ông nhận ra rằng sự vô tâm bàng quan ẩn náu trong từng con người
như là một con vi trùng, hay là con rắn nằm êm dưới lớp lá mục. Sau nhiều đêm
thành công , có một đêm, do người phóng dao phân tâm, cô em bị tai nạn. Cũng
từ đêm kinh hoàng đó cô gái trở thành một phế nhân mang triệu chứng tâm thần ,
gánh xiệc cũng tan vỡ, gia đình ly tán, mỗi người một số phận đau buồn theo
những cách khác nhau…
Viết tiểu thuyết này , tác giả đã chọn cách kể theo dòng ý thức sự đan xen
giữa quá khứ và hiện tại. Từ thời gian hiện tại, nhân vật “tôi”- ông Ba làm nghề
bán dạo các con rối bằng vải tự làm- kể lại câu chuyện của những ngày cả gia
đình hành nghề xiếc rong trên một ghe nhỏ cho đến khi lên bờ thành lập gánh
xiệc rong. Thỉnh thoảng ông đến thăm bà em ( cô đào đứng trước tấm ván phóng
dao năm xưa) cũng đã già sống độc thân , sau lần bị tai nạn có bộ óc trẻ con và
gần như đánh mất ý niệm về thời gian, cả hai cùng ngồi vẫn vơ lúc quên, lúc nhớ
chắp nối những mẩu quá khứ u buồn. Ông Ba đã để cho ký ức lúc chập chờn
2


bảng lảng khói sương, lúc chói gắt dữ dội đi về xen ngang hiện tại. Chất liệu hồi
ức trong dòng ý thức được biểu đạt ở đây không hiện ra theo cách trình tự mà

đảo lộn, xáo trộn, không nặng về tả mà nặng về tâm trạng, suy tư, chiêm nghiệm,
cật vấn, đầy chất cảm thương , u buồn đè nặng lên từng câu chữ. Dòng ý thức
trong tác phẩm đã làm cho nội dung tác phẩm phân ra nhiều mãnh, nghĩa là triển
khai trần thuật theo cách liên tục các mảnh liền kề, không kết dính bề mặt có tính
nhân quả, mà kết nối bề sâu có tính suy tưởng. Chúng là những mãnh sự kiện,
mãnh suy tư, mãnh tâm tình, mãnh triết lí, mãnh hồi nhớ, mãnh hiện tại, mãnh
giấc mơ, mãnh khung cảnh…được sắp đặt bên cạnh nhau và luân phiên theo
cách không đều nhau trên bề mặt văn bản truyện. Chính sự chuyển đổi linh hoạt
này trong cách trần thuật đã tạo nên phần đắc cho việc đào sâu nội tâm nhân vật.
Cỏi tâm hồn âm u bí ẩn rất đổi bất ngờ đến độ kinh ngạc. Hai tình thế kinh
khủng của sự sống được nhà văn lựa chọn miêu tả : Một là : Sự tùy thuộc lẫn
nhau và rất mong manh của ba số phận trong màng phóng dao vô cùng nguy
hiểm, bất trắc. Hai là : Cả ba số phận này trước sự cổ vũ vô tâm của khán giả
hàng đêm diễn. Bao nhiêu là suy tư đau đớn, rỉ máu bật lên từ những lần cô em
thoát chết: Liệu lúc nào có sự phân tâm của người phóng dao không ? Tại sao
thằng em và cô em lại thụ động và nhẫn nại tham dự vào cái trò diễn chết người
này ? Liệu có phải hiếu sát là một đặc tính phổ biến của giống người ? Tình anh
em máu mủ nghĩa là gì ở đây không ? Có phải khán giả cũng có tâm lý hiếu sát ?
hay vô tâm ? hay nông nổi, ngu muội, bầy đàn ? hay cuộc sống không có niềm
vui nào khác ?... Vô vàn những câu hỏi hiện ra đòi hỏi con người phải trả lời,
những câu trả lời mang ý nghĩa hướng thiện, ý nghĩa đạo đức của cuộc sống.
Đi theo ý nghĩ hướng thiện đó là một kí ức đau buồn của một kiếp người u
buồn ( ông Ba vừa dị tật vừa tàn tật cả thể chất lẫn tâm hồn ) tất yếu sẽ đẻ ra
những suy nghiệm có tính triết lý. Đó là triết lý của một người khốn khổ hằng
đêm phải chứng kiến cảnh phóng dao do người anh hai phóng 12 lưỡi dao vào cô
3


em út bé nhỏ. Cũng vì cái hay hấp dẫn của trò phóng dao là trò hay , linh hồn của
mỗi buổi diễn nên gánh xiệc rong của họ lại hằng ngày rong ruổi trên những con

đường từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ. Và ở đây ta lại thấy có hai mạch
trần thuật song song với nhau.
Thứ nhất là mạch tự sự hướng tới những biến cố sự kiện của gánh xiệc,và
cảm xúc của tâm hồn nhân vật tôi u buồn và hư ảo khi hằng đêm chứng kiến màn
phóng dao.
Mạch thứ hai là sự thăng hoa, trôi dạt miên man, là chất thơ của tiểu
thuyết Tấm Ván Phóng Dao, tác giả đã sử dụng những liên tưởng độc đáo giữa
giấc mơ và đời thật, những cảm xúc của tôi trước vẻ đẹp mây trời sông nước
phương Nam, có mùa mưa sùng sũng, có một đêm trăng ẩm ướt con đường, có
những miệt vườn, kênh rạch, tiếng xe thổ mộ nhẫn nại trong đêm khuya…Những
chuyến xe khởi hành trong đêm cô quạnh và lãng mạn, thường Phương ngồi trên
mui xe, với chú Bê và tôi, xe lướt qua những cách đồng, gió bật tung mái tóc
Phương dài xuống lưng…Chúng tôi tới núi Ba Thê đứng nơi cửa sông, nhìn qua
một cách đồng ngút ngàn, tới vùng Năm Căn mà trước kia thời khai hoang chỉ
có năm căn nhà, rồi ngược về Cái Nước, một chợ nhỏ hoang vu, lộng gió.
Sự hấp dẫn của tác phẩm còn được tác giả xây dựng bằng nghệ thuật kể
chuyện về tình huống tương phản. Những con người xem vô tâm bỏ tiền ra mua
những tấm vé để chứng kiến màn phóng dao điêu luyện, để chứng kiến đứa con
gái biểu hiện lòng dũng cảm khi những mũi dao bay về nó và họ sẵng sàng
buông ra tiếng “huýt gió chê bai” khi một lưỡi dao bay lệch tấm ván. Một bên là
những khoái cảm những màng vô tay nồng nàn của khán giả khi xem những lưỡi
dao bay đẹp mắt dù kể cả khi cô gái đã trúng dao, còn một bên là đứa con gái
nhỏ hằng đêm phải bán mạng lo sợ án tử trên đầu bất cứ lức nào. Khi màng
phóng dao bắt đầu kháng giả vổ tay nồng nhiệt thì trái ngược lại là tâm trạng sợ
hãi của đứa em gái nó “ lê đôi chân mang giày ba ta nhỏ của nó bước chậm
4


trên sàn ván mục”, nó “mở mắt ngạc nhiên nhìn hàng ghế của những người
đến coi xử án…”tim nó đập mạnh trước tấm ván”

Với một lối kết cấu đan xen giữa quá khứ và thực tại theo dòng ý thức của
nhân vật, câu chuyện kết thúc bằng một màu sắc thê thảm. Hầu hết các nhân vật
đi vào tàn lụi, hoặc tâm thần, cô độc, hoặc biệt vô tăm tích, hoặc tù tội, hoặc chết
sớm, tất cả đều bị những thế lực hữu hình vô hình nào đó tàn phá không thương
tiếc. Lắm khi con người bị xoáy vào cơn lốc của sự hủy diệt tàn bạo, tức đồng
nghĩa với thần chết. Và khi đó, mỗi lúc lâm vào tâm trạng tuyệt vọng, những
tưởng chết là một giải pháp tối ưu. Thế nhưng, hóa ra không phải như vậy, cho
dù sống một đời sống bi thảm thì nhà văn cũng đưa cho ta thấy một triết lý về
đời người “ không có gì sung sứng cho bằng khi được sống trên trần gian, dù
cho có người đang sống từ bỏ nó, chết là một nổi buồn lặng ký lắm”
3/ Thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết “TVPD”
Trong tiểu thuyết “ Tấm Ván Phóng Dao” nhà văn dụng ý bộ ba bi kịch
nhân vật là anh Hai “hoàng tử” , tôi (ông Ba) và cô Tư cùng với những người
trong ngánh xiệc nghèo. Từ cách đặt tên nhân vật Hai, Ba, Tư, cách gọi tên nhân
vật Sạc Lô trần, chú Tài say …cho thấy nhà văn có dụng ý gợi sự bình dị, đặt tên
theo đặt điểm về thứ tự trong gia đình và đặt điểm của nhân vật ngụ ý thể hiện sự
mộc mạc, tính nông dân, chất phác của những người trong đoàn xiệc này . Trong
đó bộ ba bi kịch anh Hai, ông Ba, cô Tư trong đoàn xiệc là những người còn trẻ
lẻ ra phải có được một cuộc sống tốt, một môi trường học tập vui vẻ nhưng vì
miếng cơm manh áo của mọi người trong đoàn mà ba người trẻ tuổi này điều có
một bi kịch riêng trong tâm hồn mọi người. Mà không một ai trong đoàn xiệc
này hiểu hết được họ.
a/ Nhân vật “tôi” (Ông ba)
Câu chuyện được nhân vật “tôi’ kể lại lúc về già qua hai tuyến sự kiện và
hồi ức. trong tuyến sự kiện mở ra một câu chuyện thế sự về cuộc đời của những
5


con người trôi dạt phiêu linh về cơm áo ở Nam Bộ một thời. Ở đây mở đầu ta có
thể thấy một giọng điệu buồn thương da diết đã xuất hiện ngay từ phần mở đầu

qua những dòng tự sự đầy nỗi niềm của người trong cuộc-anh ba, cũng là người
kể chuyện- như những lời tâm sự đầy u uất.
“ Không có gì làm cho tôi sợ hơn là cơn mưa lúc nửa đêm, vì với riêng
tôi, nhìn giọt mưa rơi long lanh, nghe tiếng mưa rì rào, tí tách, chẳng khác nào
những lời thì thầm bên tai, nhắc nhở lại quá nhiều nỗi buồn của cuộc đời đã
qua. Ai có tới một chợ quê, trong cảnh tha phương cầu thực với các gánh hát
nghèo mới biết, mưa cầm chân người mua vui ở nhà, mưa làm cho sân khấu
phông màn buông rủ buồn hiu. Con hát đói lạnh, không biết ngày mai sẽ ra sao,
mà vốn liếng nào gì cho cam, ngoài một giọng hát, hay một trò xiệc, trên hai
bàn tay trắng…”
Từ những lời thủ thỉ như khúc dạo đầu của dòng tâm tư nhân vật, câu
chuyện lần lượt mở ra. Vì người trần thuật là nhân vật trong chuyện nên thắm
đượm nội dung tình cảm, thái độ ứng sử của nhân vật trước đời sống. bản thân
chịu quá nhiều nỗi đau thương nên giọng kể không hề bình thản mà là một nỗi
buồn thương thắm thía trong lời kể cuộc đời và người thân. Từ lúc mình chào đời
“ Tôi chào đời vào một buổi chiều tàn, mà buổi chiều nào không buồn, nó là lúc
chết của một ngày..”từ những dòng tâm tình đó cho ta thấy số kiếp u buồn của
nhân vật trong sự ra đời của mình, nó như là một sự bi kịch. Và từ khi còn là một
hình hài bé nhỏ chưa hiểu chuyện nhân vật “tôi” đã cùng gia đình tha phương
cầu thực trên một con ghe nhỏ xuôi theo các dòng sông ở miền Nam :”Cha mẹ
tôi cứ lang thang, chúng tôi không có tương lai, sống rày đây mai đó, biết khi
nào có một mái nhà, được về nhà”. Thời thơ ấu của “tôi” cứ chầm chậm trôi qua,
nhưng dường như định mệt đã sắp xếp cho “tôi” và anh Hai, cô Tư sẵng một bi
kịch về thể xác lẫn tâm hồn khi họ đã bắt đầu nhận thức được. Trong đó “tôi” là
người hứng chịu nỗi đau nhiều nhất về tâm hồn lẫn thể xác. Ngay từ bé đã mang
6


trên mình một của nợ hay (một người bạn ) đó chính là tấm ván phóng dao. Mà
dường như khi được làm thành tấm ván phóng dao đó đã ẩn trong mình bi kịch

sự bất hạnh là sự chết chóc, lẽ ra nó phải được làm bằng gỗ thông mền mại
nhưng người thợ đã hết loại gỗ mền đó mà thay vào đó là loại gỗ dầu cứng: “
Cha tôi nhờ người thợ mộc chuyên đóng hòm đóng tấm ván nầy, đáng lý bằng
gỗ thông mền, nhưng rồi trại hòm không có loại ván nầy, nó được đóng bằng gỗ
dầu cứng, khổ nỗi tấm ván quá cứng, không “ăn” dao, cho nên ngoài việc làm
chú hề con mỗi đêm, phụ diễn với cha tôi, ban ngày tôi còn phải tưới nước cho
tấm ván mền đi”. Chính vì sự nặng nề của tấm ván phải mang trên vai hằng
ngày như món nợ truyền kiếp mà nhân vật tôi đã bị sự phát triển không bình
thường khi lớn lên là bị lưng gù và một tay vì mang vác tấm ván nên phát triển to
hơn và dài hơn tay còn lại. Nhưng nhiêu đó chưa là gì với sự dị tật về tâm hồn
của nhân vật tôi khi đứng đằng sau tấm ván, trong vai chú hề mà lòng thì lo sợ
những mũi dao sắc bén hằng đêm bay vun vút về tấm ván bao quanh thân thể của
cô em gái mình. Chính những đêm chứng kiến cảnh tượng mua vui đó cho khán
giả mà “tôi” càng ngày dị tật về tâm hồn và u uất nhiều hơn đến nỗi mọi người
phải gọi là người “cỏi trên”. Hàng đêm sau khi màn biểu diễn phóng dao kết
thúc, ông Ba (tôi) lại có những suy nghĩ uẩn uất trong lòng, tôi có nhiều suy nghĩ
về con người mang tính triết lý, khi bộ ba anh em đang trên sân khấu biểu diễn
màng phóng dao đầy chết chóc, thì kháng giả ở dưới lại nồng nàng vỗ tay tán
thưởng, khi một lưỡi dao phóng trượt hay rơi xuống đất thì kháng giả lại chê bay
nhưng tương phản ở đó là sự may mắn của cô em gái đã thoát khỏi lưỡi hái của
tử thần. Tôi thầm hỏi phải chăng mọi người mang trong mình tính hiếu sát
chăng, khi một lưỡi dao bay trúng chảy máu cô em gái, trước nổi đau của một cô
bé thì mọi người lại xem đó là màn phóng đầy kịch tính, mạo hiểm là một màn
phóng dao hay, niềm vui của người này đổi lấy nổi đau của người khác, đó là
một nghịch lí của xã hội. Hằng đêm , cứ mõi mòn , lo lắng khi tận mắt thấy lưỡi
7


dao bay về phía em gái mình, mà không làm thế nào được, không thể nào dừng
nó lại được nên nhân vật tôi thường tìm đến nhiều giấc mơ. Từ đó “tôi” thành

người giàu giất mơ, có những giấc mơ kì lạ những giấc mơ thấy cảnh hoang
đường chết chóc anh em tương tàn…. Rồi những giấc mơ khao khát cháy bỏng
là được đi học, những giấc mơ về kiếp trước về một tương lai tươi sáng , cuộc
sống đầy hạnh phúc đầy màu sắc của “tôi” khi thì mơ kiếp trước là thủy thủ hay
là một chàng Xăngxô Pantra…Vì ‘tôi” không chấp nhận được thực tại mà không
thể ngừng thực tại bộ ba bi kịch dừng lại vĩnh viễn khi chưa xãy ra tai nạn đầy
chết chóc. Đến mỗi buổi sáng nhân vật “tôi” lại làm một công việc thầm lặng ,
đầy u buồn là một mình chăm sóc cho tấm ván. Tôi ván tấm ván ra con sông rồi
ngâm cho nó mền ra để tối cho trò phóng dao. Mỗi lần như vậy nhân vật ‘tôi” lại
thả mình cùng tấm ván trôi theo con nước lớn và ròng, thả hồn mình suy nghĩ về
những việc mơ hồ, về cuộc sống. Nhưng người “cõi trên” này lại cũng có những
tâm sự rất người, cũng biết xấu hổ khi bị mấy đứa nhỏ trêu ghẹo là thằng hề học
máu lưng gù. “Tôi” cũng có những phản ứng chống lại , không muốn là người
khiên tấm ván, không muốn làm hề nửa…mà chỉ muốn làm người vẽ áp phích,
tranh, logo quãng cáo nhưng không được. Vì một sự thật đó là bộ ba của bi kịch
nếu ông Ba “tôi” không làm việc đó thì ai sẽ làm rồi gánh xiệc sẽ mất màng
phóng dao, đồng nghĩa với giả tán gánh xiệc. Ở đây miếng ăn , cái đói chi phối
hết toàn bộ con người. Lấy tính mạng của mình để mua vui lấy vài đồng tiền vé
của khách xem, từ đó “tôi” nhận ra sự vô tâm bàng quan ẩn náu trong từng con
người như một con vi trùng, hay con rắn nằm êm dưới lớp lá mục.
Hằng đêm trên khán đài, đứng sau tấm ván trong màn phóng dao, “tôi”
thấy mọi người ở dưới không phải là con người mà tất cả điều là cá, những con
cá có đôi mắt mở to đang nhìn lên kháng đài hò reo xem màng biểu diễn đầy
chết chóc. Những con cá thèm khát máu, thích xem sự mạo hiểm và cũng từ đó
“tôi” cũng không bao giờ ăn cá. Có lẽ trong tâm hồn dị tật của tôi nghĩ rằng mình
8


cũng là cá nên yêu thương đồng loại, không nên giết đồng loại. Có một lần “tôi”
đã lén thả một con cá do anh Hai câu được xuống sông, mọi người trong gánh

xiệc đã la “tôi” vì họ mất đi một miếng ăn. Nhưng họ không hiểu được tâm hồn
của tôi nghĩ gì và sau không ăn cá.
Từ đó, tôi cảm thấy lạc lõng mất niềm tin ở cuộc sống, sự cô đơn của “tôi”
càng lặng lẽ hơn, nhưng cuộc sống may mắn đã cho ‘tôi” một tình yêu đơn
phương thầm lặng với Phương, nhưng đó chỉ là một tình yêu câm lặng của một
người bị dị tật tâm hồn, một tình yêu đơn phương đầy mơ mộng và một người
bạn đó là một con chó đi lạc, con chó này cũng ốm ngầy gò như “tôi” nó giúp tôi
tâm sự , nói chuyện giải tỏa những u buồn , u uất mà không thể tỏa bài cùng ai.
Nhưng tình bạn này cũng không được bao lâu, khi bi kịch đã đến. Trong một lần
biểu diễn gánh xiệc cuối cùng anh Điệp đã bị một bọn côn đồ vây đánh giết chết
trước sự vô tâm của mọi người. Tôi nhìn thấy dưới kháng đài chỉ toàn là “cá”
những con mắt lộ ra nhìn chầm chầm màng phóng dao, những đôi mắt thèm khát
nhìn màng biểu diễn đầy chết chóc. Trong đêm diễn này anh Hai “hoàng tử” đã
bị phân tâm và một lưỡi dao bén ngót vô tình đã phóng thẳng vào gáy của cô em
gái thay vì là tấm ván. “Tôi” trong gương mặt một chú hề miệng rộng , cười mà
tâm hồn đau nhói, “tôi” như điên, như dạy đau đớn và trong lòng tôi thèm khát
giết người để trả thù , trả thù sự vô tâm của mọi người, trả thù nỗi đau đớn tâm
hồn mà “tôi” và cô em gái phải chịu hằng đêm trong màn phóng dao. Trong sự
đau đớn của gia đình , hỗ loạn của gánh xiệc thì khán giả lại tỏa ra hiếu kỳ không
biết vết thương của cô em như thế nào, mọi người sau đó bỏ ra về với sự thờ ơ vì
xem một màng biểu diễn không hay, một màng biểu diễn tệ hại. Còn “tôi” thì
như điên dại bị trói lại một chiếc ghế đau đớn nhìn cảnh em mình đau đớn mà
đành bất lực. Đó là những nỗi đau mà nhân vật tôi đã chịu.
b/ Nhân vật anh Hai (hoàng tử )

9


Nói đến anh Hai – là người trực tiếp phóng dao, ta không thể quên được
bởi anh là diễn viên chính trong màn xiếc phóng dao, bởi sự chuẩn bị chu đáo từ

trang phục, điệu bộ đến động tác mỗi khi biểu diễn. Là nhân vật chính trong màn
phóng dao, anh ý thức rằng màn biểu diễn này vô cùng nguy hiểm cho tính mạng
cô em gái nếu như anh phân tâm, phóng những mũi dao lệch sai một tí là nguy
cho tính mạng của cô em út của mình. Áp lực của màn biểu diễn đã biến anh
thành một người ít nói với người trong đoàn đặc biệt với anh Ba và cô Tư, và có
một nguyên tắt sống bất di bất dịch mỗi khi đi đến những địa phương khác. Anh
thường đến những quán cà phê và quen với những người bạn ở đây. Đó có thể là
một cách giải tỏa áp lực tâm lý trước màn biểu diễn phóng dao, và một điều đặt
biệt nửa là anh thường lao rất kỹ những lưỡi dao của mình trong màn biểu diễn,
anh cảm thấy sự chết chóc ẩn hiện trong những lưỡi dao này, anh biết rằng tấm
ván được làm bằng gỗ dầu cứng rất khó “ăn” dao, nên khi phóng lưỡi dao anh
phải dùng đến một sức lực khá mạnh đến những mũi dao nhọn có thể đâm phập
vào tấm ván và sát mép bao quanh hình hài bé nhỏ của cô em gái. Một sự tương
phản mạnh mẽ trong lòng người anh Hai, một là tình yêu của người anh đối với
cô em gái, mà không nói lên lời. Hai là hằng đêm lại đem thần chết đến kề bên
cô em gái bé nhỏ đang đứng yên trên tấm bia. Nỗi đau đớn nội tâm đó đã làm
cho người anh, càng u uất ít nói. Nhưng anh Hai (hoàng tử) lại là một người điển
trai, rất nhiều cô gái để ý yêu thương, anh có rất nhiều mối tình khi đi lưu diễn
trong gánh xiệc nhưng trước khi gặp Phương không một cô gái nào làm rung
động trái tim của vị “hoàng tử” này. Có thể là họ chỉ gặp nhau vài ngày rồi lại
chia tay nên tình yêu không sâu đậm, hoặc có thể “hoàng tử” này không giám
yêu vì sợ bị phân tâm sẽ ảnh hưởng đến màn biểu diễn. Nhưng những ngày vị
“hoàng tử” phóng dao này chưa yêu thật sự là những ngày hạnh phúc may mắn
của cả đoàn xiệc. Anh Hai không giàu trí tưởng tượng vì anh không dám mơ,
không dám nghĩ vì anh biết công việc của mình quan trọng, màn biểu diễn đó
10


phải là một tác phẩm nghệ thuật thành công không được sơ xuất, nếu thất bại là
cái chết của cô em gái , là cái chết đói của cả gánh xiệc. Nhưng số phận không

để yên cho ai, một ngày anh phát hiện mình đã yêu Phương con của ông chủ rạp,
từ đó anh bắt đầu có sự phân tâm. Anh nghe anh Ba kể lại những giấc mơ của
mình, và giờ đây vị “hoàng tử này” cũng thèm khác một giấc mơ, một giấc mơ
hạnh phúc cho riêng mình. Anh muốn có một chuyến phiêu lưu xa, thoát khỏi
gánh xiếc này, thoát khỏi bị kịch cuộc sống mà hằng ngày anh và gia đình phải
chịu nhưng lại không được. Khi anh phát hiện ra Phương đã có mang cốt nhục
của anh, cũng là lúc anh sắp phải xa Phương mãi mãi. Bi kịch của anh là bi kịch
của sự giàu nghèo sự phân biệt giai cấp. Cha Phương không chấp nhận cho tình
yêu của họ vì nghĩ gia đình Sạc Lô Trần không xứng đáng làm xui gia với ông.
Vài ngày nữa ông sẽ đem Phương về gả cho một người giàu có môn đăng hộ đối
với ông. Chính vì cái tin đau đớn này, bi kịch của tình yêu đã làm vị “hoàng tử”
lạnh lùng này phân tâm trong lần biểu diễn cuối cùng, anh không tập trung được
“ anh tôi cứ lau hai bàn tay của anh vào chiếc khăn, em tôi chuẩn bị thế đứng
cuối cùng của tiết mục tệ tàn này. Thế đứng cúi đầu chịu đựng mười hai lưỡi
dao cắm chung quanh, chú Tài “say” run rẫy bên cạnh tôi làm cho người ta
càng ngộ nhận đó là miếng giễu, tiếng cười góp lại thành một tiếng “ rền”
kinh hồn. Một thượng thọ hình của kẻ tử tội vô cùng hấp dẫn” . Và đôi mắt
người anh như dại đi như người mất ngủ, thiếu hẳn vẻ tự tin và không tập trung,
cuối cùng thì một lưỡi dao lạnh lùng vô tình đã cấm phập vào gáy của cô em gái
“em tôi quỵ xuống ôm cái đầu nhỏ của nó, chút tóc lưa thưa bê bết máu, máu
thấm đỏ chiếc áo sơ mi sa-ten trắng của nó”. Trong lần ngộ nạn đó gánh xiệc
đóng cửa và anh Hai “hoang tử” phải rơi vào vòng lao lí tù tội.
c/ Nhân vật cô Tư (em út)
Cô Tư là đứa em gái nhỏ được anh Hai và anh Ba hết mực thương yêu.
Nhưng vì cuộc sống mưu sinh tình cảm của ba anh em bị rơi vào vòng bi kịch.
11


Anh Ba luôn muốn em mình không phải là hình nhân đứng trên tấm ván, vì em
còn quá nhỏ, chưa biết gì mà còn trò biểu diễn này vô cùng nguy hiễm. Từ khi

cô Tư bước lên màn biểu diễn cô còn rất nhỏ tuổi, lứa tuổi ấy phải được hưởng
cuộc sống hạnh phúc, được sự nâng niu, yêu thương và chăm sóc của gia đình.
Nhưng trái lại đứa bé đó hằng đêm phải đứng trước tấm ván phóng dao đánh
cược với số phận bằng sinh mạng để đánh đổi ra những đồng tiền nuôi sống cả
đoàn hát trong đêm diễn. Khi bắt đầu đứng biểu diễn trước sự vỗ tay nồng nhiệt
của mọi người, cô chỉ nghĩ những lưỡi dao là những bông hoa đang bay lại phía
cô và bao bọc lấy cô trong sự thích thú của khán giả. Nhưng rồi khi cô bắt đầu
hiểu ra, trong một lần thấy mẹ làm cá, lưỡi dao sắt bén sẽ thịt con cá, rồi cô hiểu
rằng những con cá nằm trên thớt chẳng khác gì cô đứng trước tấm ván trừng mắt,
sợ hãi nhìn những
Phát dao vút tới cấm phập vào tấm ván mang lại tiếng “rền” cuồng điên,
say dại trong lòng kháng giả vô tâm mỗi đêm. Cô Tư sợi hãy tự thu mình trong
một cuộc sống bé nhỏ, hằng ngày cô Tư phải tìm đến sự bình an qua sâu chuỗi
phật, niệm kinh cầu mong mọi sự an bình hay tìm một chổ tối sau kháng đài để
ẩn nấp. Nỗi sợ hãy đã đeo bám cô Tư đến nỗi quá lớn khiến cô gái này không thể
lớn lên được. Nhiều lần cô tự hỏi rằng “ Sao em là con gái của mẹ mà mẹ không
nói một lời với cha đừng để con mình đứng trước tấm ván phóng dao, em không
hiểu ?” Với một giọng điệu buồn thương thấm đượm trong lời nhân vật , đó là
một nỗi đau nằm sâu bên trong tâm hồn muốn hỏi nhưng không dám hỏi. Vì cô
biết rằng trong gánh xiệc này chỉ có mình cô mới vào vai đó mà không ai thay
thế được. Nhưng những nỗi đau tâm lý đó cũng có những lúc cô Tư được sống
vui vẽ những ngày thơ ấu với tình cảm anh trai giành cho mình qua lời tự kể của
nhân vật với con mèo già “Khi ba anh em còn nhỏ, anh Ba là người gần em
nhứt, anh cõng em qua những vũng nước mưa, anh hái cho em những trái bần
xanh và những bông hoa lục bình, em thường nhìn anh nói chuyện với tấm ván,
12


bạn thân nhất của anh, nó cũng khổ như anh và em. Anh nói : tấm ván ơi mầy
khổ quá, đúng là tấm ván khổ suốt bao năm trên thân mày hằn vết dao, không

khác tấm thớt..”
Nhưng sau đêm diễn kinh hoàng, cô gái đã trúng lưỡi dao oan nghiệt của
anh trai, người kể đã không khỏi ngậm ngùi khi thấy em mình về già, trông
giống như “ một đứa già cỗi suy dinh dưỡng, héo hắt, gầy nhom” và đặc biệt là
vẫn có năng né tránh mũi dao tưởng tượng có thể hướng về mình
“ Bà chợt ngã người như né tránh những lưỡi dao từ cõi xa xăm nào đó bay trở
lại sáng lập lòe như những con đom đóm trong mắt bà. Tai bà nghe tiếng rè,
tiếng kèn văng vẳng. Bà Tư run rẩy đưa hai bàn tay ốm nhom đầy gân xương tới
đằng trước. Như là bà xua đuổi những lưới dao..” Dù kí ức đó đã xãy ra rất lâu
rồi nhưng trong lòng bà Tư nó lại thường ẩn hiện quay về như tâm hồn nửa mê
nửa tỉnh của cô. Vì trong mảng hồi ức của cô đào phóng dao, người đọc mới hiểu
được nỗi đau của mọi người trong đêm diễn kinh hoàng đó. Nỗi đau phải dùng
tính mạng của mình đánh đổi cuộc mưu sinh nhọc nhằn . “ Em cúi mặt xuống
nhìn mảnh ván dưới sân khấu, biết bao lần em vẫn nhìn xuống dưới chân để khỏi
thấy những lưỡi dao. Lần này em nhìn thấy máu của em nhỏ xuống đó, một lưỡi
dao chém vào bả vai, ban đầu em không thấy đau… mà ngạc nhiên, bởi vì em
đâu có ngờ như vậy. Sau đó trộn lẫn với cái đau và những giọt máu mới cảm
thấy mình buồn rầu làm sao. Trên thế gian này chắc chỉ có mình em là có được
nỗi buồn đó anh ơi..” . Trong đoạn truyện này, những sự kiện, chi tiết không
được sắp xếp theo trình tự tự nhiên mà xáo trộn, đảo lộn thời gian đan xen giữa
quá khứ và hiện tại. Người đọc phải nói kết các sự kiện trong dòng hồi ức của
nhân vật thì mới biết sự việc đã qua. Nghệ thuật kể chuyện thật sinh động tạo
cho người đọc cảm giác căng thẳng hồi họp như đang xem một bộ phim có nhiều
tình huống kịch tính.

13


Và khi kết thúc cuộc đời, cô Tư vẫn sống một đời nghèo nàn cô độc ở khu
nghĩa địa , cô làm bạn cùng một con mèo già ăn chay. Nhưng trong đầu óc nửa

mê nửa tỉnh thì cái tình cảm anh em vẫn không phai trong tâm hồn cô. Cô có
những suy nghĩ cho tương lai của anh Ba và gia đình đó là một tình cảm cao đẹp
đầy nhân văn “Căn nhà nhỏ này, đúng hơn là cái chồi này, là tất cả những gì mà
em giành dụm được mấy chục năm nay, sau ngày gánh hát của Cha rã, em thì
sống một mình chẳng có chồng con vướng bận. Anh nghe em thử tính như vầy
coi được hay không, em tính bán căn nhà nầy, nghe nói sau khi phóng con
đường lớn chạy qua, nó sẽ có giá, em gởi anh Ba chút đỉnh hộ thân, anh già rồi
mà trong tay không có gì hết, còn bao nhiêu em gửi cha mẹ mình lúc tuổi già,
phần em vô sống trong tu viện với mấy dì phước..”.
d/ Nhân vật Phương
Phương là một nhân vật trung tâm của bi kịch của ba anh em, nếu không
co Phương thì ngày xảy ra bi kịch đó có thể sẽ rất xa. Phương xuất thân là con
ông chủ của rạp hát, gia đình giàu có, lại là người có học thức, yêu thích đọc tiểu
thuyết . Trong gánh xiệc này hay trong các lần biểu diễn Phương cũng chính là
người đồng cảm nhất đối với cô em gái. Nếu mọi người trong gánh xiệc này xem
đây là một màn biểu diễn ăn khách, kiếm được tiền, còn khách xem một màng
hành hình tuyệt đẹp với nhãng lưới dao sắc bén hướng về phía cô em út, thì khi
đó Phương lại thấp thỏm lo cho tính mạng cô út. Chính sự đồng cảm này đã
khiến vị hoàng tử phóng dao đã đặt cả tình yêu vào Phương. Nhưng bi kịch vỡ
mộng vì sự phân chia xã hội giàu nghèo ngăn cách họ. Và sự ngăn cách cấm đoạt
tình yêu đó đã làm vị hoàng tử phân tâm trong lần phóng dao cuối cùng.
e/ Các nhân vật khác:
Trong tiểu thuyết Tấm Ván Phóng Dao, dường như những nhân vật phụ
tham gia câu chuyện cũng trở nên nổi bật góp phần tạo nên thành công cho tiểu
thuyết khi Mạc Can xây dựng hình ảnh họ độc đáo và khó quên như khi kể về
14


cuộc đời của chú Tài “say” chú Thành, chú Tư Trắng, Điệp…để người đọc có
thể hiểu thêm nhiều góc khuất của xã hội thông qua từng nhân vật. Ngoài cách

viết giản dị với những từ ngữ bình dân, mang màu sắc địa phương Mạc Can có
cách viết thật lạ với lối tự truyện của nhân vật thể hiện được nội tâm phong phú
của từng nhân vật với việc xâu chuỗi các sự kiện làm cho người đọc bất ngờ và
một kết cục của họ cũng buồn thảm, không có gì sáng lạn và tươi đẹp, có chăng
đó là một sự giải thoát khỏi cuộc đời trần tục và lắm buồn phiền này.
III.PHẦN KẾT THÚC:
Trong việc xây dựng khối “tiểu tự sự” nhà văn đã đưa độc giả vào trò
chơi của tác phẩm khi đưa vào đó là sự tập hợp của những mãnh vụn. Mạc Can
đã từ bỏ công tác đào xới chiều sâu nội tâm của nhân vật, và thay vào đó là việc
mô tả tính chất cụ thể và phức tạp với hành động thoáng qua. Nhân vật của Mạc
Can theo dòng ý thức đều hoang mang , lo lắng trước vong bản của con người ,
như một triết lý của nhân vật tôi về cuộc sống , một nỗi lo sợ về luật sinh tồn
“con cá ăn con kiến, con kiến lại ăn con cá ! Con người thì nhai hết ráo” , Tất cả
mọi thứ kể cả con người cũng nằm trong thực đơn của con người. Cuộc sống này
họ chỉ suy nghĩ cho bản thân mình dù đứng trước những bất hạnh của người khác
như trước cái chết đau đớn tàn nhẫn của anh Điệp hay trước nỗi bất hạnh của cô
em gái chỉ là trò mua vui của họ. Tấm Ván Phóng Dao là một câu chuyện thật
cảm động về kiếp nhân sinh đầy đau khổ của con người Nam Bộ ở một giai đoạn
đã qua, trong cuộc mưu sinh để tồn tại, dường như đó không phải là câu chuyện
của một gia đình mà đã mang bóng dáng của một thời đại. Dù kết thúc tác phẩm
mang màu sắc bi thảm tan thương nhưng ẩn đằng sau đó tác giả vẫn ca ngợi một
tình cảm đầy nhân văn, tình cảm yêu thương của mọi người trong gia đình.

15



×