Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài viết số 6 lớp 8 đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.32 KB, 4 trang )

Bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những
người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.
Bài làm
Từ xa xưa, con người đã luôn luôn sống trong môi trường tập thể, khi mà một cá nhân bắt buộc phải nương tựa vào những cá nhân
khác để tồn tại và chiến đấu chống các thế lực thù địch. Cũng từ khi biết sống quần tụ thành số đông, con người bắt đầu đề cao vai trò
của người lãnh đạo. Trong các sử thi, các truyền thuyết cổ xưa, những nhân vật chính được mô tả đều là thủ lĩnh các bộ tộc, bộ lạc,
những người dẫn đường đưa đồng bào đến cuộc sông thịnh vượng, ấm no. Xã hội loài người càng phát triển, tầm quan trọng của
“người dẫn đường” càng được coi trọng, lịch sử Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quả thực, quá khứ của dân tộc để lại
cho chúng ta lòng ngưỡng mộ về rất nhiều những nhà lãnh đạo tài ba, có thể kể đến như Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn, như Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn. Tài năng lãnh đạo của họ có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ, thậm chí từ các tác phẩm thơ văn của họ,
như “Chiếu dời đô” như “Hịch tướng sĩ”. Tác phẩm ra đời đã lâu, tác giả cũng là người cõi khác, nhưng câu chữ của người xưa vẫn
gợi cho ta nhiều suy ngẫm về đôi mắt, tấm lòng, trách nhiệm của người đứng đầu đối với vận mệnh của đất nước, đôi với cuộc sống
của dân tộc. Đối với một đất nước, kinh đô là trung tâm quốc gia, vì vậy chuyện dời đô không bao giờ là chuyện nhỏ, huống hồ là
trong thời kỳ “trứng nước” của một triều đại. Nhưng Lý Công Uẩn chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, đã đưa ra một quyết định táo
bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa
đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước
ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng
tấm lòng với nước non của vị vua mới. Trong mấy mươi năm, kinh đô Hoa Lư với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh
giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược. Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, vận hội đất nước thay đổi, điều
cần thiết lúc này là đẩy mạnh kinh tế phát triển, xây dựng đời sống thịnh vượng no ấm cho nhân dân, cũng là tạo nền tảng vững chắc
đế giữ vững nền độc lập. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn để dọn đường cho
những kế hoạch nhỏ, và chuyện dời đô của Lý Công Uẩn chính là một quyết sách như vậy. Với “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã hoàn
tất trọn vẹn công việc của một “tổng công trình sư”, trí tuệ của ông hiểu được tầm quan trọng của một kinh đô, tầm nhìn của ông đủ
sâu rộng để nhìn thấy được ưu thế đặc biệt của thành Đại La, đó là vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ
ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển
kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi". Một vị vua có thể nhận ra chừng ấy thuận
lợi của một vùng đất, hẳn là một người thông hiểu phong thủy, lịch sử, địa lý, và còn có những suy tính lâu dài về chính trị. Hơn nữa,
trong một chiếu thư trên dưới 200 chữ, nhà lãnh đạo này đã ba lần nhắc đến “dân” và “bách tính”, cho thấy quyết định dời đô của ông
xuất phát từ quan điểm “lây dân làm gốc”, lấy lợi ích của trăm họ làm nền tảng quốc gia. Một nhà lãnh đạo giữ vận mệnh đất nước
trong tay, điều cần nhất chẳng lẽ không phải là tấm lòng ấy, tầm nhìn ấy? Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử
chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định


về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiếnViệt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà
Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy. Công lao
cùa Lý Công Uẩn đã khẳng định với ta rằng: tài năng và tấm lòng của nhà lãnh đạo góp phần quyết định không nhỏ tới sự hưng thịnh
hoặc suy tàn của một triều đại, một quốc gia, một nhà lãnh đạo cừ khôi chính là một ngọn đuốc sáng soi đường cho quảng đại quần
chúng. Với “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, vai trò to lớn của một nhà lãnh đạo càng được khẳng định, nhưng là trong một hoàn
cảnh khác, khi đất nước đang phải đối mặt với hiểm họa chiến tranh, vận mệnh dân tộc nguy vong là điều không tránh khỏi. Hoàn
cảnh này đòi hỏi vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn không chỉ mắt nhìn rõ “thế trận”, một tấm lòng âu lo vận nước, mà còn cả một bản lĩnh
tập hợp lực lượng, động viên binh sĩ, thu trăm quân về một mối, đánh thức những người lính Đại Việt lúc này đang lơ là mê muội
“nghe nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”. Lo lắng trước hiểm họa đang tới gần và đau lòng vì sự thờ ơ của
tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ”. Hịch tướng sĩ vừa như một lời “tổng động viên”, vừa như một sự tỏ lòng: “Ta
thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối... ta cũng vui lòng”. Trong mọi cuộc chiến tranh, yếu tố “nhân tâm” là điều quan trọng, lòng
người đôi khi quyết định tất cả. Hiểu được điều đó, vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan
cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc. Điều đặc biệt trong bài hịch là Trần Quốc Tuấn
không hề tỏ ý ép buộc, ông vạch rõ hai con đường, còn sự lựa chọn thuộc về các binh sĩ. Như thế, tài văn của của Hưng Đạo Vương đã
giúp ông thu phục lòng người, cảm hóa lòng quân, để làm được điều “tướng sĩ một lòng phụ trị hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”
(Bình Ngô Đại Cáo - Nguyền Trài). Trong thời chiến, một dân tộc không chỉ phải đối mặt với gươm dao súng đạn, mà còn ở tầm
ngắm của những thứ vũ khí ẩn nấp sau nhung lụa, phải đối mặt với hầm chông của quân thù được phủ lên bằng lớp cỏ non êm ái.
Người lãnh đạo nắm được binh lực trong tay, nếu không có ý chí thép, tâm lòng son, sẽ là người đầu tiên rơi xuống hố sâu mà kẻ thù
đào sẵn. Cũng như vậy, quãng thời gian bình yên lâu dài giữa hai cuộc kháng chiến chống NguyênMông như một thứ thuốc độc làm
hao mòn khí thế đấu tranh, một cái bẫy vô hình lấy Sách Giải – Người Thầy của bạn4 đi nhuệ khí của các binh sĩ, một màn sương phủ
mờ quyết tâm chống giặc. Là một người cầm quân, Trần Quốc Tuấn đã dùng cả tấm lòng của mình đánh tan màn sương tai họa ấy,
góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát Thát” vang danh sử sách. Chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông có công lao không nhỏ của Hưng Đạo Vương công lao được làm nên cả từ tài năng văn chương và tài năng quân sự. Vị chủ
tướng Trần Quốc Tuấn chính lá một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà một nhà lành đạo cần có trong thời chiến, cũng


là một minh chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối với toàn quân trước hiểm họa của dân tộc. Như vậy, qua “Chiếu dời đô” và
“Hịch tướng sĩ” có thể khẳng định rằng trong bất kể giai đoạn nào của đất nước, chiến tranh hay hoà bình, người lãnh đạo luôn có một
tầm quan trọng đặc biệt, có thể tạo nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy vong, hưng thịnh của một quốc gia. Một tướng kém cỏi không
thể tạo nên một đoàn quân tinh nhuệ, cũng như một đất nước chỉ có thể trở nên hùng mạnh dưới sự dẫn dắt của một nhà lãnh đạo tài
ba. “Chiếu dời đô” hay “Hịch tướng sĩ" đều đã là chuyện của quá khứ, nhưng quá khứ ấy đã để lại cho hiện tại nhiều suy ngẫm. Cộng

đồng nào mà không cần một thủ lĩnh tài ba, quốc gia nào mà không cần một người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có
tấm lòng có thể cảm hóa những tấm lòng khác. Lịch sử Việt Nam tự hào vì những nhà lãnh đạo cừ khôi như Lý Công Uẩn, như Trần
Quốc Tuấn, nhưng cũng mấy phen tủi buồn vì không ít những bạo chúa hôn quân. Chỉ mong sao bước đường tiếp theo của dân tộc có
thế chứng kiến tài năng xuất chúng của những người nắm vận mệnh đất nước trong tay để mơ ước của Lý Thái Tổ có thế thành sự
thật, nhìn thấy đất nước hóa rồng bay lên trong thế kỷ này...
Bài viết số 6 lớp 8 đề 2: Câu nói của M. Go-rơ-ki " Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường
sống" . gợi cho em suy nghĩ gì ?
Bài làm
1.Mở Bài :
Đã từ lâu . sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta . Sách là gì?(là một kho
tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người....)
Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được....
Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng
Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách...”
2.Thân Bài:
Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người” . Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri
thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không?....
Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ .
Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian
và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao
hơn)
Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì?
Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời
vàng song của các triều đại
Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy
đầu óc....
Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên
đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới
Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày
một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức.

Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu...).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà
con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn
Do vậy,câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn...
Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy,cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức.....)
Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt
sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê
Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho
ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi.
Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài.Một đất nước
có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến
Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ và hy vong,biết hướng về tương lai bằng niềm tin
tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.
Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm,dốt nát,mất tự do
3. Kết Bài:
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy
sách để đọc.
Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau
dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn


Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi.
Bài viết số 6 lớp 8 đề 3: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ
của “học” và “hành”
Bài làm
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết:
“Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm
quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và
“hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học

không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn
thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học”
chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ
thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các
tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày
trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng
thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của
Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học
vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là
kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý
thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ
đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết
đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước
mất nhà tan”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã
nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có
tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy
vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học
sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí
nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu
Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để
bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng
cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành”

đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố
khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai
yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.


Part 2 :
I. Mở bài:
Để cho xã hội phát triển toàn diện con người cần phải có tri thức và việc học tập là vô cùng quan trong. Nhưng để việc học có hiệu
quả thì tư tuổng mới của Nguyễn Thiếp đã thể hiện rõ trong bài" Bàn luận về phép học": Cứ theo điều học mà làm: nghĩa là học phải
kết hợp với hành. Và để kế tục những tư tưởng đó, T5.1950, Bác hồ đã nói: HỌc phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô
ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng giữa việc học và hành.
II. Thân bài:
1. Thế nào là học:
- Học là tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vỏ, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong cá bộ môn khoa học, đồng thời tiếp
nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học la trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Tóm lại học là sự thu nhận kiến thức từ
người khác, rèn luyện thành kĩ năng nhận thức tri thức.
- Không có học là ko có kiến thức về KH-XH, con người- đời sống. CHo nên, "Người không học như ngọc không mài".
2. Thế nào là hành:
- Hành nghĩa là làm, là thực hành các ứng dụng, kiến thức vào thực tiễn đời sống. Ta lấy những điều đã học để làm.
- HỌc với hành phải đi đôi, không thể tách rời mà phải gắn liền.
- Học và hành là một quá trình thống nhất. Nó phải được đúc kết và nâng cao trong thực tiễn đời sống. HỌc thì dễ, nhưng học kết hợp
với hành là vô cùng khó khăn, đòi hỏi hs tự có ý thức rèn luyện.
3. Tại sao học fải kết hợp với hành:
- trong thực tế học tập, hành chính là mục đích và phương pháp học tập bởi vì kiến thức học được phải được áp dụng trong cuộc sống.
- Khi người học đã có kiến thức, lý thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn, không thực hành thì học vô ích, việc học chẳng để làm
gì. Vì ng` đi học fải trải qua một quá trình lâu dài, fải đầu tư vào thời gian, sức lực, tiền của. Nếu những điều đã được học mà không
thực hành, áp dụng vào trong thực tiễn sẽ trở nên lãng phí.
* Nguyên nhân để việc học mà không hành:
+ Biệc học không thấu đáo, không đầy đủ, học một đằng thực hành một nẻo; hoặc người đi học không có môi trường để hoạt động.
Kiến thức chưa được trang bị dầy đủ, việc thực hành thiếu tự tin, không làm được việc gì, bị chê cười => ngại ra với thực tiễn, XH.

- Người đi học muốn thực hành mà không có lý thuyết, lí luận chỉ đạo và thiếu kinh nghiệm thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ không
tránh khỏi sự vấp váp, lúng túng, gặp nh` khó khăn trở ngại, thậm chí dẫn đến sai lầm. VÌ vậy, đúng như Chủ tịch hồ chí minh đã nói:
"hành mà không học thì hành không trôi chảy".
Hay lê-nin có câu: Ngu *** + nhiệt tình = kẻ phá hoại.
- Trong thực tế cuộc sống đã không có ít trường hợp vô tình trở thành kẻ phá hoại chỉ vì người đó hành mà không học.
- Dẫn chứng : Bạn hãy lấy trong nhà trường, việc học.... hay như vụ việc Ngân Thương bị dính doping tại Omlympic 2008 ở Bắc
Kinh.v.v...
- Vì vậy việc học để có tri thức, tích lũy tri thức là vô cùng quan tọng vì nó là yếu tố quyết định cho việc hành.
4. Học ntn cho có hiệu quả?
- Khi sinh ra ta bắt đầu tiếp xúc với môi trường xq, con người ta đã bắt đầu học :Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Đến tuổi đến trường thì được học kiến thức trong nhà trường (TNXH, cuộc sống...)
- Đến khi trưởng thành, rời ghế nhà trường, bước vào thực tế cuộc sống vẫn tiếp tục fải học những ng` xq: HỌc, học nữa, học mãi
(Lenin)
- Đối với hs đi học, ngoài những kiến thức mà thầy cô cung cấp trong nhà trường phải cố gắng trau dồi kĩ năng học tập, phải biết tự
học có phương pháp, học tập phải toàn diện và có mục đích rõ ràng.
- Phạm vi học tập là rất rộng lớn, học Phổ thông - đại học.... rồi lên cao nữa, nhưng ko bao h` được coi mình là ng` đã có đầy đủ tri
thức. Một người tri thức chân chính luôn tự coi mình còn kém cỏi, luôn muốn học thêm nữa.
- XH ngày càng tiến bộ, con ng` càng có nh` đ/kiện học tập để lam chủ vũ trụ, làm chủ thiên nhiên và cuộc sống của mình. " Việc học
tập là quyển vở không trang cuối cùng". Việc học của chúgn ta cần fải tiến sát với tiến bộ của nhân loại.
- Học phải kết hợp với hành. Học một làm mười cho thành thạo. Trong quá trình học phải biết sáng tạo để thực hành, không chỉ biết
làm theo các khuôn mẫu cứng nhắc và phức tạp để việc hành được dễ dàng (cái này là mình viết nha/ chẳng biết thế nào?)
III. Kết bài;
Những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp về việc kết hợp học với hành đã trở thành một nguyên lí, phương châm giáo dục và đó
cũng là một phương pháp học tập của chúng ta.
- Nhớ ng` xưa, vâng lời bác Hồ dạy, ng` hs fải biết học kết hợp với hành để đủ trình đọ nhận thức, đóng góp cho XH, kế tục sự nghiệp
của các bậc đàn anh.




×