Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

DA và PHẦN PHỤ của DA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.37 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA SINH HỌC

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

DA VÀ PHẦN PHỤ CỦA DA

Giáo viên hướng dẫn: Lê Trọng Sơn
Sinh viên:Trần Thị Mỹ Loan
Nhóm 1
Lớp: CNSHK38A

Huế, 5/ 2015


LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc sống là sự khám phá đầy đam mê. Như một thanh nam châm đề tài: Da và
phần phụ của da đã cuốn tôi bước chân vào thế giới của nó để khám phá, để tìm tòi,
nâng cao vốn tri thức về da và người thân của nó.
Lời đầu tiên xin cảm ơn đến PGS.TS Lê Trọng Sơn đã dẫn dắt tôi đến với để khám
phá con người. Và hôm nay khi nhìn lại chính bản thân mình, sự tò mò đã thôi thúc tôi
phải củng cố và trang bị cho mình một kiến thức vững chắc về da.
Về nội dung tôi đã trình bày khá đầy đủ và tương đối logic về da và phần phụ của da.
Bên cạnh đó vời những hình ảnh minh họa cụ thể hi vọng mọi người có được cách nhìn
toàn cảnh về da.Với sự sôi sục của công nghệ hiện đại, những tài liệu tham khảo trên
internet đã được tôi đưa vào một cách có chọn lọc. Đó là những thông tin thực tế lí thú
đầy cuốn hút.
Tuy nhiên vấn đề trình bày khá nhiều mà chỉ nằm trong khuôn khổ của bài tiểu luận


nên có nhiều vấn đề trình bày còn chưa thật sự tỉ mỉ. Hơn nữa với lượng tri thức đang
có chưa đủ để tôi lĩnh hội những vấn đề chuyên sâu. Rất mong nhận được sự thông
cảm cho khiếm khuyết này.
Quá trình bày nội dung, hình thức đánh máy còn nhiều thiếu xót mong nhận được sự
đóng góp ý kiến, nhận xét từ mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Trần Thị Mỹ Loan


Đặt vấn đề

Khi bạn đưa ánh mắt lên bầu trời là một tấm thảm màu xanh trải dài vô tận, người ta
vẫn gọi màu xanh ấy là màu xanh da trời. Như vậy là bầu trời cũng có da, nó khoác một
làn da xanh, xanh xanh thẳm đến ngút ngàn.
Và như thế mọi thứ tồn tại trong vũ trụ này như đều được bao bọc bởi một lớp vỏ bên
ngoài. Chẳng cần ngước nhìn ở đâu cho thật xa các bạn à. Hãy nhìn vào chính con
người mình, hãy thử đặt tay lên da và cảm nhận nào.
“ Tại sao lại có người da đen, người da lại trắng hay da vàng nhỉ? ”; “Ôi! Mình tiến hóa
rồi sao tay mình sao lại có lông nhỉ, có điều gì thú vị ở lớp da mà mình không biết? “
Những thắc mắc ấy đã đưa tôi đến với đề tài này. Và bây giờ các bạn hãy cùng tôi
khám phá những điều kì thú về da và phần phụ của da.


MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu

i


Đặt vấn đề

ii

I, DA

1

1, Biểu bì

2

1.1. Cấu tạo chung của biểu bì

2

1.1.1 Lớp đáy (Lớp sinh sản)

3

1.1.2 Lớp sợi

4

1.1.3 Lớp hạt

4

1.1.4 Lớp bóng


5

1.1.5 Lớp sừng

5

1.2.Các loại tế bào ở biểu bì

5

1.2.1. Tế bào sừng

5

1.2.1 Tế bào sắc tố

6

1.2.3. Tế bào Langerhans

6

1.2.4. Tế bào Merkel

7

1.3. Hình thái điển hình của các tế bào biểu bì

7


1.4. Một số cấu trúc đặc biệt của các tế bào biểu bì

8

2. Lớp trung bì

10

3. Lớp hạ bì

10

4. Lớp dưới da (mô dưới da)
5. Sự phân bố mạch và thần kinh

10
10


6. Mạch máu và mạch bạch huyết

11

7. Hệ thống dây thần kinh cung cấp cho da

11

8. Chức năng của da


11

9. Ðặc điểm mô học của da

13

II, CẤU TRÚC PHỤ TRÊN DA

14

1.Lông

14

2.Móng

14

3.Các tuyến của da

14

III, ỨNG DỤNG CỦA VIỆC NUÔI TẾ BÀO SỪNG

15

1. Trong y học

15


2. Trong nghiên cứu độc tố

16

3. Trong liệu pháp gen

16

IV, KẾT LUẬN

18

V, BÀI HỌC RÚT RA VÀ ĐỀ NGHỊ

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


DA VÀ PHẦN PHỤ CỦA DA
Làn da rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Bên cạnh viê êc đóng
vai trò là rào cản đầu tiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút, một làn da khỏe mạnh
còn duy trì sự cân bằng của các chất và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Da là cơ
quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc cơ thể, che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự
ảnh hưởng không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Ngoài ra, chức năng
chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D. Da được
coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Làn da rất nhạy cảm, cảm
nhâên được sự va chạm nhẹ nhàng cũng như những tác đôêng mạnh. Vì là cơ quan rộng

nhất, che phủ gần 2m2 và nặng bằng 1/6 trọng lượng cơ thể, tình trạng của da có cũng
tác động quan trọng lên chính nó.
Các phần phụ của da gồm có lông, các tuyến, các móng, vuốt,..Da và phần phụ của da
tạo thành hệ thống da.Hệ thống da có các chức năng quan trọng như chức năng bảo
vệ,chức năng xúc giác, chức naqwng chuyển hóa vitamin D, chức năng điều hòa thân
nhiệt, chức năng bại tiết được thực hiện bằng tiết mô hôi.
I, DA
Da có tính Axít yếu
Bề mặt của da khỏe, có độ pH khoảng 5.4 đến 5.7 là khoảng axít yếu. Trong khoảng
axít yếu, vi khuẩn không thể phát triển, như vậy độ pH này có vai trò bảo vệ da khỏi sự
xâm nhập của các vi khuẩn. Độ pH của da được hình thành từ các chất nhờn tiết ra từ
tuyến chất nhờn và mồ hôi tiết ra từ tuyến mồ hôi. Nếu da có tính kiềm, vi khuẩn sẽ
sinh ra từ lớp chất nhờn, khi đó bạn sẽ bị viêm da và xuất hiện các vùng da bị mẫn
cảm.
Chu kỳ tái tạo tế bào ở da khoảng từ 40 đến 56 ngày.
Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: Biểu bì, trung bì
và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chun
dãn (về các phía), có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các
tuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch
mạch. Các tế bào biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần. Như thế da
là một trong các loại mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.

6


Hình 1. Cấu trúc của da

1, Biểu bì
1.1 Cấu tạo chung của biểu bì
Bề mặt ngoài của lớp biểu bì được bao phủ bởi một lớp các axit béo, các axit béo này

sẽ liên kết với các phân tử nước ở môi trường bên ngoài tạo thành một lớp màng giữ
ẩm cho da, đồng thời ngăn chặn sự mất nước qua da và ngăn các chất từ bên ngoài
xâm nhập vào bên trong da. Các tế bào được hình thành tại lớp ngoài cùng của lớp
biểu bì được gọi là lớp sừng và chuyển hóa dần để tách khỏi bề mặt da. Trong khi đó
các tế bào của lớp sừng mới bắt đầu được hình thành ở lớp dưới cùng của lớp biểu bì,
chuyển hóa liên tục và tiến dần lên lớp sừng tạo thành lớp tế bào sừng mới bảo vệ da.
Quá trình này kéo dài từ 4 đến 6 tuần.
Biểu bì là một biểu mô thuộc loại biểu mô lát tầng sừng hóa, được ngăn cách với lớp
chân bì bởi màng đáy, gồm hai dòng tế bào khác nhau tạo thành.
Các tế bào biểu mô sừng hóa được sinh ra từ ngoại bì phủ mặt ngoài phôi,cón các tế
bào nằm ở phần khác của da được sinh ra từ trung bì.
Biểu bì có độ dày thay đổi tùy vùng cơ thể, từ 0,07- 2,5mm. Số lớp tế bào biểu bì có
thể tới hàng chục, từ trong ra ngoài biểu bì được phân thành năm lớp là lớp đáy, lớp
7


sợi, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng. Tuy có nm lớp như trên nhưng chỉ có bốn loại tế bào
khác nhau là tế bào sừng, tế bào sắc tố, tế bào Langerhans và tế bàoMerkel.
Như là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp
biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần
thiết.

Hình 2. Cấu trúc và thành phần của lớp biểu bì
1.1.1

Lớp đáy(Lớp sinh sản)

Lớp đáy được tạo bởi một hàng tế bào khối vuông hay trụ thấp, nằm trên đáy màng,
có khả năng phân chia liên tục và di chuyển ra bề mặt để thay thế dần cho các tế bào
già bên trên bong ra, đó là các tế bào sừng (chứa nhiều sừng). Thông thường, trong

lớp đáy chỉ có khoảng 10% là tế bào sừng, 50% các tế bào khác đang ở thời điểm giao
thời của sinh trưởng. 40% còn lại là các tế bào ở hậu kỳ của giảm phân. Các tế bào của
lớp đáy được gắn kết trên màng cơ bản nhờ các phân tử dính fibronectin do nguyên
bào sợi của lớp trung bì tiết ra. Ngoài ra, nằm rải rác trong lớp đáy còn có các loại tế
bào khác: hắc tố bào (tổng hợp các protein hắc tố da), tế bào Langerhans và Merkel.
Nhờ khả năng sinh sản của lớp tế bào đáy vá sự di chuyển lên trên nên biểu bì luôn
đổi mới. Lớp đáy gồm hai loại tế bào là tế bào sừng vá tế bào sắc tố có khả năng tổng
hợp sắ tố melanin.Tế báo sừng chiếm chủ yếu, gấp khoảng mười lần tế báo sắc tố.Tế
báo đáy có bào tương nhuộm màu base mạnh, nhân hình bầu dục, nhiều chất nhiễm
sắc. Trong bào tương tế báo sừng có nhiếu sơi được gọi là tơ trương lực. Các siêu sợi
này họp thành bó và tiến đến tạo sừng. Các tế bào lớp đáy liên kết với nhau bằng thể
liên kết và liên kết với màng đáy bằng những thể bán liên kết. Các tế bào sừng phía
trên được thay thế bởi các tế bào lớp dưới do có quá trình tiết chế ra chất sừng vá chất
sừng được tích lũy ngày càng nhiều trong bào tương. Kết thúc quá trình này là tế bào
bị chết và nhân tế bào tiêu biến, cuối cùng cả khối tế bào biến thành một khối sừng,
thời gian kéo dài khoảng 15- 30 ngày.
8


1.1.2 Lớp sợi
Nằm trên lớp đáy, gồm 3-15 hàng tế bào sừng hình đa diện, mỗi tế bào có nhân hình
cầu nằm ở giữa tế bào. Các tế bào này được liên kết với nhau bằng những thể liên kết
càng lên trên số tơ trương lực trong bào tương càng nhiều, càng tạo thành bó dày. Mỗi
bó có đường kính khoảng 6-15 nm, do các protein sợi tạo thành.
Dưới kính hiển vi điện tử thấy được các cầu nối liên bào, là các chồi bào tương nằm
gần nhau, trong các nhánh bào tương có các cơ trương lực . Trong bào tương có các
hại sắc tố đen nhưng bản thân tế bào không có khả năng tiết bào tương mà chúng thu
nhận từ tế bào hắc tố.
1.1.3 Lớp hạt
Nằm trên lớp sợi, gồm 2-5 hàng tế bào hình thoi dẹt, trong bào tương có chứa những

hạt ưa base được gọi lá các hạt keratohyalin. Các hạt này thuộc nhóm protein sợi có
liên quan đến hiện tượng sưng hóa có đường kính khoảng 50-100 nm, nằm bên các tơ
trương lực
Khi quá trính sừng hóa bắt đầu, những hạt này được xem như chất tiền sừng, chúng
có chứa emzyme phosphatase.Trong bào tương của tế bào lớp hạt còn chứa những
hạt dạng lá chứa glycosaminoglycan và phospholipid.
Các chất này được chế tiết vào khoảng gian bào của lớp hạt có chức năng tương tự
như chất gắn gian bào, bảo vệ không cho chất lạ xâm nhập sâu vào da, chống sự mất
nước và cung cấp yếu tố làm sẹo quan trọng.

Hình 3 Lớp biểu mô nhuộm mô học
1.1.4 Lớp bóng

9


Nằm trên lớp hạt, gồm các tế bào biến đổi sâu sắc. Dưới kính hiển vi quag học các
tế bào có vẻ thuần nhất, nhưng thực chất chúng chứa đầy sợi có đường kính khoảng
7-8 nm. Đây là một lớp mỏng, có tính chất đồng nhất, sáng màu. Các tế bào sừng ở
đây đã chết, trở nên dẹt, nén sát với nhau, nhân và các bào quang của tế bào biến mất.
Bào tương chứa chất eleidin là sản phẩm do sự kết hợp giữa protein của tơ trương lực
và các hạt keratohyalin.
1.1.5 Lớp sừng
Ở mặt trên biểu bì, tế bào biến thành những lá sừng mỏng, trong bào tương chứa rất
nhiều sừng nhằm ngăn cản sự thoát hơi nước, cách nhiệt và những nhân tố bất lợi
khác từ phía môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể. Những lá sừng từ những tế bào
đã thoái hóa tạo nên, bắt màu không đồng nhất. Sự đổi mới hoàn toàn của lớp biểu bì
tính từ khi sản sinh ra một tế bào gốc mới đến khi rụng thành vảy vào khỏang 45 – 75
ngày. Tuy nhiên quá trình này còn phụ thuộc vào môi trường nội tại của mô có thuận lợi
hay không bao gồm các tín hiệu tiếp xúc để tế bào sao chép và di chuyển cùng các kích

thích hóa học của các nhân tố tăng trưởng. Có nhiều tín hiệu xuất phát từ các nhân tố
của lớp trung bì, đặc biệt là các protein fibronectin nền và các hợp chất nền khác như
hyaluronic acid.
Kết quả cuối cùng của sự trưởng thành của tế bào sừng (keratinocyte) được tìm thấy
trong các lớp sừng, được tạo thành từ những lớp có hình lục giác, các tế bào bị sừng
hóa không có khả năng phát triển và tồn tại độc lập được gọi là tế bào sừng
(corneocytes). Trong hầu hết các khu vực của da, có khoàng từ 10 - 30 lớp của tế bào
sừng xếp chồng lên nhau với lòng bàn tay và lòng bàn chân có nhiều nhất. Mỗi tế bào
sừng được bao quanh bởi một vỏ bọc protein và được lấp đầy bỡi protein sừng có tác
dụng giữ nước. Hình dạng tế bào và sự xoay hướng của các protein sừng làm tăng
thêm sức mạnh cùa lớp sừng. Xung quanh các tế bào những khoảng gian bào là
những lớp xếp chồng lên nhau của các lipid hai lớp
Nằm trên cùng, gồm 15-20 vảy sừng nén lại tạo thành những lá sừng. Mỗi vảy sừng
là một tế bào đã sừng hóa, trở nên dẹt, bào tương chứ đầy sợi keratin. Keratin là một
loại protein giàu lưu huỳnh rất bền vững với nhiều chất hóa học. Thể liên kết hoàn toàn
biến mất.
Chiều dày lớp sừng phụ thuộc vào từng vùng cơ thể, có tác dụng rất lớn ngăn không
cho thấm nước vá sự bốc hơi nước qua da.
1.2.Các loại tế bào ở biểu bì
1.2.1. Tế bào sừng

10


Là loại tế bào chính ở biểu bì, chúng sinh sản và biến đổi cấu trúc dần dần khi bị đẩy
lên bề mặt. Tế bào này tham gia vào quá trình đổi mới của da qua 4 giai đoạn kế tiếp
nhau; 1, Phân chia tế bào mới; 2, Sừng hóa( Chế tiết, tích lũy chất sừng trong bào
tương và sau cùng là thay thế toàn bộ bào tương) ; 3, Sự chết của tế bào: 4, Sự bong
vảy( Tế bào biến thành những lá sừng và bong ra). Sự diễn biến như vậy kéo dài
khoảng 15-30 ngày.

1.2.1 Tế bào sắc tố
Là các tế bào dạng đuôi gai chứa các sắc tố melanin có màu nâu đen được tìm thấy
trong da, mắt, tóc. Phân tử melanin được hình thành khi acid amin bị oxy hoá. Tế bào
melanin có nguồn gốc từ mào thần kinh và di chuyển đến lớp đáy của biểu bì trong suốt
quá trình phát triển bào thai, chúng nằm rải rác giữa những tế bào sừng và chiếm tỷ lệ
rất nhỏ, khoảng 2% số tế bào của lớp biểu bì. Tế bào melanin giúp hình thành nên màu
sắc da, hấp thu năng lượng của tia UV và bảo vệ da tránh tác hại của tia UV.

Hình 4 Hắc tố bào và tế bào sừng đã biệt hóa
1.2.3. Tế bào Langerhans
Có nguồn gốc từ tuỷ xương, theo máu xâm nhập vào da. Chúng chiếm tỷ lệ 2-8% các
tế bào biểu bì. Langerhans có cấu trúc tương tự như tế bào bạch tuột (Dendritic cell),
trong bào tương tế bào có chứa các sợi tơ trung gian vimentin và các hạt hình que gọi
là các hạt của tế bào Langerhans. Những tế bào này liên quan đến hệ thống miễn dịch
của biểu bì. Chúng phát hiện, xử lý, trình diện kháng nguyên lạ xâm nhập vào biểu bì,
kích thích gây nên đáp ứng miễn dịch.

11


Hình 5 Tế bào Langerhans
1.2.4. Tế bào Merkel
Là những tế bào thần kinh nội tiết, chiếm một lượng nhỏ trong lớp đáy biểu bì, khoảng
1%, liên kết với nhau bằng cầu nối gian bào. Chúng tiếp xúc với đầu cuối dây thần kinh
không bị myelin hoá và có chức năng như một thể cảm thụ cơ học.
Ngoài ra, trong biểu bì còn một số tế bào như: tế bào bạch cầu trung tính, tế bào bạch
cầu ưa acid, tế bào lympho, hồng cầu... Chúng sẽ xuất hiện và tăng lên trong trường
hợp bệnh lý.

Hình 6 Tế bào Merkel

1.3. Hình thái điển hình của các tế bào biểu bì
Biểu mô da có cấu trúc lát tầng được tạo bởi nhiều lớp tế bào, lớp trên cùng có hình
dẹt đa diện, đây có thể coi là loại biểu mô bảo vệ điển hình (Hình 7). Biểu mô trụ tầng
có lớp tế bào trên cùng hình trụ, loại mô này có ít (ví dụ có ở biểu mô mi mắt). Loại biểu
mô vuông tầng có hàng tế bào nằm trên cùng có hình khối vuông, các tế bào này chứa
rất nhiều sắc tố.
12


Hình 7 Các hình dạng của biểu mô da
1.4. Một số cấu trúc đặc biệt của các tế bào biểu bì
Do đặc điểm tiếp xúc với bề mặt ngòai, luôn có một mặt tự do, tế bào biểu mô nói
chung và tế bào da có một số cấu trúc liên kết đặc biệt, do vậy khi quan sát dưới kính
hiển vi quang học, màng của các tế bào nằm sát nhau, không chừa các khoảng gian
bào. Các khoảng gian bào (có khi rộng tới 20-30nm) thường được lấp đầy bởi lớp
glycocalyx có bản chất glycoprotein tạo thành cấu trúc lớp dải bịt (zonula occludens).
Lớp này có vai trò quan trọng trong vịêc gắn kết các tế bào biểu mô với nhau, ngăn
chặn sự ngấm của các dịch chất không cần thiết, nhưng lại rất linh động trong quá trình
ẩm bào và miễn dịch tự nhiên cũng như việc lưu chuyển các chất mà cơ thể hay tế bào
cần.
Vùng dính (zonula adherens) nằm sát bên dưới dải bịt do lớp bào tương của tế bào
tiếp giáp với lớp trong trở nên đặc, kết hợp với các sợi nhỏ tạo thành một vòng liên tục
bao quanh tế bào. Thể liên kết (desmosome) dưới kính hiển vi, quan sát thấy chúng
được tạo thành bởi hai mảnh đặc dối diện của hai màng bào tương thuộc hai tế bào
nằm cạnh nhau. Tại thể liên kết, khỏang gian bào rộng ra và chứa một chất có mật độ
điện tử thấp. Từ vị trí thể liên kết, các sợi sừng tỏa đều ra các vùng bào tương chung
quanh.
13



Hình 8 Liên kết chặt

Hình 9 Thể liên kết

Hình 10 Khe liên kết
Sự phân cực của tế bào thể hiện rất rõ ở các tế bào biểu mô: phần bào tương phía
trên nhân hoàn toàn khác với phần phía dưới nhân. Do vậy người ta quy ước gọi cực
đáy tế bào là phần luôn hướng về phía màng đáy, phần phía trên là cực ngọn của tế
bào. Sự phân cực này có liên quan mật thiết tới các chức năng của tế bào da. Mặt tự
14


do của các tế bào biểu mô thường tạo các khía (giống như bàn chải) để tăng diện tích
tiếp xúc, giữa các khía là những xơ actin.
2. Lớp trung bì
Dày từ 0.7 – 7 mm. Trung bì dầy hơn biểu bì từ 15 đến 40 lần. Là một lớp xơ rất
chắc, được cấu tạo từ các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó sợi liên
kết và sợi đàn hồi, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu, thần kinh. Tế
bào đặc chưng là các nguyên bào sợi. Chất tạo keo (collagen) là thành phần chủ yếu
chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì. Chức năng trung bì: là nơi nuôi biểu bì (qua lớp
nhú), cơ quan bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và các chất độc, là cơ quan
điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi và co dãn lưới mao mạch), nhận cảm giác và đặc biệt
bảo đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo, phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm da
không nhăn nhúm, hấp thu một số chất, thuốc qua ống tuyến và chân lông, tái tạo làm
liền vết thương, vết bỏng trên da, làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men
và các chất chế tiết, đáp ứng viêm và các phẩn ứng dị ứng.
3. Lớp hạ bì
Dày từ 0.25 đến hàng cm.Là mô liên kết mỡ. Các phần phụ của biểu bì như: gốc lông,
tuyến mồ hôi nằm cả ở hạ bì, mạng lưới mạch máu, thần kinh của da cũng xuất phát từ
hạ bì. Một số vị trí đặc biệt không có lớp hạ bì như: da cánh mũi, viền đỏ môi, bìu, đầu

dương vật, da viền hậu môn, da mí mắt, nền móng chân móng tay, vành tai. Lớp hạ bì
phát triển nhiều ở vùng bụng, mông.
4. Lớp dưới da (mô dưới da)
Lớp này được tạo thành từ mô liên kết lỏng lẻo và chất béo, có thể dày lên đến
3 cm trên vùng bụng.
Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt đô êng
như môêt tấm đêêm và cách nhiêêt cho cơ thể . Chúng bao gồm:
Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau thành nhóm như môêt lớp đệm.
Các sợi collagen đặc biệt (được gọi là vách mô hay đường ranh giới): bao gồm các
mô liên kết mềm xốp giúp giữ các tế bào chất béo gắn kết lại với nhau.
5. Sự phân bố mạch và thần kinh
Những tiểu động mạch dinh dưỡng cho da đến từ hai đám rối mạch, một khu trú giữa
lớp nhú và lớp lưới, đám rối còn lại nằm giữa trung bì và hạ bì (phía dưới lớp trung bì).

15


Sự phân bố thần kinh ở da rất phong phú nhằm tiếp nhận các kích thích của môi
trường. Ước tính, mỗi cm2 da chứa tới 70cm mạch máu, 55cm dây thần kinh, 100
tuyến mồ hôi, 15 tuyến nhờn, 230 thụ quan cảm giác, và một số tuyến dịch.
Trong lớp da, các đầu mút thần kinh trần đến tiếp xúc với các tế bào biểu mô cũng như
các tuyến phụ thuộc da, quanh các nang lông.
6. Mạch máu và mạch bạch huyết
Lớp hạ bì tiếp nhận một nguồn cung cấp máu dồi dào, đám rối động mạch mặt được
hình thành ở vùng ranh giới giữa da nhú da và mô lưới bỡi các nhánh của động
mạch dưới da. Những nhánh từ đám rối mạch này hình thànhcác cuộn mao mạch ở lớp
nhú của hạ bì, mỗi cuộn với một vòng lặp duy nhất của các mao mạch, một động
mạchvà một tĩnh mạch. Các tĩnh mạch chảy vào mạng lưới tĩnh mạch giữa da và dưới
da. Sự giãn nở hoặc co thắt của các cuộn mao mạch đóng vai trò trực tiếp trong điều
hòa nhiệt độ của da. Sự dẫn lưu bạch huyết trong da thực hiện thông qua mạng lưới

bạch huyết phong phú bắt nguồn từ các nhú và đổ vào các mạch bạch
huyết lớn hơn chảy vào các hạch bạch huyết khu vực.
7. Hệ thống dây thần kinh cung cấp cho da
Da có sự phân bố dây thần kinh phong phú ở bàn tay, mặt và cơ quan sinh
dục có mật độ cao nhất các dây thần kinh. Tất cả các dây thần kinh ở da đều có thân tế
bào của chúng trong hạch rễ lưng và có cả hai loại có bao myelin và không có bao
myelin. Đầu tận cùng dây thần kinh cảm giác tự do nằm trong lớp hạ bì, nơi chúng phát
hiện cảm giác đau, ngứa và nhiệt độ.
Những thụ thể tiểu thể đặc hiệu cũng nằm trong lớp hạ bì cho phép cảm giácxúc
giác được nhận bởi tiểu thể Meissner và áp lực, và rung động bởi tiểu thể Pacinian. Hệ
thống thần kinh tự chủ cung cấp sự phân bổ các dây thần kinh vận động của da: những
sợi thần kinh giao cảm(adrenergic) phân bố trongmạch máu, cơ dựng
tóc và các tuyến rụng đầu (apocrine) trong khi các sợi thần kinh phó giao cảm
(cholinergic)phân bổ tuyến mồ hôi ngoại tiết. Hệ thống nội tiết điều chỉnh các tuyến bã
nhờn, không phân bố các sợi thần kinh tự chủ.
8. Chức năng của da
Làn da rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của chúng ta. Một làn da khỏe
hoạt đôêng như môêt rào cản giữa thế giới bên ngoài và bên trong cơ thể, và là sự bảo
vệ cơ thể đầu tiên và tốt nhất.
Lạnh, nóng, mất nước và tia bức xạ: Như là lớp ngoài cùng của da, lớp sừng đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi môi trường và hạn chế sự mất nước của
biểu bì.

16


Chúng có chứa các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs)- bắt nguồn từ tuyến bã nhờn
của lớp sừng bao gồm lactic và ure. Những chất này gắn kết với nước và giúp duy trì
được sự đàn hồi, sự vững chắc và mềm mại của da. Nếu các nhân tố này bị suy yếu,
da sẽ mất đi độ ẩm. Khi độ ẩm của lớp sừng xuống còn từ 8- 10%, da trở nên khô, sần

sùi và có xu hướng bị nứt nẻ.
Khi da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, sự sản sinh sắc tố ở lớp đáy tăng
lên, da trở nên dày hơn để tự bảo vệ và chứng tăng sắc tố da có thể xảy ra.
Các áp lực, dòng chảy và sự mài mòn: Một lần nữa, các lớp biểu bì tạo thành lớp đầu
tiên để bảo vệ. Các tế bào mỡ ở mô dưới da cung cấp lớp đệm hoạt động như thiết bị
giảm va chạm, bảo vệ các mô cơ và các sợi mô bao quanh cơ ở phía dưới.
Khi da tiếp xúc với các nhân tố bên ngoài, sẽ làm cho lớp sừng dày lên, ví dụ khi các
vết chai ở tay hay chân sẽ càng dày lên khi bị cọ xát nhiều.
Các vật chất hóa học: khả năng đệm của màng hydrolipid và axit bảo vệ giúp bảo về cơ
thể khỏi các chất hóa học có tính kiềm gây hại. Tìm hiểu thêm ởcác nhân tố ảnh hưởng
đến làn da.
Vi khuẩn và vi rút: lớp sừng của biểu bì và các axit bảo vệ chống lại các loại vi khuẩn
và nấm. Nếu có tác nhân nào đó vượt qua được rào cản đầu tiên thì hệ thống miễn
dịch của da sẽ phản ứng lại tế bào mở ở mô dưới da cũng giúp cô lập cơ thể khỏi nhiê êt
đôê nóng và lạnh
Là cơ quan đa nhiệm vụ lớn nhất, nên da đóng nhiều vai trò quan trọng đối với sức
khỏe của chúng ta:
Điều chỉnh nhiệt độ: Da đổ mồ hôi giúp làm mát cơ thể và thu nhỏ lại hệ thống các
mạch máu ở hạ bì để giữ nhiệt.
Kiểm soát cảm xúc: Đầu các dây thần kinh ở da khiến da nhạy cảm với áp lực, chấn
động, va chạm, nỗi đau và nhiệt độ .
Sự tái tạo: da có khả năng phục hồi các vết thương
Nguồn thức ăn: các tế bào chất béo ở mô dưới da cung cấp các chất dinh dưỡng
quan trọng. Khi cơ thể cần, những chất này sẽ được di chuyển đến các mạch máu và
đưa đến nơi cần thiết.
Da cũng đóng một vai trò quan trọng về tâm lý. Là chỉ số dễ thấy nhất của sức khỏe,
tình trạng da của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm thấy về bản thân mình và
cách người khác cảm nhận chúng ta ra sao. Khi làn da khỏe mạnh và không có bất kì
vấn đề gì, nó có thể làm mọi chuyện tốt hơn và chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin
hơn.

17


9. Ðặc điểm mô học của da
Vì mang bản chất biểu mô nên biểu bì có các đặc điểm mô học của biểu mô đó là:
- Có tính phân cực: Thể hiện ở trong mỗi tế bào và ở trong chỉnh thể nhiều tế bào. Ở tế
bào, tính phân cực thể hiện ở mỗi tế bào đều có mặt đỉnh, mặt bên và mặt đáy với
những đặc điểm riêng giúp chúng ta có thể nhận ra chúng dưới kính hiển vi quang học.
Có thể nói, qua kính hiển vi có thể xác định tế bào biểu mô. Ở chỉnh thể nhiều tế bào
(cả biểu bì), tính phân cực của biểu mô thể hiện ở sự sắp xếp có hướng ngoài-trong và
sự trưởng thành, sinh sản của các lớp tế bào cũng diễn ra theo một hướng qui định.
"Tẩy trắng da" là can thiệp đến qui luật tự nhiên này.
- Tính sinh sản thay thế mạnh: Thể hiện ở chỗ lớp tế bào đáy (tế bào sinh sản) phân
bào, cho ra các tế bào mới thay thế lớp tế bào ở phía trên bị thoái triển dần đi, hình
thành các lớp của biểu bì. Hầu hết đời sống của các tế bào trong cơ thể người đều có
hạn, biểu bì cũng vậy, phải chết đi và được thay thế. Ðời sống có hạn này kéo dài bình
thường hay bị rút ngắn là tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống và sự can thiệp của
chúng ta. Thí dụ: bạch cầu có đời sống trung bình trong máu ngoại vi là 5 ngày ở điều
kiện bình thường, sau thực bào bạch cầu chỉ sống khoảng 2-3 ngày; Ðiều này giải thích
sự sinh mủ sau nhiễm trùng. Tinh trùng trong đường sinh dục nam sống khoảng 3 ngày,
trong đường sinh dục nữ sống khoảng 1 ngày; điều này giải thích cơ sở ứng dụng của
việc thắt ống dẫn tinh và phương pháp ngừa thai tự nhiên. Với biểu bì, đời sống trung
bình trong điều kiện bình thường là 3 tuần lễ, nghĩa là sau thời gian này da sẽ có một
lớp biểu bì mới. Trong điều kiện bất thường, sự thay thế biểu bì diễn ra nhanh hơn và
không hoàn chỉnh. "Tẩy trắng da" là can thiệp rút ngắn đời sống của da, làm tổn thương
biểu bì dẫn đến sự lành thương biểu bì trong điều kiện bất thường.
- Không có mạch máu: Biểu bì, biểu mô nói chung được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu
chất sinh dưỡng từ mô liên kết kế cận. Sự sống, sự biểu hiện của biểu bì tùy thuộc vào
tình trạng của mô liên kết bên dưới (bì). Các bệnh lý của da có liên quan đến tổn
thương của biểu bì và bì. Dưới kính hiển vi, những trường hợp biểu bì teo đét, mỏng

thường đi đôi với xơ hóa, thiểu mạch dưới của bì ở người có bệnh da.
Vì mang bản chất mô liên kết nên bì có các đặc điểm mô học của mô liên kết, đó là:
- Có nhiều mạch máu để nuôi bản thân và các mô khác: Ðây chính là cơ sở cho sự
dinh dưỡng của biểu bì. Ở da những người có biểu bì bị tổn thương thì bì cũng bị bất
thường khi quan sát dưới kính hiển vi quang học. Mặt khác, đây cũng là một yếu tố tạo
nên màu sắc của da. Những tình huống lo lắng, căng thẳng, dinh dưỡng kém có liên
quan đến tuần hoàn của da sẽ làm người bệnh có một làn da với biểu hiện bên ngoài
không bình thường.
- Giữ cho cơ thể có hình dạng nhất định, giữ vai trò trao đổi chất, bảo vệ, tổng hợp các
chất có hoạt tính sinh học: Bệnh nhân bị bệnh nội tiết, da bị xơ cứng chính là có liên
quan mật thiết với sự xơ cứng của lớp bì. Xem da có thể dự đoán bệnh, tình trạng sức

18


khỏe của con người. Da người cao tuổi có biểu hiện các nốt sắc tố (da đồi mồi), nhăn
nheo, lỏng lẻo kém đàn hồi.
- Có khoảng gian bào rộng chứa chất căn bản, và sợi liên kết vùi trong chất gian bào đó
là nhiều loại tế bào khác nhau: Chính vì vậy, một số bệnh có triệu chứng là các biểu
hiện của da. Với cái nhìn chỉnh thể thì da là biểu hiện bề mặt của mọi hoạt động bên
trong cơ thể người.
Màu da người phụ thuộc vào một số yếu tố, trước hết và quan trọng nhất là hàm
lượng melanin và caroten, số lượng mạch máu ở chân bì và màu của máu trong các
mao mạch đó. Bạch tạng là bệnh di truyền với biểu bì không có melanin, mặc dù số
lượng tế bào sắc tố bình thường và trong tế bào sắc tố vẫn có các hạt bọc melanin,
nguyên nhân chính là không có hoặc bất hoạt men tyronasinase. Da trắng trong tình
huống này là bệnh lý. Tất cả các yếu tố kể trên sẽ không thay đổi được khi thực hiện
"tẩy trắng da" bằng các hóa chất, mà ngược lại còn làm hư hỏng cấu trúc, thay đổi các
đặc điểm mô học của da.
II, CẤU TRÚC PHỤ TRÊN DA

1.Lông (pili)
Lông phủ trên cơ thể, chúng có tác dụng như một giác quan phụ, bảo vệ và điều hòa
thân nhiệt, giúp dễ thóat mồ hôi. Lông được phát triển từ các tế bào bị sừng hóa, chúng
có chiều dài tự nhiên biến động từ vài mm tới hàng mét (tóc), tiết diện từ 0,005 –
0,6mm tùy theo từng vùng. Về cấu tạo, lông gồm rễ lông (radix) nằm dưới da và được
bao bởi bao chân lông. Tại đây lông phình ra gọi là hành lông (bullbus pili), nơi có cơ
trơn vận lông bám vào. Phần trên là thân lông và ngọn lông. Trên tiết diện cắt nang,
phần ngòai cùng mỏng bao bọc gọi là màng lông, kế đến là vỏ lông, nơi chứa các phân
tử sác tố melanin, trong cùng là tủy lông bị sừng hóa dần từ dưới hành lông tới ngọn
lông.
2.Móng (unguis)
Đây là cấu trúc đã hóa sừng triệt để của phần thượng bì nằm ở mặt mu của các ngón
tay, ngón chân. Về chức năng, móng chủ yếu để bảo vệ ngón.
. Móng có phần thân lộ ra ngoài và phần rễ ăn sâu trong lớp da. Giữa da và rễ móng có
một phần rãnh gọi là lớp sừng trên móng và một vùng da bị sừng hóa được gọi là lớp
sừng dưới móng. Hai bên gờ của móng là lớp sừng quanh móng tiếp súc với da ít hơn.
Quan sát phía trước của lớp sừng trên móng có hình bán nguyệt màu trắng đục, đó là
khu vực đang trong giai đoạn sừng hóa. Các chấm trắng lốm đốm là sự sừng hóa chưa
hoàn toàn.
3.Các tuyến của da

19


Có ba tuyến cơ bản: tuyến nhờn, tuyến mồ hôi và tuyến sữa.
- Tuyến nhờn (sebaceous gland), còn gọi là tuyến bã đổ vào nang tuyến (trừ các khu
vực không có lông thì đổ trực tiếp ra da), sản phẩm của tuyến này giúp da luôn có độ
ẩm, mềm mại và chống thấm nước, thóat hơi nước.
- Tuyến mồ hôi có cấu trúc ống, phần dưới cuộn lại thành búi nằm rất sâu dưới da,
phần trên thông ra bề mặt da. Trên tòan bộ diện tích da có khỏang 200 triệu tuyến, mật

độ cao nhất ở các lòng bàn tay, bàn chân, hốc nách. Ở phần da môi, da đầu dương vật
không có tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi còn là nơi khu trú chủ yếu của các vi sinh vật
cộng sinh. Sự tiết mồ hôi liên quan đến điều hòa thân nhiệt. Bình thường mồ hôi tiết
liên tục nhưng ít, trung bình một ngày khoảng nửa lít. Khi môi trường nóng bức, họat
động mạnh, bệnh lý... lượng mồ hôi được tiết tăng lên rất nhiều có thể tới 5-6 lít một
ngày.

Hình 11 Cấu trúc lông và các tuyến tiết
- Tuyến sữa (tuyến vú, mamma) gồm một đôi tuyến trước ngực, chúng có nguồn gốc
biệt hóa từ tuyến mồ hôi. Tuyến này có liên quan mật thiết tới các họat động sinh dục.
Có thể coi nó như một bộ phận sinh dục ngoài.
III, ỨNG DỤNG CỦA VIỆC NUÔI TẾ BÀO SỪNG
1. Trong y học
-Nghiên cứu cơ bản về tế bào sừng là tìm cách phát hiện các tế bào gốc biểu bì, từ đó
định hướng tới khả năng cuối cùng là việc thu nhận tế bào sừng có khả năng phân chia
20


mạnh từ mẫu da của bệnh nhân, nhân chúng lên rồi cấy ghép lên lại để chữa trị các
bệnh về da hay các vết thương.
-Một ứng dụng lâm sàng nổi bật nhất của việc nuôi cấy tế bào sừng là lấy vùng da khác
của bệnh nhân đưa vào tái lập lại vùng biểu mô bị hủy, các vết thương sâu hay các vết
loét. Sự thuận lợi của phương pháp này đó là có thể sử dụng chính nguồn da của bệnh
nhân để tái lập da trong thời gian tốt nhất. Do đó, kỹ thuật cấy ghép da được sử dụng
nhiều nhất là dùng những mảnh biểu bì từ vùng da lành của người bệnh. Phương pháp
này được đánh giá là hiệu quả nhưng nó bị hạn chế bởi phải sử dụng nguồn da của
bệnh nhân ở vùng lành, điều này có thể gây ra một số chấn thương khác cho người
bệnh.Việc sử dụng tế bào sừng trong nuôi cấy cho phép đem lại một bề mặt bao phủ
rộng hơn rất nhiều và chỉ đòi hỏi một vùng da nhỏ để làm nguồn tế bào nuôi cấy. Hạn
chế của phương pháp này là cần phải có một thời gian cần thiết để tế bào sừng mọc và

tăng trưởng trong điều kiện in vitro, trong thời gian đó, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn
qua vùng da bị hư hại hay qua miệng vết thương. Ngoài ra, mảnh biểu mô trong nuôi
cấy rất mỏng manh và có thể không bám dính tốt vào vết thương hay bề mặt bị bỏng.
Trong quá trình tái lập da mới, các mảnh da có được từ nuôi cấy có chức năng tạo cân
bằng biểu mô từ đó giúp tăng sinh các tế bào sừng, tăng cường sự bám dính vào vết
thương hay vết bỏng, tạo một lớp bao phủ tạm thời, tránh nguy cơ lây nhiễm. Nếu tế
bào sừng có thể tăng trưởng trên vết thương, chúng sẽ tạo thành một lớp bao phủ tạm
thời, giúp vết thương mau lành và tái thiết lập da bình thường cho người bệnh mà
không để lại sẹo. Trong những thử nghiệm lâm sàng gần đây, cấy ghép da nuôi cấy đã
được ứng dụng cho nhiều loại bệnh và tổn thương về da khác nhau như: những vết
loét do bệnh tiểu đường, bệnh Leukoderma, vết xăm, và nhất là bỏng. Có thể chia
nguồn gốc của những loại tế bào da nuôi cấy: dùng da đồng loại, dùng da tự thân.
Trong cả hai loại, mảnh da sử dụng ghép lên vết thương được tạo ra bằng cách nuôi
cấy tế bào sừng hay nguyên bào sợi hay kết hợp cả hai loại tế bào. Ngoài ra hiện nay
còn sử dụng da dị loại để nuôi cấy .
2. Trong nghiên cứu độc tố
Trước đây các dược phẩm bôi da hay mỹ phẩm được thử trên da động vật, sau đó thử
trên người tình nguyện trước khi đưa sản phẩm vào thử nghiệm rộng rãi. Gần đây, nhờ
nuôi cấy mô và tế bào biểu bì, người ta tạo ra mô da người từ những tế bào biểu bì và
dùng để thử dược phẩm và mỹ phẩm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm ngân
sách cũng như đảm bảo an toàn cho người tham gia thử nghiệm.
3. Trong liệu pháp gen
-Việc cấy ghép tế bào biểu bì và nhất là tế bào gốc biểu bì còn có một ứng dụng khác,
đó là được sử dụng trong nghiên cứu và thử nghiệm liệu pháp gen. Người ta tiến hành
nuôi cấy các tế bào biểu bì thu nhận được từ người có rối loạn dị tật biểu mô và sau đó
khảo sát đột biến của gen hay các biểu hiện gen lặn ở mức độ phân tử, từ đó đưa ra
21


một phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh. Các tế bào gốc biểu bì được sử

dụng để dần thay thế những nơi dị tật.
Những sai sót di truyền hay các đột biến được sữa chữa bằng liệu pháp gen và trình tự
đính sẽ được đưa trở lại tế bào bằng bacteriophage hay bằng phương pháp chuyển
gen nhờ lentivirus. Tế bào sừng đã đựoc sữa chữa sẽ được nhân lên trong môi trường
in vitro đến mật độ cần thiết, sau đó tiến hành cấy trở lên lại bệnh nhân, thay thế dần
vùng da bị đột biến. Việc sử dụng tế bào gốc biểu bì trong liệu pháp gen đem lại những
triển vọng to lớn trong việc chữa trị hiệu quả những căn bện di truyền hay các đột biến
về da ở người. Đây là một hướng triển vọng mà rất nhiều nhà khoa học trên thế giới
đang tiến tới.

Hình 12 Gen Math-1 chuyển vào tế bào sừng biểu hiện đốm

22


KẾT LUẬN
Da là một cơ quan lớn nhất cơ thể, chiếm khoảng 16% trọng lượng cơ thể. Da bao phủ
mặt ngoài cơ thể với diện tích 1,5- 2 mét vuông, cấu tạo gồm 2 lớp chính là lớp biểu mô
ở phía trên và lớp mô liên kết phía dưới. Mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp: Biểu
bì, trung bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang
tính chất chun dãn (về các phía), có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các
mô liên kết, các tuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch
máu và bạch mạch. Các tế bào biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần.
Như thế da là một trong các loại mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.

BÀI HỌC RÚT RA VÀ ĐỀ NGHỊ
-Qua bài tiểu luận này tôi đã củng cố lại kiến thức vấn đề về da và phần phụ của da.
Qua đó tôi còn có thêm vốn hiểu biết sâu hơn thông qua việc tìm kiếm thông tin ở trên
internet. Có một cách nhìn tổng quát để từ đó trang bị cho mình những kiến thức cơ
bản khi bước ra xã hội thực tế bên ngoài.

Những ứng dụng về da đã hấp dẫn một sinh viên như tôi. Thật thú vị. Tôi sẽ nổ lực
cho niềm đam mê khám phá của bản thân.
-Hi vọng sau khi đọc xong bài tiểu luận này sẽ nhân được những lời đóng góp ý kiến,
nhận xét từ thầy giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình mô học-PGS. TS Lê Trọng Sơn
www.eucerin.vn
123.doc. org.
Dongduocnguyenkhi.com
Ykhoa.net
MaxReading.com
Edu. Kencare
Doc.edu.vn

24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×