Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.83 KB, 71 trang )

Chương 3: BỆNH HEO
Bài 1: BỆNH DỊCH TẢ HEO
(Pestis suum)
Hog Cholera, Classical swine fever, Swine fever, Swine pest, Pest porcine.
Là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, gây ra do virus, tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ
chết cao 60-90%. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết trên da, thận, lách, hạch
lâm ba....
I. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ
Bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở bang Ohio ở Bắc Mỹ, 1883.
1885, Salmon và Smith cho rằng bệnh gây ra do một loại vi khuẩn và đặt tên
là Bacillus cholera suis.
1903, De Schweinitz và Dorset chứng minh căn bệnh là virus
Bệnh có hầu khắp các nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc, Bắc Mỹ, Đan
Mạch, Anh, Nhật, Pháp, Châu Phi,....
Hiện nay một số nước đã thanh toán được bệnh này như: Canada, Úc, Bắc
Ailen, Đan mạch, Anh, Mỹ, Nhật Bản....
Ở Việt Nam bệnh được phát hiện vào giữa thế kỷ 20 và bệnh đã gây nhiều đợt
dịch nghiêm trọng. Ở Miền Nam bệnh phát ra mạnh vào những năm 1975-1980. Từ
sau 1980, do tác động của tiêm phòng, bệnh đã giảm và chỉ còn những ổ dịch lẻ tẻ.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Virus dịch tả heo được xếp vào chi Pestivirus, họ Flaviviridae. Virus có vỏ,
virion có đường kính 40-50nm, nucleocapsid có đường kính 29nm. Cấu trúc di
truyền là một chuỗi ARN đơn dài khoảng 12kb (Moormann and Hulst, 1988).
Có nhiều nhóm virus với đặc tính kháng nguyên khác nhau. Trong thực địa
virus dịch tả heo có độc lực khác nhau. Những chủng độc lực cao gây ra những bệnh
cấp tính với tỉ lệ chết cao, chủng độc lực vừa gây ra những bệnh bán cấp tính hoặc
mãn tính, chủng độc lực yếu chỉ gây bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên
những chủng này gây chết phôi, thai và heo con sơ sinh.

86



Virus chịu đựng được khoảng pH từ 5-10. Trong máu đã ly trích sợi huyết ở
nhiệt độ 680C sau 30 phút virus vẫn không bị vô hoạt, trong dịch tế bào virus bị vô
hoạt sau 10 phút. Những dung môi hòa tan lipid như ether, chloroform và
deoxycholate vô hoạt virus nhanh chóng. Các chất sát trùng, đặc biệt là sud (NaOH)
có tác dụng diệt virus tốt. Trong thịt và các sản phẩm của thịt, virus có thể sống lâu
và là nguồn lây bệnh quan trọng.
III. TRUYỀN NHIỄM HỌC
1. Loài vật mắc bệnh
Heo mọi giống, mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh, nặng nhất là heo con, heo
sau cai sữa. Heo nái nhiễm bệnh có thể truyền virus qua nhau đến bào thai ở tất cả
các giai đoạn có chửa. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm nhiễm của heo: lứa tuổi,
những bệnh truyền nhiễm khác làm giảm sức đề kháng, stress làm giảm khả năng sản
xuất kháng thể.
2. Cách lây lan
Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, ngoài ra bệnh có thể lây qua niêm mạc
mắt, đường sinh dục hoặc vết thương.
3. Cơ chế sinh bệnh
Thời gian nung bệnh từ 2-20 ngày.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây nhiễm và phát triển trong các tế bào
biểu mô của hạch hạnh nhân, sau đó theo đường lâm ba lan tỏa ra các hạch lâm ba
xung quanh, vào hệ thống mạch quản ngoại vi đến lách, tủy xương, hạch lâm ba nội
tạng, cấu trúc lâm ba ở ruột non. Virus phát triển trong các tế bào bạch cầu, với mật
độ virus trong máu rất cao. Thời gian từ khi virus xâm nhập vào đến khi lan tràn khắp
cơ thể khoảng 5-6 ngày.
Trong trường hợp nhiễm virus độc lực cao trong thể cấp tính, virus gây tổn
thương thành mạch quản, gây giảm tiểu cầu trầm trọng và rối loạn tổng hợp tơ
huyếtogen dẫn đến xuất huyết và nhồi huyết ở các cơ quan phủ tạng.
Đối với heo bị nhiễm virus độc lực trung bình, diễn biến bệnh chậm hơn, nồng
độ virus trong máu và các cơ quan nội tạng thấp hơn, thường giới hạn ở hạch hạnh

nhân, tuyến nước bọt, hồi tràng và thận.

87


Sự nhân lên của virus trong bạch cầu và trong các tế bào hệ thống lưới nội mô
dẫn đến giảm bạch cầu làm cho heo có thể bị nhiễm vi khuẩn kế phát.
Ngoài ra, nếu heo nái mang thai bị nhiễm những chủng virus độc lực cao, có
thể bị sẩy thai hoặc đẻ ra heo con mắc bệnh và chết sau một thời gian ngắn. Sự lây
truyền qua nhau với những chủng có độc lực thấp có thể dẫn đến thai khô, hoặc heo
con yếu ớt, một số heo con có vẻ khoẻ mạnh nhưng mang trùng kéo dài do hiện
tượng dung nạp miễn dịch và những heo này sẽ không đáp ứng miễn dịch khi được
tiêm phòng.
IV. TRIỆU CHỨNG
Thời gian nung bệnh từ 2 - 12 ngày (trung bình 6 - 8 ngày).
1. Thể quá cấp
Sốt cao 41- 420 C, đờ đẫn bỏ ăn, ở những vùng da mỏng, mặt trong đùi đỏ ửng
lên rồi tím, co giật. Con vật chết sau 1-2 ngày.

Heo mắc bệnh xuất huyết ở da, co giật

Heo con bệnh có cảm giác lạnh, run

2. Thể cấp tính
Sốt cao 41 - 420C, sốt lên xuống. Khi gần chết nhiệt độ hạ.
Con vật kém ăn, heo con run rẩy nằm chồng chất lên nhau, táo bón, ói mữa,
co giật.
Viêm kết mạc mắt, mắt nhiều ghèn - 2 mí mắt dính lại nhau.
Giai đoạn cuối đi đứng siêu vẹo, bại liệt chân sau.
Trên da có những nốt xuất huyết ở tai, mõm, bụng và 4 chân.


88


Bệnh kéo dài 8-15 ngày. Tỉ lệ chết 85-95%. Heo con chết nhiều hơn heo
trưởng thành.

Heo mắc bệnh thở khó, ngồi giống như chó

3. Thể mãn tính
Bệnh kéo dài trên 30 ngày.
Con vật kém ăn, sốt, táo bón, ho và tiêu chảy kéo dài heo có thể khỏi nhưng
chậm lớn.
Heo cái mang thai mắc bệnh do các chủng có độc lực trung bình và thấp có
thể dẫn đến sẩy thai, thai khô, đẻ non, heo con yếu ớt, có thể rụng lông và phù nề,
thủy thủng dưới da và chết sau đó.
Tiêu chảy phân vàng

V. BỆNH TÍCH
1. Thể quá cấp
Không rõ, chỉ thấy niêm mạc viêm đỏ, vỏ thận xung huyết, hạch lâm ba sưng
đỏ.
2.Thể cấp tính
Xuất huyết ở nhiều mô và cơ quan của cơ thể, nhiều nhất là ở hạch lâm ba.

Hạch lâm ba xuất huyết

Xuất huyết điểm ở sụn tiểu thiệt, thanh quản, phổi, dạ dày, ruột, tim, thận,
bàng quang và các màng thanh mạc khác.
Lách không sưng, nhồi huyết hình răng cưa ở rìa lách.

Dạ dày có nhiều cơ xuất huyết, ở hạ vị có nhiều tơ huyết.
89


Ruột xuất huyết, niêm mạc ruột hoại tử có những nốt loét hính cúc áo ở gần
van hồi manh tràng, manh tràng và ở kết tràng.
Một số trường hợp viêm phổi, viêm màng phổi, phổi gan hóa, có ổ áp xe.
Hạch hạnh nhân sưng, hoại tử.
Hệ thần kinh trung ương đôi khi bị xung huyết, xuất huyết. Ngoài ra nếu có sự
kết hợp của các vi khuẩn khác bệnh tích thể hiện phức tạp hơn.

Xuất huyết điểm ở sụn tiểu thiệt bị

Xuất huyết điểm ở thận

Lách nhồi huyết hình răng cưa

Loét hình cúc áo ở kết tràng

3. Thể mãn tính
Ruột viêm có mụn loét. Phổi viêm dính vào lồng ngực.
VI. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán lâm sàng
- Dựa vào các đặc điểm dịch tễ: heo mọi giống, mọi lứa tuổi đều mắc bệnh,
bệnh rất là lây lan, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết rất cao.
- Triệu chứng đặc trưng: sốt, rối loạn tiêu hóa, mắt có ghèn, run, triệu chứng
thần kinh.
- Hiện tượng giảm bạch cầu rất đặc trưng. Bình thường máu heo có 21triệu
bạch cầu/ml, trong bệnh dịch tả heo bạch cầu giảm xuống còn khoảng 4-5 triệu bạch
cầu/ml, có khi còn thấp hơn (2 triệu bạch cầu/ml).

- Bệnh tích đặc trưng: xuất huyết ở da và nhiều cơ quan phủ tạng.
- Cần phân biệt với bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng.
90


2. Chẩn đoán virus học
- Tiêm truyền cho động vật thí nghiệm (heo).
- Thí nghiệm trung hòa trên thỏ
Tiêm truyền 1ml huyễn dịch bệnh phẩm cho thỏ (nồng độ 10 -1, 10-2 ). Sau 7
ngày tiêm virus nhược độc cho thỏ, thỏ sẽ không sốt.
- Phương pháp làm tăng độc lực của virus Newcastle: lấy virus dịch tả heo cấy
vào môi trường tế bào dịch hoàn heo, sau 5 ngày cấy virus Newcastle, virus
Newcastle sản sinh mạnh, gây bệnh tích cho tế bào.
- Gây nhiễm cho tế bào một lớp (CPK: cells of pig kidney)
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
- Phản ứng ELISA
- Phản ứng RT- PCR
3. Chẩn đoán huyết thanh học
- Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch
- Phản ứng ELISA
- Phản ứng trung hòa virus
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
VII. PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh phòng bệnh
* Khi chưa có dịch
Các biện pháp thực hiện nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Ở các nước
an toàn về bệnh, sự nhập khẩu heo sống và các sản phẩm thịt heo chưa xử lý nhiệt
đều bị nghiêm cấm. Kiểm soát vận chuyển heo, kiểm soát sát sinh.
Heo mới mua về phải cách ly theo dõi ít nhất 15-30 ngày.
* Khi có dịch

Phải chẩn đoán nhanh chóng để phát hiện kịp thời. Công bố dịch.
Cấm vận chuyển heo bệnh.
Cách ly heo bệnh và heo nghi mắc bệnh.
Heo mới phát bệnh hoặc heo nghi bệnh có thể dùng kháng huyết thanh điều
trị.
Các bệnh phải được xử lý, giết thịt rán mỡ làm thức ăn gia súc.

91


Heo chết phải được xử lý và chôn sâu.
Kiểm soát chặt chẽ các trại heo ở vùng bị bệnh uy hiếp
Tăng cường vệ sinh chăm sóc heo để nâng cao sức đề kháng.
Hạn chế người và gia súc ra vào ổ dịch. Công nhân sát trùng tay chân, tắm rửa
sạch sẽ trước khi ra khỏi trại.
Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 10-20%, sud 2%.
2. Phòng bệnh bằng vaccine và kháng huyết thanh
* Vaccine
Vaccine chết: an toàn, nhưng cho miễn dịch chậm và ngắn, được sử dụng ở
các nước an toàn bệnh hoặc ở những nước mà chương trình thanh toán bệnh ở giai
đọan cuối
Vaccine giảm độc: thường được sử dụng ở nước ta, cho miễn dịch nhanh
chóng sau 5 ngày, thời gian miễn dịch khoảng 6 tháng đến 1 năm.
* Qui trình tiêm phòng
- Đối với heo nái nên tiêm phòng 2 lần, lần thứ nhất tiêm vào khoảng 3 tuần
trước khi phối giống, lần thứ hai khoảng1 tháng trước khi đẻ.
- Đối với heo con của
+ Heo mẹ chưa được tiêm phòng: tiêm vaccine lần đầu sớm 10 - 15 ngày tuổi
tiêm nhắc lại sau 15 ngày.
+ Heo mẹ được tiêm phòng: tiêm lần đầu lúc heo được 30 ngày tuổi và tiêm

nhắc lại lúc 45 ngày tuổi.
Heo hậu bị: tiêm chủng 2 lần trước khi phối giống.
Heo nái mang thai: tiêm ngừa lúc 1 tháng trước khi đẻ.
Đối với heo đực giống nên tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần.
* Kháng huyết thanh
Tạo miễn dịch tức thời, miễn dịch thụ động trong vòng 2-3 tuần, liều 1ml/kgP
cho heo con, 0,5ml/kgP cho heo lớn.
VIII. ĐIỀU TRỊ
Điều trị không có kết quả, chủ yếu là phòng bệnh
Chỉ điều trị trong trường hợp heo mới sốt bằng kháng huyết thanh dịch tả heo.

92


Bài 2: BỆNH GIẢ DẠI
( Pseudorabies)
Aujeszky’s disease, Mad itch, Infectious bulbar paralysis
Đây là bệnh truyền nhiễm của heo, trâu, bò, chó, mèo, gây ra bởi virus, đặc
trưng bởi triệu chứng ngứa dữ dội, co giật, suy nhược, chết. Bệnh thường phát ra lẻ
tẻ, ít lan tràn (trừ trường hợp bệnh ở heo).
I. LỊCH SỬ VÀ DỊA DƯ BỆNH LÝ
Năm 1902, bệnh lần đầu tiên được phát hiện bởi Aujeszky.
Schniedhoffer (1910) đã phát hiện căn bệnh là virus.
Bệnh được ghi nhận ở nhiều nước Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ, Châu Âu.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Virus giả dại được xếp vào họ phụ Alphaherpesviridae, họ Herpesviridae.
Virus có kích thước khá lớn, virion có đường kính khoảng 150-180nm, cấu trúc di
truyền là chuỗi mạch kép ADN có trọng lượng phân tử khoảng 145 kbp.Virus có tính
kháng nguyên đồng nhất (mặc dù độc lực thay đổi). Virus bị tiêu diệt nhanh bởi nhiệt
độ và các chất sát trùng. Ở 60 0C, virus bị tiêu diệt sau 50 phút, ở 80 0C sau 3 phút.

Trong xác thối rửa virus bị tiêu diệt sau 11 ngày. Các chất sát trùng như formol 0,5%
diệt virus sau 8 phút, NaOH 1% diệt virus ngay tức khắc. Tuy nhiên, virus có sức đề
kháng cao trong điều kiện khô và lạnh.
III. TRUYỀN NHIỄM HỌC
1. Loài vật mắc bệnh
Heo là động vật cảm thụ tự nhiên. Bệnh thường lây lan mạnh nhưng chỉ gây
chết ở heo con. Virus giả dại cũng gây nhiễm cho trâu, bò, cừu, dê, chó, mèo và một
số động vật hoang như chuột, chồn. Trên các loài động này bệnh thường không có
biểu hiện lâm sàng nhưng khi bệnh phát triển thường gây chết. Đây là nguồn lây lan
bệnh rất quan trọng.
2. Đường lây lan

93


Bệnh lây trực tiếp qua giao phối, qua nhau, hoặc lây gián tiếp chủ yếu qua
niêm mạc mũi hoặc qua da xây xát hoặc qua niêm mạc đường tiêu hoá.

3. Cơ chế sinh bệnh
Thời kỳ nung bệnh từ 15 giờ đến 12 ngày. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus
phát triển trước tiên trong tổ chức liên kết dưới da hoặc dưới niêm mạc (mũi, hầu)
hoặc hạch hạnh nhân nơi chúng xâm nhập rồi vào máu. Ngoài ra virus cũng có thể
theo dây thần kinh đến thần kinh trung ương. Từ máu virus có thể lan tỏa ra nhiều
nhu mô trong cơ thể (gan, thận, tuyến thượng thận) và hệ lâm ba, ngoài ra virus cũng
được tìm thấy ở buồng trứng, thể vàng heo cái và tinh dịch heo đực mắc bệnh. Lúc
đầu con vật xuất hiện các triệu chứng viêm thần kinh trung ương, tăng cảm giác
ngoài da, ngứa dữ dội (có thể ngứa toàn thân nhưng tập trung chỗ virus xâm nhập và
những vùng xung quanh), sau đó xuất hiện các triệu chứng rối loạn do viêm não tủy,
tăng hoạt động cơ năng, tăng phản xạ cảm giác, thở gấp, sốt cao, cơ năng sút kém,
bại liệt.

IV. TRIỆU CHỨNG
1. Ở heo
Triệu chứng thay đổi, từ dạng không phát hiện triệu chứng đến triệu chứng
nặng và chết.

Triệu chứng thần kinh ở heo con

94


* Thể tiềm tàng
Bệnh không thể hiện triệu chứng ra ngoài hoặc chỉ thể hiện triệu chứng chung
như sốt trên 39,50C, có những triệu chứng tiêu hoá như biếng ăn, nôn mửa không rõ
ràng trong vòng 1-5 ngày kết hợp với vài triệu chứng thần kinh. Ở heo nái thường
thấy triệu chứng sẩy thai, thai khô, tắc sữa. Con vật thường khỏi bệnh.
* Thể quá cấp (hay còn gọi là thể viêm màng não)
Con vật sốt 41- 420C, sau đó có triệu chứng thần kinh, quay cuồng, nghiến
răng, run cơ, biếng ăn, ói mữa, tiêu chảy, có những cơn động kinh, mất điều hòa, giật
nhãn cầu, heo có thể bị mù, thường con vật không ngứa. Sau đó con vật bị bại liệt ở
hầu, thanh quản, không nuốt được, tăng tiết nước bọt, bại liệt chân. Heo con còn bú
mẹ thường chết sau 4-8 ngày.

Heo con có dấu hiệu viêm não cấp tính (có triệu chứng thần kinh)

Heo con theo mẹ và heo sau cai sữa thường mắc bệnh nặng và có tỉ lệ chết cao, với
triệu chứng thở khó.
Ở heo nái bị nhiễm có thể bị rối loạn sinh sản tùy giai đoạn nhiễm heo có thể
có những biểu hiện khác nhau như động dục lại, sẩy thai hoặc đẻ ra nhiều thai nhũn,
heo con yếu ớt.


95


Thai sẩy với nhiều kích thước khác nhau

2. Ở chó
Cau có, không ăn, đứng tách riêng một mình, dãn đồng tử. Con vật chồm lên
phía trước, thụt lùi hay xoay vòng. Con vật ngứa gãi nhiều, cọ xát hoặc cắn vào một
nơi nhất định ở gốc tai, môi, chân....làm tróc da. Con vật có thể ngứa toàn thân hoặc
không ngứa. Đau đớn, kêu la, nhìn tuyệt vọng, khi bị những kích thích mạnh có thể
lên cơn giống như cơn dại nhưng không tấn công người và các động vật khác. Cơ đầu
và cơ cổ co giật nhịp nhàng (chứng giật run). Ở giai đoạn cuối con vật bị bại liệt toàn
thân cùng một lúc (ít khi bại liệt từ trên xuống), đôi khi con vật không ngứa, chỉ thấy
nôn mữa, tiêu chảy và bại liệt.
3. Ở mèo
Triệu chứng cũng giống như ở chó, con vật lo ngại, kêu la, dãn đồng tử, lông
dựng khi sờ đến. Không tấn công người và động vật. Thường ngứa ở vùng đầu, nhất
là môi. Chảy nhiều nước dãi. Bại liệt
4. Ở bò
Triệu chứng cũng giống như ở chó, con vật ngứa dữ dội ở nhiều vùng (mõm,
môi má, sống mũi, phía dưới chân, mặt trong đùi, khoeo chân, rốn, vú), con vật gãi,
cọ xát, tạo nhiều vết thương trên cơ thể. Ngoài ra con vật còn có nhiều triệu chứng
thần kinh, rống lên, cử động rối loạn (hai chân sau gõ nhịp nhàng trên mặt đất, chứng
co giật run của cơ nhai và cơ đầu). Con vật không tấn công người và các động vật
khác.
Con vật kiệt sức và chết sau 48 giờ, thường chết về đêm, trong tư thế nghỉ
ngơi.
5. Ở ngựa
Ngựa có sức đề kháng cao đối với bệnh. Triệu chứng không đặc trưng vì
không ngứa thường xuyên và dữ dội như loài ăn thịt. Ngoài ra, còn thấy có hiện

tượng run cơ và bại liệt.
Bệnh kéo dài từ 1-4 ngày. Con vật có thể khỏi.

96


6. Ở người
Hiếm khi mắc bệnh, người có thể bị nhiễm qua các vết thương ngoài da với
triệu chứng ngứa dữ dội.
V. BỆNH TÍCH
1. Bệnh tích đại thể
Bệnh tích đại thể thường không rõ.
Ở vùng ngứa có bệnh tích viêm hoặc hoại tử, da, thịt tróc mất do bị cắn (chó,
mèo…).
Màng não tụ máu, xuất huyết.

Hoại tử hạch hạnh nhân

Nốt hoại tử ở gan

Viêm mũi thanh dịch có tơ huyết, thanh quản và khí quản viêm.
Hạch hạnh nhân viêm và hoại tử.
Hạch lâm ba ở hầu, họng sưng và xuất huyết.
Phổi phù thủng, xuất huyết, có rãi rác nốt hoại tử nhỏ, phổi có thể bị viêm.
Màng tiếp hợp mắt bị viêm và hoá sừng, mắt mờ đục do dịch viêm tích lũy.
Gan và lách rãi rác có nhiều điểm hoại tử (2-3mm) đặc trưng do herpesvirus.
Viêm ruột hoại tử ở không tràng và hồi tràng có thể gặp ở heo con.
Nếu quan sát tử cung của những heo nái mới vừa sẩy thai, có thể thấy viêm
nhẹ ở nội mạc tử cung, thành tử cung dày và phù thủng, nhau viêm và có những điểm
hoại tử. Thai sẩy có vẻ còn tươi, ứ nước, thỉnh thoảng có thai khô. Trong lứa đẻ bị

nhiễm, có một số heo bình thường và có một số heo con yếu ớt và chết sau khi đẻ.
Khi mổ khám heo và thai chết, có thể thấy gan và lách hoại tử, phổi và hạch hạnh
nhân xuất huyết và hoại tử.
97


2. Bệnh tích vi thể
Bệnh tích quan trọng nhất là viêm màng não không mủ, não, hạch và dây thần
kinh với sự tập trung của nhiều bạch cầu đơn nhân quanh mạch máu và các hạch thần
kinh đệm. Hoại tử các nơron thần kinh có sự tập trung nhiều bạch cầu đơn nhân..
VI. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán lâm sàng
Tương đối dễ dàng trên con vật ốm và sau khi chết (trừ trường hợp bệnh ở heo
và trường hợp không ngứa).
- Trên con vật bệnh: bệnh xảy ra đột ngột, con vật chảy nhiều nước dãi, co
giật, có thể ói mửa, ngứa dữ dội.
- Trên xác chết: chết đột ngột trong đêm, tư thế như còn sống, có vết thương
do cắn gãi, não mềm sớm (nhưng không phải do thối rửa).
Cần phân biệt với bệnh:
Bệnh dại (có tư thế tấn công, kiểm tra hệ thần kinh trung ương có tiểu thể
Negri).
2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
- Phân lập virus trên môi trường tế bào (cells of pig kidney)
- Nhuộm kháng thể huỳnh quang
- Tiêm truyền cho thỏ: sau 2-4 ngày thỏ có triệu chứng ngứa.
- Tiêm truyền cho trứng: sau 4 ngày, xuất hiện bệnh tích nốt màu trắng trên
màng nhung niệu phôi gà.
- Phản ứng trung hòa virus.
- Phản ứng ELISA.
VII. PHÒNG BỆNH

* Vaccine
- Vaccine nhược độc: trên thị trường hiện nay có nhiều loại vaccine ngoại
nhập (PR- Vac, PR- Vac Plus …)
+ Đối với heo con của những nái không được tiêm phòng: tiêm lúc 21 ngày
tuổi, liều 2ml/con.

98


+ Đối với heo con của những nái được tiêm phòng: tiêm lúc 8-12 tuần tuổi,
liều 2ml/con
+ Heo nái: chủng ngừa trước khi phối và lặp lại sau 6 tháng
- Vaccine chết
Qui trình tiêm phòng giống như đối với vaccine nhược độc.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới thành công trong chương trình thanh toán
bệnh qua việc tiêm ngừa heo bằng vaccine đánh dấu (loại bỏ gen gE) kết hợp với
biện pháp chẩn đoán loại để thải heo mang trùng, cai sữa sớm heo con và các biện
pháp quản lý đàn.
* Vệ sinh phòng bệnh
Tăng cường diệt chuột và ký sinh trùng ngoài da.
Cách ly con ốm. Tiêu độc bằng dung dịch NaOH 1%.
VIII. ĐIỀU TRỊ
Điều trị không hiệu quả. Trong trường hợp khẩn cấp có thể tiêm vaccine
nhược độc ngay cho toàn đàn.

99


Bài 3: BỆNH CÚM HEO
(Bronchitis et broncho pneumonia enzootica porcellorum, Influenza suum)

Swine Influenza, Swine Flu, Hog Flu, Pig Flu.
Đây là bệnh truyền nhiễm của heo, đặc trưng bởi những triệu chứng xảy ra
thình lình nhưng chóng khỏi, con vật sốt, ho, thở khó.
I. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ
1. Lịch sử
Bệnh được nghiên cứu từ năm 1918 ở nông trại phía tây Illinois (Shope, 1964)
1922, Shope và cộng tác viên đã mô tả kỹ lưỡng triệu chứng của bệnh.
1930, Shope đã phân lập và định danh.
2. Địa dư
Bệnh thường gặp ở các nước Châu Âu, Úc, Mỹ và một số nước Châu Á. Bệnh
thường xảy ra giới hạn trong một vùng hoặc thành dịch, có thể gây chết heo con nếu
vệ sinh và chăm sóc kém.
Ở nước ta bệnh thường xảy ra vào mùa đông ở heo con nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Virus cúm nhóm A, thuộc họ Orthomyxoviridae, virion có vỏ bao, đường kính
từ 80-120 nm, có dạng hình cầu, hình dài hoặc hình dạng thay đổi. Vỏ của virion là
glycoprotein với 2 kháng nguyên trên bề mặt là kháng nguyên H (haemagglutinin) và
kháng nguyên N (neuraminidase). Hầu hết các trường hợp bệnh cúm trên heo được
ghi nhận bởi H1N1 và H3N2.
Virus có sức đề kháng cao trong điều kiện lạnh, có thể bảo quản nhiều tháng ở
-300C, từ 1-2 tháng trong glycerin 50% hoặc ở nhiệt độ từ 0-200C.
Virus rất mẫn cảm với sự sấy khô và nhiệt độ thường cũng như các tác nhân
ngoại cảnh.

100


Ngoài ra bệnh cũng có thể có sự kết hợp của vi khuẩn Haemophilus suis, hoặc
các tác nhân gây bệnh kế phát khác.


III.TRUYỀN NHIỄM HỌC
1. Loài vật mắc bệnh
Heo là loài mắc bệnh chủ yếu, phổ biến nhất là heo con còn bú (1-2 tháng
tuổi). Heo trưởng thành cũng có thể mắc bệnh nhưng nhẹ hơn. Heo nái mang thai
mắc bệnh, phôi và có thể chết dẫn đến lên giống lại hoặc sẩy thai.
2. Đường lây lan
Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp qua mõm hoặc hít thở
không khí có chứa virus.
3. Cơ chế sinh bệnh
Virus được duy trì trong tự nhiên chủ yếu do những heo mang mầm bệnh.
Ngoài heo, rất nhiều loài động vật mang và gieo rắc mầm bệnh, đặc biệt là vịt và con
người.
Thời gian nung bệnh ngắn từ 1-3 ngày, sau khi vào cơ thể qua đường hô hấp,
virus được hấp phụ trên bề mặt của đường hô hấp dưới và gây viêm tổ chức kẻ phổi
tràn lan và gây xuất huyết ở các hạch lâm ba. Tổn thất kinh tế quan trọng do heo
bệnh chậm lớn, kéo dài thời gian xuất chuồng. Heo con từ những mẹ không có miễn
dịch với bệnh có tỉ lệ chết cao hơn. Trong trường hợp bệnh cấp tính, heo nái mang
thai có thể bị sẩy thai, thai chết, vô sinh hoặc đẻ ra heo con yếu ớt, số heo con còn
sống/lứa thấp.
IV. TRIỆU CHỨNG
Bệnh xảy ra thình lình, phần lớn hay toàn đàn đều mắc bệnh cùng lúc.
Bệnh thường xảy ra ở heo con 2-4 tuần hoặc sau cai sữa.
Con vật sốt từ 40,5-41,70C, viêm cata kết mạc mắt, chảy nước mắt, hắt hơi, ho
khan lớn giống như chó sủa (barking cough), co giật từng cơn, thở nhanh, thở khó, há
mồm và ngồi như chó, thở thể bụng.

101


Một số con có triệu chứng ở da như nổi mẫn đỏ ở da tai, da chân hoặc có

những vệt tím bầm.
Heo có thể táo bón hoặc tiêu chảy.
Heo nái mang thai ở cuối kỳ có thể bị sẩy thai, đẻ non, ít sữa.
Tỉ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% nhưng tỉ lệ chết thấp. Bệnh kéo dài 2-7
ngày. Tỉ lệ chết vài phần trăm nhưng nếu có sự kế phát của vi khuẩn khác bệnh sẽ
nặng hơn, tỉ lệ chết cao.
V. BỆNH TÍCH
1. Bệnh tích đại thể
Bệnh tích chủ yếu là viêm phế quản, phổi, trong phế quản có chứa nhiều dịch
đục nhầy, đỏ hay xám. Phổi có nhiều ổ viêm, thường ở thùy trước và bên dưới. Vùng
phổi viêm có màu đỏ nâu, nâu xám, phế nang chứa nhiều dịch xuất có tơ huyết, có tế
bào biểu mô bị tróc ra.
Hạch lâm ba ở phổi sưng to, thủy thủng.
Ở heo con 3-4 tuần tuổi hoặc những trường hợp bệnh kéo dài phổi viêm xẹp
xuống, có màu hồng xám, cứng, mặt cắt có nhiều tơ huyết. Cuống phổi trương to có
chứa niêm dịch có mủ.
Khi có những vi khuẩn kế phát bệnh tích sẽ phức tạp hơn.
Ở thể mãn tính, vùng phổi bị viêm có giới hạn rõ rệt, phổi xẹp, màu xám đỏ,
xám trắng, có những chỗ hoại tử vàng, có nhiều mủ trong các tiểu phế quản.

Khí quản chứa đầy dịch nhầy

Niêm dịch có trong

có bọt khí, phổi bị gan hóa

bọt khí và hạch phổi sưng to

2. Bệnh tích vi thể
Bệnh tích vi thể thường thấy là các tiểu phế quản tích dịch với nhiều bạch cầu

trung tính, nhiều phế nang bị xẹp, viêm phổi kẻ và khí thủng. Có sự thâm nhiễm tế
bào ở các vách phế nang, quanh cuống phổi và thành mạch máu.
VI. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán lâm sàng
102


Đặc điểm dịch tễ: bệnh xảy ra thình lình, thường gặp vào mùa đông, bệnh
nặng ở heo con. Tỉ lệ mắc bệnh cao, tử số thấp.
- Triệu chứng
Chảy nước mắt, chảy nước mũi, ho, thở khó.
- Bệnh tích
Viêm cuống phổi, phổi. Trong phế quản và phế nang có nhiều dịch xuất có tơ
huyết
Cần phân biệt với: bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, Viêm phổi địa phương.
2. Chẩn đoán virus học
Gây bệnh thí nghiệm: cho heo con (2-4 tuần).
Phân lập virus: qua phôi gà 10 ngày tuổi, sau 72 giờ thu hoạch nước trứng
kiểm tra virus bằng phản ứng HA và HI.
Nhuộm kháng thể huỳnh quang, kháng thể peroxidase
ELISA, PCR dùng định type và subtype.
3. Chẩn đoán huyết thanh học
Phản ứng HI: heo bệnh cần phải được lấy mẫu 2 lần, cách nhau 3-4 tuần.
VII. PHÒNG BỆNH
1. Phòng bệnh bằng vaccine
Hiện nay, nhiều vaccine vô hoạt được nghiên cứu sản xuất. Tuy nhiên nhiều
báo cáo cho kết quả khác nhau về đáp ứng miễn dịch và hiệu quả kinh tế của việc sử
dụng vắc xin phòng bệnh trong thực tế.
Trong các trại bệnh, có thể sử dụng Flu Sure RTU là vaccine phòng cúm chứa
virus vô hoạt type phụ H1N1 và H3N2 tiêm ngừa cho heo con lúc 3 tuần tuổi với liều

2ml/con, lặp lai sau 3 tuần. Tái chủng sau 6 tháng.
2. Vệ sinh phòng bệnh
Biện pháp an toàn sinh học được đặc biệt quan tâm trong công tác ngăn ngừa
sự xâm nhập của virus vào trại, bao gồm ngăn ngừa sự tiếp xúc của heo với các loài
vật khác, đặc biệt là gia cầm, kể cả con người nếu nghi ngờ bị nhiễm cúm
Tạo môi trường thích hợp: chuồng trại khô ráo và thoáng mát, nhiệt độ thích
hợp.
Tăng cường nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của heo.

103


Cần kiểm tra chặt chẽ heo nhập vào trại, heo mới mua về phải cách ly và theo
dõi một thời gian.
Đối với nái, nếu có heo con bệnh cũng phải cách ly.
Khi có bệnh xảy ra, nên loại thải những con yếu, cách ly đàn heo bệnh, tẩy uế
chuồng trại.
VIII. ĐIỀU TRỊ
Không có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh. Chủ yếu dùng các kháng sinh trị các
vi khuẩn kế phát: penicllin, ampicillin, terramycin, sulfamid ...
Tiêm urotropine, các thuốc hạ sốt, thuốc trợ hô hấp, thuốc bồi dưỡng.
Amantadine, tamiflu cho thấy có hiệu quả trong điều trị thực nghiệm.

Bài 4: HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP TRÊN HEO

(PRRS - Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome)
104


Mystery swine disease, Blue ear disease, Swine infertility and abortion

syndrome, Porcine epidemic abortion and respiratory syndrome.
Bệnh truyền nhiễm của heo do virus, với những triệu chứng rối loạn hô hấp và
rối loạn sinh sản trên nái mang thai. Bệnh thể hiện nặng ở nái mang thai 1/3 giai đoạn
cuối với biểu hiện đặc trưng là sẩy thai và đẻ non. Heo sơ sinh có triệu chứng hô hấp
nặng với tử số cao có thể lên đến 100%, heo càng lớn triệu chứng nhẹ hơn, tỉ lệ chết
thấp.
I. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ
1. Lịch sử phát triển
Bệnh lần đầu tiên được ghi nhận ở Mỹ năm 1987 với triệu chứng là sẩy thai ở
cuối thời kỳ mang thai, kéo dài thời gian động dục, heo con yếu ớt hoặc chết, tỉ lệ đẻ
thấp, tỉ lệ chết cao ở heo cai sữa. Sau đó, nhiều trận dịch hô hấp nặng cũng được báo
cáo trên heo con theo mẹ và sau cai sữa (Keffaber, 1989; Loula, 1991) và bệnh được
đặt với nhiều tên khác nhau.
Năm 1991, Ủy Ban Châu Âu đề nghị gọi tên “Hội chứng rối loạn sinh sản và
hô hấp trên heo” (Porcine reproductive and respiratory syndrome -PRRS) là tên quốc
tế thay thế cho các tên khác. Ngày nay tên PRRS được sử dụng phổ biến.
Từ năm 1992 trở đi bệnh lan rộng khắp nơi, gây thiệt hại đáng kể đối với các
trại chăn nuôi heo công nghiệp trên thế giới (Meredith, 1995).
2. Phân bố địa lý
Bệnh phổ biến khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những nơi chăn nuôi thâm
canh với qui mô lớn.
Ở Việt Nam bệnh được phát hiện đầu năm 1998 bằng kiểm tra huyết thanh
học. Hiện nay bệnh rất phổ biến ở các trại chăn nuôi công nghiệp và gây tổn thất rất
lớn.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Virus PRRS được xếp vào chi Arterivirus, họ Arterividae, bộ Nidovirales
(Cavanaugh, 1997). Virus có hình cầu, đường kính 60-65nm với axít nhân là một

105



chuỗi đơn ARN dương, capsid nhân có đường kính 30-35nm và được bao bọc bởi
màng lipid đôi nhẵn. Virus có tính kháng nguyên không đồng nhất, có 2 type chính là
type Châu Âu với chủng virus phân lập đầu tiên là Lelystad virus và type Châu Mỹ
với chủng nguyên thủy là VR-2332.
Virus có thể sống lâu trong điều kiện lạnh. Ở nhiệt độ -700C đến -200C, virus
có thể sống trong nhiều tháng đến nhiều năm, ở 40C sau một tuần virus mất 90% khả
năng gây bệnh nhưng có thể duy trì nồng độ gây nhiễm thấp ít nhất trong 30 ngày. Ở
nhiệt độ 20-210C virus có thể duy trì khả năng gây nhiễm trong 1-6 ngày, ở 370C
trong 3-24 giờ, ở 560C trong 5-56 phút. Virus thích hợp ở pH = 6,5-7,5, khả năng
gây nhiễm mất đi nhanh ở pH<6 và pH > 7,5. Virus bị vô hoạt khi xử lý bằng các
dung môi hòa tan lipid như ether và chloroform. Ngoài ra virus cũng bị vô hoạt
nhanh chóng bởi nhiều loại thuốc sát trùng dù chỉ ở nồng độ thấp.Virus có thể nuôi
cấy trong các đại thực bào phế nang, các tế bào có nguồn gốc từ thận khỉ xanh như
CL-2621, MARC-145.
III. TRUYỀN NHIỄM HỌC
1. Loài vật mắc bệnh
Heo là loài động vật cảm nhiễm chủ yếu. Ngoài ra một số loài chim cũng cảm
nhiễm (Zimmerman và ctv, 1997).
Mầm bệnh thường xâm nhập vào trại qua các heo mang trùng. Heo mắc bệnh
và heo mang trùng thải virus qua nước bọt, nước tiểu, phân, tinh dịch và sữa.
2. Đường lây lan
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua
đường tiêu hóa, qua các vết thương sâu hoặc qua đường sinh dục. Khi có bệnh xảy
ra, số heo mắc bệnh gia tăng nhanh chóng, sự lây lan trong đàn heo chủ yếu do tiếp
xúc trực tiếp, sau 2-3 tháng có đến 95% heo trong đàn có đáp ứng kháng thể. Thời
gian kháng thể duy trì trong cơ thể nái và heo đực chưa được nghiên cứu kỹ nhưng
hầu hết các thí nghiệm cho thấy thời gian miễn dịch tương đối ngắn. Virus tồn tại
trong tổ chức của cơ thể khá lâu dẫn đến tình trạng mang trùng kéo dài, đặc biệt virus

tồn tại lâu trong các mô lâm ba và hạch hạnh nhân có thể đến 157 ngày. Do đó, sự lây
truyền bệnh diễn ra liên tục từ những heo nhiễm trùng sang các các heo mẫn cảm
(Baysinger và Cooper, 1997).

106


3. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sản sinh chủ yếu trong các đại thực bào
của niêm mạc, phế nang và một số vùng trong cơ thể và vào máu gây nhiễm trùng
huyết khoảng 12 giờ sau khi nhiễm trùng (Rossow và cộng sự, 1995). Sau đó virus
lan tỏa ra toàn thân, phát triển chủ yếu trong các tế bào đơn nhân và đại thực bào tại
các mô. Biến đổi bệnh lý tùy thuộc vào chủng virus, tuổi heo, sức đề kháng, sự
nhiễm trùng kế phát và yếu tố stress của môi trường. Virus tác động gây viêm phổi
mô kẻ, viêm cơ tim, viêm não, viêm động mạch và những biến đổi bệnh lý tại các
hạch lâm ba.
Bệnh thường rất nặng ở heo con sơ sinh với tử số cao có thể lên đến 100%,
heo càng lớn triệu chứng nhẹ hơn, tỉ lệ chết thấp. Heo hậu bị, nái chưa phối hoặc heo
nọc có thể sốt, ăn ít, heo nọc có thể giảm dục tính hoặc không, nhưng virus có thể
được tìm thấy trong tinh dịch.
Bệnh thể hiện nặng trên heo nái mang thai ở 1/3 giai đọan cuối, với triệu
chứng đặc trưng là sẩy thai hoặc đẻ non.
IV. TRIỆU CHỨNG
1. Ở đàn heo sinh sản
Hiện tượng rối loạn sinh sản và triệu chứng thay đổi từng trại, tùy thuộc vào
chủng virus gây bệnh, cách quản lý chăm sóc và tình trạng miễn dịch. Ở những đàn
chưa hề có bệnh và chưa được tiêm phòng sẽ bị tổn thất lớn. Heo nái và hậu bị có thể
bỏ ăn, sốt (39- 410C) và mệt lã trong vòng 1-7 ngày. Tai, âm hộ, vùng mõm có màu
tím tái (thường thấy trong trường hợp nhiễm với những chủng Châu Âu). Rối loạn
sinh sản đặc trưng là đẻ non với nhiều thai chết hoặc heo sinh non yếu ớt, heo nái

mất sữa. Giai đoạn bệnh diễn ra ở thể cấp tính kéo dài trong đàn khoảng 2-3 tháng,
sau đó năng suất sinh sản trong đàn có thể trở lại bình thường. Bệnh cũng có thể hiện
diện dai dẳng trong đàn với sự gia tăng số heo động dục dài hơn chu kỳ và heo nái
không đẻ.

Tai xanh

Da vùng mông, âm hộ…xanh

107


2. Ở heo con và heo lứa
Heo con có thể nhiễm trùng từ trong tử cung, heo con sinh non yếu ớt, kém
phát triển, chân bẹt, run cơ, viêm kết mạc mắt, mí mắt ứ nước, thân nhiệt cao, nhảy
mũi, ho, thở nhanh, thở khó, gầy ốm, tiêu chảy, có triệu chứng thần kinh, có thể có
những vết thâm tím hoặc xuất huyết. Tỉ lệ chết trước khi cai sữa cao, có thể lên đến
80%.
Heo từ 3-10 tuần tuổi trở lên có triệu chứng thay đổi. Heo có thể sốt, viêm
phổi, chậm lớn, nếu có sự kế phát của các vi khuẩn khác thì tỉ lệ chết tăng cao. Heo
thịt, heo hậu bị, nái không mang thai và heo đực có thể sốt, ăn ít nhưng triệu chứng
qua nhanh. Heo đực có thể giảm tính dục.
V. BỆNH TÍCH

Phổi viêm cứng có màu sậm

1. Bệnh tích đại thể
Bệnh tích ghi nhận chủ yếu ở phổi và hạch lâm ba. Bệnh tích rõ nhất ở heo sơ
sinh và heo con theo mẹ. Phổi viêm mô kẻ với những vùng cứng có màu nâu, khó
phân biệt ranh giới giữa vùng phổi bệnh và không bệnh, bệnh tích thường được tìm

thấy ở phần trước và dưới của phổi. Hạch lâm ba sưng, có màu nâu vàng. Nếu có kết
hợp với những tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác, bệnh tích sẽ phức tạp hơn.
Trong một lứa đẻ có thể gồm heo bình thường, heo chết lúc đẻ hoặc thai chết
nhiều ngày trong tử cung, xuất huyết từng đoạn hay suốt chiều dài cuống rốn, phù
màng thận và màng treo ruột (ở đoạn kết tràng)
2. Bệnh tích vi thể

108


Bệnh tích vi thể đặc trưng bởi hiện tượng viêm mô kẻ phổi với sự thâm nhiễm
các bạch cầu đơn nhân ở vách phế nang, tế bào phổi phồng to, tăng sinh và tích nhiều
dịch viêm có mãng hoại tử trong phế nang. Hạch lâm ba sưng với sự tăng sinh các
nang lâm ba, sau đó hoại tử với sự gia tăng của các đại thực bào và nhiều mảnh vỡ
của nhân trong nang. Ngoài ra còn có thể thấy viêm mũi, viêm não và viêm cơ tim
với sự thâm nhiễm lâm ba cầu và tương bào.
Bệnh tích nhau và thai đặc trưng bởi sự hoại tử và bong tế bào biểu mô nhau
mẹ trong tử cung. Hoại tử động mạch cuống rốn, viêm mủ có tơ huyết, viêm phổi với
sự thâm nhiễm các bạch cầu đơn nhân ở vách phế nang, tế bào phổi phồng to, nhiều
dịch viêm trong phế nang. Viêm xơ hóa cơ tim, viêm não.
VI. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào tiền sử, dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích. Triệu chứng hô
hấp trên nhiều heo, rối lọan sinh sản. Bệnh tích viêm phổi, phổi cứng, có màu nâu.
Cần phân biệt với các bệnh rối loạn sinh sản khác. Đặc điểm quan trọng để
phân biệt rối loạn sinh sản do PRRS với các nguyên nhân truyền nhiễm khác là diễn
biến bệnh cấp tính kéo dài trong đàn trên dưới 3 tháng, với triệu chứng đặc trưng ở
heo nái sinh sản là đẻ non, tỉ lệ chết ở heo con trước, trong và sau khi đẻ rất cao, heo
ở nhiều lứa tuổi như heo theo mẹ, heo lứa, heo trưởng thành đều có thể mắc bệnh.
2. Chẩn đoán virus học

Phân lập virus
Nhuộm kháng thể huỳnh quang
PCR

3. Chẩn đoán huyết thanh học
ELISA
Miễn dịch huỳnh quang
Phản ứng trung hòa virus
VII. Phòng bệnh
1. Phòng bằng vaccine

109


Từ khi bệnh xuất hiện, có rất nhiều nghiên cứu về vaccine và nhiều loại
vaccine đã được đưa ra thị trường. Tuy nhiên hiệu quả vaccine cũng có nhiều hạn chế
do đặc tính virus phát triển trong các đại thực bào (làm cản trở sản xuất kháng thể
trung hòa). Hiện nay vaccine đang được sử dụng ở một số nước. Điều cần thiết là
phải xác định được chủng gây bệnh tại địa phương để chọn vaccine thích hợp.
2. Vệ sinh phòng bệnh
Heo cái hậu bị, heo đực mua từ những đàn không bệnh
Kiểm tra huyết thanh học và cách ly heo mới nhập về ít nhất là 30 ngày
Tiêu độc và sát trùng chuồng trại
Đồng xuất- đồng nhập (all in-all out)
Tăng cường nuôi dưỡng, chăm sóc nâng cao sức đề kháng heo
Tiêm ngừa vaccine phòng các bệnh đường hô hấp
Có rất nhiều nghiên cứu trong việc khống chế bệnh bao gồm xét nghiệm và
loại thải đàn nhiễm bệnh, gây dựng đàn mới sạch bệnh, kết hợp với các biện pháp an
toàn sinh học đã cho kết quả bước đầu ở một số trại. Tuy nhiên nhiều chương trình
thanh toán bệnh thất bại do ngày càng có nhiều chủng virus phân lập được mà không

xác định được nguồn.
VIII. ĐIỀU TRỊ
Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu Sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa
và điều trị nhiễm trùng kế phát. Sử dụng thuốc giảm sốt, bồi dưỡng để nâng cao sức
đề kháng gia súc. Có thể tiêm acid acetylsalicylic và antiprostaglandin cho heo nái
mang thai ở giai đoạn cuối để giảm sốt và kéo dài thời gian mang thai.

Bài 5: BỆNH RỐI LOẠN SINH SẢN DO PORCINE PARVOVIRUS
( Porcine parvovirus infection)
Porcine parvovirosis

110


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×