Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN TRÂU BÒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.57 KB, 23 trang )

Chương 2: BỆNH TRÂU BÒ
Bài 1: BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
( Aphthae epizootica)
Foot and mouth disease, Aphthous fever, Panzootic aphtha,
Vesicular aphtha, Eczema contagiosa, Fièvre Aphtheuse
Bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh gây ra bởi virus có
tính hướng thượng bì, đặc trưng bởi sự hình thành những mụn nước
ở niêm mạc miệng, vùng da móng và kẻ chân.
I. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ
1. Lịch sử
Bệnh lần đầu tiên được ghi nhận ở Châu Âu năm 1544, từ đó
bệnh lan ra và gây tổn thất to lớn khắp nơi trên thế giới.
1897-1900, Loffler và Frosch đã tìm ra căn bệnh là virus
2. Địa dư bệnh lý
Bệnh có khắp nơi trên thế giới: Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc,
Thái Lan, Nam Mỹ, Nam Phi.
Ở Việt Nam bệnh xuất hiện từ lâu, từ 1962 bệnh không được
ghi nhận.
Ở miền Nam từ 1984 bệnh xuất hiện trên heo ở Đồng tháp, An
Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long... Ở Miền Bắc bệnh xuất
hiện ở Quảng Ninh, Quảng Bình.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

69


Virus lở mồm long móng được xếp vào giống Aphthovirus họ
Picornavirus, là ARN virus, có kích thước nhỏ. Có 7 type huyết
thanh học đã được xác định: A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1.
Type gây bệnh phổ biến nhất là type O.
Virus có sức đề kháng cao đối với ngoại cảnh. Trong tủ lạnh


virus có thể sống 425 ngày. Trong đất ẩm, virus sống hàng năm. Ở
nhiệt độ 60-700C virus chết sau 5-15 phút, ở 1000C virus chết ngay
tức khắc, virus nhạy cảm với các chất acid và kiềm.
III. TRUYỀN NHIỄM HỌC
1. Loài vật mắc bệnh
Trâu bò mẫn cảm nhất rồi đến heo, dê, cừu, các thú hoang khác
cũng mẫn cảm (heo rừng, nhím, dơi, lạc đà), mèo và người cũng có
thể mắc bệnh.
Động vật thí nghiệm: chuột lang
2. Đường lây lan
- Đường tiêu hóa
- Vết thương ngoài da.
Đường sinh dục (hiếm thấy)
- Bào thai.
3. Cơ chế sinh bệnh
Thời kỳ nung bệnh từ 3-7 ngày.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể virus sản sinh trong lớp tế bào
thượng bì của ống tiêu hóa hoặc ở da gây thủy thủng và hình thành
mụn nước khó thấy (mụn nước sơ phát), con vật vẫn ăn uống bình
thường. Sau đó virus vào máu gây sốt và đến các cơ quan phủ tạng
70


nhưng trong phủ tạng chúng không gặp những điều kiện thuận lợi để
phát triển, virus trở lại niêm mạc và da, chủ yếu là tế bào thượng bì
non. Do đó, ở cuối giai đoạn sốt, virus nhân lên và gây nên các mụn
nước (mụn thứ phát). Mụn nước này được thấy ở miệng, kẻ chân, da
móng chân, núm vú, mõm, dạ cỏ. Mụn nước phát triển to lên cùng
với phản ứng viêm, bạch cầu được huy động tới làm cho dịch lâm ba
trong của mụn nước trở nên đục, sau đó mụn vỡ ra tế bào thượng bì

tiếp tục tăng sinh nhanh chóng không để lại vết sẹo. Nhưng khi có sự
kế phát của vi khuẩn sẽ gây hoại tử, bệnh lý cục bộ ăn sâu vào bên
trong có khi gây bại huyết làm con vật chết hoặc suy yếu. Một số
trường hợp virus sản sinh ở cơ tim gây thoái hoá cơ tim.
IV. TRIỆU CHỨNG
1. Trâu bò
a. Thể thông thường hay thể nhẹ
Thường thấy ở vùng nhiệt đới.
Ủ rũ, sốt 40-410C, sốt kéo dài 2-3 ngày, lông dựng, da nóng,
mũi khô, kém ăn hoặc không ăn, 3-4 ngày sau con vật có thể ăn
nhiều hơn đồng thời xuất hiện những mụn nước ở niêm mạc miệng,
chân và những chỗ da mỏng.
- Triệu chứng ở miệng
Lúc đầu sốt, miệng nóng, lưỡi dày lên khó cử động có màu đỏ
ửng.
Sau đó mụn bắt đầu mọc ở hàm trên, phía trong má, mép, chân
răng, môi, lợi, lưỡi. Những mụn nước lúc đầu nhỏ bằng hạt đậu to
dần lên bằng hạt bắp, quả mận thường có hình tròn. Mụn có màng
71


bọc mỏng bên trong có nước, lúc đầu trong, vàng sau vẩn đục. Mụn
có màu trắng hay hơi hồng. Sau 1-2 ngày mụn vỡ ra tạo thành vết
loét to và sâu hơn so với nốt loét của bệnh dịch tả trâu bò, nước trong
mụn chảy ra đục có bọt đặc dính, sau đó bóc đi chỉ còn thấy vết loét
màu hồng trắng, phủ chất màu vàng. Sau 2 ngày, vết loét bắt đầu
thành sẹo. Khi mụn vỡ nước dãi chảy nhiều hơn, có mùi hôi, lẫn máu
và dịch lâm ba màu vàng.

Mụn loét miệng


- Triệu chứng ở mắt, mũi
Mụn mọc ở niêm mạc mũi, sau đó vỡ ra làm loét vành mũi,
chảy nước mũi lỏng hay hơi đặc màu trắng.

72


Mụn mọc ở niêm mạc mắt thường ít thấy. Con vật đau mắt,
chảy nước mắt đặc có mủ, giác mạc có mụn nhỏ, đục.
- Triệu chứng ở chân

Mụn nước ở chân

Mụn nước vỡ làm

long móng
Móng chân nóng, đau vàng móng và kẻ móng hơi sưng, da
mỏng có màu trắng hồng, tụ máu, phồng lên, c, nằm một chỗ. Mụn
bắt đầu mọc rõ ở kẽ chân, có màu trắng từ trước ra sau, vỡ ra làm
móng hở, nặng có thể làm long móng, mụn vỡ chảy nước hôi thối, để
lộ lớp thượng bì đỏ tươi, có thể có giòi. Nếu giữ sạch sẽ lớp da đỏ
biến thành da non. Mụn nước có ở 2,3 hoặc 4 chân . Sau 10-15 ngày
mụn lành, con vật đi đứng bình thường.
- Triệu chứng ở vú

Mụn nước ở vú bò
73



Mụn nước thường thấy ở đầu vú, núm vú. Mụn có thể to bằng
trái mận, sau 2-6 ngày vỡ ra, phần vú tổn thương rất đau. Nếu được
chăm sóc tốt mụn vỡ sẽ khô lại và mau lành.
Trong thời gian bệnh: sữa lỏng, ít, màu vàng, có mùi hôi, dễ
đặc. Sau khi khỏi bệnh con vật cho sữa ít hơn trước hoặc mất hẳn.
- Triệu chứng ở các bộ phận khác
Mụn nước cũng có thể xuất hiện ở âm hộ, nách, ngực, bụng,
phía trong đùi (hiếm thấy).
Ở nước ta trâu bò bệnh thường thấy có mụn nước ở miệng,
chân. Sau khi mụn vỡ, con vật đi tiêu chảy, bí tiểu, có khi bị sưng
hầu.
Bệnh tiến triển từ 10-17 ngày, nếu chăm sóc chu đáo, bệnh có
thể mau khỏi.
b. Thể nặng (thể ác tính)
Thường gặp ở gia súc non, gia súc nuôi vệ sinh chăm sóc kém,
nếu:
- Nhiễm đường tiêu hoá - viêm ruột cấp, xuất huyết, con vật
chết sau vài ngày.
- Nhiễm đường hô hấp - viêm đường hô hấp, ngạt thở - chết
sau vài ngày
- Nhiễm bộ máy tuần hoàn - tim suy nhược, chết.
c. Thể bại huyết: gia súc non nhiễm virus qua sữa - bại huyết
thủy thủng tương mạc, thối loét, chết bất ngờ.
2. Ở heo
Con vật kém ăn, thở nhiều, chảy nước dãi.
74


Thường thấy mụn nước ở 4 chân và miệng, vú.
Kém ăn, thở nhiều, chảy nước dãi. Miệng có mụn loét, mụn

nước ở kẻ móng, long móng. Mụn mọc ở đầu vú, ở bụng . Bệnh kéo
dài từ 1-2 tuần, nếu chăm sóc kém, sức đề kháng yếu con vật có thể
chết.
3. Ở dê, cừu
Bệnh nhẹ.
Mụn ở miệng nhỏ, mất đi nhanh.
Mụn ở chân làm con vật què.
V. BỆNH TÍCH
- Đường tiêu hóa: mụn nước và vết loét ở miệng, lợi, chân răng,
lưỡi, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, có khi có những mảng xuất
huyết, thối nát, tụ máu (hoặc có những vết sẹo).
- Viêm khí quản, phế quản, phổi và màng phổi.
- Tim: cơ tim biến chất, mềm, có vết xám trắng nhạt, vàng nhạt.
Bao tim sưng, tích nước trong hoặc hơi đục, tâm nhĩ lấm tấm xuất
huyết (thể ác tính).
- Lách sưng màu đen.
VI. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán lâm sàng:
Mụn nước ở miệng, chân và một số bộ phận của cơ thể
Cần phân biệt với bệnh dịch tả trâu bò.
2. Chẩn đoán virus học
Tiêm truyền cho bò con.
Gây bệnh cho chuột lang.
75


Gây nhiễm cho tế bào 1 lớp (BHK: baby hamster kidney)
Phản ứng RT- PCR (reverse transcription- polymerase chain
reaction)
Phản ứng ELISA

3. Chẩn đoán huyết thanh học
Phản ứng kết hợp bổ thể.
Trung hòa virus
Phản ứng ELISA
VII. PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh phòng bệnh
- Khi chưa có bệnh
Thực hiện nghiêm ngặt qui chế vệ sinh phòng bệnh. Kiểm dịch
biên giới. Kiểm soát vận chuyển gia súc.
Không được chăn thả gia súc trên cánh đồng có gia súc bệnh.
- Khi có dịch
Khai báo nhanh chóng để có biện pháp đối phó với dịch.
Công bố dịch và áp dụng các biện pháp chống dịch triệt để.
Gia súc bệnh phải cách ly điều trị và chăm sóc chu đáo.
Không vận chuyển và buôn bán gia súc.
Giới hạn đàn gia súc có mắc bệnh trong một vùng, không được
đưa ra ngoài phạm vi có dịch.
Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.
Phải qua 14 ngày sau khi con vật cuối cùng mắc bệnh đã khỏi,
và sau khi đã tiêu độc triệt để mới được tuyên bố hết dịch. Nhưng

76


những gia súc khỏi bệnh muốn đưa sang vùng chưa có dịch phải đợi
sau 3 tháng.
2. Vaccine phòng bệnh
Ở nước ta vaccine phòng bệnh thường dùng là vaccine chết:
Đối trâu bò, cừu, dê sử dụng vaccine với các chủng O, A, Asia1
Đối với heo sử dụng vaccine với các chủng A, O, C.

Vaccine cho miễn dịch từ 6 tháng- 1 năm.
VIII. ĐIỀU TRỊ
Không có thuốc đặc hiệu
Bệnh ít gây chết, nếu chăm sóc tốt bệnh có thể khỏi.
Cho ăn thức ăn dễ tiêu
Rửa vết thương bằng các chất sát trùng, chất chua.
Tiêm kháng sinh tránh phụ nhiễm (penicillin, terramycin).
Cho gia súc nghỉ ngơi ở những nơi sạch sẽ thoáng mát.
Kháng huyết thanh có kết quả điều trị tốt nếu phát hiện sớm,
liều tiêm từ 120-500ml/con tùy thể trọng gia súc.

77


Bài 2: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ
( Pasteurellosis bovium)
Bovine pasteurellosis, Shipping fever, Heamorrhagic
septicemia, Stockyard disease, Stockyard pneumonia, Enzootic
pneumonia of calves
Bệnh truyền nhiễm cấp tính của trâu bò gây ra bởi vi khuẩn
Pasteurella multocida và P. hemolytica đặc trưng bởi hiện tượng
nhiễm trùng huyết, xuất huyết và viêm phổi.
I. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ
1. Lịch sử
1878, bệnh lần đầu tiên được Bollinger ghi nhận ở động vật
hoang và trâu bò.
1880 Kitt đã so sánh mầm bệnh tụ huyết trùng ở heo, gia cầm,
trâu bò, thỏ và động vật hoang đã kết luận mầm bệnh có nhiều đặc
tính chung, gọi với tên chung là Bacterium bipolare multocidum. Sau
này thống nhất gọi là P. multocida.

2. Địa dư
Bệnh có khắp nơi trên thế giới, gây tổn thất đáng kể. Bệnh có ở
Châu Âu, Châu Á, Châu Phi... Bệnh xảy ra trầm trọng ở những vùng
nhiệt đới.
Ở Việt Nam bệnh có khắp nơi, thường xảy ra lẻ tẻ ở vùng đồng
bằng Bắc, Trung và Nam bộ.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

78


P. multocida, Gram âm, cầu trực khuẩn, không di động, không
hình thành nha bào. Đặc tính kháng nguyên không đồng nhất: có 2
nhóm kháng nguyên chính:
P. multocida, P. hemolytica.
Vi khuẩn có sức đề kháng yếu đối với các tác nhân ánh sáng,
nhiệt độ và chất sát trùng. Ở 580C vi khuẩn (ở trong máu, canh
khuẩn) bị tiêu diệt sau 20 phút. Vi khuẩn trong canh khuẩn bị ánh
sáng mặt trời tiêu diệt sau 1 ngày. Trong nước có nhiều chất hữu cơ
vi khuẩn có thể sống hàng tháng, có khi hàng năm, các chất sát trùng
tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng.

Vi khuẩn Pasteurella multocida (nhuộm Gram)

III. TRUYỀN NHIỄM HỌC
1. Loài vật mắc bệnh
Trâu, bò, cừu, heo, thỏ, chuột bạch (chuột lang, chuột cống
không mắc).
79



Những yếu tố làm giảm sức đề kháng sẽ làm cho bệnh dễ phát
ra.
Động vật thí nghiệm: thỏ, chuột bạch.
2. Đường lây lan
Tiêu hoá.
Hô hấp.
3. Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn thường sống ở phần trên của cơ quan hô hấp, khi gặp
điều kiện thuận lợi vi khuẩn tăng độc lực vào máu, gây nhiễm trùng
huyết, rồi đến các cơ quan nội tạng như phổi, hạch lâm ba gây các
bệnh tích đặc trưng.
IV. TRIỆU CHỨNG
Thời kỳ nung bệnh từ 1-3 ngày
1. Thể quá cấp
Con vật trở nên hung dữ, run rẩy, chạy, ngã quỵ hay đập đầu
vào tường chết. Bệnh tiến triển trong vòng 24 giờ.
2. Thể cấp tính
Triệu chứng xuất hiện đột ngột.
Mệt lã, không cử động, không nhai lại, sốt 41-420C.
Niêm mạc mắt, mũi đỏ ửng, tím tái, chảy nước mắt, nước dãi.
Tùy nơi vi khuẩn khu trú ở bộ phận nào của cơ thể. Bệnh sẽ thể
hiện triệu chứng khác nhau.
* Ở ngực (phổi): ho khan, ho từng cơn, chảy nước mũi đặc, lẫn
mủ.
* Ở bụng (ruột): táo bón, tiêu chảy, phân có thể có máu.
80


* Ở hạch lâm ba: hạch sưng to, thủy thủng (thường thấy ở hạch

hầu) làm con vật khó nuốt, lưỡi thè ra. Hạch trước vai, hạch khoeo ở
chân làm con vật què. Thở khó trầm trọng, ngạt thở - chết. Niêm mạc
có chấm xuất huyết li ti. Bệnh xảy ra ở trâu nặng hơn bò. Ở trâu , tỉ lệ
chết từ 90-95%, bò 5-10%.
3. Thể mãn tính
Triêu chứng viêm mãn tính ở phổi, ở ruột, ho, thở khó, tiêu
chảy.

Bò suy nhược nặng, chảy nước mũi đặc
V. BỆNH TÍCH
* Bệnh tích chung.
Tổ chức liên kết dưới da, niêm mạc, bắp thịt lấm tấm xuất
huyết.
Hạch lâm ba viêm, sưng to, thủy thủng,vùng xung quanh hạch
bị ứ nước màu vàng nhạt (ở bò), hơi xanh ở trâu.
Mặt cắt thịt ướt.
81


Hạch lâm ba và mạch lâm ba nhiều nước.
* Bệnh tích đặc biệt
a. Bệnh khu trú ở hạch lâm ba: hạch sưng màu đỏ, xuất
huyết, vùng xung quanh hạch lâm ba bị thủy thủng.
b. Bệnh khu trú ở ngực: thủy thủng lồng ngực (có nước vàng),
màng phổi lấm tấm xuất huyết, phổi viêm nhất là phần trước. Viêm
ngoại tâm mạc, bao tim tích nước vàng, cơ tim viêm có chấm xuất
huyết.

Phổi do gan hóa màu đỏ sậm khoảng 1/3 thùy trước


c. Bệnh khu trú ở bụng
Viêm phúc mạc, có nước vàng, thủy thủng, xuất huyết ở các
phủ tạng, hạch ruột.
VI. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán lâm sàng

82


Cần phân biệt với bệnh nhiệt thán, bệnh dịch tả trâu bò, ung khí
thán.
2. Chẩn đoán vi khuẩn học
- Kiểm tra qua kính hiển vi.
- Nuôi cấy.
- Tiêm truyền động vật thí nghiệm: thỏ, chuột bạch.
VII. PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh phòng bệnh
* Khi chưa có dịch
- Tăng cường vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng tăng sức đề kháng.
- Thường xuyên tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.
- Định kỳ tiêm phòng hàng năm
* Khi có dịch
- Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
- Cách ly gia súc ốm.
- Chuyển gia súc khỏe xa khỏi vùng có dịch.
- Tránh chăn dắt trên những cánh đồng ẩm thấp.
- Xác chết phải được chôn sâu nơi khô ráo, không bị ngập
nước.
- Hạn chế vận chuyển, sát sinh.
- Tiêu độc triệt để phân, rác, dụng cụ chăn nuôi.

- Tiêm phòng cho gia súc khoẻ.
2. Phòng bệnh bằng vaccine
Vaccine formol keo phèn, tiêm dưới da, cho miễn dịch 6 tháng.
VIII. ĐIỀU TRỊ
83


Streptomycin 10mg/kgP, kết hợp với penicillin.
Terramycin 5mg/kgP.
Sulfamerazin, sulfamethazin.
Kết hợp với thuốc trợ sức, bồi dưỡng.
Kháng huyết thanh đơn hoặc đa giá tụ huyết trùng, liều 2040ml/ bê, nghé, 60-100ml/ bò.

Bài 3: BỆNH UNG KHÍ THÁN
( Gangraena emphysematosa)

84


Charbon symptomatic, Blackleg, Emphysematous gangrene,
Quarter ill, Symtomatic anthrax, Black quarter
Bệnh truyền nhiễm cấp tính của trâu, bò, cừu, thỉnh thoảng xảy
ra ở heo, dê, nai, gây ra bởi Clostridium feseri, bệnh xảy ra lẻ tẻ với
hình thức dịch lẻ tẻ, đặc trưng bởi hiện tượng sưng xuất huyết ở các
cơ bắp có khí, đặc biệt là ở vùng mông (gluteal region).
I. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ
1875 Bollinger phân biệt bệnh nhiệt thán và bệnh ung khí thán.
1879-1880 Arloing, Carnevine và Thomas nuôi cấy và mô tả
mầm bệnh.
Bệnh có khắp nơi trên thế giới, thường phát ra lẻ tẻ, có tính

chất địa phương, phổ biến ở vùng nhiệt đới.
Ở nước ta bệnh cũng được ghi nhận ở nhiều tỉnh ở cả 3 miền.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Clostridium feresi (chauvoei). Trực khuẩn yếm khí, có nha bào,
G+, di động.
Ngoài ra còn có thể có các trực khuẩn yếm khí có nha bào khác
như: Clostridium septicum, Cl. perfringens, Cl. oedematiens kết hợp
với Cl. chauvoei để gây bệnh.
Trong xác chết, vi khuẩn có thể sống 3 tháng, formol 3% có thể
diệt vi khuẩn trong 15 phút.
Nha bào có sức đề kháng cao đối với sự sấy khô, trong đất nha
bào có thể sống từ 10-18 năm.
Nha bào bị tiêu diệt khi hấp ướt ở 1210C trong 20 phút
85


Vi khuẩn Clostridium chauvoei ( nhuộm Gram)

III. TRUYỀN NHIỄM HỌC
1. Loài vật mắc bệnh
Trâu, bò, cừu, thỉnh thoảng thấy ở dê, nai, ngựa, heo. Trâu bò
từ 6-24 tháng tuổi dễ mắc bệnh.
Động vật thí nghiệm: chuột lang, thỏ.
2. Đường lây lan
- Đường tiêu hóa.
- Vết thương ngoài da: do cắt lông (ở cừu), cuống rốn….
3. Cơ chế sinh bệnh

86



Nha bào vào cơ thể qua đường tiêu hóa hoặc vết thương phát
triển thành dạng vi khuẩn, nhân lên trong đường tiêu hóa, tiết độc tố
làm tổn thương thành huyết quản, khi huyết quản bị tổn thương vi
khuẩn sẽ từ máu vào bắp thịt. Bắp thịt sẽ phồng lên do khí sinh ra bởi
vi khuẩn. Độc tố của vi khuẩn sinh ra làm con vật sốt, thở khó, chết.
IV. TRIỆU CHỨNG
1. Trâu bò
Thời gian nung bệnh từ 1-3 ngày.
a. Thể quá cấp
Thường thấy ở con non < 3 tháng tuổi. Con vật chết nhanh
chóng sau 3-6 giờ. Không thấy triệu chứng hoặc thấy đuôi cụp lưng
cong rồi chết.
Hoặc bị sưng mình nhiều nơi ấn tay vào nghe lạo xạo. Gia súc
chết bụng trướng to lên.

Xác chết trương phồng do khí thủng

b. Thể cấp tính
87


Sốt nhẹ 39-400C, ăn uống bình thường. Sau một thời gian ngắn
trên mình xuất hiện những khối u nhất là bắp thịt to, mông, đùi, vai
cổ....
Ung lúc đầu nóng , khi sờ vào con vật có cảm giác đau, các ung
này to dần bên trong có nhiều hơi, sau đó chỗ sưng ít nóng, ít đau
hơn, giữa lạnh, da cứng, xung quanh là vùng thủy thủng, nóng, da
căng, màu thâm tím trong đó có chứa nhiều khí, có khi ung bị loét,
chảy mủ, chảy máu.

Ung nổi ở chân làm con vật què
Ung nổi ở cổ làm con vật khó thở.
2. Ở cừu
Chỗ vết thương nhiễm trùng bị sưng lên, thân nhiệt tăng.
Con vật bị què.
Ung có khí, da thâm tím.
Thở khó, tim đập nhanh.
V. BỆNH TÍCH
Xác chết chậm thối
Khối u: giữa ung, bắp thịt thâm tím, đen, nâu sậm, có chất keo
lầy nhầy, sủi bọt, có khí, có tiếng kêu lạo xạo, xung quanh màu nhạt
hơn, thủy thủng xuất huyết.

Bắp thịt có màu sậm, có khí

88


Hạch lâm ba ở vùng có ung sưng to, tụ máu, thấm tương dịch.
Ung phát triển vùng nào thì phủ tạng bên trong tụ máu.
Ung ở ức, ngực tim tụ máu, ngoại tâm mạc viêm có nước vàng.
Ung ở vùng bụng, dạ dày, ruột tụ máu, màng bọc gan có vết
trắng, hoại tử thành vết như đá hoa vân, mật sưng.
Máu màu sẩm.
VI. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán lâm sàng
Cần phân biệt với
- Bệnh tụ huyết trùng
- Bệnh nhiệt thán.
2. Chẩn đoán vi khuẩn học

Vi khuẩn thường tìm thấy trong ung ở bắp thịt.
- Kiểm tra qua kính hiển vi.
- Phân lập qua các môi trường.
- Tiêm cho động vật thí nghiệm.
3. Chẩn đoán huyết thanh học
Phản ứng ngưng kết
VII. PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh phòng bệnh
- Khi chưa có bệnh
Chọn địa điểm nuôi, tránh những vùng có nhiễm mầm bệnh.
- Khi có bệnh
Cách ly gia súc ốm, không được chăn dắt.
89


Xác chết phải được tiêu độc và chôn sâu 2m.
Cấm sát sinh và vận chuyển gia súc.
Tiêu độc đồ vật nhiễm trùng và chuồng trại bằng formol 3%.
Thay địa điểm chăn dắt.
Tiêm phòng bằng vaccine.
Công bố hết dịch sau 14 ngày khi con ốm cuối cùng chết hoặc
khỏi bệnh và đã tiêu độc và tiêm phòng cho toàn đàn gia súc.
2. Phòng bệnh bằng vaccine và kháng huyết thanh
Bacterin: canh khuẩn môi trường nước thịt 24 - 48 giờ, diệt nha
bào bằng formol 0.5% cho hấp phụ với 1/10 phèn chua. Tiêm dưới
da cổ 5ml/trâu, bò 2ml/bê, nghé, miễn dịch 1 năm.
Kháng huyết thanh ung khí thán: dùng trong các ổ dịch trầm
trọng, liều 10-30 ml/con trước khi tiêm vaccine 5 ngày.
VIII. ĐIỀU TRỊ
Can thiệp sớm.

Dùng kháng huyết thanh. Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Liều : 50-100 ml (lần 1)
25-50 ml (lần 2)
25-50 ml (lần 3)
Dùng kháng sinh
Penicillin
Aureomycine
Kết hợp tiêm thuốc giảm sốt và bồi dưỡng cho gia súc.

90


91



×