Tải bản đầy đủ (.pptx) (9 trang)

: Những vấn đề chung về giao tiếp và kĩ năng giao tiếp sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.97 KB, 9 trang )

Phần I: Những vấn đề chung về giao tiếp và kĩ năng
giao tiếp sư phạm

Chương I: Khái quát chung về giao tiếp
giao tiếp sư phạm mục tiêu học tập


II. GIAO TIẾP SƯ PHẠM
• 1. Khái niệm chung về giao tiếp sư phạm ( GTSP )
Định nghĩa: Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên ( GV ) và
học sinh ( HS ) nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn
sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát
triển nhân cách toàn diện ở học sinh.
Ví dụ: giáo viên môn Lịch Sử đã giảng giải và truyền đạt cho các em có
những kiến thức về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, từ đó
nuôi dạy được lòng yêu nước và ý chí phấn đấu học tập để bảo vệ Tổ
Quốc.


1.1. Đặc trưng của giao tiếp sư phạm
• - Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh
qua nội dung bài giảng mà họ còn phải là tấm gương sáng mẫu mực
về nhân cách. GTSP là tác động của toàn bộ nhân cách giáo viên đến
học sinh.
- Trong giao tiếp sư phạm, thầy giáo dùng các biện pháp giáo dục tình
cảm, thuyết phục, nhẹ nhàng, tế nhị đối với học sinh.
- Giao tiếp sư phạm( GTSP ) hướng đến mục đích cuối cùng là phục vụ
cho công tác giảng dạy và giáo dục nhằm hình thành nhân cách học
sinh.



1.2. Mục đích giao tiếp sư phạm
• Nhằm truyền đạt vốn sống, kinh nghiệm, những tri thức khoa học, kỹ
năng, kỹ xảo, thói quen nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân
cách toàn diện ở học sinh.
• Mục đích này cũng chính là mục tiêu khái quát của nhà trường phổ
thông trong suốt một thời gian dài, nhiều năm, chia ra nhiều bậc học.
Giao tiếp sư phạm ở các bậc học có những mục đích nhỏ, nhiều nội
dung tiếp xúc cụ thể khác nhau. Đó chính là mục tiêu cấp học.


1.3. Nội dung giao tiếp sư phạm
• 1.3.1. Nhận thức
- Giao tiếp trao đổi vốn sống, kinh nghiệm, tranh luận về quan điểm,
thái độ, chính trị… thường xảy ra trong tổ chuyên môn, trong giờ
giảng bài mới mà học sinh có thắc mắc nhất là các vấn đề tri thức
thuộc nội dung cải cách giáo dục phổ thông. Sau mỗi lần sinh hoạt tổ
chuyên môn, trả lời thắc mắc của học sinh mọi thành viên trong quá
trình giao tiếp lại nhận thức thêm được những điều mới.
- Giao tiếp truyền đạt tri thức khoa học tự nhiên, xã hội…


- Giao tiếp thường ngày giữa người thầy giáo và học sinh trên lớp học, học
sinh không chỉ nhận thức khoa học, mà còn học hỏi những phương pháp
tư duy của thầy, phong cách tiếp xúc của thầy với mọi người, cách lập
luận, dẫn giải, gợi ý của thầy cô.
- Giao tiếp cá nhân với cá nhân ( giữa thầy giáo và học sinh ) để thầy cô giáo
hiểu hoàn cảnh của từng học sinh cá biệt để có biện pháp ứng xử phù hợp
với từng em; ngược lại, học sinh hiểu thầy cô, tin thầy cô, dám nói những
trăn trở thầm kín của cá nhân mình.
- Hoạt động lao động và hoạt động xã hội ( tổ chức lễ học, văn nghệ, thể

dục, thể thao, sinh hoạt đội, đoàn thanh niên…) giúp thành cô nhận thức về
khả năng của học sinh. Học sinh tự nhận thức về khả năng, vị trí của mình
trong lớp và trong các hoạt động trên.


• 1.3.2. Cảm xúc
- Trước khi giao tiếp, con người đều dự đoán về hình dạng, diện mạo “lời
ăn, tiếng nói” của đối tượng mình cần tiếp xúc và dự kiến thái độ của
mình trước khi tiếp xúc. Chẳng hạn, thiện chí, quan tâm, cởi mở, rụt rè,
hữu nghị, thiện cảm, thờ ơ, bàng quan, thăm dò, lãnh đạm, tốt xấu, vui
vẻ, độc ác, bực dọc, xu nịnh, bợ đỡ, khúm núm, khoe khoang, tự kiêu, tự
ti, hèn nhát…Những xúc cảm này ảnh hưởng quan trọng mang tính chất
định hướng cho quá trình giao tiếp, chúng thay đổi cùng với nội dung và
hoàn cảnh giao tiếp.
- Trong giao tiếp sư phạm giáo viên cần gợi lên cho học sinh những xúc cảm
tích cực, say mê, hứng thú, hồn nhiên và thiện cảm để quá trình tiếp xúc
trên lớp và ngoài trường đạt kết quả cao.
- Xúc cảm không chỉ định hướng và nảy sinh trong giao tiếp sư phạm mà ở
thời điểm kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm cũng nảy sinh những xúc
cảm mới.


1.3.3. Hành vi
- Hành vi trong giao tiếp sư phạm được hiểu là hệ thống những vận động của
đầu,mình,tay,chân,đặc biệt là sự vận động của các bộ phận phân bố trên mặt của con
người như: mắt,trán,miệng,ngôn ngữ… sự vận động đó hợp thành hành vi giao tiếp
xảy ra trong quá trình sư phạm gọi là hành vi giao tiếp sư phạm.
- Hành vi trong giao tiếp sư phạm là một thứ “ ngôn ngữ đặc biệt “,ngôn ngữ của thái độ
cá nhân, của thế giới nội tâm, đôi khi nó không chịu sự kiểm soát của ý thức, vì vậy nhìn
vào hành vi đôi khi người ta hiểu nhau hơn là qua ngôn ngữ lời nói. Hành vi trong giao

tiếp sư phạm biểu hiện rõ rệt, mờ nhạt, sâu sắc hoặc hời hợt, cường độ của chúng biểu
hiện mạnh hay yếu… tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa thầy, cô giáo và học sinh. Hành
vi trong giao tiếp sư phạm không chỉ dừng lại ở các cử chỉ, điệu bộ…mà còn bao hàm cả
những hành động với quy mô rộng lớn,mức độ khái quát tạo ra giá trị vật chất,tinh
thần,chiếm được niềm tin ở học sinh của thầy, cô giáo.


Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
bài thuyết trình của nhóm 2 !



×