LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực
và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin sử dụng trong khóa luận đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015
Sinh viên
Võ Thị Như Quỳnh
1
1
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình
của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả cá nhân và tập thể
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin chân
thành cảm ơn sâu sắc thầy giáo ThS. Lê Khắc Bộ người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam,
các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ BQL chùa Hương Tích, các cán bộ UBND xã
Thiên Lộc đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho việc
nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do bản thân còn hạn chế về kiến thức
kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự động viên, đóng góp ý kiến của các thầy cô, gia đình và bạn bè để
bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015
Sinh viên
Võ Thị Như Quỳnh
TÓM TẮT
2
2
Ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, trong vài năm gần đây bên cạnh nhu cầu
tham quan, nghỉ dưỡng, du khách còn có xu hướng nghiêng về nhu cầu du lịch văn hóa tâm
linh. Đối với ngành du lịch loại hình này cũng đang ngày càng phát triển trở thành một sản
phẩm du lịch quan trọng. Về tài nguyên, nước ta vốn là đất nước của nhiều lễ hội tôn giáo,
văn hóa đa dạng và phong phú kéo dài suốt cả năm trên khắp 3 miền. Hơn nữa, Việt Nam còn
có hệ thống các di tích tôn giáo, tín ngưỡng dải khắp cả nước đặc biệt là các trung tâm văn
hóa lớn như Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh...
Ở Hà Tĩnh có ngôi chùa Hương Tích với vẻ đẹp có danh là “Hoan Châu đệ nhất danh
lam”, toạ lạc và tựa lưng vào dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh ngày nay. Hằng năm hàng ngàn du khách đổ về đây để có những giây phút tĩnh tâm
hướng tới Bồ tát, hướng về đất Phật, hướng về cõi siêu linh tịnh độ, để thắp nén tâm hương
cầu xin chư Phật, chư Bồ tát phù hộ, độ trì cho cuộc sống mỗi ngày được may mắn, tốt đẹp
hơn lên….Được sự quan tâm của BQL, các cấp chính quyền địa phương thời gian qua chùa đã
được đầu tư, cải thiện khá lớn về các phương diện cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, tuy
nhiên do tổ chức, quy hoạch chưa thực sự đảm bảo đẫn đến vào mùa lễ hội lượng khách đổ
về đông gây nên sức ép với khu du lịch về cả sức chứa, cả chất lượng dich vụ. Bên cạnh đó
lượng rác thải xả ra quá lớn trong khi chưa có các biện pháp xử lý phù hợp dẫn tới tình trạng ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu du lịch.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Phát triển bền vững du
lịch tâm linh chùa Hương Tích trên địa bàn xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”.
Nhằm giải quyết 4 mục tiêu sau:
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch tâm linh, phát triển bền
vững du lịch tâm linh và các vấn đề Kinh tế -Xã hội có liên quan;
Đánh giá thực trạng và hoạt động du lịch tâm linh chùa Hương Tích trên địa bàn xã Thiên
Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch tâm linh chùa Hương Tích xã Thiên Lộc;
Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tâm linh chùa Hương Tích địa bàn xã Thiên
Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Bố cục và nội dung của đề tài được trình bày như sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3
3
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5. Kết luận và kiến nghị
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm
khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Tuy nhiên, xét về nội dung và
tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa
tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người
trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó,du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn
hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch,dựa vào những giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá
trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch
tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong
khi đi du lịch. Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững lần đầu tiên được
tổ chức tại Việt Nam đã cho thấy sự quan tâm của Việt Nam trước sự phát triển của loại hình
du lịch này. Trong quá trình phát triển du lịch tâm linh phải luôn gắn với phát huy các giá trị
văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan để du khách có thể cảm nhận được nét đẹp văn hóa
của con người ở vùng đất đó. Bên cạnh đó, phải có sự tham gia của chính người dân địa
phương trong việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị di sản văn hóa của địa phương, tạo sự kết nối
để hình thành các tuyến du lịch tâm linh chuyên đề tạo ra những trải nghiệm hết sức ấn tượng
cho du khách. Tổ chức tốt sản phẩm du lịch tâm linh không chỉ tăng thu cho ngành du lịch,
góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung, mà cái đích lớn hơn là phát huy được
các giá trị tinh thần, khơi dậy những giá trị tốt đẹp trong lòng mỗi người dân, mỗi du khách.
Thừa hưởng một di sản quý giá khu di tích Chùa Hương Tích có nhiều tiềm năng phát
triển du lịch tâm linh bởi nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với nhu cầu hướng tới những
giá trị tinh thần cao cả, đức tin, tín ngưỡng và tôn giáo. Những giá trị văn hóa tâm linh tại khu
di tích Chùa Hương Tích có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ, điều này được minh chứng bằng
việc số lượng khách và doanh thu du lịch tâm linh có xu hướng ngày càng tăng; cơ sở hạ tầng
được quan tâm và đầu tư bảo vệ, tôn tạo,…. Du lịch tâm linh chùa Hương Tích phát triển góp
phần cải thiện cuộc sống người dân, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giúp người dân có nhiều
hơn cơ hội tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mang lại đó
du lịch tâm linh chùa Hương Tích vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong sự phát triển của du lịch
chùa Hương Tích như tình trạng ô nhiễm môi trường, chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch
4
4
tâm linh chưa đảm bảo,…. Nói cách khác du lịch tâm linh chùa Hương Tích vẫn chưa thực sự
bền vững.
Hoạt động du lịch tâm linh chùa Hương Tích bị chi phối bởi một số yếu tố như chất
lượng dịch vụ, thời gian rỗi và điều kiện kinh tế của du khách, cơ sở hạ tầng khu du lịch,
…..Tuy nhiên yếu tố chi phối lớn nhất có lẽ là do chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch tâm
linh. Nó ảnh hưởng tới các biến động khách du lịch như sự hài lòng của du khách, sự quay trở
lại, hay mức độ chi tiêu của du khách,…..Vì vậy cần có những giải pháp để nâng cao chất
lượng các dịch vụ du lịch nhằm khắc phục những hạn chế để có thể phát triển bền vững du
lịch tâm linh tại chùa Hương Tích một cách ổn định nhất.
Ngoài chất lượng các dịch vụ phục vụ tâm linh, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững du lịch tâm linh chùa Hương Tích như: Chưa có quy hoạch tổng thể dẫn
đến tình trạng vào mùa lễ hội thì xảy ra tình trạng quá tải, hết mùa lễ hội thì ngồi dài đợi
khách, tổ chức quản lý chưa chặt chễ nên vẫn còn tồn tại tình trạng hét giá cao, chèn ép du
khách,…Môi trường cảnh quan bị xuống cấp nghiêm trọng vì rác thải,… từ thực tế trên chúng
tôi đưa ra bộ giải pháp đồng bộ nhằm phát triển bền vững du lịch tâm linh chùa Hương Tích
Giải pháp về quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng
được nhu cầu của khách du lịch. Xác định sức chứa khu du lịch để có biện pháp làm giảm sức
ép vào mùa lễ hội.
Giải pháp về tổ chức, quản lý: Tổ chức lễ hội rải rác quanh năm, kéo dài lễ hội hằng
năm nhằm hạn chế sự ồ ạt của du khách vào những ngày hội chính, đưa ra các gói ưu đãi cho
du khách vào mùa thấp điểm, xây dựng các sản phẩm du lịch theo quy hoạch đáp ứng độ tinh
tế để phục vụ du lịch tâm linh.
Giải pháp về huy động nguồn lực xã hôi, đầu tư, bảo tồn: Cần cải thiện môi trường
đầu tư, xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư.
Giải pháp về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
cộng địa phương, khách du lịch có ý thức bảo vệ các di tích. Có kế hoạch bảo tồn các di tích,
nét văn hóa đặc trưng của khu du lịch để có thể hòa nhập vào các nền văn hóa khác, nhưng
không hòa tan bản sắc riêng của mình.
Giải pháp bền vững môi trường: Có các kế hoạch nhằm cải thiện môi trường đã bị
xuống cấp, áp dụng công nghệ, khoa học vào quá trình xử lý rác thải. Có biện pháp nâng cao
ý thức của cộng đồng và du khách về bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái.
5
5
Giải pháp tuyên truyền, giáo dục quần chúng: Có kế hoach tổ chức các buổi tập huần,
giao lưu với cộng đồng địa phương về ý thức, trách nhiệm của họ trong phát triển bền vững
khu du lịch chùa Hương Tích
Giải pháp khác: Tích cực quảng bá, xúc tiến du lịch tâm linh chùa Hương Tích, xây
dựng các sản phẩm đặc trưng, độc đáo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,….
MỤC LỤC
6
6
DANH MỤC BẢNG
7
7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
8
8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL
: Ban quản lý
DL
: Du lịch
PTBV
: Phát triển bền vững
UBND : Ủy ban nhan dân
VĐT
9
: Vốn đầu tư
9
Phần I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động
nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một
trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du
lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du
lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm
của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có
những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: Nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh,
nghỉ ngơi, thư giãn,…Theo tuyên bố Osaka của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch các nước trên
Thế giới thì “ Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, phương tiện
góp phần cân bằng thanh toán quốc tế”. Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng
góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng của
ngành du lịch hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Bên
cạnh du lịch di sản thì loại hình du lịch tâm linh đang là hướng đi mới, tạo ra sự khác biệt lớn
cho du lịch của nước ta.(Thanh Phương, 2014)
Hiện nay, loại hình du lịch tâm linh đang có xu hướng phát triển ở một số quốc gia
châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar… Hàng năm, có hàng trăm
ngàn người tham gia các tour du lịch tâm linh hướng đến các thánh tích tôn giáo, tại đây họ
không chỉ đơn giản là tham quan vãn cảnh mà còn là tìm hiểu một nền văn hóa. Đối với họ,
các thánh tích tôn giáo là nơi giác ngộ, trao tặng cho họ những thông điệp tuyệt vời, chứa
đựng những minh triết giác ngộ, một sự hòa hợp giữa con người với thế giới cũng như giải mã
ít nhiều bản thế cá nhân bí ẩn…
Khái niệm du lịch tâm linh là một khái niệm mới đối với ngành du lịch
Việt Nam. Du lịch tâm linh là gắn liền với yếu tố “thiêng liêng”, con người đến
với loại hình du lịch này để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi trường tự nhiên,
giao tiếp với tâm linh, hưởng thụ sinh hoạt văn hóa làm cho họ cảm nhận được
sự gần gũi với thiên nhiên. Việt Nam là một quốc gia có nhiều thánh tích và địa
điểm du lịch tâm linh nổi tiếng: chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Hương (Hà
10
10
Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình)… Cả nước hiện có hơn
44.000 địa danh, thánh tích trong đó có hơn một nửa có thể khai thác mô hình du
lịch tâm linh. Đây cũng là thế mạnh và cũng là yếu tố cạnh tranh của du lịch Việt
Nam với các nền văn hóa giàu bản sắc khác trên thế giới. Thế nhưng sản phẩm
du lịch tâm linh ở Việt Nam thời điểm hiện tại còn đơn điệu, và có cả những yếu
tố lạc lõng, bất ổn, phản cảm như: Gây mất an toàn, trật tự; gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng; yếu tố mê tín trỗi dậy đẩy lùi nét đẹp văn hóa của lễ hội.
Phản cảm nhất là động cơ đi lễ của rất nhiều người như: đến chùa để cầu lộc,
cầu may, xin được thăng quan tiến chức...Thậm chí xin không được thì cướp,
như thực trạng cướp ấn đền Trần đã diễn ra liên tục trong nhiều năm vừa qua.
Đi du lịch mà chen lấn, xả rác, chỉ lo cầu lộc, cướp ấn thì không "linh",
không còn ý nghĩa khám phá, trải nghiệm, tỏ lòng thành kính, sửa mình... mà chỉ
bộc lộ bản năng, lối sống vô văn hóa, thiếu ý thức cộng đồng của bản thân
Vấn đề du lịch tâm linh cần được quan tâm và đầu tư thích hợp nhằm khai thác có hiệu
quả tài nguyên hiện có, bảo tồn các khu di tích có giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc, độc đáo để
biến chúng thành các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh của Việt Nam. Phát triển du lich tâm
linh phải đảm bảo tính bền vững toàn diện cho khu du lịch đang là yêu cầu cấp bách của các
cấp chủ quản, quản lý các khu du lịch này.
Trải qua sự tàn phá khốc liệt của thời gian, thiên tai, địch họa, dù bị mất mát nhiều
nhưng đến nay Hà Tĩnh vẫn còn trên 500 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 72 di tích được
xếp hạng cấp Quốc gia, 260 di tích cấp tỉnh với đủ loại hình đặc trưng. Di tích danh thắng có
Chùa Hương Tích, Chùa và Hồ Thiên Tượng...; Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến có Ngã
Ba Nghèn, Ngã Ba Đồng Lộc, Làng K130, Chỉ huy Sở 559...; Di tích danh nhân văn hoá có
Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác;
Di tích danh nhân cách mạng có Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập... Về di
tích kiến trúc nghệ thuật cổ tuy chưa nổi tiếng như một số vùng đồng bằng sông Hồng nhưng
nhiều di tích ở Hà Tĩnh cũng mang những đặc trưng kiến trúc, lịch sử khá tiêu biểu của từng
triều đại và vùng miền như Đình Hội Thống, Đền Cả tổng Du Đồng, Chùa Am, Đền Bạch
Vân...(Võ Hồng Hải, 2011).
11
11
Điều đặc biệt là Hà Tĩnh có khá nhiều di tích gắn với các danh lam, thắng cảnh tạo
nên những hạt nhân chính thu hút du khách như: Đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, Chùa Chân
Tiên, Đền Chiêu Trưng, Hoành Sơn Quan, Khu mộ Trần Phú…vv. Đặc biệt là ngôi chùa
Hương Tích hay là Hương Tích cổ tự với vẻ đẹp có danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”.
Hương Tích cổ tự toạ lạc và tựa lưng vào dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Cùng với thời gian và trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, di
tích Phật giáo này đã thay đổi về địa điểm và diện mạo, nhưng sự linh thiêng và tôn nghiêm
thì vẫn trường tồn trong lòng người dân địa phương và Phật tử cả nước. Chùa được xây dựng
trên động Hương Tích với ‘hình khe thế núi’ tuyệt vời đã trở thành địa danh đất Phật trong
lòng du khách hành hương mộ đạo trong cả nuớc. Hằng năm hàng ngàn du khách đổ về đây
để có những giây phút tĩnh tâm hướng tới Bồ tát, hướng về đất Phật, hướng về cõi siêu linh
tịnh độ, để thắp nén tâm hương cầu xin chư Phật, chư Bồ tát phù hộ, độ trì cho cuộc sống mỗi
ngày được may mắn, tốt đẹp hơn lên…. Song trong một thời gian dài, việc phát triển du lịch ở
địa phương chỉ chú trọng tới xây dựng cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch, quảng bá, tuyên
truyền,…nhằm mục đích thu hút thêm nhiều hơn lượng du khách đến với Chùa Hương, việc
này đã mang lại nhiều nguồn lợi đáng kể. Tuy nhiên nó lại tiềm ẩn những nguy cơ hủy hoại
môi trường sinh thái, ô nhiễm môi trường, làm tăng các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy
hay việc làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống, hủy hoại khu di tích Chùa Hương Tích,
…. Vấn đề đặt ra với tất cả từ các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản và cả du
khách là làm thế nào để vừa có thể phát triển để vừa có thể mang lại nguồn lợi ích kinh tế cao,
mà không làm mất đi các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống, vừa có thể bảo vệ môi trường
sinh thái, đảm bảo không ô nhiễm môi trường cho khu du lịch. Hay nói cách khác, làm sao để
du lịch tâm linh Chùa Hương Tích phát triển bền vững.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển bền vững du
lịch tâm linh chùa Hương Tích trên địa bàn xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tâm linh Chùa Hương Tích, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới hoạt động du lịch tâm linh ở chùa HươngTích, trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp phát triển bền vững du lịch tâm linh Chùa Hương Tích trên địa bàn xã Thiên Lộc, huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
12
12
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch tâm linh, phát triển bền
vững du lịch tâm linh và các vấn đề Kinh tế - Xã hội có liên quan;
Đánh giá thực trạng và hoạt động du lịch tâm linh chùa Hương Tích trên địa bàn xã Thiên
Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch tâm linh chùa Hương Tích xã Thiên Lộc;
Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tâm linh chùa Hương Tích địa bàn xã Thiên
Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
•
Khu di tích danh lam thắng cảnh Chùa Hương Tích
•
Đối tượng điều tra:
-
Du khách tham quan;
-
Ban quản lý;
-
Người dân địa phương;
-
Các tín đồ tâm linh.
1.3.2 Pham vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tâm linh Chùa Hương Tích, phân
tích các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động của du lịch tâm linh ở chùa
Hương Tích, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch tâm linh chùa Hương
Tích trên địa bàn xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại khu di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương Tích
thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Về thời gian:
-
Nguồn số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu về lượng khách du lịch, các chính sách xây
dựng cơ sở hạ tầng cho khu di tích thông qua báo cáo “Tình hình hoạt động du lịch, dịch vụ
tại Khu du lịch chùa Hương”.
-
Nguồn số liệu sơ cấp: Số liệu điều tra trực tiếp từ các du khách, ban quản lý, người dân trong
địa phương, các tín đồ tâm linh năm 2015.
-
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 6 đến tháng 12/2015.
13
13
Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những vấn đề lý luận chung
2.1.1.1 Một số khái niệm
Khái niệm chung về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát
sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng
dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch”.
Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt
động du lịch:
-
Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài
nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: Hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm
kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
-
Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về
sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và
đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
-
Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành
chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng
hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong hành
trình và việc lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu
ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa
phương.
-
Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà
hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu
nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội
để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời
cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an
ninh XH, nơi ăn, chốn ở,...(ThS.Trần Thị Thúy Lan,CN Nguyễn Đình Quang,
2005)
14
14
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Tâm linh: Là một hình thái ý thức của con người. Nói đến tâm linh là nói đến những gì trừu
tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liền với niềm tin thiêng
liêng trong cuộc sống.
Theo Ohso, nhà thần bí và bậc thầy tâm linh người Ấn Độ thì “tâm linh là cuộc sống
theo chiều sâu, trong chiều sâu tối thượng, mình định tâm tại chính bản thể mình”( Tạ Thị
Ngọc Thảo, 2014)
Chùa: Hay còn gọi là Tự là nơi thờ phật, có thể ghép thêm các tôn giáo bản địa, tín ngưỡng
dân gian, nhưng gian chính phải là thờ phật. Chùa có thể có tăng, ni trụ trì, sinh sống, mà
cũng có thể chỉ có người trông coi. Ở mỗi miền đều có phong cách chùa khác nhau.
Đền(Từ): Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh
nhân quá cố. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của
các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng
lên theo truyền thuyết dân gian.
Miếu: Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ
hơn đền. Miếu thường ở xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và là nơi thờ các vị thánh thần. Khi
miếu phối hợp với thờ Phật thì được gọi là Am, ở Nam bộ gọi là Miễu. Miếu và đền về kiểu
mẫu thì giống nhau, chỉ khác nhau về quy mô. Các miếu thường thờ các vị thần như miếu thổ
thần, thủy thần, sơn thần, miếu cô, miếu cậu…
Đình: Là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành Hoàng và
cũng là nơi hội họp của người dân.
Ban đầu, đình là điểm quán để nghỉ của các làng mạc Việt Nam. Đến
khoảng giữa thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông cho đắp các tượng Phật ở các đình
quán. Sau đó, đến thời Lê sơ, các đình làng bắt đầu là nơi thờ Thành Hoàng làng
và là nơi hội họp của dân chúng. Đình làng thường được bố trí ở trung tâm làng
xã, địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Trong tiềm thức văn hóa người
Việt, đình làng gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng nước, là địa điểm sinh hoạt
chung và hồn vía của làng xã.
15
15
Nhà thờ: Được hiểu là một tòa nhà thánh dành riêng cho việc thờ phụng Thiên Chúa, và mọi
tín hữu có quyền đến đó để làm việc thờ phụng Chúa, nhất là phụng tự công. Nhà thờ chỉ
được xây cất khi có sự đồng ý minh thị bằng giấy tờ của Giám Mục giáo phận.
Tín đồ: Là những người cùng có chung một niềm tin và theo một tổ chức tôn giáo. Khái niệm
tín đồ được hiểu rất khác nhau theo từng tôn giáo khác nhau.
(Đinh Ngọc Vượng và cộng sự, 2007)
Du lịch tâm linh: Là một khái niệm mới đối với ngành du lịch Việt Nam nó là sự tìm hiểu về
văn hóa, giá trị truyền thống, là thăm viếng bằng tâm trí, trái tim, là nuôi dưỡng và mở rộng
sự hiểu biết của du khách hướng về những cái chân, thiện, mỹ.
Theo Tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam: “ Du lịch tâm linh hoàn toàn khác
với việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các chiều kích vật lý”.
Theo Zoltan Somogyi, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới: “Du lịch tâm linh
là sự trao đổi văn hóa giữa các vùng miền, các dân tộc, các quốc gia”
Theo Dalai Lama, người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới: “Thông
qua du lịch tâm linh, chúng ta cùng nỗ lực giảm thiểu tối đa các xung đột dưới danh nghĩa tôn
giáo”.
Theo Tep Vong, Đức Tăng thống Phật giáo Campuchia: “ Du lịch tâm linh giúp cho
chúng ta tháo gỡ được cảm xúc khổ đau vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết”.( Tạ Thị Ngọc
Thảo, 2014)
Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh làm
mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần.(Phan Thị
Thái Hà, 2013).
Hầu hết các địa phương ở nước ta đều có những điểm du lịch tâm linh như: đền Hùng
(Phú Thọ), chùa Hương (Hà Nội), chùa Bái Đính và nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), chùa
Thiên Mụ (Thừa Thiên-Huế), núi Bà Đen và Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh)… Một trong
những tỉnh đi đầu và thành công trong loại hình du lịch này là chùa Bái Đính, ở đây người dân
địa phương được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ khách du lịch tại các điểm du
lịch tâm linh: Chèo đò, xích lô, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn viên, tiêu thụ sản vật địa
phương, phục vụ ăn uống… mang lại nguồn thu đáng kể.
Phát triển: Là quá trình biến đổi về chất và lượng. Về số lượng thì đó là sự tăng trưởng, về
phẩm chất thì nhất định phải có sự biến đổi về mặt chất lượng theo hướng tiến bộ.
16
16
Phát triển bền vững: Hiện nay có rất nhiều quan điểm về phát triển bền vững nhưng khái quát
chung có một số quan điểm chính như:
•
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and
Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
•
Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội
trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương
lai.(TS.Nguyễn Thị Thanh Hoài, 2012)
Phát triển bền vững du lịch: Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng du lịch và lữ
hành quốc tế (WTTC): “Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và
cộng đồng địa phương trong hiện tại và trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội cho
thế hệ tương lai. Du lịch bền vững dựa trên sự quản lý tất cả các tài nguyên theo cách mà nhu
cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn
hóa, đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ sinh thái. Các sản phẩm du lịch
bền vững là những sản phẩm được quản lý trong sự hài hòa với môi trường, cộng đồng và cá
nền văn hóa địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài cho sự phát triển du
lịch”. Tại hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Việt
Nam (từ ngày 11/6 đến ngày 20/6 năm 2014, tại thành phố Huế) đã đưa ra quan điểm về du
lịch bền vững là:“Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lí các giá trị tự
nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến
các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch cho
tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân
cư địa phương”. (Thu Hà, 2014)
17
17
Bảng 2.1: Phân loại du lịch theo khả năng tương thích bền vững
Stt
1
2
Không tương thích
Tương thích cao
Du lịch bờ biển có thị trường lớn
Du lịch sinh thái
Kỳ nghỉ có tác động lớn đến môi Du lịch văn hóa, du lịch lịch sử
3
4
trường tự nhiên
Du lịch tình dục
Du lịch đô thị có sử dụng những khu vực trống
Du lịch săn bắn, câu cá ở nơi được Du lịch nông thôn quy mô nhỏ
5
quản lý
Du lịch ở những nơi có môi trường Kỳ nghỉ bảo tồn, trong đó du khách được thực hiện
nhạy cảm như rừng nhiệt đới, nam cực, công tác bảo tồn trong kỳ nghỉ của mình.
bắc cực,…
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Hà Tĩnh
Phát triển bền vững du lịch tâm linh: Là hoạt động phát triển du lịch tâm linh mà không làm
tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, và môi trường xã hội. Bên cạnh đó bảo
tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của khu du lịch tâm linh. Việc sử dụng có trách
nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa và tự nhiên trong phát triển du lịch tâm linh sẽ mang lại
cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa,
tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Mô hình du lịch này hiện đang rất
phát triển tại nhiều nước theo Phật giáo trên thế giới như Nepal, Ấn Độ và các nước trong khu
vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Myanmar… (Tổng cục du lịch, 2013)
2.1.1.2 Phân loại du lịch và các khía cạnh phát triển bền vững
Phân loại du lịch: Căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau, ta có các loại hình du lịch
khác nhau.
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
-
Du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và
điểm đến của cuộc hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau. Khách đi du lịch
phải qua biên giới và tiêu ngoại tệ khi đến khu du lịch.
Trong tháng 6 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 529.445 lượt, giảm 8,2% so
với tháng trước và giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 6 tháng năm 2015 ước
đạt 3.804.636 lượt, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tại phiên họp lần thứ 7 Hội đồng
Tư vấn Du lịch diễn ra tại Hà Nội ngày 1/10/2015, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn
Văn Tuấn đã có những tóm tắt ngắn gọn về tình hình Du lịch Việt Nam 9 tháng đầu năm
2015.
18
18
Theo ông Tuấn, mức suy giảm của khách quốc tế đến Việt Nam sau 6 tháng vẫn ở mức
12%, tuy nhiên, trong 3 tháng 7, 8 và 9, số lượng khách đã phục hồi, tăng so với những tháng
trước. Tổng cộng, trong vòng 9 tháng, đã có 5.689.500 lượt khách quốc tế, chỉ suy giảm 5,9%
so với cùng thời điểm năm ngoái.
Ở thị trường khách quốc tế, các thị trường có đường biên giới đất liền tiếp giáp với
Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào có mức suy giảm trên dưới 20%, đặc
biệt Campuchia là thị trường có mức suy giảm mạnh nhất với 40%. Có dấu hiệu rõ ràng cho
thấy khách quốc tế ở phân khúc thị trường đi đường bộ, lưu trú ngắn, chi tiêu thấp suy giảm
mạnh hơn phân khúc thị trường lưu trú dài, chi tiêu nhiều. Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy
mặc dù có suy giảm như thời gian qua nhưng không đáng ngại. Đồng thời, khách nội địa có tỷ
trọng tăng cao nên tổng thu từ khách du lịch tăng 2,8%.(Nguyễn Văn Tuấn, 2015).
-
Du lịch nội địa: Là hình thức du lịch mà cả điểm xuất phát và điểm đến để du
lịch đều nằm trên một quốc gia
* Căn cứ vào thời gian chuyến đi
-
Du lịch dài ngày
-
Du lịch ngắn ngày
* Căn cứ vào mục đích chuyến đi
-
Du lịch chữa bệnh: Là loại hình du lịch mà khách du lịch đi du lịch với mục
đích chữa các loại bệnh tật về cả thể xác và tinh thần của họ.
-
Du lịch nghỉ ngơi giải trí: Giải trí là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con
người sau những ngày lao động mệt mỏi nhằm nghỉ dưỡng phục hồi thể lực và tinh thần. Để
thoả mãn nhu cầu của con người, đã hình thành một ngành công nghiệp giải trí phục vụ con
người bao gồm: Các nhà hát biểu diễn các loại hình nghệ thuật, các rạp chiếu phim, các vũ
trường, các casino (trung tâm đánh bạc), các cuộc cá cược cho đua ngựa, các công viên
chuyên đề,...vv Nhiều nước đã hình thành những trung tâm Casino lớn và nổi tiếng để thu hút
khách du lịch đến giải trí như : Macao (Trung Quốc), Lavegas (Mỹ)…vv.
-
Du lịch thể thao: Loại hình du lịch thể thao gồm hai nhóm, đó là du lịch thể
thao giành cho các vận động viên thi đấu và khách du lịch đi xem các sự kiện thi đấu thể thao.
Đối với loại thứ nhất, du lịch phục vụ các đoàn vận động viên đi thi đấu trong các giải thế
giới, khu vực,( Olympic, Worldcup, SeaGame …vv) hoặc đi tập huấn kết hợp với tham quan
du lịch. Loại thứ hai là các cổ động viên, khán giả đi xem các cuộc thi đấu thể thao kết hợp
với tham quan du lịch. Không phải ngẫu nhiên, các nước thường cạnh tranh với nhau trong
19
19
việc đăng cai các cuộc thi đấu thể thao của quốc tế và khu vực nhằm phát triển các hoạt động
du lịch.
-
Du lịch văn hoá: Thu hút khách du lịch chủ yếu có mối quan tâm về văn hóa,
truyền thống, lịch sử,…của điểm du lịch.
-
Du lịch công vụ: Đây là loại hình du lịch của những người đi công tác, dự các
cuộc hội nghị, hội thảo, tham dò đầu tư, thương mại và kết hợp với mục đích du lịch. Số
lượng khách đi theo loại hình du lịch này rất lớn và nhiều nước đặt ta mục tiêu là trung tâm
hội nghị, hội thảo và triển lãm của thế giới và khu vực. Loại hình du lịch này có ưu thế, đối
tượng khách tham gia có khả năng thanh toán cao, họ là cán bộ cao cấp của Nhà nước, của
các tổ chức và các tập đoàn lớn. Ngoài việc chi phí cho chuyến đi do các tổ chức bảo trợ với
mức cao, họ còn có khả năng thanh toán cao do vậy doanh thu từ loại hình du lịch này rất lớn.
Mặt khác, do mối quan hệ họ còn là người xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho đất
nước đến tham quan và du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch nước ngoài
đến nước ta theo loại hình du lịch này rất lớn.
-
Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn
với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch này nhằm thưởng thức phong cảnh thiên nhiên đẹp
đẽ và trở về với đời sống tự nhiên hoang giã. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phổ biến ở
nước ta và các nước trên thế giới. Đây là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục
cao về sinh thái và môi trường, có tác dụng khuyến khích mọi tầng lớp xã hội bảo vệ môi
trường và văn hoá, bảo đảm mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng ở địa phương. Xuất
phát từ đó, nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta đã xác định đưa phát triển du lịch
sinh thái thành một trong những chiến lược quan trọng để phát triển ngành du lịch nhằm triệt
để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đưa vào phát triển du lịch, bảo tồn thiên nhiên và
môi trường.
Trên là những loại hình du lịch cơ bản theo mục đích chuyến đi của khách du lịch và
còn có thể kể ra nhiều loại hình du lịch khác theo tiêu thức này, nhưng nó không mang tính
phổ biến.
-
Du lịch tôn giáo, tâm linh: Tín ngưỡng, tôn giáo đã hình thành và tồn tại hàng
ngàn năm, cuộc sống của một bộ phận dân cư dựa vào các thần linh, chúa trời. Con người
ngoài đời sông vật chất còn có đời sống tinh thần trong đó có vấn đề tâm linh. Một bộ phận
dân cư đã hình thành các tôn giáo: Thiên chúa giáo, đạo tin lành, phật giáo, cao đài hoà hảo,
20
20
cơ đốc giáo, đạo hồi…Các tín đồ đạo giáo hình thành nhu cầu tín ngưỡng được bộc lộ rõ nét
trong các cuộc hành hương đến nơi có ý nghĩa tâm linh. Ví dụ: Vào đầu xuân có hàng vạn
người Việt Nam đi hành hương với mục đích tâm linh tới các chùa, đền để cầu nguyện cho
cuộc sống tốt đẹp hay hàng năm có hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đến Vatican
(Italia) để thăm nơi thánh địa của thiên chúa giáo…vv Xuất phát từ nhu cầu trên, loại hình du
lịch tôn giáo đã hình thành, tồn tại lâu đời và phổ biến ở các quốc gia.
-
Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: Đây là loại hình du lịch phát triển mạnh
mẽ trong điều kiện thế giới rộng mở, con người có thể đi làm việc và định cư ở bất cứ nơi nào
trên trái đất, họ mong muốn trở về quê hương để thăm người thân kết hợp với du lịch. Ở nước
ta hiện có trên 3 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài, với chính sách của Nhà nước miễn
thị thực cho các đối tượng này, hàng năm họ trở về thăm người thân và kết hợp với đi du lịch
ngày càng đông.
-
Du lịch mạo hiểm. Đây là loại hình du lịch dành cho những người yêu thích
mạo hiểm để chứng tỏ lòng can đảm và ý chí kiên cường như: trèo núi cao( Francifang,
Everet, Hymalya..v.v), vượt thác, vượt sóng đại dương,..vv. Loại hình du lịch này chủ yếu
phát triển ở những nước ở châu Âu và châu Mỹ.
* Căn cứ việc sử dụng các phương tiện vận chuyển khách du lịch.
Khi đi du lịch khách du lịch phải sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau
không chỉ từ nơi ở thường xuyên của khách tới điểm đến du lịch mà còn vận chuyển trong
điểm đến du lịch. Trên cơ sở đó, người ta thường đưa ra hai loại tiêu chí để xác định loại hình
du lịch, đó là:
-
Căn cứ việc sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch tới điểm đến du lịch.
•
Du lịch bằng hàng không. Đây là loại hình du lịch mà phần lớn khách du lịch sử dụng. Với
việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sản xuất các phương tiện
vận chuyển hàng không, ngày nay con người có thể đi đến khắp mọi nơi trên trái đất. Từ kinh
khí cầu, các chuyến bay vượt đại dương, Air Taxi ( máy bay nhỏ không cần sân bay) đến cả
tàu vũ trụ, trong đó các hãng hàng không đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển
khách du lịch.
•
Du lịch bằng đường bộ. Khi hệ thống đường bộ phát triển không chỉ nối liền các địa phương
trong một quốc gia mà còn nối liền với các quốc gia khác, du lịch bằng đường bộ sẽ thúc đẩy
hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. Không chỉ các phương tiện vận chuyển khách du lịch
bằng xe ô tô loại lớn, mà khách có thể tự lái xe đưa gia đình và người thân đi du lịch trong
21
21
nước và nước ngoài. Điển hình là sự phát triển du lịch của các nước ở châu Âu và châu Mỹ,
số lượng khách du lịch đi bằng ô tô rất lớn.
•
Du lịch bằng đường sắt. Đây là loại hình du lịch phát triển đầu tiên ở Anh do Tomac Kook,
người được coi là cha đẻ của ngành đại lý du lịch(lữ hành) trên thế giới tổ chức. Ngày nay,
các phương tiện vận tải đường sắt được hiện đại hoá với tiện nghi sang trọng, tốc độ nhanh và
an toàn đang cạnh tranh nguồn khách du lịch với các hãng hàng không.
•
Du lịch bằng tàu biển. Loại hình du lịch này phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và châu Mỹ, ngày
nay đang phát triển trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Khách du lịch đi theo loại hình
du lịch này chủ yếu là những người giàu có không chỉ về tiền bạc mà cả về thời gian. Thông
thường một chương trình du lịch thường kéo dài hàng tháng và đi qua nhiều nước có cảng
biển, họ đỗ lại và lên bờ tham quan. Những chiếc tàu biển này như một khách sạn 5 sao nổi
trên mặt biển và trong tàu không chỉ có buồng ngủ cho khách mà còn có cả bể bơi, sân thể
thao, phòng chiếu phim, vũ trường..v.v, đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian đi du lịch
theo loại hình này.
•
Du lịch bằng tầu thuỷ. Loại hình du lịch này chủ yếu phát triển ở những vùng có nhiều sông
và với những con sông chảy qua nhiều quốc gia như sông Đanuyt (Châu Âu), sông MêKông
(châu Á)...vv. Khách du lịch đi trên du thuyền này đi tham quan các quốc gia có dòng sông đi
qua. Loại hình du lịch bằng đường thuỷ này rất phát triển khi kết hợp với loại hình du lịch
tham quan văn hoá - lịch sử.
-
Căn cứ vào việc khách du lịch sử dụng phương tiện vận chuyển tại điểm đến du lịch. Các
phương tiện vận chuyển khách du lịch tại các khu du lịch, các điểm du lịch rất phong phú và
đa dạng, trước hết bằng xe ô tô, sau đó là các loại xe thô sơ như: Xích lô, ngựa kéo, trâu, bò
kéo hoặc bằng thuyền, bằng xe kéo bằng acquy, cáp treo..v.v. Các nhà kinh doanh du lịch còn
tạo ra nhiều phương tiện vận chuyển mang tính chất đặc sắc, độc đáo và hấp dẫn để tạo ra sức
thu hút khách…. (Ths. Trần Thị Thúy Lan, CN Nguyễn Đình Quang, 2005)
Còn rất nhiều tiêu thức khác để phân loại các loại hình du lịch, nhưng những loại hình
du lịch trên mang tính chất phổ biến và đang được khai thác rộng rãi trong các doanh nghiệp
du lịch.
Các khía cạnh của phát triển bền vững
Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát
triển: Kinh tế tăng trưởng bền vững; xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng
và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn
22
22
chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền
vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.
Phát triển bền vững về kinh tế
Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi
sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên
được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các
hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng.
Phát triển bền vững về xã hội
Sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát
triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có
điều kiện sống chấp nhận được.
Phát triển bền vững về môi trường
Môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ
môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người
nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định
cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên
trái đất.
2.1.2 Đặc điểm của du lịch tâm linh
•
Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của con người. Do vậy
điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con người. Điều đó đồng nghĩa với việc
một người mất trí không còn khả năng suy nghĩ thì trong đầu người đó sẽ trống rỗng và không
có tâm linh.
23
23
•
Thứ hai, tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người. Ý thức của con người
thì rất đa dạng như ý thức về toán học, ý thức về văn học, ý thức về cộng đồng... Trong đó, ý
thức tâm linh là ý thức hướng về cái thiêng liêng cao cả. Ý thức tâm linh được ngưng tụ theo
hai cách:
Cách thứ nhất là ở ý niệm, con người phải hành động thì sự thiêng liêng mới được bộc
lộ. Ví dụ như người ta có ý niệm thiêng liêng âm dương giao hòa, đực cái phối hợp nên đã
tiến hành nhiều nghi lễ, trò diễn phồn thực. Người ta quan niệm có thổ địa linh thiêng nên mỗi
khi xây nhà phải làm lễ động thổ...
Cách thứ hai là đọng lại ở các hình ảnh, biểu tượng. Biểu tượng là tiếng nói chung để
biểu thị ước lệ về một tín hiệu. Trong đó, mọi biểu tượng thiêng liêng đều chứa đựng những
giá trị cao cả, giá trị thẩm mỹ. Vì vậy, mọi biểu tượng thiêng liêng là cơ sở bền vững cho
nhiều mối quan hệ của con người. Mọi người trong làng có mối quan hệ khăng khít với nhau
vì họ cùng có chung biểu tượng thiêng liêng mái đình, cây đa, giếng nước mà đi đâu ai cũng
nhớ. Hay cả dân tộc Việt Nam đoàn kết trong mối quan hệ cùng một tổ tiên với biểu tượng núi
Lĩnh và đền Hùng.
•
Đặc điểm thứ ba là tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp ghê gớm. Do con người
có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn nên làm gia, hoặc được cứu
thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh ý thức hướng, nhớ về cội nguồn, biết ơn
những cái cao cả đã cho mình, cứu mình. Ý thức biết ơn này có sức hút tự nguyện rất lớn,
không gì có thể ngăn cản.
•
Mang lại những giá trị trải nghiệm thanh tao cho du khách
Gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng,
thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần. Đặc trưng và tiêu biểu nhất ở Việt Nam đố là
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
•
Bằng các triết lý của các tôn giáo hướng con người tới chân, thiện, mỹ.
Thế giới tâm linh là một thế giới có nhiều bí ẩn mà khoa học đến nay vẫn chưa thể giải
thích hết được. Nhưng về cơ bản, có thể khẳng định, đó là thế giới gắn liền với niềm tin về
những giá trị cao cả, thiêng liêng. Hướng đến tâm linh, con người kỳ vọng hướng tới những
giá trị chân thiện mỹ.
•
Du lịch tâm linh tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ
cấu nguồn lao động.
24
24
Khi du lịch tâm linh phát triển, lượng khách du lịch tăng, hàng hóa tiêu thụ nhiều,
người lao động địa phương cũng có thêm nhiều việc làm. Từ những người nông dân chỉ
biết gặt hái, họ đã trở thành những người hướng dẫn viên du lịch, những người vận chuyển
khách du lịch hay bán các mặt hàng phục vụ nhu cầu khách du lịch,… Người dân ở các địa
phương có làng nghề truyền thống cũng từ đó mà tập trung mài dũa sản phẩm, tăng năng
suất, chất lượng nhằm tạo ra các sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc của địa phương để
phục vụ khách du lịch, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân địa
phương, góp phần xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của đại phương.
•
Như vậy, tâm linh đều thể hiện nó gắn với con người, ở trong con người. Vì vậy, trong mọi
mặt đời sống của con người đều tồn tại tâm linh và có thể nhóm thành hai loại là tâm linh
trong cuộc sống đời thường và tâm linh trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. (Nguyễn Duy
Hinh, 2007)
2.1.3 Nội dung phát triển bền vững du lịch tâm linh
Theo ông Zoltan Somogyi, Phó tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới, “Việt Nam hoàn
toàn có đủ điều kiện để trở thành điểm du lịch lý tưởng của loại hình du lịch tâm linh. Nhưng
muốn phát triển du lịch tâm linh thì trước hết, các bạn phải hiểu “du lịch tâm linh” chính là sự
trao đổi văn hóa giữa các vùng miền, các dân tộc, các quốc gia”. Vì vậy, trước tiên phải đảm
bảo việc tôn trọng nền văn hóa nơi di sản, cảnh quan đó thuộc về để du khách vừa có thể cảm
nhận được nét đẹp văn hóa của con người, của vùng đất đó, đồng thời phải có những hành
động bảo vệ, duy trì những di sản văn hóa đó. Trong quá trình phát triển du lịch tâm linh phải
luôn gắn với phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan. Bên cạnh đó phải có
sự tham gia của chính người dân địa phương trong việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị di sản
của địa phương…. Và như lời Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: “Chúng ta chỉ có thể
phát triển du lịch tâm linh một cách bền vững trong sự hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa
các nước, các ngành du lịch”.
Nội dung phát triển bền vững du lịch tâm linh không tách rời những nội dung chung
của phát triển du lịch bền vững:
25
-
Về kinh tế
-
Về môi trường tài nguyên
-
Về xã hội
25