Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.21 KB, 56 trang )

Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO bên cạnh việc đem lại nhiều cơ hội
mới cho sự phát triển nền kinh tế thì các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt
với những thách thức to lớn, với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế
giới. Các quốc gia lại càng tích cực trong việc sử dụng các công cụ pháp lý để bảo hộ
ngành sản xuất trong nước. Do đó mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với
hàng loạt những vụ kiện hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá giá, và hậu quả từ những
vụ kiện này là vô cùng lớn đối với nền kinh tế nước ta. Do vậy trong bài viết này đê
cập đến một vụ kiện cụ thể: “Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa
PE” với những nội dung chính như sau:
-

Phần I: Giới thiệu về vụ kiện túi nhựa PE.
Phần II: Vấn đề bán phá giá trong vụ kiện túi nhựa PE.
Phần III: Vấn đề Trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE.
Phần IV: Bài học kinh nghiệm.

Phần II được viết theo hướng tập trung tổng hợp một số lý thuyết cơ bản về bán phá
giá, các căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, xác định thiệt hại thực tế;
Những điểm lưu ý về quy định của pháp luật Hoa kỳ về quá trình điều tra chống bán
phá giá và vấn đề bán phá giá trong vụ kiện túi nhựa PE – nguyên nhân và hậu quả.
Phần III đi sâu tìm hiểu các vấn đề Trợ cấp, căn cứ xác định hàng hóa được trợ cấp,
các biện pháp đối kháng và vấn đề Trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE.
Để hoàn thành bài viết này, chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Thầy
Trần Văn Nam. Do kiến thức còn nhiều hạn chế, nên bài viết chắc hẳn còn nhiêu thiếu
sót. Người viết kính mong thầy cô cho ý kiến để bài viết cảu chúng em được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Page 1




Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AOA

ADA

CVD
DOC
GATT
ITC
PE
SSA
SCM
USTR
WTO
CBPG
SPTT
UBTVQH

Agreement
Agriculture

on Hiệp định Nông nghiệp

Hiệp định chống bán
phá giá ( Hiệp định thực
Anti-dumping agreement thi Điều VI của Hiệp
định chung về Thuế

quan và Thương mại
1994).
Countervailing Duty
Thuế chống bán phá giá
Department ofCommerce Bộ thương mại Hoa Kỳ
General Agreement on Hiệp định Chung eve
Tarriffs and Trade
Thuế quan và Thương
mại.
International
Trade Ủy ban thương mại
Commission
quốc tế Hoa Kỳ
Polyethylene
Liên minh Tôm miền
nam Hoa Kỳ
Subsidies
and Trợ cấp và các biện
Countervailing Measures pháp đối kháng
United
Trade Văn phòng đại diện
Representative
thương mại Mỹ
World
Trade Tổ chức thương mại thế
Organization
giới
Chống bán phá giá
Sản phẩm tương tự
Ủy ban thường vụ Quốc

Hội

Page 2


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE

I.

Giới thiệu vụ kiện túi nhựa PE.
1. Tình hình các vụ kiện CBPG của VN trong những năm gần đây.

Xuất khẩu Việt Nam hiện đứng thứ 39/260 nước với tốc độ xuất khẩu gia tăng cao
bình quân khoảng 20%/năm. Tập trung ở các thị trường chính như: Hoa Kỳ, Nhật,
Trung Quốc, Australia, Singapore, Đức, Anh (là những thị trường trên 1 tỷ USD),
chiếm đến 70% kim ngạch xuất khẩu và xuất khẩu tập trung vào 9 mặt hàng chủ lực
với tốc độ tăng nhanh1. Do vậy mà những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều các vụ kiện áp dụng thuế chống bán phá
giá (CBPG) của nước ngoài, trong đó có những vụ kiện lớn ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như vụ kiện tôm, cá da trơn của
Hoa Kỳ hoặc vụ kiện giày mũ da của EU. Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ
năm 1995 đến hết năm 2004 trên thế giới đả tiến hành 2647 cuộc điều tra về chống
1 />
Page 3


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
bán phá giá, đứng đầu danh sách là Ấn độ (399 vụ) Hoa Kỳ (354 vụ) và EU (303 vụ).
Trong số 97 nước bị kiện, các nước đứng đầu là Trung Quốc (386 vụ) Hàn Quốc (94
vụ) Hoa Kỳ (146 vụ)... Đối với Việt Nam tính đến tháng 3/2006 đã phải đối phó với

21 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán
phá giá. EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên
đến 93% đối với mặt hàng Oxyde kẽm. Điều đáng chú ý là số lượng các cuộc điều tra
chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây. Năm 2009 được coi là năm kỷ
lục về số lượng các vụ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với
hàng hóa Việt Nam với 7 vụ ở 6 thị trường. Trong năm 2009, một số ngành khác
cũng được đặt trong tình trạng "báo động" về nguy cơ kiện phòng vệ thương mại như
giấy, thủy sản, gốm sứ...
2. Vụ kiện túi nhựa PE.
a. Tóm tắt vụ kiện.
Vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ tiến hành đối với túi
nhựa PE Việt Nam được khởi xướng ngày 21/4/2009 trên cơ sở Đơn kiện ngày
31/3/2009 của 02 nguyên đơn là Hilex Poly Co., và Superbag Cooperation. Ngày
27/4/2010, vụ điều tra đã đi đến quyết định chính thức với mức thuế chống bán phá
giá rất cao và các mức thuế chống trợ cấp không thấp như kỳ vọng. Sản phẩm bị kiện
trong vụ việc này được xác định là túi xách polyethylene (túi PE), thường biết tới
dưới tên túi/bịch nylon đựng hàng hay túi T-shirt. DOC giới hạn sản phẩm bị kiện ở
các loại túi/bịch nylon không gắn miệng, có quai xách, không khóa kéo hoặc dụng cụ
đóng bên ngoài, có hoặc không có miếng đệm, có hoặc không in, làm từ tấm nhựa
polyethylene mỏng (không dầy hơn 0,889mm và không mỏng hơn 0,00889mm) với
chiều dài/rộng không ít hơn 15,24cm và không dài hơn 101,6cm, chiều sâu túi có thể
hơn 101,6cm nhưng không ít hơn 15,24cm.
Sản phẩm bị kiện là túi đựng hàng trong các siêu thị, hiệu thuốc, cửa hàng. Tuy nhiên
sản phẩm bị kiện không bao gồm (i) túi PE không in logo hoặc tên cửa hiệu và có
dụng cụ đóng/khóa; (ii) túi PE được đóng gói với nhãn in nêu rõ mục đích sử dụng
Page 4


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
khác chứ không phải để xách hàng từ siêu thị hoặc các cửa hàng bán lẻ. Các sản phẩm

bị kiện thường được nhập khẩu dưới mã HTSUS 3923.21.0085 (nhưng không phải tất
cả các sản phẩm thuộc mã này đều là sản phẩm bị kiện).
Ngày 21/4/2009, 20 ngày sau khi có Đơn kiện của các nguyên đơn, DOC ra Thông
báo khởi xướng điều tra chính thức đối với túi nhựa Việt Nam. Tuy nhiên ITC đã tiến
hành cuộc điều tra về thiệt hại từ trước đó.
Ngày 31/8/2009, sau hơn 4 tháng điều tra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra kết luận
túi nhựa Việt Nam được trợ cấp với mức thấp nhất là 0.20% cho đến cao nhất là
4.24% cho 3 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và một mức biên độ chung toàn quốc là
2.97% (áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu túi nhựa của Việt Nam không
thuộc nhóm được bị đơn bắt buộc). Trước đó Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
(ITC) cũng có kết luận túi nhựa PE Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ gây thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ. Do đó biện pháp tạm thời (thuế tạm
thời) đã được áp dụng với mức bằng với biên độ trợ cấp được tính cho từng doanh
nghiệp.
Đến ngày 26/3/2010, DOC có kết luận cuối cùng về biên độ trợ cấp đối với túi nhựa
PE trong vụ việc này. Kết quả này không được khả quan như kết luận sơ bộ, cụ thể là
các biên độ trợ cấp cao hơn so với kết luận trước đây, với mức thấp nhất là 0.44%,
cao nhất 52.56%, biên độ chung toàn quốc là 5.28%. Ngày 27/4/2010, ITC ra kết luận
cuối cùng khẳng định về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả.Ngày 5/4/2010, DOC ra
Quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức với túi nhựa Việt Nam, kết thúc
quá trình điều tra gốc trong vụ việc này.
Đây là vụ việc có tác động đặc biệt lớn đến xuất khẩu Việt Nam, ít nhất ở hai khía
cạnh. Một là, lần đầu tiên hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với một vụ điều
tra chống trợ cấp. Hai là, lần đầu tiên hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với
một vụ điều tra đúp (chống bán phá giá và chống trợ cấp).
b. Các bị đơn trong quá trình điều tra
Page 5


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE

Trong đơn kiện có nêu ra 59 doanh nghiệp bị kiện, tuy nhiên DOC chỉ lựa chọn bị
đơn bắt buộc là 3 doanh nghiệp có khối lượng xuất khẩu túi nhựa PE đi Hoa Kỳ lớn
nhất của Việt Nam, bao gồm:
- Advance Polibag Co., (API) - Đường số 5, Khu công nghiệp Sóng Thần, Dĩ An,
Bình Dương.
- Chin Sheng Company (Chin Sheng) - A1/1, A1B/1, Đường 2B, Khu Công nghiệp
Vĩnh Lộc, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
- Fotai Vietnam Enterprise Cooperation (Fotai Vietnam) - Số 73/1 Nguyễn Thái Bình,
P. Phú Hoà, TX. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

II. Vấn đề Bán phá giá trong túi nhựa PE.
1. Bán phá giá là gì?
Khái niệm bán phá giá được ghi nhận tại Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994
( gọi là hiệp định chống bán phá giá của WTO - ADA) Điều 2.1 quy định như sau “
trong phạm vi hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá ( tức là được đưa
vào lưu thông thương mại của một nước khác với giá trị thấp hơn trị giá thông
thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ
một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản
phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại
thông thường”. Như vậy ta có thể hiểu bán phá giá là hiện tượng phân biệt giá mà
căn cứ xác định nó là giá xuất khẩu (giá bán vào thị trường nhập khẩu) và giá thông
thường của của hàng hóa nhập khẩu. Giá thông thường là giá có thể so sánh được của
hàng hóa tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu. Đó cũng là mức giá chuẩn mà
các doanh nghiệp áp dụng cho các giao dịch mua bán trên thị trường nước xuất khẩu.
Theo quy định của luật thương mại quốc tế, yếu tố then chốt để xác định hành vi bán
phá giá là sự so sánh biên độ chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thông thường của
sản phẩm tại nước xuất khẩu. Việc so sánh phải được tiến hành đối với sản phẩm
Page 6



Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
cùng loại hoặc đối với sản phẩm tương tự. Tuy nhiên hiện tượng bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu không đương nhiên đưa đến kết quả hàng hóa nhập khẩu có lợi thế
cạnh tranh hơn hàng hóa nội địa, điều này còn phụ thuộc vào việc hàng hóa nhập
khẩu bán phá giá có gây thiệt hại cho doanh nghiệp nội địa hay không.
Để chuẩn bị cho việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới – WTO thì Việt Nam
đã có sự sửa đổi ban hành nhiều văn bản pháp luật mới cho phù hợp với quy định của
tổ chức thương mại thế giới. Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh đó. Khái niệm bán phá giá đã được chuẩn hóa trong
văn bản pháp luật Việt Nam, cụ thể là tại Điều 3 Pháp lệnh về việc chống bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2004 quy định như sau “ (1) Hàng hóa có xuất xứ
từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau
đây gọi là hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hóa đó được bán với giá
thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.(2)Giá
thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của
hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh
thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”. Như vậy thì sẽ không
có hiện tượng bán phá giá nếu giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
không thấp hơn giá bán của sản phẩm tương tự trên thị trường xuất khẩu cho dù có
thấp hơn giá của sản phẩm cạnh tranh được sản xuất tại Việt Nam. Về nguyên tắc thì
pháp luật của các quốc gia thành viên phải phù hợp với Hiệp định của WTO, vì vậy
mà khái niêm về bán phá giá theo pháp luật Việt Nam không có sự khác biệt nhiều
lắm với khái niệm được quy định tại Hiệp định ADA. Một lý do khác nữa là pháp
luật nước ta cũng tiếp thu một cách thụ động các quy định của Hiệp định ADA, các
quy định hãy còn sơ sài khả năng được áp dụng trên thực tế không cao, bằng chứng
cho thấy là chưa có một vụ kiện về bán giá nào được tiến hành tại Việt Nam.
Việc bán phá giá của các doanh nghiệp diễn ra với rất nhiều lý do, không phải bất cứ
trường hợp nào bán phá giá bị coi là hủy diệt loại bỏ đối thủ cạnh tranh, mà đôi khi
việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, xuất khẩu không bán được hàng,
Page 7



Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng nên đành bán tháo để
thu hồi vốn. Ví dụ như khi đến cuối mùa đông thì nhiều loại quần áo mùa đông
không bán được, nếu để sang mùa năm sau có nguy cơ bị lỗi mốt và không ai mua.
Vì vậy những nhà kinh doanh thường có xu hướng giảm giá để bán hết hàng. Tuy
nhiên trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không
quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. Bán phá giá sang thị trường nước
ngoài thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh
về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu. Vì vậy mà các biện
pháp chống bán phá giá được đặt ra để bảo vệ quyền lợi cho các nhà sản xuất nội địa.
Các biện pháp chống bán phá giá không mang tính chất trừng phạt hành vi bán phá
giá mà chỉ là một biện pháp để khắc phục những thiệt hại do hành vi bán phá giá của
nhà xuất khẩu gây ra. Nhưng cũng không thể tùy tiện có thể áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá mà phải xác định đủ những điều kiện như: (1) Hàng nhập khẩu bị
bán phá giá; (2) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại
đáng kể; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt
hại nói trên.
2. Căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá2
a. Xác định giá thông thường hàng hóa nhập khẩu.
Như đã nói ở trên thì giá thông thường là giá trị chuẩn hoặc giá trị công bằng để xác
định mức phá giá của giá xuất khẩu. Các nhà làm luat đã đưa ra nhiều những cách
thức mềm dẻo và linh hoạt để tính giá thông thường. Pháp lệnh chống bán phá giá
của Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 2 như sau “Khối lượng, số lượng hoặc trị
giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể là khi khối lượng,
số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam đáp ứng các
điều kiện sau đây:

2 Nguyễn Ngọc Sơn về Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam.


Page 8


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá từ một nước không vượt
quá 3% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt
Nam ;
b) Tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá từ nhiều nước đáp
ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản này không vượt quá 7% tổng khối lượng, số
lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.
Vậy hàng hóa tương tự được bán tại thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ
xuất khẩu với khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa sẽ bị coi là đáng kể nếu vượt
quá 3% (Đối với một nước hoặc vùng lãnh thổ) hoặc vượt quá 7% (đối với nhiều
nước hoặc vùng lãnh thổ) tổng khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa tương tự
nhập khẩu vào Việt Nam.
 Tính giá thông thường theo cách thức chuẩn
+ Lựa chọn giao dịch nội địa để xác định giá thông thường.
Theo nguyên tắc thì chỉ lựa chọn những giao dịch tương tự với giao dịch xuất khẩu
diễn ra trong thời kỳ điều tra để tính giá thông thường. Giao dịch tương tự ở đây có
thể xét trên hai khía cạnh đó là hàng hóa tương tự với sản phẩm bị điều tra và thời
gian diễn ra giao dịch là đang được bán trên thị trường của nước xuất khẩu. Việc xác
định hàng hóa nội địa tương tự với hàng hóa bị điều tra nhằm xác định những đối
tượng chịu thiệt hại hoặc có khả năng chịu thiệt hại do hàng hóa nhập khẩu gây ra.
Việc lựa chọn những giao dịch tương tự thường được thực hiện theo những tiêu chí cụ
thể như: (1) Về đối tượng mua bán trong giao dịch nội địa phải là hàng hóa tương tự
với hàng hóa đang được điều tra. Quy định về hàng hóa tương tự được quy định tại
Điều 2.6 ADA “ sản phẩm tương tự được hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là sản
phẩm có đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét hoặc trong trường hợp
không có sản phẩm nào như vậy thì sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc

tính nhưng có nhiều điểm giống với sản phẩm đang được xem xét”. Việc xác định sản
Page 9


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
phẩm tương tự càng giống với sản phẩm điều tra thì kết quả điều tra càng chính xác.
Múc đích việc xác định hàng hóa nội địa tương tự nhằm khoanh vùng những đối
tượng chịu thiệt hại hoặc có khả năng chịu thiệt hại do việc bán phá giá hàng hóa
nhập khẩu gây ra. (2) Hàng hóa tương tự được lựa chọn là hàng hóa đang được bán
trên thị trường của nước xuất khẩu. Tức là hàng hóa đang được tiêu dùng tại nước
xuất khẩu theo quy định tại Điều 2.1 của ADA. Việc xác định hàng hóa không còn
được lưu thông trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều tra bởi vì trên thị trường
luôn có những sự biến động về giá cả theo từng thời kỳ và chịu nhiều tác động của
các yếu tố khách quan, chủ quan khác. Tuy nhiên đây chỉ là quy định chung của ADA
còn các quốc gia sẽ có những quy định cụ thể riêng. (3) Khối lượng, số lượng hàng
hóa tương tự được tiêu dùng trên thị trường nước xuất khẩu phải đáng kể để có thể so
sánh một cách hợp lý. Cụ thể là doanh số bán hàng đó chiếm 5% hoặc cao hơn số
lượng bán sản phẩm đang xem xét đó tới nước nhập khẩu với điều kiện là tỷ lệ thấp
hơn cũng được chấp nhận nếu như có bằng chứng cho thấy rằng tỷ lệ thấp như vậy
vẫn đạt đủ lớn để có thể so sánh một cách hợp lý 3. Như vậy thì quy định này đã cho
phép các nước thành viên có thể dử dụng ngưỡng 5% là cơ sở xác định số lượng đủ
lớn để có thể so sánh hợp lý hoặc đặt ra các mức cao hơn, thấp hơn nếu cso đủ bằng
chứng cho rằng đó là mức đủ lớn để có thể so sánh hợp lý. (4) Giao dịch nội địa được
lựa chọn phải có khối lượng hàng hóa mua bán cùng cấp độ thương mại với giao dịch
xuất khẩu. Cùng cấp độ thương mại có thể hiểu là cùng khâu lưu thông hàng hóa như
cùng là giá xuất xưởng, giá bán buôn hay giá bán lẻ... Các cơ quan có thẩm quyền cần
điều chỉnh giá về cùng khâu trong quá trình phần phối, cùng địa điểm, cùng điều kiện
bán hàng … Nếu như hàng hóa tương tự và hàng hóa đnag bị điều tra không được đưa
về cùng một cấp độ thương mại để tính toán thì sẽ dẫn tới sự chênh lệch khá lớn trong
kết quả tính toán chi phí sản xuất của sản phẩm. Thông thường thì cấp độ thương mại

được lựa chọn là khâu xuất xưởng hàng hóa của Doanh nghiệp, với cấp độ này giá
bán của hàng hóa tương tự và giá xuất khẩu chưa bị chi phối bởi các chi phí lưu
3 Chú thích số 2 Điều 2.2 ADA

Page 10


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
thông nên kết quả so sánh sẽ chính xác hơn so với việc lựa chọn cấp độ thương mại
sau đó4.
Một trong những điều kiện để có thể sử dụng cách tính giá thông thường chuẩn ( giá
thông thường được tính theo giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của
nước xuất khẩu) là sản phẩm tương tự được bán tại thị trường này trong điều kiện
thương mại thông thường. ADA vẫn chưa có định nghĩa cụ thể nào là hàng hóa được
bán trong điều kiện thương mại thông thường, tuy nhiên thì những giao dịch tương tự
được xác định theo những điều kiện thương mại thông thường có thể hiểu là việc thực
hiện giao dịch trong môi trường cạnh tranh, giá được thiết lập dựa trên sự tác động
qua lại giữa cung và cầu.
Mặc dù không có định nghĩa cụ thể về điều kiện thương mại thông thường của các
giao dịch nội địa, nhưng pháp luật WTO có đưa ra một số tình huống bán hàng hóa
không theo điều kiện thương mại thông thường như (1) SPTT được bán tại thị trường
nội địa hoặc bán sang một nước thứ 3 với mức giá không đủ để bù đắp chi phí sản
xuất theo đơn vị sản phẩm (bán hàng lỗ vốn). Theo Điều 2.2.1 ADA thì giao dịch nội
địa có giá bán dưới giá thành bị coi là không theo điều kiện thương mại thông thường
khi đáp ứng đủ 4 điều kiện như sau: (a) Giao dịch có giá thấp hơn tổng chi phí, như
chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí quản trị, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
chung. (b) Việc bán hàng lỗ vốn được thực hiện trong một thời gian dài, thường là 1
năm và trong mọi trường hợp cũng không được ít hơn 6 tháng. (c) Hàng hóa bị bán lỗ
vốn này được bán với số lượng đáng kể, tức là lượng sản phẩm bán lỗ vốn không ít
hơn 20% tổng số sản phẩm được bán hoặc giá bán bình quân gia quyền thấp hơn chi

phí bình quân gia quyền. Nếu sản phẩm bị bán với giá thấp hơn mức chi phí sản xuất
nhưng giá bán này vẫn cao hơn chi phí bình quân gia quyền trong khoảng thời gian
được điều tra thì việc bán hàng lỗ vốn này được xem như hành động bán hàng để thu
hồi vốn (bù đắp các chi phí) trong khoảng thời gian hợp lý và vẫn được coi là việc bán
hàng theo các điều kiện thương mại thông thường. Như vậy thì không phải mọi giao
4 Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam

Page 11


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
dịch bán lỗ vốn đều bị loại khỏi việc tính giá thông thường. (2) giá bán trong các giao
dịch từ nước có nền kinh tế phi thị trường. Mặc dù ADA không trực tiếp đề cập đến
thuật ngữ nền kinh tế phi thị trường nhưng tại Điều 2.2 có quy định việc sử dụng một
số phương án dự phòng để xác định giá thông thường khi việc bán hàng trong nước
xuất khẩu không cho phép có đượ sự so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị
trường đó. Như vậy thì quy định này cho phép các thành viên xây dựng những quy
chế điều tra đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc quốc gia bị coi là có
nền kinh tế phi thị trường.

+ Tính giá thông thường5
Có ba cách xác định giá thông thường (áp dụng với các điều kiện cụ thể) như:
(1) Giá thông thường được xác định theo giá bán của SPTT tại thị trường nước

xuất khẩu (tại thị trường nội địa của nước nơi sản phẩm đó được sản xuất ra)
(2) Giá thông thường được xác định theo giá bán của SPTT từ nước xuất khẩu liên

quan sang thị trường một nước thứ ba
(3) Giá thông thường được xác định theo trị giá tính toán (constructed normal


value) = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng, hành chính + Lợi nhuận Trong
các cách thức nêu trên, cách 1 là cách thức tính giá thông thường tiêu chuẩn,
được ưu tiên xem xét áp dụng trước trong tất cả các trường hợp. Chỉ khi không
đáp ứng được các điều kiện để sử dụng cách 1 thì giá thông thường mới được
tính theo cách 2 hoặc cách 3.
Như vậy thì mặc dù cách tính giá thông thường chưa được quy định cụ thể tại văn bản
của WTO hay cũng như ở các văn bản Pháp Luật ở Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có thể
5 Theo />
Page 12


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
áo dụng cách tính thông thường được áp dụng trên thực tế như trên để xác định giá
thông thường cho hàng hóa sản phẩm.
 Những cách thức dự phòng tính giá thông thường
Những cách thức dự phòng này được quy định tại khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh chống
bán phá giá như sau: (1) Giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự của nước
hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong
các điều kiện thương mại thông thường. Cách thức này chỉ có thể sử dụng khi nước
xuất khẩu có bán hàng hóa sang nước thứ ba bất kỳ với điều kiện giá lựa chọn là giá
có thể so sánh được và việc bán hàng hóa được thực hiện trong điều kiện thương mại
thông thường 6. (2) Giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác
và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị
trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
Cách quy định như vậy có phần hẹp hơn so với quy định Điều 2.2 của Hiệp định
ADA. Hiệp định ADA quy định ba trường hợp áp dụng cách thức dự phòng: (1)
Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các điều
kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu. (2) Trường hợp việc bán
trong nước đó không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt của
thị trường đó. (3) Trường hợp số lượng hàng bán tại thị trường trong nước của nước

xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ. Như vậy ta có thể thấy dường như các nhà làm luật nước
ta còn bỏ ngỏ những quy định về điều kiện thương mại thông thường, cũng có thể do
điều kiện kinh tế nên các nhà làm lust chưa dự liệu hoặc cũng có thể họ cho rằng
không cần thiết quy định vì không phù với với điều kiện kinh tế nước ta. Tuy nhiên,
sự phát triển kinh tế và sự giao thoa với các nước trên thế giới ngày càng trở lên mạnh
6 Hiện không có định nghĩa cụ thể thế nào là hàng hoá bán trong điều kiện thương mại thông thường. Tuy
nhiên, ADP có nêu một trường hợp có thể được coi là không được bán theo điều kiện thương mại thông thường:
đó là khi sản phẩm tương tự được bán tại thị trường nội địa hoặc bán sang một nước thứ ba với mức giá không
đủ bù đắp chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (giá thành sản xuất + chi phí bán hàng, quản trị, chi phí
chung) . ( Theo />
Page 13


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
mẽ, vì vậy các quy định pháp luật cần phải đi trước những mối quan hệ phát sinh
trong thực tế. Chứ không phải có vấn đề phát sinh ta mới đặt ra quy định, rồi lại sửa
đổi lại Luật sẽ dẫn đến việc áp dụng khó khăn trên thực tế và tốn nhiều kinh phí nhà
nước.
b. Xác định giá xuất khẩu.
Để xác định được giá xuất khẩu thì trước tiên phải xác định được các giao dịch mua
bán hàng hóa giữa doanh nghiệp sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập
khẩu tại Việt Nam. Giá mua giá bán trong giao dịch này sẽ được sử dụng làm giá xuất
khẩu để điều tra về bán phá giá, điều quan trọng là tìm ra doanh nghiệp sản xuất,
doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên trong
quan hệ kinh tế có sự tham gia của nhiều chủ thể, các giao dịch không đơn thuần chỉ
là giao dịch giữa nhà sản xuất, nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu. mà bên cạnh đó còn có
sự tham gia của các bên trung gian thương mại, hay việc trung chuyển hàng hóa qua
nước thứ 3 trước khi đến nước nhập khẩu thực sự. Nhưng vẫn chưa có một quy định
cụ thể nào cho việc hướng dẫn xác lập giá xuất khẩu cho những giao dịch phức tạp
như vậy. Vì vậy mà để có thể tiến hành một vụ kiện bán phá giá tại Việt Nam thì các

văn bản pháp luật quy định eve vấn đề này cũng cần phải được hoàn thiện, bổ sung
nhiều hơn nữa.
c. So sánh giá xuất khẩu và giá thông thường và tính biên độ phá giá.
Để có thể so sánh giá xuất khẩu và giá thông thường và giá xuất khẩu thì cần phải
điều chỉnh chúng nhằm đảm bảo giá thông thường và giá xuất khẩu được thực hiện
trong những điều kiện thị trường như nhau.
Giá thông thường và giá xuất khẩu phải được điều chỉnh về cùng một khâu trong quá
trình lưu thông, ở cùng thời điểm tính toán gần nhau nhất. Trong một khâu lưu thông
được hiểu là một khâu xuất xưởng hoặc một khâu bán lẻ. Bởi vì giá bán buôn và giá
bán lẻ cùng một loại hàng hóa là không giống nhau. Bên cạnh đó cũng cần điều chỉnh
2 loại giá đó về cùng một thời điểm tính toán hoặc tại các thời điểm tính toán gần
Page 14


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
nhau nhất, điều này giúp cho việc xác định kết quả so sánh được chính xác và công
bằng. Một vấn đề quan trọng nữa trong quy trình này đó là việc quy đổi đồng tiền,
mỗi quốc gia thì đồng tiền có mệnh giá, giá trị khác nhau, vì vậy mà khi so sánh như
vậy cần đổi các đơn vị đồng tiền của riêng mỗi quốc gia đó thành ngoại tệ đang được
lưu thông trên thị trường.
Để xác định một sản phẩm có bán phá giá hay không người ta phải tính được biên độ
phá giá của nó. Biên độ phá giá là khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá thông
thường của hàng hóa so với giá xuất khẩu vào nước nhập khẩu. Một mặt hàng không
phải chịu thuế chống bán phá giá nếu biên độ phá giá của nó không cao hơn 2%. Vì
thế biên độ phá giá chính là cơ sở để xác định hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá hay
không.
Biên độ phá giá có thể tính bằng phương pháp sau (giá thông thường – giá xuất
khẩu) / giá xuất khẩu. Như vậy thì giá xuất khẩu càng cao thì biên độ bán phá giá
càng nhỏ và ngược lại.
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và không

được áp thuế chống trợ cấp) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng
nhập khẩu sản phẩm liên quan dưới 3% tổng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước
nhập khẩu. Đây là một trong những quy định của WTO nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các
nước đang phát triển có điều kiện phát triển cạnh tranh cùng những nước có nhiều thế
mạnh hơn. Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu
sản phẩm liên quan từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự (cũng là nước
đang phát triển có lượng nhập khẩu thấp hơn 3%) chiếm trên 7% tổng lượng nhập
khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu.
3. Xác định có thiệt hại.
Thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước theo định nghĩa của Pháp lệnh chống
bán phá giá tại khoản 7 Điều 2 là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng
trưởng về sản lượng, mức giá, tiêu thụ hàng hóa, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản
Page 15


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
xuất, việc làm cho người lao động, đầu tư và chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong
nước hoặc là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất
trong nước. Còn đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là khả
năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được sẽ gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất trong nước (khoản 8 Điều 2 pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
vào Việt Nam).
Thiệt hại đáng kể phải dựa trên những đặc tính như tính hiện hữu, ngành sản xuất nội
địa của nước nhập khẩu đã, đang và chắc chắn sẽ gánh chịu những tốn thất do hành vi
bán phá giá gây ra. Những căn cứ dựa trên sự suy đoán đều không được chấp nhận.
Một đặc tính nữa đó chính là mức độ đáng kể của thiệt hại, ở đây mức độ đnág kể của
thiệt hại được chứng minh bằng những tổn thất gây cho toàn ngành sản xuất trên thị
trường mà không phải chỉ là một hai doanh nghiệp nhỏ lẻ. Việc xác định có thiệt hại
hay không là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cả quá trình điều tra bán phá giá
của một doanh nghiệp, bởi đây là yếu tố có tính quyết định xem liệu mặt hàng bán phá

giá có bị áp thuế chống bán phá giá hay không. Căn cứ xác định có thiệt hại hay
không sẽ được thực hiện dựa trên những nội dung như:
-

Khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng của việc này đến giá
của sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa nước nhập khẩu. Điển hình ảnh hưởng
của nó chính là việc thay đổi quy mô thị phần của hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa
nội địa, chính là việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá đang thay thế hàng hóa nội địa
trong xu hướng tiêu dùng của thị trường, từ đó làm biến mất các nhà sản xuất nội địa
trên thị trường và mục đích của hành vi này là nhằm chiếm lĩnh thị trường. Trong
ngắn hạn thì hành vi bán phá giá được coi là có lợi đối với người tiêu dùng, họ có thể
mua sản phẩm hàng hóa tương tự nhưng với mức giá hấp dẫn hơn. Tuy nhiên trong
dài hạn khi các nhà xuất khẩu đã loại bỏ hết các đối thủ giành thị phần thì lúc đó họ
có quyền áp đặt giá gây bất lợi đối với người tiêu dùng cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Mặt khác, việc bán giá hàng hóa đó cũng phải làm kìm hãm giá bán của hàng hóa nội

Page 16


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
địa, để có thể cạnh tranh và bán được hàng hóa thì nhà sản xuất nội địa cũng bắt buộc
-

phải hạ mức giá bàn và điều này dẫn đến thiệt hại cho các nhà sản xuất nội đia.
Hậu quả của việc nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất các sản phẩm này của nước
nhập khẩu như làm sụt giảm giá bán của hàng hóa nội địa do phải chịu sức ép cạnh
tranh từ hàng hóa nhập khẩu bán phá giá. Mức độ thiệt hại đáng kể của doanh nghiệp
sản xuất trong nước được tính toán dựa trên những căn cứ cơ sở thực tế, tính toán
được, chứ không phải do suy diễn mà ra.
4. Mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại đáng kể.

Mối quan hệ nhân quả là những căn cứ cho thấy việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá
là nguyên nhân trực tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các doanh
nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa tương tự. Các căn cứ xác định mối quan hệ nhân
quả7 bao gồm:
- Mối quan hệ giữa bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với chứng cứ về
thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
- Số lượng và giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vaò Việt Nam không bị bán phá giá.
- Mức độ giảm sút của cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương
tự sản xuất trong nước.
- Khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước.
5. Điểm lưu ý của PL Hoa Kỳ về CBPG đối với vụ kiện túi nhựa PE
a. Quy chế tính cho nền kinh tế phi thị trường.
Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã có nhiều những
điều kiện thuận lợi hơn để phát triển nền kinh tế với các nước thành viên bằng các
điều kiện ưu đãi như mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà
các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, mà không bị
phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó thì Việt Nam cũng chấp nhận thời hạn 12 năm cho nền kinh tế phi thị
trường kể từ ngày gia nhập và không muộn hơn 31/12/2018. Hệ quả trực tiếp của
việc chấp nhận quy chế này là khi phải đối mặt và đương việc bị kiện vì bán phá giá
ở thị trường nước ngoài thì một điều chắc chắn là dễ bị thua kiện. Bởi không được
7 Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr 99.

Page 17


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
đối xử bình đẳng, không được xét xử theo luật chung và chưa được công nhận là
quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế phi thị trường (Non-market Economy) được dùng để chỉ các nền kinh tế
nơi chính phủ có độc quyền hoặc gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn
định giá cả nội địa. Mỗi nước điều tra có quy định riêng về các tiêu chí xác định nền
kinh tế phi thị trường. Khi một nước xuất khẩu bị xem là có nền kinh tế phi thị trường
thì các nguyên tắc tính toán Giá thông thường sẽ không được sử dụng và nước nhập
khẩu có thể sử dụng các phương pháp tính toán khác mà mình cho là hợp lý. Trên
thực tế, quy định này tạo ra bất lợi rất lớn cho các nhà sản xuất - xuất khẩu từ nước bị
xem là có nền kinh tế phi thị trường. Pháp luật một số nước để ngỏ khả năng từng nhà
sản xuất -xuất khẩu có thể chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của mình hoàn toàn
tuân theo các nguyên tắc thị trường dù cho nền kinh tế nước xuất khẩu bị xem là phi
thị trường8. Trong khuôn khổ WTO, vấn đề nền kinh tế phi thị trường được nêu ra
trong đoạn 1 của Điều VI của GATT 1994 về chống bán phá giá. “Trường hợp nhập
khẩu từ một quốc gia mà nhà nước độc quyền hoàn toàn hoặc độc quyền phần lớn về
thương mại và giá nội địa do nhà nước ấn định thì rất khó xác định giá so sánh như
qui định trong điều VI.1-GATT và trong trường hợp này, các bên trong hợp đồng
nhập khẩu cần phải tính tới khả năng nếu lấy giá nội địa của các nước này để so sánh
thì có thể không thích hợp”. Hiệp định về thực thi điều VI của GATT 1994 đã hoàn
thiện hóa điều khoản này và được xây dựng thành Hiệp định chống bán phá giá. Điều
khoản này cho phép phân biệt đối xử đối với các nước mà nhà nước độc quyền phần
lớn hoặc toàn bộ về thương mại quốc tế và toàn bộ giá cả nội địa do nhà nước ấn định.
Cơ quan quản lý pháp luật liên quan tới chống bán phá giá và các cuộc điều tra chống
bán phá giá thường vận dụng điều khoản này để phản bác thông tin về chi phí và giá
do các nước được coi là nền kinh tế phi thị trường cung cấp. Để thay thế cho giá và
chi phí này, họ thường sử dụng giá và chi phí từ nước thứ 3, thường là một nền kinh
tế thị trường có mức độ phát triển tương đương. Trong một số trường hợp cơ quan
8 />
Page 18


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE

điều tra sử dụng thông tin giá cả và chi phí tổng hợp 9. Hiện nay trong WTO chỉ có 2
thành viên cam kết về địa vị nền kinh tế phi thị trường bao gồm Trung Quốc và Việt
Nam. Việt Nam đã công nhận địa vị nền kinh tế phi thị trường trong Báo cáo về việc
gia nhập WTO như sau “Một số thành viên ghi nhận Việt Nam đã liên tục đẩy mạng
quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Những thành viên này cũng ghi
nhận rằng, sẽ gặp những khó khăn đặc thù trong việc xác định chi phí và giá cả hàng
hoá xuất xứ từ Việt Nam trong các cuộc điều tra chống bán phá giá hay áp dụng các
biện pháp đối kháng. Những thành viên này cho rằng, trong trường hợp đó nước
nhập khẩu có thể nhận định rằng việc sử dụng chi phí và giá cả tại Việt Nam có thể
không hợp lý”. Như vậy, địa vị nền kinh tế phi thị trường sẽ chỉ ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp Việt Nam trong hai lĩnh vực là chống bán phá giá và các biện pháp đối
kháng. Trong trường hợp một thành viên của WTO nhận định rằng, việc sử dụng chi
phí và giá cả tại Việt Nam là không hợp lý thì Việt Nam sẽ phải chấp nhận các quy
chế riêng cho một nền kinh tế phi thị trường khi áp dụng Hiệp định Chống bán phá
giá và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.
Về pháp luật của Hoa Kỳ nhằm đối phó với thương mại “không công bằng” từ nước
ngoài bao gồm: Luật chống bán phá giá (AD) và Luật thuế đối kháng (CVD). Trong
đó 2 luật này có chức năng riêng như Luật chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành sản
xuất nội địa khỏi những hành vi thương mại không công bằng của những nhà xuất
khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ. Còn Luật thuế đối kháng bảo vệ ngành sản
xuất nội địa trước hàng nhập khẩu được trợ cấp bởi chính phủ hoặc thể chế công nước
ngoài10. Như vậy thì đối với vấn đề này pháp luật Hoa Kỳ có những quy định rất chi
tiết, ban hành các đạo luật có chức năng riêng biệt về từng lĩnh vực cụ thể. Điều này
cho thấy sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với vấn đề bảo hộ nền kinh tế của nước mình
trươc sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này cũng
9 Longyue Zhao và Yan Wang, bài học từ vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên của Mỹ với Trung Quốc. tr 14

10 Longyue Zhao và Yan Wang, bài học từ vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên của Mỹ với Trung Quốc. tr18

Page 19



Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
được thể hiện rõ hơn trong việc phân định quyền hạn của các cơ quan như Bộ Thương
Mại (DOC) hay Ủy Ban Thương mại Quốc Tế (ITC). Bộ Thương Mại Hoa Kỳ chuyên
phụ trách về vấn đề xác định xem hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hay không, còn
ITC phụ trách xác định xem có thiệt hại do hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập
khẩu hay không, nếu ITC tuyên không có thiệt hại do hàng nhập khẩu gây ra cho
ngành sản xuất nội địa thì DOC phải dừng ngay quá trình điều tra lại cho dù hàng
nhập khẩu đó có bán phá giá đi chăng nữa.
Do vậy mà khi bị điều tra thì các nhà sản xuất ở các nước chuyển đổi phải chứng tỏ
rằng họ hoạt động theo những điều kiện thị trường. Nước nhập khẩu (khiếu nại)
không có trách nhiệm cung cấp bằng chứng. Tuy nhiên, Hoa Kỳ xác định quy chế phi
thị trường căn cứ vào luật riêng của họ hơn là căn cứ vào những tiêu chuẩn được thỏa
thuận quốc tế. Các nền kinh tế chuyển đổi (điển hình như ở Việt Nam) ít có cơ hội
bảo vệ mình trong một khoảng thời gian hạn chế dành cho việc cung cấp bằng chứng
về các cơ chế kinh tế thị trường dưới dạng trả lời các câu hỏi. Hơn nữa, không rõ là
chính xác thì các nền kinh tế chuyển đổi phải thỏa mãn những yêu cầu gì để được xem
là nền kinh tế thị trường. Điển hình như trong vụ túi nhựa PE, ngày 9/6/2009 Chính
Phủ Việt Nam yêu cầu DOC điều chỉnh bảng câu hỏi điều tra ngày 18/5/2009 nhằm
xác định một ngày mốc để ghi nhận các trợ cấp có thể bị điều tra, qua đó giới hạn thời
gian điều tra trong Bảng câu hỏi này, nhưng DOC đã từ chối yêu cầu này. Trong các
vụ chống hàng Việt Nam bán phá giá nhập khẩu vào thị trường của họ, Hoa Kỳ bỏ
qua giá cả và chi phí trong nước ở Việt Nam mà xác định giá trị thông thường bằng
cách sử dụng một nước thứ ba là nước có nền kinh tế thị trường để thay thế, một lẽ tất
nhiên là chính phủ các nước nhập khẩu chọn nước thay thế để xác định giá đúng ở
nền kinh tế phi thị trường luôn luôn có lợi cho họ để bảo vệ lợi ích của các nhà sản
xuất trong nước của họ. Điều này tạo ra một lợi thế to lớn cho nước nhập khẩu bởi vì
họ có thể chọn những nước nào đem lại kết quả mong muốn trong các điều tra chống
bán phá giá. Như vậy, trong các vụ kiện chống bán phá giá mà doanh nghiệp Việt

Nam là bị đơn, việc so sánh hàng hóa do chúng ta sản xuất với giá thành của một
Page 20


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
nước thứ ba có cùng điều kiện đúng là bất lợi cho chúng ta, bởi vì nước so sánh do
nguyên đơn lựa chọn, chúng ta hoàn toàn bị động trong vấn đề này.
Có thể nói rằng, việc xác định giá trị thông thường để tính biên độ bán phá giá bằng
cách so sánh giá bán ở nước nhập khẩu với giá của một nước thứ ba có nền kinh tế thị
trường có trình độ phát triển tương tự sẽ dẫn tới biên độ phá giá bị phóng đại qua việc
làm tăng giá trị thông thường một cách giả tạo. Thông thường giá của sản phẩm của
nước thứ ba được chọn để so sánh thường cao hơn giá sản phẩm được sản xuất ở quốc
gia bị đơn. Điều này được chứng minh qua các vụ kiện mà Việt Nam là bị đơn. Trong
thực tiễn, giá cá basa ở Băng-la-đét là cao hơn giá cá basa của Việt Nam, Giầy da do
Bra-xin sản xuất có giá thành cao hơn giá thành của giầy da do Việt Nam sản xuất...
kết quả là trong các vụ hàng Việt Nam bị kiện bán phá giá ở nước ngoài thì biên độ
bán phá giá thường là rất cao11. Mặc dù vậy thì Việt Nam vẫn phải chịu quy chế nền
kinh tế phi thị trường cho đến 31/12/2018, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải
chuẩn bị đối mặt với những vụ kiện từ các nhà sản xuất nước nhập khẩu với nhiều bất
lợi cho mình.
b. Thủ tục điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong vụ kiện túi nhựa PE.
Hoa Kỳ là một trong những nước sử dụng biện pháp bảo đảm cạnh tranh thương mại
nhiều nhất, vì vậy trong bài nghiên cứu này xin đưa ra một số quy trình cơ bản trong
quấ trình điều tra hàng hóa bán phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ.
Điều tra chống bán phá giá là thủ tục hành chính do hai cơ quan của chính phủ Hoa
Kỳ - Bộ thương mại Hoa Kỳ và Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ - sẽ quyết định
hàng nhập khẩu được giao dịch thương mại không công bằng có gây thiệt hại cho
ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ hay không.
Trong khung thủ tục12 điều tra bán phá giá này thì có một vài điểm là cố định không
thay đổi, bên cạnh đó cũng có một số điểm rất linh hoạt, nội dung của quy trình này

như sau:
11 Dương Anh Sơn, Quy chế nền kinh tế phi thị trường và vấn đề minh bạch để ứng phó với các vụ kiện bán
phá giá, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Tr2
12 Hướng dẫn các biện pháp phòng vệ thương mại Hoa Kỳ - Trung tâm thương mại quốc tế. tr 27.

Page 21


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
(1) Khởi kiện và bắt đầu tiến hành điều tra.
Cuộc điều tra thường bắt đầu khi một bên liên quan (nhà sản xuất nội địa sản phẩm
bị nghi vấn, công đoàn hay hiệp hội ngành hàng) nộp đơn kiện lên DOC và ITC viện
cớ rằng có hành vi bán phá giá đang diễn ra. Hoặc DOC cũng có thể khởi kiện bất cứ
khi nào thấy cần thiết mà không cần đơn kiện chính thức. Trong vụ kiện chống bán
phá giá và trợ cấp túi nhựa PE thì do 2 nguyên đơn là Hilex Poly Co., và Superbag
Cooperation đưa đơn khởi kiện vào ngày 31/03/2009. Thông thường thì DOC sẽ tiến
hành điều tra khi có đơn kiện của các nguyên đơn chứ không thường tự khởi xướng
điều tra. Các cơ quan này cũng thường tạo điều kiện cho các nguyên đơn (mang tính
khuyến khích) trong việc giải quyết thủ tục khởi kiện chống bán phá giá một mặt
hàng nhập khẩu nào đó.
(2) Khởi xướng điều tra
Đối với ITC thì việc khởi xướng điều tra gần như tự động và ngay lập tức mà không
có bắt buộc hoặc có yêu cầu nào đối với người khởi kiện trước khi bắt đầu cuộc điều
tra. Bất cứ vấn đề gì cũng được giải quyết trong quá trình tư vấn trước khi khởi kiện
với cơ quan mà hầu hết mọi người khi kiện đều tìm đến. trong khi đó quá trình điều
tra của DOC lại hoàn toàn khác. Trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được đơn kiện
DOC sẽ quyết định xem vụ kiện có đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để điều tra
hay không. Tuy nhiên trong thực tế thì DOC luôn khởi xướng các vụ điều tra, Bộ
thương mại Hoa Kỳ luôn khuyến khích các doanh nghiệp trong nươc nộp đơn kiện để
xem xét trước khi có đơn chính thức. Qua đó thì DOC có thể thông báo cho các doanh

nghiệp về bất cứ vấn đề kỹ thuật nào trong đơn khởi kiện hay tư vấn những thông tin
cần thiết phải bổ sung nên đơn kiện luôn được chấp nhận khi nộp đơn chính thức nên
DOC và ITC. Điển hình như trong vụ kiện 6 nước bán phá giá tôm đông lạnh và tôm
đóng hộp vào Hoa Kỳ (trong đó có Việt Nam) do Liên minh tôm miền nam Hoa Kỳ
(SSA) khởi kiện ngày 31 tháng 12 năm 2003, mặc dù Hiệp hội những người đánh bắt
tôm Bang Louisiana phản đối và đòi đưa cả tôm tươi sống vào diện điều tra, song
Page 22


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
DOC vẫn công nhận tính đại diện của đơn kiện của SSA và đã không tiến hành thăm
dò ý kiến ngành công nghiệp.
Luật Hoa Kỳ cấm DOC tiếp xúc với bên có thể bị kiện trước khi khởi xướng điều tra.
Mặc dù tiếp xúc với các cơ quan khác của Hoa Kỳ (ví dụ như Văn phòng USTR)
được pháp luật cho phép, song cũng gần như không thể thuyết phục được các cơ quan
đó giúp đỡ được gì trong những giai đoạn trước khi điều tra. Do vậy, nếu bên kiện đã
nộp hồ sơ, thì các công ty nước ngoài sẽ chẳng có sự lựa chọn nào khác ngoài việc
chờ DOC sẽ tất yếu khởi xướng điều tra 13. Khởi xướng điều tra không ảnh hưởng
ngay đến kinh doanh. Nhập khẩu có thể tiếp tục bình thường, không phải đặt cọc hoặc
nộp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá. Tuy nhiên, khởi xướng điều tra chính
thức cũng báo động với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và các nhà xuất khẩu nước ngoài
về rủi ro phải nộp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá sau này.thức cũng báo
động với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và các nhà xuất khẩu nước ngoài về rủi ro phải
nộp thuế chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá sau này.
(3) Xác định thiệt hại sơ bộ.
Trong vòng 45 ngày sau khi có đơn khởi kiện ủy ban thương mại quốc tế phải đưa ra
kêt luận sơ bộ có hay không bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong
nước. Ngành sản xuất nội địa chỉ cần chỉ ra có một đấu hiệu hợp lý cho thấy ngành
sản xuất nội địa bị thiệt hại đáng kể hay có nguy cơ bị thiệt hại đáng kể. Nếu kết luận
điều tra thiệt hại sơ bộ là phủ định thì cuộc điều tra chống bán phá giá của DOC và

ITC đều phải dừng lại.
Thủ tục điều tra và kết luận sơ bộ về thiệt hại đơn giản và nhanh chóng. Khoảng một
tuần sau khi nhận hồ sơ kiện, ITC đăng trên công báo lịch điều tra và kết luận sơ bộ.
ITC tổ chức phiên điều trần để nghe ý kiến của các bên, tại đó chỉ có các nhân viên
của ITC tham dự. Các uỷ viên ITC - những người có quyền quyết định cuối cùng không tham dự phiên điều trần này. Tại phiên điều trần này các bên sẽ cung cấp các
chứng cứ và thông tin mà họ thấy có ích cho quyết định của ITC. ITC gửi câu hỏi cho
các thành viên trong ngành công nghiệp trong nước, các nhà nhập khẩu những mặt
13 />
Page 23


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
hàng bị điều tra, và các nhà xuất khẩu nước ngoài để thu thập thông tin cần thiết cho
quá trình điều tra. Do hạn chế về thời gian, nên chất lượng và khối lượng thông tin thu
thập được phục vụ cho kết luận sơ bộ về thiệt hại thường hết sức hạn chế.
Trong vụ túi nhựa PE ngày 22/05/2009, ITC đã ra kết luận có thiệt hại đáng kể của
ngành sản xuất nội địa do việc bán phá giá túi nhựa PE vào Hoa Kỳ. Đây là một điều
dễ hiểu bởi vì cơ hội giành được thắng lợi trong giai đoạn này đối với doanh nghiệp
sản xuất túi nhựa PE bị kiện ở Việt Nam là rất nhỏ. Tuy nhiên các doanh nghiệp này
vẫn nên tích cực tham gia thể hướng cho ITC xem xét các vấn đề một cách có lợi cho
mình.
(4) Trả lời bảng câu hỏi
Bộ thương mại sẽ giửi bảng câu hỏi ngay khi cuộc điều tra bắt đầu cho Luật sư đại
diện cho công ty nước ngoài hay đại sứ quán của quốc gia đó ở Washington DC hoặc
cả hai. Bảng câu hỏi trong một vụ kiện chống bán phá giá bao gồm tất cả thông tin
cần thiết mà Bộ thương mại có thể so sánh giữa “giá Hoa Kỳ” và “giá thị trường nước
ngoài” hay “giá thông thường” để xác định có hành vi bán phá giá theo pháp luật Hoa
Kỳ hay không. Bộ thương mại dựa trên việc xem xét các câu trả lời bổ sung. Yêu cầu
của nguyên đơn đôi khi cũng gây nên những phản ứng bổ sung nếu Bộ thương mại
quyết định đồng ý với những phê phán và lập luận của nguyên đơn. Như trong vụ Túi

nhựa PE, mặc dù DOC đã gửi bảng câu hỏi từ ngày 18/5/2009 cho các bị đơn bắt
buộc, nhưng đến 17/7/2009 DOC đã chấp nhận điều tra bổ sung thêm 7 cáo buộc trợ
cấp và gửi Bảng câu hỏi điều tra bổ sung liên quan đến các cáo buộc mới đến Chính
Phủ Việt Nam và các bị đơn bắt buộc. Với hành vi này Chính Phủ Việt Nam đã gửi
phản đối và cho rằng lẽ ra nguyên đơn có thể đưa các cáo buộc này ngay trong đơn
kiện nhưng lại cố tình đưa sau nhằm làm rối thủ tục và khiến bên bị đơn không có đủ
thời gian trả lời Bảng câu hỏi điều tra. Bởi vì việc trả lời bổ sung cho bảng câu hỏi là
vấn đề quan trọng nhất trong quá trình biện hộ và cần dành rất nhiều thời gian và nỗ
lực để chuẩn bị câu trả lời chính xác và đầy đủ cho bảng câu hỏi của Bộ thương mại.
Tuy nhiên thì DOC vẫn lờ đi những phản đối này và vẫn tiến hành theo quy trình đã
định, đây chính là một trong những yếu tố bất lợi đối với các bị đơn trong vụ kiện.
Page 24


Chống bán phá giá và trợ cấp trong vụ kiện túi nhựa PE
Điều này có thể thấy mục đích bảo hộ ngành sản xuất nội địa của DOC một cách rõ
ràng bất chấp những kháng nghị từ phía bị đơn.
(5) Quyết định sơ bộ của Bộ thương mại.
Sau khi đánh giá sơ bộ có phá giá, DOC sẽ tính toán biên phá giá bình quân – mức
chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu của sản phẩm. Kết luận sơ bộ
này phải hoàn thành trong vòng 140 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra (160 ngày kể từ
ngày nhận hồ sơ kiện). Thời hạn này có thể được rút ngắn xuống 90 ngày nếu DOC
nhận được đầy đủ thông tin trong vòng 60 ngày đầu và các bên có văn bản miễn
thẩm tra thông tin và cùng thỏa thuận rút ngắn thời gian điều tra và kết luận sơ bộ.
Ngược lại, thời hạn này có thể kéo dài đến 190 ngày theo yêu cầu của bên kiện hoặc
trong những trường hợp hết sức phức tạp. Ngày DOC công bố trên công báo kết luận
sơ bộ có bán phá giá hoặc có trợ giá có ý nghĩa về mặt pháp lý vì Hải quan Hoa Kỳ
sẽ “đình chỉ thanh lý hải quan” đối với những lô hàng nhập khẩu sau ngày đó. Cũng
kể từ ngày này, Hải quan bắt đầu yêu cầu người nhập khẩu sản phẩm bị điều tra phải
đặt cọc bond nhập khẩu hoặc tiền mặt với Hải quan Hoa Kỳ cam kết sẽ nộp thuế

chống phá giá hoặc thuế chống trợ giá.
Kết luận sơ bộ của DOC có thể có sai sót trong tính toán. DOC quan niệm rằng đây
chỉ là kết luận sơ bộ nên không cần phải sửa sai ngay mà để lại sửa trong giai đoạn
điều tra và kết luận cuối cùng. Mặc dù kết luận sơ bộ có giá trị pháp lý (kể từ ngày
công bố kết luận sơ bộ Hải quan sẽ ngừng thanh lý hải quan cho các lô hàng nhập
khẩu sau đó), song DOC vẫn hiếm khi chịu sửa sai ngay. Ít nhất đã có một trường
hợp nếu DOC chịu sửa sai ngay thì kết luận sơ bộ đã thay đổi từ có bán phá giá thành
không có bán phá giá. DOC thường chỉ chấp nhận xem xét sửa đổi biên phá giá sơ bộ
nếu như sai sót trong tính toán của DOC được coi là “đáng kể” có ảnh hưởng dẫn đến
tăng hoặc giảm biên phá giá từ 5 điểm % trở lên14.
Trong vụ túi nhựa PE thì DOC đã khẳng định các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam
đã bán túi nhựa PE với giá thấp hơn giá trị thực tại thị trường Mỹ từ 52,3% đến
76,11% và được hưởng trợ cấp chính phủ từ dưới 1% đến 52,56%. DOC tuyên bố 16
14 />
Page 25


×