Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Chính sách BHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.46 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội bền vững, công bằng và an toàn trong mỗi quốc gia trên thế giới. Trong thế
giới hiện đại, chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột của hệ thống chính sách an sinh
xã hội. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của các tầng lớp lao
dộng và dân cư. Đồng thời, bảo hiểm xã hội là nhân tố đảm bảo ổn định chính trị - xã
hội trong nền kinh tế thị trường.
Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, bảo hiểm xã hội được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được quy định trong Hiến pháp, văn kiện của
Đảng và được ban hành thành Luật bảo hiểm xã hội. Trong tiến trình phát triển đất
nước, pháp luật bảo hiểm xã hội của nước ta không ngừng được bổ sung, hoàn thiện
để phù hợp với vận hành nền kinh tế thị trường và xu thế bảo hiểm xã hội trên thế
giới. Bảo hiểm xã hội là một lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ có tính khoa học và
thực tiễn phong phú. Theo thời gian, bảo hiểm xã hội ngày càng phát triển, đem lại
lợi ích thiết thực cho mỗi con người trong xã hội. BHXH vừa mang tính kinh tế
nhưng cũng mang tính nhân đạo của Nhà nước ta nhằm đảm bảo cuộc sống cho
người lao động trước những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập.
Chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đã trải qua chặng đường hơn 30 năm xây
dựng và trưởng thành kể từ Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 ban hành điều lệ tạm
thời các chế độ bảo hiểm xã hội đã phát huy được vai trò đối với xã hội, bình ổn đời
sống người lao động, khẳng định được vai trò không thể thiếu trong hệ thống chính
sách của nhà nước ta.
Cho đến nay đã hình thành 63 cơ quan bảo hiểm xã hội ở 63 tỉnh thành trong cả
nước, phạm vi hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày càng được mở rộng,
đem lại lợi ích không nhỏ cho xã hội nói chung và cho người lao động nói riêng. Tuy
nhiên nhìn lại chặng đường đã qua, ngành Bảo hiểm xã hội nói chung và chính sách
bảo hiểm xã hội nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập mà trong khuôn khổ bài tiểu
1


luận này em xin được đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và


hoàn thiện hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Nội dung ngoài phần
mở đầu và phần kết luận bao gồm 3 chương:


Chương 1: Một số vấn đề chung về Bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm
xã hội.



Chương 2: Thực trạng việc thực hiện các chính sách Bảo hiểm xã hội ở Việt
Nam hiện nay.



Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hơn việc thực hiện chính
sách Bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay.

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHÍNH
SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI.
1.1 Khái niệm chung về Bảo hiểm xã hội ( BHXH )
Xã hội loài người phát triển thông qua quá trình lao động sản xuất thế nhưng chính
quá trình ấy một mặt đã đưa con người tới bước phát triển vượt bậc, mặt khác lại là
căn nguyên của những nỗi lo thường trực của con người vì trong quá trình lao động
và sản xuất con người luôn đứng trước nguy cơ gặp phải rủi ro bất ngờ xảy ra. Trong
cuộc sống con nguồi muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải thỏa mãn các nhu cầu tối
thiểu về vật chất và tinh thần, hay nói một cách khác mỗi người đều phải lao động để
nuôi sống bản thân và tồn tại trong xã hội. Sức khỏe làm ra của cải vì vậy để lao
động tốt con người cần phải có một sức khỏe tốt. Trong thực tế không phải lúc nào
cuộc sống lao động cũng đều thuận lợi, có thu nhập thường xuyên và mọi điểu kiện
sinh sống bình thường, mà có rất nhiều trường hợp gặp rủi ro bất ngờ về sức khỏe

như ốm đau, tai nạn lao động, mất khả năng lao động khi về già… Khi gặp phải
những khó khăn đó thu nhập của họ bị giảm hoặc mất. ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc
sống của chính bản thân họ và cả gia đình, các nhu cầu cấp thiết của cuộc sống con
người vì thế mà mất đi. Ngược lại còn đòi hỏi tăng lên thậm chí xuất hiện thêm nhu
cầu mới như ốm đâu cần được chữa bệnh, tai nạn lao động cần được chăm sóc… Bởi
2


vậy, muốn tồn tại còn người và xã hội cần phải tìm ra những biện pháp để khắc phục.
Như vậy sự ra đời của bảo hiểm xã hội là một tất yếu khách quan, không phụ thuộc
vào ý muốn của bất kì ai và để đáp ứng với sự phát triển chung của xã hội.
1.1.1 Khái niệm về BHXH
Khái niệm bảo hiểm xã hội được hiểu ở nhiều các góc độ khác nhau.
Theo tập 1 Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn lao dộng và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất,
dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã
hội có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho
người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.
Khái niệm BHXH được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Theo nghĩa rộng, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động và gia đình họ khi người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc mất
thu nhập từ lao động do các sự kiện bảo hiểm xảy ra và trợ giúp các dịch vụ việc
làm, chăm sóc y tế cho họ trên cơ sở quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp,
nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình người lao động, đảm bảo an
sinh xã hội.
Theo nghĩa hẹp, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phàn thu nhập cho
người lao động và gia đình họ từ quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp, khi
người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự
kiện bảo hiểm xáy ra, nhằm đảm bảo ổn định đời sống gia đình người lao động và

đảm bảo an sinh xã hội.
Trong Luật Bảo hiểm xã hội, khái niệm BHXH được hiểu theo nghĩa hẹp: Luật
Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã xác định:
“BHXH là sự bảm đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết”.
3


1.1.2 Khái niệm về chính sách BHXH.
Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính
sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào
đó. Bản chất, nội dung, phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của
đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Chính sách BHXH là những nguyên tắc và biện pháp của Nhà nước về vấn đề
BHXH đối với người lao động, nhằm đảm bảo thực hiện quyền tham gia và thụ
hưởng BHXH cho mọi thành viên xã hội, góp phần ổn định, công bằng và phát triển
xã hội.
1.2. Quy trình xây dựng chính sách BHXH
1.2.1 Cơ sở xây dựng chính sách BHXH
 Đường lối chính trị của Nhà nước.
Chính sách BHXH của một quốc gia luôn gắn liền với chế độ chính trị - xã hội phụ
thuộc đường lối, quan điểm chính trị của quốc gia đó. Ở nước ta, chính sách BHXH
do Nhà nước đề ra phải căn cứ vào đường lối, chủ trương và mục tiêu tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội đất nước của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay
chính sách BHXH phải hướng vào việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và
đồng bộ đất nước do Đảng khởi sướng, theo định hướng nền kinh tế nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội ( ASXH ) trên cơ
sở công bẳng và tiến bộ xã hôi.

 Cơ sở khoa học của BHXH
Cơ sở nhân khẩu học là một trong những căn cứ quan trọng để xác lập mối tương
quan giữa đóng và hưởng trong chính sách BHXH. Điều kiện lao động là căn cứ xác
lập điều kiện hưởng các chế độ BHXH

4


Xây dựng chính sách BHXH, phải dựa trên quy luật số lớn, xác xất xảy ra rủi ro
… từ đó xác định được phạm vi đối tượng tham gia BHXH, mức đóng điều kiện
hưởng, mức hưởng BHXH hợp lý.
Xây dựng chính sách BHXH trên cơ sở phải rõ trách nhiệm của người lao động,
người sử dụng lao động và Nhà nước về BHXH; phương thức hoạt động của các tổ
chức BHXH.
 Khả năng của nền kinh tế
Chính sách BHXH cho mọi đối tượng phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và
mức sống chung của cộng đồng. Trình độ phát triển BHXH của một quốc gia phụ
thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế.
Mức đóng BHXH phải phù hợp với các bên tham gia, có lới về mặt kinh tế cho cả
hệ thống BHXH và cho cả doanh nghiệp. BHXH có khía cạnh thỏa mãn nhu cầu của
người lao động, nhưng mặt khác còn phải đặt nó trong mối quan hệ với người sử
dụng lao động. Nếu chỉ quan tâm đến lợi ích của một phía đơn thuần người lao động,
không tính đến khả năng đóng góp của doanh nghiệp là không hợp lý.
Mức đóng và mức hưởng phải tương xứng để đảm bảo khả năng cân đối của quỹ
lương trong thời gian dài. Mặt khác phải xây dựng một cơ chế, chính sách rõ ràng và
hiệu quả để bảo toàn và phát triển quỹ BHXH.
 Điều kiện lịch sử
Khi xây dựng chính sách BHXH phải phân tích và đánh giá đúng điều kiện lịch sử
cụ thể của đất nước, tránh tình trạng chính sách bị lạc hậu, xa rời thực tế bởi chính
sách BHXH đã ban hành, dù hợp lý cũng chỉ phát huy tác dụng , có hiệu lực và hiệu

quả trong một giai đoạn nhất định, nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong
từng thời kì lịch sử của đất nước. Mặt khác khi xây dựng chính sách BHXH phải căn
cứ vào lịch sưt phát triển của BHXH. Phải đản bảo tính kế thừa để tạo sự ổn định cho
hệ thống BHXH và tạo ra sự bìn đẳng giữa những người tham gia BHXH ở các thời
kỳ.
1.2.2 Mối quan hệ giữa chính sách BHXH và An sinh xã hội (ASXH)
5


Trong hệ thống ASXH thì BHXH là bộ phận cấu thành quan trọng nhất. BHXH và
ASXH có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện trên các khía cạnh sau:
 BHXH là hạt nhân cơ bản của hệ thống ASXH
BHXH là sự đảm bảo quan trọng nhất để khi người lao động vì những lý do nào đó
bị mất hoặc giảm thu nhập sẽ có nguồn thu nhập thay thế, nói cách khác BHXH là
lưới an sinh đầu tiên. BHXH có tính bền vững cao trong hệ thống ASXH, quỹ
BHXH do các bên tham gia đóng góp và được sử dụng để chi trả cho người lao động
khi gặp biến cố hoặc rủi ro. Đây là cơ sở vững chắc cho hệ thống BHXH tồn tại và
phát triển, vì vậy, hệ thống BHXH tạo ra sự ổn định lâu dài cho hệ thống an ninh
quốc gia.
 BHXH góp phần điều tiết các chính sách trong hệ thống ASXH
Mục tiêu cuối cùng của hệ thống ASXH cũng là mục tiêu của BHXH, nhằm góp
phần ổn định cuộc sống cho mỗi thành viên trong cộng đồng mà trong đó mỗi đối
tượng được hưởng lợi từ chính sách nhất định. BHXH phát triển sẽ làm tăng đối
tượng thụ hưởng trong xã hội, làm tăng hiệu quả của hệ thống ASXH.
 BHXH góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội,
nhân tố quan trọng đảm bảo ASXH lâu dài và bền vững.
BHXH giúp người lao động yên tâm làm việc, nâng cao trách nhiệm trong công
việc, là nhân tố góp phần làm nâng cao năng suất lao động, tăng tổng sản phẩm quốc
dân. Mặt khác, phần quỹ BHXH nhàn rỗi chưa sử dụng đến được đầu tư trỏ lại nền
kinh tế, tăng nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Thông qua việc người sử dụng lao

động tham gia bảo hiểm cho người lao động, tạo lập mối quan hệ ổn định gắn bó
giữa người lao động và người sử dụng lao động, hạn chế tối đa sự tranh chấp và mâu
thuẫn giữa hai bên góp phần ổn định xã hội. Ngoài ra, trên bình diện chung chính
sách BHXH thực hiện những mục tiêu xã hội nhất định mà Nhà nước đã đề ra, góp
phần thúc đẩy phát triển ASXH, ổn định nền chính trị quốc gia.
1.2.3 Mối quan hệ giữa BHXH với tăng trưởng kinh tế

6


BHXH và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Nền kinh
tế kém phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém thì hệ thống BHXH
cũng chậm phát triển ở mức tương ứng. Khi kinh tế càng phát triển, đời sống của
người lao động được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXH của họ càng lớn. Khi
kinh tế tăng trưởng, môi trường kinh tế càng được hoàn thiện, việc đầu tư của quỹ
BHXH càng tốt hơn, an toàn hơn, tránh được những rủi ro từ kinh tế, góp phần tăng
trưởng quỹ BHXH…
Từ khía cạnh khác, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống
tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt
động kinh tế. Người lao động có thu nhập càng cao và ổn định càng có điều kiện tốt
hơn tham gia BHXH. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những nước mới thực
hiện BHXH, cần thu hút nhiều người tham gia BHXH. Đây là tác động tích cực của
tăng trưởng kinh tế đối với BHXH. Đồng thời, khi kinh tế phát triển, Nhà nước và
các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, cải thiện điều
kiện làm việc cho người lao động. Nhờ vậy, những rủi ro trong lao động như tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giảm đi và do đó quỹ BHXH sẽ giảm chi do đối tượng
hưởng giảm. Đây là ảnh hưởng, tác động gián tiếp của tăng tưởng kinh tế đối với
BHXH. Mặt khác, khi kinh tế tăng trưởng, Nhà nước có khả năng hơn để cải thiện
điều kiện sống cho người lao động, như đầu tư vào các cơ sở hạ tầng công cộng, đầu
tư cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho dân cư nói chung và người lao động nói

riêng. Nhờ vậy, người lao động ít bị những rủi ro xã hội hơn như giảm được tai nạn,
giảm được ốm đau, bệnh tật, giảm được những rủi ro khi sinh đẻ (đối với lao động
nữ)… Đây cũng là ảnh hưởng tác động gián tiếp của tăng trưởng kinh tế đối với
BHXH. Ngoài ra, khi kinh tế tăng trưởng, môi trường kinh tế càng được hoàn thiện,
việc đầu tư của quỹ BHXH càng tốt hơn, an toàn hơn, tránh được những rủi ro từ
kinh tế, góp phần tăng trưởng quỹ BHXH…
Như vậy, các hoạt động BHXH sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; góp
phần làm tăng thu nhập quốc dân và ngược lại, kinh tế tăng trưởng đã có tác động
tích cực, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động BHXH
7


Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH BHXH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng việc thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam hiện nay
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước đối với người lao động nhằm
từng bước mở rộng và nâng cao hiệu quả bảo đảm vật chất, góp phần ôổn định đời
sống cho ngưòi lao động khi gặp rủi ro như tai nạn, ốm đau , bệnh nghề nghiệp, thai
sản, hết tuổi lao động....
Thời kỳ đổi mới với những kết quả quan trọng trên mặt trận kinh tế đã tạo tiền đề
vững chắc cho những đổi mới tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính
sách BHXH nói riêng. BHXH đã trở thành một lĩnh vực quan trọng hàng đầu của hệ
thống an ninh XH ở nước ta. Hiến pháp năm 1992 đã xác định: Nhà nước thực hiện
BHXH đối với công chức nhà nước, ngưòi làm công ưan lương, khuyến khích phát
triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động. Đại hội VIII đã chỉ rõ: Mở
rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Đứng trước
sự chỉ đạo này của chính phủ đã ban hành điều lệ BHXH mới kèm theo nghị định
12/CP ngày 26/1/1995 về điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành
phần kinh tế. Nội dung của bản điều lệ này góp phần thực hiện công bằng và sự tiến
bộ xã hội, góp phần làm lành mạnh hoá thị trường lao động và đồng thời đáp ứng

được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả
nước.
Như vậy, chính sách BHXH đã được Đảng và Nhà nứơc ta quan tâm đề từ khi mới
thành lập nước, trải qua quá trình dành độc lập, xây dựng đất nước hoà bình, phát
triển đi lên, chính sách BHXH luôn được cải tiến, hoàn thiện phù hợp với đặc điểm
tình hình đất nước từng thời kỳ nên đã đáp ứng được nguyện vọng của người lao
động, góp phần động viên chiến sĩ đồng bào cả nứơc trong đấu tranh giải phóng dân
tộc thống nhất đất nứơc cũng như trong xây dựng CNXH đưa đất nước tiến lên.

8


Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật BHXH, chính sách BHXH từng buớc đi vào
cuộc sống. Chính sách, chế độ BHXH được triển khai rộng khắp đến tất cả các thành
phần kinh tế, tạo sự đổi mới cơ bản về nhận thức đối với các doanh nghiệp, người lao
động và toàn xã hội.
2.1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.1.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hoàn thiện hệ thống BHXH
ở nước ta, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từng bước được mở rộng. Từ năm
2003 đến nay tất cả lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và
hợp đồng không xác định thời hạn trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không
phan biệt quy mô lao động và thành phần kinh tế đều thuộc phạm vi tham gia BHXH
bắt buộc. Việc mở rộng đối tượng BHXH đã tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế và giữa những người lao động của các thành phần kinh tế. Do đó các đơn vị
sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đã tăng lên, tốc độ tăng bình quân hàng
năm là 12,38%. Cùng với số lượng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH tăng
nhanh, số lao động tham gia BHXH cũng tăng khá nhanh. Nếu năm 1997, cả nước
mới có trên 3,5 triệu người tham gia BHXH bắt buộc thì năm 2007 là 7,4 triệu, và
đến hết năm 2010,con số này là 9,4 triệu người (tăng 2,7 lần so với năm 1997).

Trong đó: Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng gần 2,4 triệu người tăng 29,2 lần;
khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng gần 1,8 triệu người, tăng 9,8
lần; khu vực hành chính sự nghiệp chỉ tăng gần 0,9 triệu người, tăng 1,7 lần. Riêng
khu vực doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp thực hiện thang lương nhà nước)
giảm gần 0,3 triệu người, tương ứng giảm 17,2% do thực hiện cổ phần hóa.
Theo BHXH Việt Nam, thực hiện Luật BHXH từ 1/1/2007 đối với BHXH bắt
buộc, từ 1/1/2008 đối với BHXH tự nguyện, trong 5 năm qua, số đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, kể cả các đối tượng tự nguyện. Thêm 400.000

9


người tham gia BHXH bắt buộc mỗi năm. Đến năm 2011, trên cả nước đã có 9,7
triệu người đã tham gia BHXH bắt buộc, mỗi năm tăng bình quân 400.000 người.
Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH giai đoạn 2008-2010 ( Phụ lục 1)
2.1.1.2 Thu doanh nghiệp bắt buộc
Theo quy định nguồn tài chính cho BHXH gồm: thu từ sự đóng góp BHXH, thu từ
hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH và thu khác. Trong đó, thu BHXH là nguồn
chủ yếu và quan trọng nhất để hình thành nên quỹ BHXH. Trong những năm qua,
cùng với những thay đổi về chính sách như việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc và tăng tỷ lệ đóng BHXH, nguồn thu BHXH đã tăng lên đáng kể. Cùng với
số tăng về đối tượng tham gia, số tiền thu BHXH bắt buộc hàng năm cũng tăng
nhanh qua các năm, cụ thể như sau: Bảng 2 Số thu BHXH bắt buộc giai đoạn
2008-2011 (Phụ lục 2)
Điển hình trong 2 năm 2008 và 2009: Số thu BHXH năm 2009 là 39.873,6 tỷ đồng
(trong đó: 37.011,4 tỷ đồng thu BHXH bắt buộc; 65,6 tỷ đồng thu BHXH tự nguyện;
2.796,6 tỷ đồng thu bảo hiểm thất nghiệp), tăng 29,6% tương ứng 9.052 tỷ đồng so
với năm 2008: Bảng 3: Số thu BHXH trong 2 năm 2008 và 2009 (Phụ lục 2)
Trong tổng số thu BHXH hàng năm, số thu BHXH thuộc khối hành chính sự
nghiệp Đảng, Đoàn thể và lực lượng vũ trang chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng

47%. Tiếp theo là doanh nghiệp FDI với khoảng 19%, doanh nghiệp nhà nước
18,6%, doanh nghiệp ngoài nhà nước 11,7%, tổng thu BHXH, các khu vực khác
chiếm tỷ trọng nhỏ.
Tốc độ thu BHXH bình quân mỗi năm tăng 25.1%. Nguyên nhân là do việc mở
rộng đối tượng tham gia BHXH, do sự điều chỉnh về chính sách tiền lương của
Chính phủ và tăng trưởng kinh tế của đất nước... dẫn đến tiền lương bình quân tháng
đóng BHXH tăng theo. Thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH cũng là

10


nguồn thu quan trọng hình thành nên quỹ BHXH. Theo quy định, quỹ BHXH nhàn
rỗi được tham gia vào các hoạt động đầu tư sinh lời.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động trong các doanh nghiệp trên toàn
quốc tham gia BHXH mới chỉ đạt 45%, thấp hơn so với số lao động thực tế có trong
doanh nghiệp. Bên cạnh tỷ lệ đóng nộp thấp thì tình trạng nợ đọng kéo dài đang có
xu hướng tăng lên. Nếu chỉ tính riêng số tiền nợ từ 3 đến dưới 6 tháng, số nợ đạt
1.092 tỷ đồng, chiếm 63,3%; Nợ từ 6 đến dưới 12 tháng: 243 tỷ đồng, chiếm 14,1%
(trong đó, nợ của các DN được tạm dừng đóng BHXH theo quy định tại Điều 93 của
Luật BHXH: 9,5 tỷ đồng) ;Nợ từ 12 tháng trở lên: 378 tỷ đồng, chiếm 21,9% (trong
đó: nợ khó đòi là 83 tỷ đồng, nợ được Nhà nước cho phép: 133 tỷ đồng). Tuy nhiên
tình trạng chậm đóng, nợ đóng quỹ BHXH của số lao động tham gia BHXH trong
các đơn vị đã đăng ký nộp BHXH, trong đó có một số không ít các doanh nghiệp nhà
nước còn nợ BHXH với một số tiền lớn làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ BHXH.
Bảng 4: Tình hình chậm đóng, nợ đọng BHXH từ năm 2008-2009 (Phụ lục 3)
Số doanh nghiệp vi phạm và bị xử lý vi phạm cũng theo đó mà tăng dần qua các
năm. Qua tổng hợp việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định
135/2007/NĐ-CP cho thấy, năm 2007, có 44 đơn vị bị xử phạt với số tiền là 336,5
triệu đồng, chiếm 18%; năm 2008: có 184 đơn vị bị xử phạt với số tiền 982.95 triệu
đồng, có 152 đơn vị nộp phạt với số tiền 821.85 triệu đồng, 43 đơn vị tiếp tục vi

phạm, chiếm 23%; 6 tháng đầu năm 2009: có 90 đơn vị bị xử phạt với số tiền là
480.6 triệu đồng, có 67 đơn vị bị nộp phạt với số tiền 354 triệu đồng, 19 đơn vị tiếp
tục vi phạm, chiếm 21%.
Tính trung bình, mỗi năm số tiền nợ đọng BHXH, BHYT khoảng gần 2.000 tỉ
đồng. Điển hình như tại Hà Nội, tính đến tháng 6/2011, dư nợ BHXH của toàn thành
phố ở con số 788 tỉ đồng, trong đó có 88 đơn vị nợ từ 1 tỉ đồng trở lên, với tổng số
tiền nợ lên tới gần 203 tỉ đồng.

11


Có thể đưa ra thêm một vài con số để thấy được tình trạng nợ hoặc trốn đóng
BHXH hiện nay đã ở mức báo động đỏ. Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM),
trong khoảng 80.000 doanh nghiệp thực tế hoạt động, hiện BHXH TP.HCM chỉ quản
lý được 40.345 đơn vị. Cả thành phố có trên 1,62 triệu người tham gia BHXH trong
tổng số gần 5 triệu người đang ở độ tuổi lao động. Ở Hà Nội, tỷ lệ đơn vị tham gia
BHXH cho người lao động chỉ đạt khoảng 60% so với số đơn vị thực tế hiện có. Nếu
tách riêng số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (chiếm số lượng đáng kể) thì tỷ lệ người
lao động được tham gia BHXH còn thấp hơn. Tại TP.HCM, chỉ khoảng 5% số đối
tượng trong nhóm doanh nghiệp này trên địa bàn có tham gia BHXH. Tính đến cuối
năm 2010, có tới 19.139 doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, trong đó có cả các doanh
nghiệp Nhà nước tại TP.HCM nợ đọng BHXH của hơn 687.100 NLĐ với số tiền gần
374 tỷ đồng. Không chỉ riêng TP.HCM, hầu hết các địa phương khác đều xảy ra tình
trạng nợ đọng BHXH với tổng số nợ dao động trên, dưới 2.000 tỷ đồng/năm.
Tính đến cuối năm 2010 số dư quỹ BHXH là 127.500 tỷ đồng. Số dư quỹ hàng
năm được dùng phần lớn ( 95% ) vào đầu tư tăng trưởng quỹ, tiền lãi thu được liên
tục tăng qua các năm, với mức tăng bình quân 34%. Lãi thu từ hoạt đồng đầu tư quỹ
là 9.600 tỷ đồng, từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi trả lương hưu và trợ cấp
29.133,335 tỷ đồng. Số nợ đóng, chậm đóng BHXH 1.725,4 tỷ đồng (bằng 3,36% số
thu BHXH trong năm).

2.1.1.3 Chi BHXH bắt buộc
Chi trả các chế độ BHXH bắt buộc là khoản chi chính từ quỹ BHXH. Hàng năm
quỹ BHXH đã chi chế độ cho hàng triệu người hưởng chính sách BHXH bắt buộc
với số tiền lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn
quỹ BHXH. Số chi BHXH bắt buộc liên tục tăng qua các năm
Bảng 5: Chi BHXH bắt buộc trong 2 năm 2008-2009 (Phụ lục 3)
Bảng 6: Tổng hợp đối tượng giải quyết chế độ BHXH năm 2008-2009 (Phụ lục
4)
12


Trong cơ cấu tiền chi cho chế độ hưu trí chiếm tỷ trọng lớn nhất lên tới hàng ngàn
tỷ đồng. Năm 2008 là 18.236 tỷ đồng tăng 48,9% so với năm 2007. Năm 2009 chi
26.204 tỷ đồng tăng 43,7% so với năm 2008. Đối tượng hưởng lương hưu hàng
tháng do nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo có xu hướng ngày càng giảm, tuy vậy
số tiền chi từ ngân sách nhà nước cho đối tượng này vẫn tăng qua các năm do sự
điều chỉnh tiền lương tối thiểu hàng năm của Nhà nước. Ngược lại, với sự giảm dần
qua các năm của các đối tượng hưởng lương hưu do nguồn ngân sách nhà nước đảm
bảo thì các đối tượng hưởng lương hưu do nguồn quỹ BHXH đảm bảo tăng rõ rệt
qua các năm là do tăng số người hưởng mới chế độ hưu trí cụ thể năm 2008 là
99.078 người thì đến năm 2009 giảm còn 102.286 người do Nhà nước ban hành
chính sách về tinh giảm biên chế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, do sự thay đổi
về chính sách BHXH...nên dẫn đến tăng số người nghỉ hưu.
Bên cạnh chi chế độ hưu trí hàng tháng, cơ quan BHXH Việt Nam còn phải thực
hiện chi trả các chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng.
Số tiền chi trợ cấp BHXH hàng tháng cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân là do
số đối tượng hưởng trợ cấp hàng năm tăng và do điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu
của Nhà nước.
Bên cạnh đó BHXH cũng thực hiện chi trợ cấp một lần. Trong đó, nguồn chi từ
quỹ BHXH cho các loại trợ cấp này tăng nhiều hơn so với nguồn chi từ ngân sách

nhà nước. Nguyên nhân tăng là do số người hưởng trợ cấp tăng liên tục qua các năm
nhưu năm 2008 là 385.584 người, đến năm 2009 là 544.590 người và sự điều chỉnh
về chính sách tiền lương của Chính phủ.
Trong chi trả trợ cấp ngắn hạn, BHXH Việt Nam luôn đổi mới cơ chế chi trả
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng được hưởng trợ cấp, giúp họ nhanh
chóng phục hồi sức khỏe để tiếp tục làm việc. Năm 2008 chi trả trợ cấp ốm đau cho
2.512.145 lượt người đến năm 2009 là 3.250.000 lượt người, giải quyết chế độ thai
sản cho 575.811 lượt người đến năm 2009 là 713.000 lượt người và chi nghỉ dưỡng
13


sức, phục hồi sức khỏe cho 316.420 lượt người năm 2008 và 300.000 lượt người
năm 2009.
So sánh chi - thu quỹ hằng năm cho thấy, tốc độ chi quỹ tăng rất nhanh và xu
hướng tất yếu sẽ dẫn đến phải lấy vào quỹ kết dư để bảo đảm cân đối thu-chi hằng
năm, về lâu dài sẽ dẫn tới mất an toàn quỹ BHXH. Cụ thể, năm 2007, chi chiếm 61%
so với quỹ thu được trong năm (14.465 tỷ đồng/23.755 tỷ đồng), thì năm 2008 là
69% (21.360 tỷ đồng/30.810 tỷ đồng) và năm 2009 là 84% (31.155 tỷ đồng/37.009
tỷ đồng). Nếu chỉ so sánh chi - thu quỹ hưu trí, tử tuất thì chỉ số này còn cao hơn nữa
và việc mất cân đối quỹ dài hạn ngày càng rõ hơn: năm 2007, chi chiếm 64% so với
quỹ thu được (12.244 tỷ đồng/19.004 tỷ đồng) thì năm 2008 là 73% (18.236 tỷ
đồng/24.879 tỷ đồng) và năm 2009 đã lên tới mức 88,5% (26.204 tỷ đồng/29.609 tỉ
đồng).
Trong khi cân đối thu - chi quỹ hưu trí, tử tuất ngày càng thu hẹp thì quỹ ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn kết dư khá lớn: năm 2008 kết dư
2.885 tỷ đồng (6.008 tỷ đồng - 3.123 tỷ đồng), năm 2009 số kết dư là 3.375 tỷ đồng
(7.402 tỷ đồng - 4.027 tỷ đồng). Theo thống kê của BHXH Việt Nam, quỹ kết dư
này, từ năm 1995 đến trước năm 2007 là 13.864 tỷ đồng được đưa vào tổng quỹ kết
dư chung của BHXH. Riêng từ năm 2007 (Luật BHXH có hiệu lực) đến hết năm
2009 quỹ kết dư này tăng thêm là 8.810 tỷ đồng được hạch toán riêng. Tuy số kết dư

lớn nhưng chưa có phương án sử dụng số kết dư này nhằm bảo đảm quyền lợi cho
người lao động phù hợp với mục đích đóng của quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp trong khi tình hình tai nạn lao động vẫn tăng cao và
nghiêm trọng.
2.1.2 BHXH tự nguyện
BHXH tự nguyện là loại hình mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa
chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng chế

14


độ BHXH là hưu trí và tử tuất. Người lao động có thể tham gia đóng phí theo tháng,
quý, hoặc 06 tháng một lần.
Năm 2008, cả nước có 125 triệu lao động làm công ăn lương thuộc diện BHXH
bắt buộc, trong khi số người trong độ tuổi lao động là 45 triệu người. Như vậy có thể
nói số lao động ở khu vực phi chính thức, thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện rất
lớn, tiềm năng của BHXH tự nguyện dồi dào.
Năm 2010 toàn quốc có 40 triệu người lao động, nhưng chỉ có 9 triệu nằm trong
diện BHXH bắt buộc (hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, hưu
trí...), với phí bảo hiểm do chính họ cùng người sử dụng lao động chi trả. Số còn lại
là nông dân, xã viên các Hợp tác xã, người làm thuê với các công việc mang tính
mùa vụ, hay việc làm không ổn định. Tất cả nằm ngoài chế độ phúc lợi và bảo hiểm
xã hội. Đến nay, BHXH tự nguyện đạt gần 90.000 người, mỗi năm tăng bình quân
25.500 người.
Tuy nhiên thời gian trước khi Luật BHXH ra đời đã có các hình thức BHXH
tương tự được áp dụng ở một số địa phương. Như tại Nghệ An đã thực hiện BHXH
nông dân với chế độ hưu trí. Tính đến năm 2006 tại Nghệ An có 270 nghìn người
tham gia BHXH nông dân, quỹ BHXH nông dân đã thu được 100 tỷ đồng và thực
hiện chi trả trợ cấp cho những người đủ điều kiện hường hưu trí với mức trợ cấp 50100 nghìn đồng/tháng. Với sự ra đời của BHXH tự nguyện, các hình thức BHXH
như BHXH nông dân...sẽ được chuyển đổi sang BHXH tự nguyện.

Với việc triển khai BHXH tự nguyện, cùng với số người tham gia đông đảo, quỹ
BHXH tự nguyện sẽ có nguồn thu rất lớn, quỹ được tích lũy và tăng không ngừng
theo thời gian và được xác định là nguồn tài chính quan trọng, bổ sung nguồn lực
cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020 theo định hướng của Đảng.
2.1.3 Bảo hiểm thất nghiệp.(BHTN)
15


BHTN bắt đầu thực hiện từ 1.1.2009, đến nay có khoảng trên 7,6 triệu người
tham gia và số lượng ngày càng gia tăng bình quân thêm khoảng 885.000 người/năm
đã cho thấy đây là chính sách rất cần thiết cho người sử dụng lao động và nhất là
người lao động. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa bàn có số lượng
người tham gia BHTN nhiều nhất cả nước. Từ năm 2010 đến nay, toàn Thành phố có
hơn 126 nghìn người đăng ký thất nghiệp, trong đó có hơn 97 nghìn người đã được
chi trả. Tuy nhiên, kẽ hở khi thực hiện chính sách BHTN là sẽ xảy ra tình trạng
người lao động nghỉ việc ảo để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, còn doanh nghiệp thì
đồng lõa với người lao động để trục lợi. Trên thị trường lao động vẫn còn nhiều
trường hợp người lao động thất nghiệp chưa được hưởng thụ từ chính sách này,
nguyên nhân do người sử dụng lao động không đóng BHTN cho người lao động. Dù
chưa có thống kê cụ thể nhưng con số đó cũng không phải là nhỏ. Đây là thực trạng
đáng lo trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện nay.
Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), đến hết tháng 6/2011,
có 146.538 người đăng ký thất nghiệp tại các trung tâm giới thiệu việc làm, tăng gấp
3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê cho thấy, riêng tại Hà Nội, từ đầu năm đến tháng 9/2011, đã có hơn
10.450 người lao động đến Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội đăng ký hưởng
BHTN trong khi cả năm 2010 chỉ có gần 4.200 người đăng ký. Còn tại TP. Hồ Chí
Minh, từ đầu năm đến nay, có trên 70.000 người lao động đăng ký thất nghiệp, trong
khi cả năm 2010 là 67.000 người. Theo nhận định của Bộ LĐ-TB&XH thì số người

đăng ký bảo hiểm thất nghiệp gia tăng một cách bất thường.
Nguyên nhân ngoài việc do kinh tế khó khăn, doanh nghiệp giải thể hoặc thu hẹp
sản xuất, thay đổi cơ cấu lao động thì có hiện tượng đăng ký bảo hiểm thất nghiệp để
trục lợi. Theo quy định, mức đóng bảo hiểm tự nguyện với người sử dụng lao động
là 1%, người lao động là 1% và Nhà nước hỗ trợ 1%. Người lao động chỉ cần đóng
đủ 12 - 36 tháng là được hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng. Do mức đóng rất thấp
nên nhiều người lao động không thất nghiệp vẫn đăng ký để được hưởng trợ cấp thất
16


nghiệp. có nhiều trường hợp người lao động và doanh nghiệp bắt tay với nhau để
doanh nghiệp có quyết định nghỉ việc cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp,
trong khi thực tế người lao động vẫn làm việc, hưởng lương. Như vậy, cả doanh
nghiệp và người lao động đều có lợi vì doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Cả doanh nghiệp và người lao động
đều có thể trục lợi từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Đấy là chưa kể người lao
động khi đã chấm dứt việc làm ở doanh nghiệp này nhưng sau một thời gian ngắn lại
tiếp tục trở lại doanh nghiệp đó làm việc hoặc làm việc tại doanh nghiệp khác mà
vẫn được thanh toán bảo hiểm thất nghiệp. Ở một góc độ khác cho thấy cần phải
kiểm soát kỹ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp phá sản thường nợ đọng bảo
hiểm xã hội, BHTN nên chính những lao động trong các doanh nghiệp thực sự thất
nghiệp lại không được hưởng chính sách do không đủ hồ sơ. Đây là vấn đề cần đặt ra
cho các cơ quan chức năng vì nếu không quản lý tốt sẽ dẫn tới những kẽ hở, tiếp tục
tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động lạm dụng để trục lợi.
Như vậy, chính sách về BHTN sau một thời gian triển khai bên cạnh những ưu
điểm thì cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề, cần được rà soát lại để kịp thời điều chỉnh
cho phù hợp.
2.2 Những kết quả đạt được từ việc thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam
hiện nay.
2.2.1 Những mặt đạt được

Qua 15 năm xây dựng và phát triển, BHXH Việt Nam đã tạo được dấu ấn đậm nét,
xây dựng được nền tảng vững chắc, thực sự đổi mới cả về hệ thống chính sách, tổ
chức bộ máy quản lý. Đội ngũ quản lý BHXH đã trưởng thành nhanh chóng, quỹ bảo
hiểm đã phát triển lớn mạnh.
Trong những năm qua mặc dù BHXH còn rất nhiều khó khăn như điều kiện vật
chất, điều kiện công việc rất mới mẻ nhưng BHXH Việt nam đã hình thành được quĩ
độc lập với ngân sách Nhà nước chủ động chi trả cho ngươì lao động góp phần làm
17


giảm gánh nặng cho ngân sách. Đạt được kết quả này là nhờ công tác quản lí thu chi
BHXH đi vào nề nếp, người lao động ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham
gia BHXH.
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHXH giai đoạn 2008-2011, phạm vi đối
tượng tham gia vào các loại hình BHXH ngày càng mở rộng, hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về BHXH đã được xây dựng và ban hành khá đồng bộ, tạo hành lang
pháp lý cho việc thực hiện chế độ chính sách BHXH. Nhận thức của người lao động,
người sử dụng lao động và các tầng lớp về chính sách được nâng cao nên đối tượng
tham gia BHXH năm sau cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm tăng mới thêm 4,56%. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách, giải quyết chi trả các chế độ BHXH cho
người lao động được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đáp ứng được nhu cầu và nguyện
vọng của đông đảo người lao động và xã hội.
Về công tác thu, BHXH Việt Nam đã tập trung và áp dụng nhiều biện pháp tổ
chức thực hiện thu, đảm bảo thu đầy đủ, đúng đối tượng, kịp thời và tuân thủ đúng
qui định của Nhà nước, góp phần làm căn cứ giải quyết chế độ cho người tham gia
được đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng qui định
của pháp luật và từng bước cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho
người lao động cũng như đơn vị sử dụng lao động. Từ năm 1995-2009, BHXH Việt
Nam đã giải quyết chế độ cho gần 1,2 triệu người hưởng BHXH thường xuyên, trong
đó có gần 850 nghìn người hưởng chế độ hưu trí. Số người hưởng BHXH thường

xuyên tăng nhanh qua các năm, năm 2009 là 129,6 nghìn người, tăng gấp 6 lần năm
1996; Giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho 2,9 triệu người, ốm đau cho 21,6 triệu
lượt người; thai sản cho 3,5 triệu người và dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho 5,7
triệu người.
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân

18


Thời gian qua, mặc dù số đối tượng tham gia BHXH, cả bắt buộc và tự nguyện,
không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều người thụ hưởng các chế độ BHXH…
nhưng theo nhiều ý kiến, việc thực hiện chính sách BHXH tại Việt Nam vẫn còn
không ít tồn tại, khó khăn.
 Về đối tượng tham gia BHXH
Mặc dù xét mặt cơ học, số người tham gia BHXH có tăng, thế nhưng nhìn một
cách tổng thể, đặc biệt là so sánh với số NLĐ tham gia thị trường lao động hằng năm
(mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người) thì nó còn khá khiêm tốn. Tình trạng trốn tham
gia BHXH của các đối tượng,

đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

những công ty tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn vừa và nhỏ là tương đối cao.
Thứ nhất là tình trạng khai giảm, khai thiếu số lao động trong doanh nghiêp, trường
hợp thứ hai là không tham gia hoàn toàn. Tồn tại tình trạng trên một phần do sự thiếu
tích cực của chủ sử dụng lao động, một phần do sự quản lí chưa chặt của cơ quan ban
ngành có liên quan. Chưa có sự phối kết hợp cần thiết giữa các đơn vị quản lí, bên
cạnh đó chế tài pháp luật cũng chưa có những biện pháp sử phạt nghiêm minh đối
với tình trạng này, do những người công nhân này làm một thời gian ngắn rồi lại bỏ
việc vì nhiều lý do khác nhau do đó rất khó cho việc tham gia bảo hiểm.
Về chính sách BHXH bắt buộc: bình quân mỗi năm số đối tượng tham gia BHXH

trong cả nước tăng thêm khoảng 4,5- 6%, nhưng tỷ lệ người tham gia BHXH bắt
buộc mới chỉ chiếm 20% trong tổng số lao động, trong đó số lao động ở khu vực
ngoài quốc doanh tham gia với tỷ lệ quá thấp so với tiềm năng. Bên cạnh đó, nhiều
đối tượng thuộc diện bảo hiểm bắt buộc nhưng chưa tham gia.
Thực tế đó đã khiến tỷ lệ số người đóng BHXH trên một người hưởng lương hưu
ngày càng giảm. Nếu như năm 1996 (khi Quỹ BHXH mới hình thành) tỷ lệ này là
277/1 thì đến năm 2000 còn 34/1 và năm 2007 (năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH)
chỉ tỷ lệ 17/1. Năm 2010 lại tiếp tục hạ thấp xuống còn 10,6/1.

19


Nguyên nhân là do công tác thông tin tuyên truyền về pháp luật BHXH chưa sâu
rộng; Công tác quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn hạn chế,
chưa nắm được số lượng đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc. Do đó
người lao động và mọi người dân biết, hiểu chưa thấu đáo về quyền, nghĩa vụ, mục
tiêu, lợi ích của BHXH dẫn đến tham gia BHXH chưa đầy đủ.
Về chính sách BHXH tự nguyện: đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cũng còn
rất khiêm tốn, chủ yếu mới là những người đã có thời gian công tác, muốn đóng
thêm để đủ điều kiện thời gian đóng được hưởng chế độ hưu trí. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến số người tham gia BHXH tự nguyện còn ít nhưng nổi lên có 2 nguyên
nhân chính, một là: Người tham gia BHXH tự nguyện phải lo hoàn toàn chi phí đóng
nhưng chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất, hai là: Thu nhập trung bình của
người lao động và các hộ ở vùng nông thôn từ 1-2 triệu đồng/tháng, chi phí cho 3-5
người thì việc dành ra một khoản tiền đóng BHXH tự nguyện hàng tháng là khó
khăn. Mặt khác, tâm lý người dân nông thôn chỉ lo trang trải những việc trước mắt
hoặc tích lũy bằng hình thức ngắn hạn hơn, còn lương hưu thì phải đợi đến khi hết
tuổi lao động mới được nhận nên nhiều người ngần ngại chưa tham gia.
Về chính sách BHTN dù đối tượng tham gia tăng cao nhưng quy định về trợ cấp
thất nghiệp còn chưa phù hợp với nguyên tắc đóng, hưởng; quy trình, thủ tục để

người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn chưa thuận lợi. Chính sách thất
nghiệp hiện mới chỉ áp dụng đối với lao động ở các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng
lao động có từ 10 lao động trở lên nên đã hạn chế khả năng tham gia BHTN của
người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Hiện chính sách này
mới bao phủ được khoảng 10% tổng số lao động trong độ tuổi lao động.
 Về quỹ BHXH
Cùng với những khó khăn trên, quỹ BHXH cũng còn nhiều hạn chế trong đó vấn
đề lớn nhất là khả năng mất cân đối quỹ do tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH
chưa được giải quyết triệt để.
20


Quỹ BHXH đối mặt với nguy cơ mất cân đối trong dài hạn, do tuổi nghỉ hưu bình
quân thấp, tuổi thọ tăng, thời gian hưởng lương hưu kéo dài (thời gian hưởng bình
quân năm 2010 là 20 năm); tỷ trọng giữa tiền chi trả chế độ BHXH với số thu từ
đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hàng năm có xu hướng tăng
nhanh.
Với mức đóng và mức hưởng chế độ hưu trí như hiện nay, cùng với việc đối
tượng hưởng trợ cấp hàng tháng do quỹ BHXH đảm bảo tăng nhanh, thì quỹ trợ cấp
BHXH sẽ không cân đối được lâu dài.
Lãi suất quy định đối với doanh nghiệp nếu chậm đóng chỉ 10,5%/năm, trong khi
đó, lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh hiện nay cao
gấp đôi so với lãi suất chậm đóng BHXH (khoảng 25-27%/năm). Đây chính là lý do
chính khiến các doanh nghiệp tìm cách chiếm dụng tiền BHXH để làm vốn. Mặt
khác khoản tiền này nếu gửi ngân hàng thì lãi suất mà doanh nghiệp được nhận cao
hơn, có nơi lên đến 18-19%/năm. Chưa kể một số doanh nghiệp cố tình “lách luật”
bằng cách ký hợp đồng thời vụ, hoặc chỉ đóng BHXH cho người lao động bằng mức
lương tối thiểu nhằm bớt đi một khoản đóng góp không nhỏ và bớt đi quyền lợi
chính đáng của người lao động.
Có rất nhiều nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra để lý giải cho việc trốn

đóng BHXH. Trong đó có thể chỉ ra 4 nguyên nhân chính sau:
Một là, chế tài đối với đơn vị không đóng hoặc chậm đóng BHXH quá nhẹ.
Doanh nghiệp vi phạm chỉ bị phạt tối đa 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, mức lãi do
chậm đóng BHXH hiện nay chỉ là 10,5%, chưa bằng 50% lãi suất của ngân hàng.
Hai là, nhìn từ góc độ khác cho thấy, nhận thức một bộ phận người lao động tư
tưởng không yên tâm làm việc ở một đơn vị nhất định. Họ muốn làm việc chỉ trong
một khoảng thời gian để có một khoản thu nhập nhất định, sau đó về quê hoặc tìm
việc làm khác. Tâm lý này diễn ra ở một bộ phận không nhỏ người lao động, nhất là
lao động nhập cư, nên nhiều trường hợp chính bản thân người lao động cũng không
21


muốn đóng BHXH. Một bộ phận khác, nhận thức của người lao động còn hạn chế,
không tuân thủ quy định của pháp luật nói chung và Luật BHXH nói riêng. Nhiều
chủ sử dụng lao động không khai trình sử dụng lao động, sử dụng tiền đóng quỹ
BHXH trái phép. Bên cạnh đó thì người lao động lại không dám đấu tranh đòi quyền
lợi chính đáng của mình vì sức ép việc làm, lợi ích trước mắt.
Ba là, một số đơn vị khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh
nghiệp ngành xây dựng, thủy lợi và giao thông vận tải, chủ đầu tư chậm thanh toán,
nên đơn vị không đủ kinh phí trả lương và đóng BHXH cho người lao động.
Bốn là, nhiều doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp dành số tiền lẽ ra phải đóng
BHXH để bù thêm vào cho thu nhập của công nhân, nhằm đưa ra được mức thu nhập
cạnh tranh để thu hút người lao động.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HƠN VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1 Một số giải pháp khắc phục những hạn chế về thực hiện chính sách BHXH ở
Việt Nam hiện nay
 Mở rộng đối tượng tham gia BHXH
Hiện nay, dân số nước ta khoảng trên 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động
chiếm khoảng 45 triệu lao động, đây có thể nói là một nguồn lao động chiếm khoảng

45 triệu lao động, đây có thể nói là một nguồn lao động rất phong phú và đầy tiềm
năng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hoàn cảnh mới; tuy
nhiên mới chỉ có khoảng trên 4 triệu lao động tham gia BHXH, do đó số lượng lao
động xã hội tham gia BHXH hạn chế, nếu tiến hành phát triển BHXH ở tất cả lực
lượng lao động xã hội thì số lượng lao động tham gia BHXH là vô cùng lớn. Đặc
biệt, nguồn lao động ở nông thôn, những lao động hoạt động trong lĩnh vực nông lâm - ngư nghiệp có tiềm năng tham gia BHXH và có nhu cầu tham gia BHXH là rất
lớn.
22


Trong bối cảnh Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tốc độ tăng dân
số ổn định ở mức khoảng 1.09%/năm từ nay đến năm 2020 và dự báo quy mô dân số
đạt gần 91,7 triệu người. Do vậy, lực lượng lao động sẽ tăng lên, dự kiến đến năm
2015 cả nước có khoảng 54,8 triệu người và 58,2 triệu người vào năm 2020. Với một
lực lượng lao động lớn như vậy BHXH Việt Nam cần phải tăng cường thực hiện các
giải pháp đồng bộ, hiệu quả để phát triển nhanh đối tượng tham gia BHXH và BHYT
ở cả hai loại hình bắt buộc, tự nguyện.
Mở rộng diện bao phủ của hệ thống BHXH bắt buộc, nghiên cứu thực hiện BHXH
bắt buộc đối với người lao động làm việc tại Việt Nam; Nhà nước cần mở rộng thêm
đối tượng tham gia đối với các đối tượng lao động khác như: những người lao động
trong các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, các hộ gia đình và những làng
nghề có sử dụng lao động thuê mướn...
Mở rộng diện bao phủ của chương trình BHXH tự nguyện đối với khu vực phi
chính thức; có chính sách hỗ trợ về tài chính cho người dân tham gia chương trình
BHXH tự nguyện; hoàn thiện chế độ BHXH ngắn hạn theo hướng đảm bảo quyền lợi
của các bên tham gia và thực hiện bình đẳng giới; tách quỹ Tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp theo hướng quỹ bồi thường tai nạn lao động.
Chính sách về bảo hiểm xã hội và các quy định về bảo hiểm thất nghiệp sau một
thời gian triển khai đã nảy sinh nhiều vấn đề, cần được rà soát lại để kịp thời điều
chỉnh cho phù hợp. Nhất là về sự gia tăng bất thường số người đăng kí thất nghiệp.

Ngoài ra, cần đánh giá lại hiệu quả việc đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm để người lao
động trở lại thị trường sớm nhất. Nếu trông vào trợ cấp thất nghiệp mãi thì sẽ rất
nguy hiểm.
Như vậy, để thực hiện tốt sự bình đẳng trong xã hội cần thiết phải đa dạng hoá các
loại hình BHXH, đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH của tất cả những người lao
động trong xã hội, thực hiện quyền bình đẳng giữa như người lao động ở mọi thành

23


phần kinh tế. Mục tiêu trước mặt và lâu dài của các chính sách BHXH ở Việt Nam
hiện nay là cần phải mở rộng được đối tượng và loại hình BHXH.
Ngoài ra BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố phải thực hiện thường
xuyên, liên tục, đa dạng công tác thông tin, truyền thông, tăng cường phối hợp với
các cơ quan báo, đài tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chính sách về BHXH,
BHYT, BHTN, các chính sách an sinh xã hội tới nhân dân và người lao động biết và
đồng thuận.
 Bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH Việt Nam
Tăng trưởng quỹ BHXH là việc bắt buộc phải thực hiện trong công tác đầu tư tăng
trưởng quỹ để đạt được mục tiêu an sinh xã hội, ổn định trật tự an toàn xã hội. Chính
vì vậy BHXH cần phải được bảo toàn và tăng trưởng. Để đảm bảo ổn định nguồn tài
chính của quỹ BHXH, một mặt cần điều chỉnh tăng tuổi về hưu, mặt khác cần thực
hiện lộ trình tăng tỷ lệ đóng góp BHXH của người lao động theo Pháp luật quy định.
Đối với hoạt động thu: Việc tăng số thu cho quĩ BHXH được xem là một trong
những hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quĩ. Đi đôi với việc mở rộng đối tượng
tham gia BHXH thì nhu cầu chi trả trong tương lai sẽ tăng lên. Do đó,việc tăng thu
cho quĩ BHXH dư thực sự có ý nghĩa với bảo toàn và tăng trưởng quĩ khi nó được
gắn liền với hoạt động đầu tư quĩ BHXH. Việc thiết lập hệ thống kiểm soát thu giúp
phát hiện những sai lầm dấu hiệu không an toàn cho quĩ trong việc quản lí đối tượng
thu, đôn đốc thu nộp, quản lí tiền thu cũng góp phần bảo toàn quĩ.

Đối với hoạt động chi: Việc tính toán khoa học và hợp lí mức chi trả và phương
thức chi trả vừa góp phần đảm bảo đời sống của người hưởng thụ, vừa đảm bảo khả
năng chi trả của quĩ có số dư ngày càng lớn tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư. Quản lí
đối tượng hưởng thụ và tổ chức chi trả chặt chẽ an toàn sẽ đảm bảo cho nguồn vốn
quĩ không bị thất thoát. Các khoản chi cho quản lí tài chính cần phải sử dụng tiết
kiệm hiệu quả và từ đó góp phần tăng khả năng tự tích luỹ đáp ứng cho nhu cầu đầu
tư.
24


Đề giải quyết tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH cần kết hợp các biện pháp
mạnh tay cũng như cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan chức năng và
các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh... ở các
doanh nghiệp. Tránh tình trạng, các cơ quan chức năng ra sức bảo vệ người lao động,
còn các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp mặc dù biết việc không đóng BHXH và
BHYT cho người lao động là doanh nghiệp đang vi phạm quyền lợi của người lao
động, song không dám lên tiếng đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp này.
Đặc biệt cần phải tăng cường các biện pháp xử phạt các hành vi vi phạm phát luật
BHXH nghiêm minh hơn. Cần đưa hành vi cố tình nợ BHXH của chủ doanh nghiệp
là hành vi cấu thành tội phạm hình sự, nâng mức xử phạt hành chính tương ứng số
tiền nợ BHXH. Thậm chí quyết liệt hơn là khởi kiện các doanh nghiệp nợ đọng
BHXH với số tiền lớn, kéo dài cũng được BHXH các tỉnh, thành phố chú trọng hơn.
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn việc thực hiện chính sách BHXH ở
Việt Nam hiện nay
 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hiện đai hoá hoạt động ngành BHXH
Đối với hệ thống BHXH Việt Nam, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
đặt ra như một yêu cầu khách quan và thực sự cần thiết vì vậy cần tăng cường đầu tư
kinh phí cho công tác này. Mặt khác cần sớm xúc tiến việc thành lập một trung tâm
đào tạo, bồi dưỡng của ngành BHXH Việt Nam tương xứng thực hiện công tác đào
tạo nhằm thực hiện qui hoạch phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời tăng cường hợp

tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau.
 Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH và nâng cao hiệu quả
đầu tư để thực hiện đúng nguyên tắc bảo toàn và tăng trưởng BHXH.
Quỹ BHXH có nguồn tài chính nhàn rỗi tương đối lớn có thể thực hiện các hoạt
động đầu tư tăng trưởng nguồn quỹ, mặt khác đây cũng là một nguồn vốn quan trọng
trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư quỹ BHXH phải tuân
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×