Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

tình trạng trẻ em nghèo đa chiều vùng nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

TRỊNH NGỌC DUỆ

TÌNH TRẠNG TRẺ EM NGHÈO ĐA CHIỀU
VÙNG NAM TRUNG BỘ
Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ THANH LOAN

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


iii

TÓM TẮT
Trong luận văn này tình trạng trẻ em nghèo được tính toán từ số liệu khảo sát
mức sống năm 2012 do Tổng cục Thống kê tiến hành, theo hai phương pháp tiếp cận
tiền tệ và đa chiều, tuy nhiên chủ yếu tập trung đo lường nghèo ở t rẻ em theo phương
pháp đa chiều. Trong đó nghèo tiền tệ tính theo chi tiêu và nghèo đa chiều tính theo 6
trong 8 nhu cầu cơ bản của trẻ, gồm giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ
sinh, vui chơi giải trí, lao động sớm, sự thừa nhận và bảo trợ xã hội dựa theo quan
điểm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và UNICEF . Do khảo sát mức sống


năm 2012 không thu thập số liệu về dinh dưỡng và vui chơi giải trí của trẻ em nên luận
văn sẽ tập trung phân tích 6 lĩnh vực (chiều nghèo), trừ 2 lĩnh vực dinh dưỡng và vui
chơi giải trí của trẻ. Theo quan điểm đa chiều, một trẻ em được xác định là nghèo khi
không được đảm bảo ít nhất 2 trong 6 nhu cầu cơ bản trên. Các chỉ tiêu đặc thù cho trẻ
em được sử dụng để đo mức thiếu thốn trong từng chiều và áp dụng một ngưỡng để
xác định liệu một trẻ em có chịu thiếu thốn trong một chiều cụ thể hay không.
Kết quả tính toán trẻ em nghèo vùng Nam Trung Bộ năm 2012 dựa trên mẫu
thu nhập chi tiêu của khảo sát mức sống 2012 gồm 1.089 hộ gia đình, với 4.326 nhân
khẩu. Trong số 1.089 hộ gia đình có 439 hộ không có trẻ em, 650 hộ có trẻ em gồm
1.156 trẻ em.
Dựa vào các nghiên cứu trước, đặc điểm của vùng nghiên cứu Nam Trung Bộ
và mức độ sẵn có của dữ liệu nghiên cứu xác định được các yếu tố có thể ảnh hưởng
đến tình trạng trẻ em nghèo đa chiều, gồm giới tính của trẻ em, giới tính của chủ hộ,
tuổi của chủ hộ, khu vực, dân tộc, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc lao động, trình đ ộ học
vấn của chủ hộ, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, tình trạng nghề nghiệp của chủ hộ.
Theo phương pháp đa chiều thì tỷ lệ trẻ em nghèo là 20,67%, tức là ước khoảng
538.474 trẻ em vùng Nam Trung Bộ dưới 16 tuổi đang sống trong cảnh nghèo đa
chiều. Theo phương pháp tiền tệ thì tỷ lệ trẻ em nghèo là 19,98%. Cả 2 phương pháp
đều cho thấy có sự bất bình đẳng về giới tính, dân tộc của trẻ và khu vực sinh sống của
trẻ.


iv
Tình trạng trẻ em nghèo đa chiều vùng Nam Trung Bộ phần lớn liên quan đến
sự thiếu hụt ở hai chiều y tế (85,27%), nước sạch và vệ sinh môi trường (32,18%). Các
nhu cầu cơ bản không được đáp ứng tiếp theo là giáo dục (12,19%), thừa nhận và bảo
trợ xã hội (8,91%), lao động trẻ em (6,56%), nhà ở (5,36%). Đặc biệt trẻ em dân tộc
thiểu số có đến 5/6 chiều có tỷ lệ nghèo cao hơn so với trẻ em dân tộc Kinh, bao gồm y
tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, lao động trẻ em.
Tình trạng giao nhau giữa các nhóm trẻ em nghèo được xác định theo 2 phương

pháp đo lường nghèo tiền tệ và nghèo đa chiều cho thấy có 11,33% trẻ em được xác
định là chỉ nghèo theo phương pháp đa chiều (nhóm A), 10,64% trẻ em được xác định
là sống trong các hộ gia đình chỉ nghèo về tiền tệ (nhóm B), 9,34% trẻ em được xác
định là nghèo theo cả hai phương pháp (nhóm AB) và còn lại 68,69% trẻ không nghèo.
Nghiên cứu nghèo đa chiều dựa trên các đặc tính của trẻ, của chủ hộ, các thành
viên trong hộ gia đình có thể làm rõ những nguyên nhân nghèo của trẻ em. Tỷ lệ trẻ
em nghèo đa chiều có sự chênh lệch giữa giới tính của trẻ, khu vực thành thị/nông
thôn, dân tộc, giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, số thành viên trong hộ, tỷ lệ phụ
thuộc lao động, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, tình trạng
nghề nghiệp của chủ hộ.
Xác suất nghèo của trẻ giảm khi: tuổi chủ hộ không quá già, trẻ em ở khu vực
thành thị, chủ hộ là dân tộc Kinh, chủ hộ có trình độ học vấn càng cao, chủ hộ đang có
vợ hoặc chồng, chủ hộ có nghề nghiệp đã qua đào tạo. Xác suất nghèo của trẻ tăng khi:
giới tính cùa trẻ là nam, số người trong hộ tăng.


v

MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................................i
Lời cám ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Mục lục hình ................................................................................................................ viii
Mục lục bảng .................................................................................................................. ix
Bảng chữ viết tắt ............................................................................................................. xi
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3
1.5.1. Phương pháp định lượng ............................................................................ 3
1.5.2. Phương pháp phân tích và thống kê mô tả ................................................. 3
1.6. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 4
1.8. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..................... 6
2.1. Các khái niệm ....................................................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm trẻ em ........................................................................................ 6
2.1.2. Độ tuổi trẻ em ............................................................................................. 6
2.1.3. Các khái niệm về nghèo.............................................................................. 7
2.1.4. Một số phương pháp xác định nghèo đói ................................................... 8
2.1.5. Các khái niệm trẻ em nghèo ..................................................................... 10
2.1.6. Một số phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em hiện nay............................... 11
2.2. Một số lý thuyết về nghèo và nghèo đa chiều .................................................... 13


vi
2.2.1. Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn
(trích bởi Đinh Phi Hổ, 2008) .................................................................. 13
2.2.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của Phil Bartle ............... 14
2.2.3. Mô hình nghèo đói của Gillis - Perkins - Roemer – Snodgrass
(trích bởi Nguyễn Trọng Hoài, 2010) ...................................................... 16
2.2.4. Mô hình vòng luẩn quẩn của nghèo khổ của Đinh Phi Hổ....................... 17
2.2.5. Mô hình nghèo đói của Nguyễn Minh Đức .............................................. 18
2.2.6. Phương pháp đo lường nghèo đa chiều của Alkire và Foster (AF) .......... 19
2.2.7. Các thước đo chỉ số nghèo và bất bình đẳng (Nguyễn Trọng Hoài, 2010;
Dwight H.Perkins, Steven Radelet và David L.Lindauer, 2006) ............ 22
2.3. Các nghiên cứu có liên quan đến nghèo đói và trẻ em nghèo ............................ 23

2.3.1. Nguyễn Trọng Hoài (2005) ...................................................................... 23
2.3.2. Nguyễn Sinh Công (2004) ........................................................................ 24
2.3.3. Bùi Quang Minh (2007) ........................................................................... 24
2.3.4. Lê Thanh Sơn (2008) ................................................................................ 25
2.3.5. Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2012) ........................................ 25
2.3.6. Nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh – Phát hiện từ các cuộc điều
tra cho đề xuất chính sách và hỗ trợ trong tương lai (Nguyễn Bùi Linh,
Phạm Minh Thu, Richard Marshall và Mihika Chatterjee, 2014) ........... 25
2.3.7. Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu? – xây dựng và áp dụng
cách tiếp cận đa chiều về trẻ em nghèo (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội và UNICEF, 2008) ............................................ 28
2.3.8. Báo cáo tình trạng trẻ em nghèo đa chiều tại Việt Nam
(Tổng cục Thống kê và UNICEF, 2011) ................................................. 30
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu.................................................................. 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................................... 32
3.2.1. Phương pháp trích thông tin từ bộ dữ liệu VHLSS 2012 ......................... 32


vii
3.2.2. Phương pháp phân tích và mô hình kinh tế lượng.................................... 33
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 41
4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu vùng Nam Trung Bộ ......................................... 41
4.1.1. Vị trí địa lý và các lợi thế của vùng Nam Trung Bộ ................................ 41
4.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội và nghèo đói ........................................... 43
4.2. Kết quả tính toán các chỉ tiêu trẻ em nghèo đa chiều ........................................ 44
4.2.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 45
4.2.2. Kết quả tính toán các chỉ tiêu nghèo trẻ em (bước 1)............................... 47
4.2.3. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều (bước 2) ........................................... 55
4.2.4. Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều (bước 3) ....................................................... 58

4.2.5. Phân tích tình trạng trẻ em nghèo đa chiều và nghèo về chi tiêu ............. 60
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trẻ em nghèo đa chiều ............................. 63
4.3.1. Phân tích nghèo trẻ em theo các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình .......... 63
4.3.2. Phân tích kết quả hồi quy Binary Logistic xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến xác suất trẻ em rơi vào tình trạng nghèo ......................... 70
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 77
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 77
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 79
5.3.1. Đối với chính quyền các tỉnh vùng Nam Trung Bộ
và các ngành chức năng ........................................................................... 79
5.3.2. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UNICEF và
các nhà nghiên cứu có liên quan .............................................................. 80
5.3. Hạn chế của luận văn ......................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 82
PHỤC LỤC .................................................................................................................. 85
Phụ lục 1: Định nghĩa và phương pháp tính các chỉ tiêu về trẻ em nghèo ............... 85
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy Binary Logistis Trẻ em nghèo
vùng Nam Trung Bộ 2012 ....................................................................... 88


viii

MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ 5 nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của Phil Bartle ...........................15
Hình 2.2. Mô hình vòng luẩn quẩn của nghèo khổ của Đinh Phi Hổ ...........................17
Hình 2.3. Mô hình nghèo đói theo Nguyễn Minh Đức .................................................18
Hình 3.1. Sơ đồ 3 giác độ để xác định tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều ..............................36
Hình 4.1. Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành của vùng Nam Trung Bộ phân theo
nhóm ngành so với cả nước năm 2012 .......................................................... 43
Hình 4.2. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều ............................................................... 56

Hình 4.3. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều chia theo giới tính của trẻ ..................... 57
Hình 4.4. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều chia theo thành thị và nông thôn .......... 57
Hình 4.5. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều chia theo dân độc .................................. 58
Hình 4.6. Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều theo nhóm tuổi ................................................. 59
Hình 4.7. Sơ đồ Venn biểu thị 4 nhóm trẻ .....................................................................61
Hình 4.8. Trẻ em nghèo đa chiều theo số thành viên trong hộ gia đình........................ 67


ix

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn nghèo đói của World Bank (Đinh Phi Hổ, 2008).........................9
Bảng 2.2. Sử dụng phương pháp Alkire Foster ............................................................. 21
Bảng 2.3. Thước đo của nghèo đa chiều TP. Hồ Chí Minh,
Khảo sát nghèo đô thị 2012 (UPS 2012) ..................................................... 26
Bảng 2.4. Nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh, UPS 2012 ................................. 28
Bảng 3.1. Bảng trích dữ liệu chi tiêu hộ gia đình, VHLSS 2012 .................................. 33
Bảng 3.2. Bảng trích dữ liệu các chỉ tiêu trẻ em nghèo theo từng lĩnh vực .................. 33
Bảng 3.3. Bảng trích dữ liệu các nhân tố có thể ảnh hưởng đến trẻ em nghèo ............. 34
Bảng 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng trẻ em nghèo đa chiều ...................... 38
Bảng 4.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành
các tỉnh Nam Trung Bộ ............................................................................... 43
Bảng 4.2. Tỷ lệ người nghèo – Khoảng cách nghèo – Hệ số bất bình đẳng chi tiêu .... 44
Bảng 4.3. Số hộ và trẻ em trong vùng Nam Trung Bộ .................................................. 45
Bảng 4.4. Tỷ lệ trẻ em trong hộ gia đình vùng Nam Trung Bộ .................................... 45
Bảng 4.5. Số trẻ em theo các chỉ tiêu nghèo đa chiều ................................................... 46
Bảng 4.6. Tỷ lệ trẻ em nghèo theo chỉ tiêu ở vùng Nam Trung Bộ 2012 ..................... 47
Bảng 4.7. Tỷ lệ trẻ em không đi học đúng tuổi ............................................................. 48
Bảng 4.8. Tỷ lệ trẻ em không hoàn thành cấp tiểu học trong độ tuổi ........................... 49
Bảng 4.9. Tỷ lệ trẻ em không đến cơ sở y tế trong 12 tháng qua .................................. 50

Bảng 4.10. Tỷ lệ Trẻ em từ 0-15 tuổi sống trong các
hộ gia đình không có điện sinh hoạt .......................................................... 51
Bảng 4.11. Tỷ lệ trẻ em từ 0-15 tuổi sống trong hộ gia đình có nhà ở
không đạt tiêu chuẩn .................................................................................. 51
Bảng 4.12. Tỷ lệ trẻ em sống trong hộ gia đình không có hố xí hợp vệ sinh................ 52
Bảng 4.13. Tỷ lệ trẻ em sống trong hộ gia đình không có nguồn nước uống sạch ....... 52
Bảng 4.14. Tỷ lệ trẻ từ 6-15 tuổi phải làm việc tạo ra thu nhập
trong hoặc ngoài hộ gia đình trong 12 tháng qua ...................................... 53


x
Bảng 4.15. Tỷ lệ trẻ em sống trong hộ gia đình có chủ hộ
không làm việc do già yếu hoặc tàn tật ..................................................... 54
Bảng 4.1.6. Bảng tỷ lệ trẻ em nghèo theo từng chiều (lĩnh vực)................................... 55
Bảng 4.17. Tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều ở vùng Nam Trung Bộ................................... 59
Bảng 4.18. Tỷ lệ trẻ em nghèo chi tiêu và tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều ........................ 60
Bảng 4.19. Tỷ lệ trẻ em theo đặc điểm nhân khẩu học giữa các nhóm
trẻ em nghèo, VHLSS 2012 ...................................................................... 62
Bảng 4.20. Trẻ em nghèo đa chiều theo giới tính của trẻ .............................................. 64
Bảng 4.21. Trẻ em nghèo đa chiều theo giới tính của chủ hộ ....................................... 64
Bảng 4.22: Trẻ em nghèo đa chiều theo tuổi của chủ hộ .............................................. 64
Bảng 4.23. Trẻ em nghèo đa chiều theo khu vực .......................................................... 65
Bảng 4.24. Trẻ em nghèo đa chiều theo dân tộc của chủ hộ ......................................... 66
Bảng 4.25. Trẻ em nghèo đa chiều theo số người phụ thuộc trong hộ .......................... 67
Bảng 4.26. Trẻ em nghèo đa chiều theo số lao động trong độ tuổi ............................... 68
Bảng 4.27. Trẻ em nghèo đa chiều theo trình độ học vấn của chủ hộ .......................... 68
Bảng 4.28. Trẻ em nghèo đa chiều theo tình trạng nghề nghiệp của chủ hộ ................ 69
Bảng 4.29. Trẻ em nghèo đa chiều theo tình trạng hôn nhân của chủ hộ ..................... 69
Bảng 4.30. Kiểm tra dữ liệu của mô hình...................................................................... 70
Bảng 4.31. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .................................................... 71

Bảng 4.32. Tóm tắt kết quả hồi quy Binary Logistis của mô hình nghiên cứu ............. 71
Bảng 4.33. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình .................................................. 72
Bảng 4.34. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình ..................................... 73
Bảng 4.35. Bảng xác suất trẻ em rơi vào tình trạng nghèo ........................................... 73


xi

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

AF

Alkire Foster

CCF

Quỹ Trẻ em Đạo Cơ Đốc

CRC

Công ước về quyền trẻ em

DEV

Tình trạng Thiếu thốn, Sự tách biệt và Tính dễ bị tổn thương

ESCAP

Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á và Thái Bình Dương


EU CWI

Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em thuộc Liên Minh Châu Âu

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

HDI

Chỉ số phát triển con người

KSMS

Khảo sát mức sống hộ gia đình

MCA

Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (Multiple Correspondence
Analysis)

MICS

Bộ dữ liệu Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ

MOLISA

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Ministry of Labor, War Invalids
and Social Affairs)


MPI

Tích số của phần trăm người nghèo và cường độ nghèo trung bình

PCA

Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis)

TCTK

Tổng cục Thống kê

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (United Nations
Development Program)

US CWI

Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em và thanh niên Hoa Kỳ

UPS

Khảo sát nghèo đô thị (Urban Poverty Survey)

VHLSS


Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VietNam Living Household
Standard Survey)


1

Chƣơng 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Trong Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh
rằng tất cả trẻ em có quyền được sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gia. Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm (2004) cũng khẳng định trách nhiệm bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em là của toàn xã hội, không loại trừ bất kỳ một một cá nhân nào.
Trẻ em có nguy cơ rơi vào nghèo cao hơn tại bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ đâu. Trẻ
em phụ thuộc rất lớn vào môi trường trực tiếp đối với chúng để đáp ứng các nhu cầu
cơ bản. Do bản thân không phải là một chủ thể độc lập về kinh tế, chúng phải dựa vào
sự phân bổ các nguồn lực từ cha mẹ, các thành viên gia đình hoặc cộng đồng. Trẻ em
sống trong hộ gia đình có chi tiêu (thu nhập) càng cao thì càng có khả năng đảm bảo
một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, tinh thần và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế
trẻ em chưa tạo ra được thu nhập cũng như không tự quyết định được chi tiêu mà hoàn
toàn phụ thuộc vào môi trường sống, sự bao cấp của gia đình và sự bảo trợ của xã hội.
Ngoài ra, trẻ em còn có những nhu cầu đặc biệt khác để phát triển toàn diện cả về thể
chất, tinh thần và trí tuệ. Trên quan điểm đó, khái niệm trẻ em nghèo đa chiều dựa trên
8 nhu cầu cơ bản của trẻ trên các lĩnh vực là giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước
sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, vui chơi giải trí, sự thừa nhận và bảo trợ xã hội (Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội và UNICEF, 2008).
Nghèo đói tác động nặng nề lên đối tượng trẻ em. Trẻ em sống trong cảnh
nghèo và không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản thì bản thân các em và thế hệ con
cái họ dễ bị rơi vào cảnh nghèo trong tương lai. Nghèo thường là cái vòng luẩn quẩn

mà trẻ em bị mắc vào từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành. Vì vậy giải quyết được
tình trạng trẻ em nghèo hiện tại cũng đồng nghĩa với việc giảm tình trạng nghèo truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác. Các biện pháp đánh giá nghèo tập trung vào đối tượng
trẻ em là rất cần thiết để cung cấp các thông tin về sự phân bổ này và từ đó đưa ra các
thông tin nghèo ở cấp độ cá nhân trẻ em (White, Leavy và Masters, 2002).
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện Mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực. Mức sống dân cư đang
ngày một nâng cao và nghèo đói có xu hướng giảm dần. Vì vậy Việt Nam thường


2

được coi là một ví dụ điển hình về những nỗ lực và chính sách xoá đói giảm nghèo.
Những số liệu về nghèo tiền tệ cũng thể hiện kết quả tương tự với tỷ lệ nghèo giảm từ
58% năm 1993 xuống còn 17,2% năm 2012 (Số liệu nghèo 1993 – 2012, Tổng cục
Thống kê). Tuy nhiên, đây chỉ là những số liệu tổng hợp và cũng không thể thể hiện
hết tình hình thực tế của các nhóm dân cư ở Việt Nam. Chưa có sự quan tâm đúng
mức đến tình trạng của trẻ em và đánh giá xem các biện pháp xóa đói giảm nghèo đã
có tác động như thế nào đến nhóm dân cư đặc biệt này của xã hội. Ngoài ra, thước đo
nghèo chính thức lại chủ yếu tập trung vào phương pháp đo lường tiền tệ, phương
pháp này có một số hạn chế khi đánh giá tình trạng nghèo trẻ em. Thực trạng thiếu sự
quan tâm đến nghèo trẻ em và nhược điểm của phương pháp tiền tệ đã đặt ra yêu cầu
phải có hướng tiếp cận khác để thấy rõ thực trạng của nghèo trẻ em.
Nghiên cứu tình trạng nghèo của trẻ em mong muốn đưa ra những mô tả đầy đủ
hơn về thực trạng trẻ em nghèo ở vùng Nam Trung Bộ, gồm có 8 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương gồm: thành phố Đà Nẵng, các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tổng dân số 8.900,9 nghìn
người, chiếm 10,14% dân số cả nước; diện tích 44.376,9 km2, chiếm 13,4% diện tích
cả nước; tỷ lệ người nghèo chiếm 15,3% so với tổng dân số của vùng (Tổng cục Thống
kê, 2012), không chỉ căn cứ vào khía cạnh kinh tế mà còn xem xét cả vấn đề lao động

trẻ em và khả năng tiếp cận các nhu cầu cơ bản khác của trẻ em như giáo dục, y tế,
dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, vui chơi giải trí, sự thừa nhận và
bảo trợ xã hội. Vì vậy, luận văn chọn đề tài “Tình trạng trẻ em nghèo đa chiều vùng
Nam Trung Bộ”. Theo quan điểm đa chiều, một trẻ em được xác định là nghèo khi
không được đảm bảo ít nhất 2 trong 8 nhu cầu cơ bản trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
(i) Phân tích để xác định những chỉ tiêu nào ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ em nghèo
đa chiều ở vùng Nam Trung Bộ.
(ii) Phân tích tình trạng trẻ em nghèo đa chiều và nghèo về tiền tệ ở vùng Nam
Trung Bộ.
(iii) Xác định các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ ảnh hưởng đến tình
trạng trẻ em nghèo đa chiều vùng Nam Trung Bộ.


3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(i) Những chỉ tiêu nào ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều ở vùng Nam
Trung Bộ?
(ii) Sự khác biệt tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều và nghèo về tiền tệ như thế nào?
(iii) Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình nào ảnh hưởng đến tình trạng trẻ em
nghèo đa chiều vùng Nam Trung Bộ?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung đối tượng là trẻ em đang sống trong những hộ gia
đình ở vùng Nam Trung Bộ. Tình trạng trẻ em nghèo được tính toán từ số liệu Khảo
sát mức sống (KSMS) 2012 theo hai phương pháp tiếp cận tiền tệ và đa chiều. Trong
đó nghèo tiền tệ tính theo chi tiêu. Đối với phương pháp tiếp cận đa chiều đánh giá
tình trạng nghèo của một trẻ em dựa trên các nhu cầu cơ bản của trẻ đã được tuyên bố
trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, đó là các nhu cầu cơ bản
trên 8 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, vui chơi giải

trí, không phải lao động sớm, thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội. Do trong bộ số liệu
KSMS 2012 thiếu số liệu về 2 lĩnh vực dinh dưỡng và vui chơi giải trí, do đó đề tài
này phân tích xác định một đứa trẻ là nghèo đa chiều khi không được đáp ứng đầy đủ
hai trong số 6 nhu cầu cơ bản, gồm giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao
động sớm, sự thừa nhận và bảo trợ xã hội.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Phƣơng pháp định lƣợng
Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để ước lượng mô hình hồi qui Binary Logistic
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất trẻ em rơi vào tình trạng nghèo ở vùng
Nam Trung Bộ
1.5.2. Phƣơng pháp phân tích và thống kê mô tả
Sử dụng phần mềm Excel 2010 và SPSS 18.0 để mô tả dữ liệu kết hợp với tính
toán những chỉ tiêu ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều ở vùng Nam Trung Bộ,
so sánh sự khác biệt tỷ lệ trẻ em nghèo đa chiều và nghèo về tiền tệ.


4

1.6. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài dựa trên bộ số liệu KSMS 2012 được Tổng cục Thống kê tiến hành 2
năm một lần từ năm 2002. KSMS 2012 thu thập thông tin theo hai mẫu: mẫu thu nhập
chi tiêu và mẫu thu nhập. Đề tài này chọn mẫu thu nhập chi tiêu các hộ gia đình ở
vùng duyên hải Nam Trung Bộ và tách số liệu trẻ em dưới 16 tuổi đang sống ở các hộ
này. Từ bộ số liệu này có thể phân tích được tình trạng trẻ em sống trong các hộ gia
đình theo từng chỉ tiêu và từng lĩnh vực nghiên cứu, mối liên hệ giữa các yếu tố cá
nhân và hộ gia đình đến tình trạng nghèo trẻ em.
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Vận dụng các kiến thức về kinh tế học như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế
phát triển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế môi trường và mô hình kinh tế lượng để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trẻ em nghèo sống trong các hộ gia đình ở

vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Trên cơ sở đó tìm ra được yếu tố dựa trên các đặc tính
của trẻ, của chủ hộ, các thành viên trong hộ gia đình thì những yếu tố nào có ảnh
hưởng mạnh và yếu tố nào ảnh hưởng ít đến biến phụ thuộc là trẻ em nghèo.
Có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ cho mục đích vận động chính sách để nâng cao
nhận thức cộng đồng về trẻ em nghèo. Cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định và
thực hiện chính sách theo nhiều cách khác nhau, sử dụng để đánh giá đối tượng trẻ em
nghèo vùng Nam Trung Bộ gồm những ai, cũng như đặc điểm chính của chúng nhằm
cung cấp các thông tin về phân bổ ngân sách và nguồn lực, mục tiêu chính sách và
hoạch định chính sách, hơn nữa tạo điều kiện để mọi người bình thường lẫn các đối
tượng liên quan đều tiếp cận được vấn đề nghèo trẻ em.
1.8. Kết cấu luận văn
Chương 1. Phần mở đầu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, những điểm nổi bật của luận văn và kết cấu luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước: Trình bày các khái niệm,
tổng quan các lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu xây
dựng mô hình nghiên cứu.


5

Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Tổng quan địa bàn nghiên cứu, mô tả phân tích
thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả tính toán các chỉ tiêu nghèo đa chiều, kết quả
phân tích mô hình kinh tế lượng.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: những hạn chế của nghiên cứu, kết luận và
kiến nghị.


6


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm trẻ em
Theo Từ điển Xã hội học, trẻ em là nhóm ở trong quá trình xã hội hóa (tiếp
nhận những kỹ năng và tri thức để có thể tham gia hoạt động xã hội độc lập), nói đúng
hơn đó là nhóm ở trong giai đoạn đầu tiên của xã hội hóa. Về luật pháp người ta coi đó
là vị thành niên.
Tuy nhiên, tùy theo các giác độ tiếp cận khác nhau về trẻ em mà có những định
nghĩa khác nhau: Tiếp cận theo giác độ phát triển thì trẻ em là một giai đoạn phát triển
trong cuộc đời của một người, từ lúc sinh ra đến khi chết. Trẻ em và người lớn là
những giai đoạn phát triển khác nhau của đời người. Trẻ em không phải là người lớn
thu nhỏ lại. Trẻ em vận động và phát triển theo qui luật riêng của mình. Tâm lý học
lứa tuổi lại xác định những giai đoạn khác nhau trong lứa tuổi trẻ em như: tuổi sơ sinh,
tuổi hài nhi, tuổi mẫu giáo nhỏ, tuổi mẫu giáo lớn, tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, tuổi
thanh niên mới lớn.
Trẻ em lớn lên, xã hội hóa trong những môi trường xã hội văn hóa cụ thể: văn
hóa gia đình, văn hóa nhà trường, văn hóa địa bàn dân cư (làng, xã, phố phường);
khiến không chỉ mỗi thời đại có trẻ em riêng của nó mà hơn thế, trong cùng một thời
đại, mỗi vùng văn hóa, mỗi môi trường văn hóa, có trẻ em mang tính cách riêng của
nó.
Trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý khá đặc thù do chưa phát triển đầy đủ về
thể chất và trí tuệ, dễ tổn thương, dễ thay đổi, dễ thích nghi, dễ uốn nắn, dễ tự ái, tự ti,
hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn. Xu hướng muốn tự khẳng định, được đánh giá, được tôn
trọng, nhiều hoài bão và nhìn chung còn thiếu thực tế, thiếu kinh nghiệm.
2.1.2. Độ tuổi trẻ em
Trẻ em trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là công dân Việt Nam
dưới 16 tuổi. Theo đó, những trẻ em từ 0-15 tuổi sẽ là đối tượng nghiên cứu trong đề
tài này. Ngoài ra, đối với mỗi lĩnh vực cụ thể lại có những độ tuổi phù hợp, chẳng hạn

đối với lĩnh vực giáo dục nhóm tuổi được xác định từ 5 -15 tuổi vì Luật Giáo dục Việt


7

Nam quy định tuổi trẻ em cấp tiểu học và trung học cơ sở là từ 6-15 và chính phủ cũng
có chính sách phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; nhóm tuổi đối với các chỉ
tiêu về y tế được xác định từ 0-4 tuổi nhằm tìm ra tỷ lệ trẻ nhỏ không được đến cơ sở y
tế; nhóm 6-15 tuổi đối với lĩnh vực lao động trẻ em nhằm phát hiện tình trạng trẻ phải
lao động sớm ảnh hưởng đến học tập và phát triển.
2.1.3. Các khái niệm về nghèo
Nghèo là một khái niệm có thể được nhìn nhận trên nhiều phương diện khác
nhau. Vì vậy có rất nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau như thế nào là nghèo.
(Rowntree 1910, trích bởi Nguyễn Trọng Hoài, 2010), được xem là người đầu
tiên đi tìm thước đo nghèo đói, cho rằng nghèo đói là tình trạng thiếu một lượng tiền
để “có được những thứ cần thiết cho việc duy trì thể chất thuần túy”.
(Wilson, 1987, trích bởi Lương Hồng Quang, 2002), người nghèo là người
không có trình độ, kỹ năng, luôn chịu sự tách biệt về xã hội, không có khả năng tiếp
cận hoặc không có được mối liên hệ với các cá nhân khác, với những thể chế đem lại
cho họ nguồn lợi kinh tế và các vị thế xã hội.
Cụ thể hơn, tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen, Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp
hơn dưới 1 đô la (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua
những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Tại Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP
tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan, tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Đây cũng là định nghĩa về
nghèo đói được các nước trong khu vực thống nhất và cũng được sử dụng phổ biến tại

Việt Nam.
Theo Ngân hàng thế giới thì nghèo đói là tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và
dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng; người nghèo dễ bị tổn thương trước
những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ; bị gạt ra bên lề xã hội
và không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế của Nhà nước.


8

Trong một nghiên cứu về nghèo đói thì khái niệm nghèo đói tựu chung thể hiện
ở ba khía cạnh: Thứ nhất là có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của công đồng
dân cư; Thứ hai là không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành
cho con người; Thứ ba là thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của
cộng đồng (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2005).
Mặc dù không có một định nghĩa duy nhất về nghèo nhưng nhìn chung có thể
hiểu nghèo là tình trạng một bộ phận người dân không có được những điều kiện cần
thiết để đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ở mức tối thiếu (hay còn gọi là
ngưỡng nghèo).
2.1.3.1. Nghèo tuyệt đối
Nghèo tuyệt đối là khái niệm dùng để chỉ những cá nhân (hay hộ gia đình) có
mức thu nhập (hay chi tiêu) thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu còn được gọi là ngưỡng
nghèo, được quy định bởi một quốc gia, một tổ chức trong khoảng thời gian nhất định.
2.1.3.2. Nghèo tương đối
Nghèo tương đối là một khái niệm dùng để chỉ ra những cá nhân (hay hộ gia
đình) có mức thu nhập thấp hơn mức thu nhập trung bình của các thành viên khác
trong xã hội. Tại EU, nghèo tương đối là những người có mức thu nhập thấp hơn 60%
mức thu nhập quốc gia bình quân đầu người; tại Mỹ là những người có mức thu nhập
thấp hơn 50% mức thu nhập quốc gia bình quân đầu người. Khái niệm nghèo tương
đối không chỉ đề cập đến thu nhập thấp mà còn thể hiện nhiều nội dung khác như:
thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong lúc khó khăn, dễ bị

tổn thương hay ít được tham gia vào quá trình ra quyết định.
2.1.4. Một số phƣơng pháp xác định nghèo đói
2.1.4.1. Phương pháp xác định nghèo đói theo chuẩn quốc tế (trích bởi Lê
Văn Thành và công sự, 2006)
Theo Ngân hàng Thế giới, đói nghèo được tiếp cận theo hai mức: nghèo về
lương thực phẩm và nghèo chung dựa trên chuẩn nghèo hay còn gọi là đường nghèo
khổ.
Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng
làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu


9

nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được đề ra trong từng
giai đoạn được coi là người nghèo hay hộ nghèo. Các nước thường sử dụng hai chuẩn
nghèo: chuẩn thấp và chuẩn cao.
- Chuẩn nghèo thấp được dùng để xác định những đối tượng nghèo nhất nhằm
tập trung các nguồn lực của quốc gia giúp họ thoát nghèo. Chuẩn nghèo thấp được xác
định bằng trị giá của một rổ hàng lương thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn
duy trì nhiệt lượng tiêu dùng 1 người 1 ngày là 2100 Kcal.
- Chuẩn nghèo cao dùng làm mục tiêu phấn đấu trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo, để so sánh quốc tế và được xác định chuẩn nghèo thấp cộng với mức chi tối
thiểu các mặt hàng phi lương thực phẩm gồm nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học
tập, văn hóa, giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc.
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn nghèo đói của World Bank
Khu vực
Các nước đang phát triển
Châu Mỹ Latinh và Caribe
Đông Âu
Các nước phát triển


Mức thu nhập tối thiểu
(USD/ngƣời/ngày)
1 USD hoặc 360 USD/năm
2
4
14,4

Nguồn: Đinh Phi Hổ, 2008
Mỗi quốc gia cũng xác định mức thu nhập tối thiểu của nước mình dựa vào điều
kiện kinh tế xã hội của quốc gia và được nâng dần lên ở từng giai đoạn phát triển cho
phù hợp.
2.1.4.2. Phương pháp xác định nghèo đói của Chương trình xóa đói giảm
nghèo quốc gia
Ở Việt Nam, việc xác định hộ nghèo căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ ở từng giai đoạn. Ngoài ra, mỗi tỉnh, thành phố,
tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế có thể xây dựng chuẩn nghèo khác nhau. Từ
năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 5 lần điều chỉnh nâng chuẩn nghèo nhằm đáp ứng với
yêu cầu xóa đói giảm nghèo toàn diện hơn, công bằng hơn và hội nhập theo chuẩn
nghèo quốc tế.
Chuẩn nghèo được xây dựng trên thu nhập và tùy thuộc vào khu vực nông thôn
hay thành thị. Giai đoạn 2001 – 2005, hộ gia đình ở nông thôn được xem là hộ nghèo


10

khi thu nhập bình quân đầu người từ 100.000đ/tháng trở xuống, tương ứng ở thành thị
là 150.000đ/tháng. Giai đoạn 2006 – 2010, hộ gia đình ở nông thôn được xem là hộ
nghèo khi thu nhập bình quân đầu người từ 200.000đ/tháng trở xuống, tương ứng ở
thành thị là 260.000đ/tháng. Giai đoạn 2011 – 2015, hộ gia đình ở nông thôn được

xem là hộ nghèo khi thu nhập bình quân đầu người từ 400.000đ/tháng trở xuống,
tương ứng ở thành thị là 500.000đ/tháng. Đây là chuẩn nghèo được Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội áp dụng làm cơ sở xác định hộ nghèo và thực hiện chính sách
giảm nghèo trên cả nước hiện nay.
2.1.5. Các khái niệm trẻ em nghèo
2.1.5.1. Trẻ em nghèo đơn chiều (nghèo tiền tệ)
Trẻ em nghèo thường được quan niệm là những trẻ em sống trong những hộ gia
đình nghèo - là những hộ gia đình có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn
nghèo. Đây là khái niệm trẻ em nghèo đơn chiều, nhìn dưới góc độ tiền tệ. Khi nói về
tình trạng nghèo trẻ em người ta thường nghĩ đến những đứa trẻ sống trong các gia
đình nghèo, chỉ là về mặt tiền tệ (Roelen và Gassmann, 2006)
Nói chung, thu nhập hoặc chi tiêu càng cao thì càng có khả năng đảm bảo một
cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất và tinh thần và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế
trẻ em chưa tạo ra được thu nhập cũng như không tự quyết định được chi tiêu mà hoàn
toàn phụ thuộc vào môi trường sống, sự bao cấp của gia đình và sự bảo trợ của xã hội.
Ngoài ra, trẻ em còn có những nhu cầu đặc biệt khác để phát triển toàn diện cả về thể
chất, tinh thần và trí tuệ. Trên quan điểm đó, gần đây Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MOLISA) đã sử dụng khái niệm
trẻ em nghèo đa chiều.
2.1.5.2. Trẻ em nghèo đa chiều
Theo Báo cáo “Trẻ em nghèo sống ở đâu” (MOLISA và UNICEF, 2008) thì
Nghèo trẻ em trong cách tiếp cận đa chiều là nghèo trẻ em bao gồm các đối tượng dưới
16 tuổi không được hưởng các quyền quy định trong Công ước năm 1989 của Liên
Hợp Quốc về quyền trẻ em và không được tiếp cận các nhu cầu cơ bản của con người.
Dựa trên 8 nhu cầu cơ bản của trẻ trên lĩnh vực là: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở,
nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, vui chơi giải trí, sự thừa nhận và bảo trợ xã hội.
Theo quan điểm đa chiều, một trẻ em được xác định là nghèo khi không được đảm bảo


11


ít nhất 2 trong 8 nhu cầu trên. Đây là khái niệm về tình trạng nghèo trẻ em và đề cập
tới một khái niệm rộng hơn về nghèo chứ không đơn thuần dựa trên các khía cạnh tiền
tệ, dựa trên các phương pháp đo lường phi tiền tệ và được điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện xã hội và văn hóa Việt Nam.
2.1.6. Một số phƣơng pháp tiếp cận nghèo trẻ em hiện nay
Các phương pháp tiếp cận hiện hành về định nghĩa và phương pháp đo lường
nghèo trẻ em có thể không đầy đủ nhưng cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về các
phương pháp tiếp cận hiện đang được phát triển. Phân tích các phương pháp tiếp cận
tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em riêng cho
Việt nam. Các phương pháp này bao gồm phương pháp tiền tệ, phương pháp tiếp cận
thiếu thốn của Bristol, phương pháp tiếp cận thực tiễn của Corak, Chỉ số tình trạng
phúc lợi của trẻ em Liên minh Châu Âu, Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em Mỹ,
nghiên cứu Những cuộc đời trẻ thơ và khung tình trạng Thiếu thốn, Sự tách biệt và
Tính dễ bị tổn thương DEV (MOLISA và UNICEF, 2008)
2.1.6.1. Phương pháp tiếp cận tiền tệ
Với phương pháp tiếp cận tiền tệ, trẻ em nghèo được định nghĩa là những trẻ
em sống trong các hộ gia đình có thu nhập thấp. Đây cũng là cách tiếp cận phổ biến
nhất được sử dụng rộng rãi hiện nay (Laderchi, Saith và Stewart, 2003). Đây là
phương pháp đo lường một chiều, coi thu nhập là chỉ số duy nhất về tình trạng phúc
lợi. Kết quả của phương pháp này là Tỷ lệ nghèo trẻ em, tính toán số trẻ sống trong
các gia đình có thu nhập dưới mức đã được định trước (Ravallion 2004). Lợi thế của
phương pháp này là kết quả rất dễ hiểu. Hơn nữa, có thể dễ dàng suy ra khoảng cách
giàu nghèo và mức nghèo từ thông tin về thu nhập của các hộ gia đình (Ravallion,
2004). Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này trong việc đo lường nghèo trẻ em là
chỉ bao gồm một chiều cạnh duy nhất và việc sử dụng hộ gia đình là đơn vị chính để
phân tích (CHIP 2004; Minujin và các cộng sự, 2006; Roelen và Gassmann, 2008).
2.1.6.2. Phương pháp tiếp cận nghèo của Bristol
Phương pháp tiếp cận nghèo của Bristol là một phương pháp tập trung vào trẻ
em, chủ yếu dựa trên Công ước về quyền trẻ em (CRC). Tình trạng nghèo trẻ em được

định nghĩa là sự thiếu thốn các nhu cầu cơ bản của con người trong bảy lĩnh vực khác
nhau. Một đứa trẻ được xem là thiếu thốn nghiêm trọng khi nó thiếu thốn ít nhất một


12

trong các lĩnh vực, và sẽ được coi là hoàn toàn nghèo khi nó chịu cảnh thiếu thốn ít
nhất hai lĩnh vực (Gordon et al. 2003a, 2003b). Phương pháp đầu tiên còn được biết
đến dưới tên là phương pháp tiếp cận liên kết (Atkinson 2003) trong khi phương pháp
thứ hai được xem như chiến lược xác định hai giá trị giới hạn (Alkire và Foster, 2007).
Phương pháp tiếp cận về mức thiếu thốn là phương pháp đa chiều và cho kết quả dễ
hiểu. Phương pháp này cũng cho phép phân tích sự trùng lặp về tình trạng nghèo theo
các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong việc phân tích quy mô và
mức độ nghèo.
2.1.6.2. Phương pháp tiếp cận thực tiễn của Corak
Phương pháp tiếp cận thực tiễn của Corak, sử dụng Quyền trẻ em như điểm
khởi đầu, công nhận rằng vấn đề nghèo trẻ em là một vấn đề đa chiều. Sáu nguyên tắc
chỉ đạo nhấn mạnh các vấn đề khả thi và hạn chế trên thực tiễn đã tạo thành nền tảng
chung cho phương pháp tiếp cận này. Do đó, phương pháp này cùng khái niệm và sự
lựa chọn các chỉ số chủ yếu phụ thuộc vào các số liệu sẵn có và sự vận hành thực tế.
Kết quả là, nghèo trẻ em được định nghĩa là phần trăm số trẻ có thu nhập dưới mức
50% thu nhập quốc dân quy đổi bình quân (Corak, 2005, 2006b). Do đó, mặc dù trên
lý thuyết thì phương pháp này là đa chiều, nhưng thực tế khi áp dụng nó chỉ là phương
pháp một chiều mà thôi (Roelen và Gassmann, 2008).
2.1.6.3. Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em thuộc Liên Minh Châu Âu
Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em thuộc Liên Minh Châu Âu (EU CWI) là
một phương pháp được áp dụng để so sánh giữa các nước trong Liên minh Châu Âu.
Trên cơ sở CRC, người ta xác định ra tám nhóm để phản ánh được tính đa chiều của
nghèo. Trong mỗi nhóm lại có các lĩnh vực và các chỉ số khác nhau được xác định. Giá
trị của các chỉ số tổng hợp so sánh tình trạng của từng nước trong Liên minh Châu Âu

dựa trên chỉ số trung bình và điểm số z của lĩnh vực (domain z-scores) (Bradshaw et
al, 2006). Kết quả cho ra một số liệu đơn nhất phục vụ hữu ích cho các mục đích thông
tin và các phép so sánh tương đối. Tuy nhiên, số liệu này mang ít tính trực giác và chỉ
cho thấy tình hình của một nước so với mức trung bình chung.
Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em và thanh niên Hoa Kỳ (US CWI) được xây
dựng với mục đích để xem xét sự thay đổi tình trạng phúc lợi ở trẻ em theo thời gian.
Việc xây dựng các chỉ số dựa khái niệm chất lượng cuộc sống, gồm cả các thước đo


13

khách quan và chủ quan về tình trạng phúc lợi theo bảy lĩnh vực chính. Phần trăm thay
đổi từ năm gốc sẽ được tính trung bình cho toàn bộ các chỉ số trong từng lĩnh vực và
sau đó tính trung bình cho toàn bộ các chỉ số theo từng lĩnh vực để tính ra được một
chỉ số tổng hợp (Land et al, 2001). Phương pháp này đặc biệt có tác dụng trong việc
theo dõi tình trạng phúc lợi của trẻ em cho các nhóm dân cư khác nhau. Tuy nhiên,
phương pháp này yêu cầu cao về số liệu và từ chỉ số này không suy ra được thông tin
nào khác.
2.1.6.4. Nghiên cứu Những cuộc đời trẻ thơ
Nghiên cứu Những cuộc đời trẻ thơ là một phương pháp tiếp cận vừa định tính
vừa định lượng trong điều tra nghèo trẻ em. Nghiên cứu này được thực hiện ở 4 quốc
gia là Ethiopia, Peru, Ấn Độ và Việt Nam (Những cuộc đời trẻ thơ, 2001). Cách tiếp
cận này đưa ra một phương pháp chính thống và tổng hợp cho việc thể hiện kết quả và
tác động của nghèo trẻ em (Boyden, 2006). Ngoài ra, nó còn cung cấp một khung mô
tả tính phức tạp, quan hệ nhân quả và những mối liên hệ nội hàm của tình trạng phúc
lợi ở trẻ em. Tuy nhiên, phương pháp này không nhằm đưa ra một kết quả định lượng
riêng biệt về tình trạng nghèo trẻ em để phục vụ cho công tác giám sát và đánh giá.
2.1.6.5. Khung DEV về nghèo trẻ em
Khung DEV về nghèo trẻ em được Quỹ Trẻ em Đạo Cơ Đốc (CCF) phát triển
dựa trên ba khía cạnh chính là tình trạng Thiếu thốn, Sự tách biệt và Tính dễ bị tổn

thương (DEV). Mục đích của khuôn khổ toàn diện này là để thừa nhận và chỉ rõ được
những đặc tính phức tạp của nghèo trẻ em (Feeny và Boyden, 2003). Phương pháp này
phê phán và không đi theo cách tiếp cận về các đầu ra có thể định lượng một cách dễ
dàng và lý giải nhân quả (Wordsworth, McPeak và Feeny, 2005). Do vậy, đây là một
phương pháp tổng hợp nhưng không thể cung cấp các công cụ sử dụng cho việc đánh
giá và đo lường mức độ nghèo trẻ em.
2.2. Một số lý thuyết về nghèo và nghèo đa chiều
2.2.1. Lý thuyết tăng trƣởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn (trích bởi
Đinh Phi Hổ, 2008)
Luận điểm:
- Nông nghiệp tăng trưởng theo 2 phương thức: quảng canh và thâm canh.


14

- Phương thức quảng canh: mở rộng diện tích để tăng sản lượng. Sản xuất nông
nghiệp sẽ chuyển sang canh tác ở những vùng đất ít màu mỡ hơn do đất đai có giới
hạn. Việc canh tác sẽ làm đất đai ngày càng xấu đi. Lâu dài, sản lượng giảm, năng suất
cũng giảm trong khi dân số ngày càng tăng. Vì vậy thu nhập bình quân đầu người
giảm và tình trạng nghèo có xu hướng gia tăng.
- Phương thức thâm canh: sản lượng trong nông nghiệp tăng nhanh do việc sử
dụng hóa chất công nghiệp. Tuy nhiên do sử dụng nhiều hóa chất dẫn đến suy thoái tài
nguyên đất và nước. Về lâu sản lượng nông nghiệp cũng sẽ giảm. Vì vậy thu nhập bình
quân đầu người giảm và tình trạng nghèo cũng xuất hiện.
Lý thuyết này còn cho rằng: nếu môi trường không suy thoái thì nghèo đói vẫn
xảy ra. Vì khi kỹ thuật mới được áp dụng đại trà, sản lượng tăng nhanh, giá nông sản
sẽ sụt giảm. Mà người nghèo thường đi sau, đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp sẽ đẩy
các hộ nghèo vào cảnh nợ nần. Thất nghiệp tăng và nghèo đói sẽ gia tăng.
Nghèo đói gia tăng sẽ thúc ép người dân nghèo khai thác quá mức vào tài
nguyên thiên nhiên. Môi trường suy kiệt, người dân không còn kế sinh nhai và lại tiếp

tục nghèo.
2.2.2. Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến nghèo đói của Phil Bartle
Theo Phil Bartle (2007), có 5 nhân tố của nghèo đói gồm: sự thiếu hiểu biết,
bệnh tật, sự thờ ơ, sự thiếu trung thực và sự phụ thuộc, và chúng được xem xét một
cách đơn giản như là những điều kiện duy trì nghèo đói. Quyết tâm xóa nghèo đói là
của một tập thể người (cộng đồng và xã hội), bởi vậy cần phải khách quan khi quan
sát, xác định các nhân tố cũng như khi tiến hành những hành động nhằm xóa nghèo
đói.


15
Hình 2.1. Sơ đồ 5 nhân tố ảnh hƣởng đến nghèo đói của Phil Bartle

Dịch bệnh

Sự thờ ơ

Sự thiếu
hiểu biết
Sự nghèo đói

Phụ thuộc

Tính không
thành thật

- Sự thiếu hiểu biết: là sự thiếu thông tin và kiến thức. Giáo dục là giải pháp
quan trọng để đem lại thông tin và kiến thức. Điều quan trọng là chúng ta phải xác
định xem những thông tin và kiến thức nào bị thiếu hụt. Chẳng hạn như những người
nông dân thì họ rất cần biết về các loại giống cây trồng có thể cho năng suất cao trên

mảnh đất của họ, chứ họ không cần biết về những tác phẩm văn học.
- Bệnh tật: khi một cộng đồng có tỷ lệ bệnh tật cao, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lao
động, năng suất giảm. Ngoài sự khổ cực, đau buồn và chết chóc, bệnh tật còn là một
nhân tố chính của sự nghèo đói.
Theo Phil Bartle: “Nền kinh tế cũng sẽ trở nên mạnh hơn với lực lượng dân số
khác. Để nâng cao sức khỏe góp phần xóa nghèo đói, việc giúp người dân tiếp cận
nguồn nước uống sạch và an toàn, cũng như kiến thức về vệ sinh và phòng bệnh thậm
chí còn mang lại hiệu quả lớn hơn là cung cấp bác sỹ, cơ sở y tế và thuốc men, những
giải pháp chữa trị tốn kém”.
- Sự thờ ơ: chính những người nghèo, họ không quan tâm hoặc họ cảm thấy bất
lực, không muốn thay đổi để cải thiện điều kiện hiện tại.
Trong cuộc chiến giảm nghèo, người làm công tác giảm nghèo cần khuyến
khích, động viên để cộng đồng muốn và biết làm thế nào để tự chịu trách nhiệm về
cuộc sống của họ.


×