Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nêu trách nhiệm của cha mẹ và của những người thân thích về tình trạng trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.07 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................................................................1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, trẻ em là tương lai của đất nước chính vì
vậy ở Việt Nam rất coi trọng vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Chính vì
vậy Việt Nam đã tham gia kí kết rất nhiều công ước quốc tế và ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề trẻ em. Một trong những quyền cơ
bản nhất của trẻ em là quyền được học tập. Trong Công ước quốc tế về quyền của
trẻ em cũng như trong pháp luật Việt Nam, học tập là một trong những quyền quan
trọng không thể thiếu trong sợ phát triển của trẻ em, đồng thời cũng là bổn phận
của cha mẹ và xã hội. Chính vì vậy em đã chon đề tài: “Nêu trách nhiệm của cha
mẹ và của những người thân thích về tình trạng trẻ em không được đi học hoặc
phải bỏ học sớm” để làm rõ nội dung trên. Do kiến thức còn hạn chế nên trong bài
làm còn nhiều sai sót. Mong thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài làm hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I/ Những quy định của pháp luật về quyền học tập của trẻ em
Dưới góc độ quan hệ gia đình hay xã hội thì cha mẹ đều có nghĩa vụ và
quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Việc giáo dục con
không thể phó mặc cho một người ( cha hoặc mẹ ) mà cả hai người đều có quyền
ngang nhau trong giáo dục con cái.
Trẻ em là những tâm hồn trong trắng, non nớt về trí tuệ, do đó, việc giáo dục
trong giai đoạn này là rất quan trọng. Các tiềm năng trí tuệ và thể lực được tạo
dựng trong suốt thời kì trẻ trưởng thành và phát triển. Vì vậy, sức khỏe yếu kém và
sự chăm sóc giáo dục không đầy đủ đối với trẻ em thường dẫn đến những thiệt hại
không thể bù đắp được khi trẻ lớn lên.
1
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều 59 có quy định:
“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”
Trong Công ước quốc tế ghi nhận về quyền học tập của trẻ em thể hiện ở
Điều 8,9 :


Điều 8. Quyền được học hành
Trẻ em cần nhận được sự giáo dục cần thiết, được giúp đỡ để phát triển tốt về
thể chất, trí tuệ và xã hội, trở thành người công dân có trách nhiệm và biết tôn trọng
những quyền của người khác.
Điều 9. Quyền trẻ em trong trường học
Nghĩa vụ của thầy cô giáo là lên lớp và giảng dạy tốt, khi uốn nắn trẻ em
không được làm tổn hại đến các em, không được xúc phạm trẻ em. Các bậc cha mẹ
cần phối hợp với nhà trường trong việc giám sát để đảm bỏ điều này được thực
hiện.”
Khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ
em có quyền được học tập”. Pháp luật nước ta đã khẳng định "Học tập là quyền và
nghĩa vụ của công dân". Mọi công dân không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều
được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
Trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng có quy định:
Điều 10:
1- Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo
dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập không phải trả
học phí.
2- Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập.
3- Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền học tập của trẻ em, khuyến khích
trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu."
II/ Trách nhiệm của cha mẹ và những người thân trong việc trẻ em bỏ học
sớm hoặc không được đi học
2
1/ Nguyên nhân
a/ Nguyên nhân khách quan
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sự phân
hóa giàu nghèo, luồng tư tưởng và lối sống ngoại nhập đã tác động tiêu cực đến
quan hệ hôn nhân-gia đình. Cách suy nghĩ thực dụng, lối sinh hoạt tùy tiện, thiếu
gương mẫu của cha mẹ trong cách hành xử hàng ngày đã làm giảm vai trò của họ

trong việc giáo dục con cái, gây cho đứa trẻ tâm li chán nản, thất vọng về cuộc sống
hoặc con cái chịu ảnh hưởng từ lối sống của cha mẹ dẫn đến những hậu quả không
tốt cho cuộc sống của các em. Đối với một số trẻ, đường phố là lối thoát cho những
bất hạnh và bạo hành trong gia đình. Nhóm này bao gồm những trẻ có hoàn cảnh
gia đình đặc biệt khó khăn như bị mồ côi, bị bỏ roi, cha mẹ ly dị hoặc qua đời hoặc
những trẻ là nạn nhân của bạo hành gia đình, lạm dụng tình dục và một số nguyên
nhân khác…
Việc số vụ ly hôn ngày càng gia tăng đang tạo ra một áp lực lớn cho xã hội
mà nạn nhân của các vụ ly hôn đó không ai khác là trẻ em. Cho dù sau khi cha mẹ
ly hôn trẻ vẫn nhận được sự chăm sóc của cả hai người nhưng việc đỗ vỡ hạnh
phúc của cha mẹ thực sự đã trở thành cú sốc đối với các em. Những tổn thương tâm
lý này dẫn đến sự chán nản, bỏ học và đường phố là điểm đến quen thuộc của các
em.
Bạo hành gia đình cũng đang trở thành vấn đề nhức nhối. Bạo hành gia đình
thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau: bạo hành về thể xác (đánh đập), bạo hành về
tinh thần (chửi mắng…). Nhiều trẻ em bỏ nhà ra đi vì chúng không chịu được
những tổn thương do bạo hành gia đình gây ra cho các em và phần lớn các em đều
phải chịu những tổn thương về mặt tâm lý rất nặng nề.
Bên cạnh đó, nhiều em phải bỏ học cũng vì gia đình quá nghèo, vì miếng
cơm manh áo, ăn không đủ no thì lấy tiền đâu mà đi học. Hầu hết các em thuộc
nhóm này đều xuất thân từ gia đình nghèo khó, và cha mẹ các em đều không muốn
3
các em phải lao động sớm mà các em buộc phải sống trên đường phố và lao động
kiếm sống vì không còn sự lựa chọn nào khác. Ở đây nghèo đói rõ ràng là một
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ lang thang, do gia đình nghèo các em không
được sự chăm sóc vật chất từ phía gia đình mà phải sớm lao động để tự nuôi sống
bản thân cũng như trợ giúp gia đình. Như một số em ở vùng núi, học sinh lớn như
cấp 2 và cấp 3 thì phải vào rừng phát nương làm rẫy giúp đỡ gia đình, số học sinh
tiểu học và mầm non ở nhà không ai chăm sóc, buộc các em phải theo cha, mẹ lên
nương.

Một nguyên nhân khác học sinh ở xa trường, lớp học trong khi giao thông ở
một số vùng sâu, xa còn quá khó khăn; một số địa phương vận động học sinh tới
lớp chưa thật sự quyết liệt, chưa có giải pháp thích hợp; nhận thức về việc học tập
của một bộ phận phụ huynh học sinh, nhất là vùng cao, vùng dân tộc khó khăn còn
hạn chế. Ví dụ như một số em ở xã Bảo Nam-Nghệ An tâm sự: Do điều kiện sống
xa nhà, từ khi lên học lớp 6, các em phải rời trường bản để ra trung tâm xã theo học
cấp 2. Từ bản nơi các em sống ra đến trung tâm xã Bảo Nam nếu trời nắng ráo thì
đi bộ mất ngày trời, còn trời mưa gió hay gặp mùa mưa lũ thì không thể đi nổi. Sau
nhiều lần hết nguồn viện trợ, các em phải bỏ trường về bản lấy "tiếp viện" ra,
nhưng bố mẹ phải đi làm rẫy có khi cả tháng trời mới về nhà một bữa nên nhiều
hôm các em phải ra trường với tay không. Vài ba lần như thế, các em đã quyết định
bỏ học để vào rừng làm rẫy cùng bố mẹ.
b/ Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan về phía gia đình hay địa lý thì việc
nhận thức sai lệch của chính các em cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản
dẫn các em tới cuộc sống lang thang trên đường phố.
Các em thuộc nhóm này thường xuất thân từ những gia đình trung bình hoặc
không mấy khó khăn về kinh tế nhưng các em vẫn muốn bỏ học lên thành phố kiếm
tiền gửi về cho gia đình, hoặc muốn tách rời cuộc sống gia đình để được tự do thoải
4

×