HỆ THỐNG CÂU HỎI DÀNH CHO NÂNG CAO
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ và ĐBSH
Câu 1 . Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế -xã hội
của vùng kinh tế TDMNBB ?
-Vị trí địa lí (xem atlat)
-Ý nghĩa kinh tế :
+Sử dụng hợp lí tài nguyên
+Tăng thêm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nước
+Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH –HĐH
-Ý nghĩa chính trị - xã hội :
+Là vùng có nhiều dân tộc ít người →bản sắc dân tộc độc đáo , đa dạng ,
nâng cao đời sống nhân dân , xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa trung
du , miền núi với đồng bằng , củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc
+Là cái nôi của cách mạng VN (chiến khu Việt Bắc , di tích lịch sử Điện
Biên Phủ …)→góp phần bảo vệ tốt an ninh quốc phòng .
Câu 2 . Hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế của TDMNBB ?
* Thế mạnh :
-Tự nhiên : tài nguyên thiên nhiên đa dạng (đất đai , khoáng sản , khí hậu ,
nguồn nước , biển …) →có điều kiện phát triển kinh tế đa ngành .
-Kinh tế - xã hội :
+CSVCKT đã có nhiều tiến bộ
+Là địa bàn cư trú của dân tộc ít người →phát triển nền văn hóa độc đáo ,
đa dạng .
+Có các di tích lịch sử : Điện Biên Phủ , chiến khu Việt Bắc …, thắng cảnh
nổi tiếng (vịnh Hạ Long ) thu hút nhiều du khách ,thuận lợi phát triển du lịch
*Hạn chế :
-Thưa dân , mức sống thấp , du canh , du cư còn nhiều
-Trình độ lao động thấp , cạn kiệt tài nguyên
-Ở vùng núi CSVCKT còn nghèo và không đồng bộ .
Câu 3 . Hãy phân tích thế mạnh về khai thác , chế biến khoáng sản và
thủy điện của vùng .
a.Khoáng sản :
*Tiềm năng khoáng sản lớn nhất cả nước (xem atlat)
-Than : Quảng Ninh , Na Dương
-Sắt : Thái Nguyên
-Đồng , vàng , apatit : Lào Cai .
-Chì , kẽm : Bắc Cạn
-Niken : Sơn La
-Bô xít , thiếc : Cao Bằng
-Đất hiếm : Lai Châu
-Đá vôi , sét , xi măng
*Thực trạng :
-Phát triển công nghiệp khai khoáng (sản lượng khai thác than đá hơn 30
triệu tấn / năm ).
-Phát triển công nghiệp luyện kim , hóa chất và sản xuất VLXD (mỗi năm
SX 1000 tấn thiếc )
∆.Chú ý :+ Khai thác khoáng sản đòi hỏi phương tiện hiện đại và chi phí cao
+Một số khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt .
b.Thủy điện :
*Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước (atlat trang 22)
-Trên sông Hồng : 11 triệu KW , chiếm 1/3 trữ lượng của cả nước .
-Sông Đà : 6 triệu KW
* Thực trạng :
+Thác Bà trên sông Chảy : 110 MW
+Hòa Bình trên sông Đà : 1920 MW
-Các nhà máy đang xây dựng :
*Sơn La trên sông Đà có công suất 2400 MW
*Tuyên Quang trên sông Gâm có công suất 342 MW …
→Việc phát triển thủy điện tạo động lực phát triển kinh tế của vùng như :
khai thác , chế biến khoáng sản …, chú ý bảo vệ môi trường
Câu 4 . Phân tích tiềm năng , thực trạng , biện pháp trồng và chế biến
cây công nghiệp , cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới của vùng TDMNBB .
a.Tiềm năng :
-Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến , đá vôi và nhiều loại đá mẹ
khác , đất phù sa cổ .
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa , mùa đông lạnh , có sự phân hóa theo độ
cao
-Còn nhiều khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất
b. Hiện trạng :
-Là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước .
-Cây công nghiệp (đọc tên cây và nơi phân bố ở atlat)
-Cây dược liệu , rau quả cận nhiệt và ôn đới .(đọc tên và nơi phân bố)
c. Biện pháp :
-Phát triển GTVT , CNCB …
-Định canh , định cư (hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp )
Câu 5 . Phân tích tiềm năng , thực trạng và biện pháp phát triển ngành
chăn nuôi của TDMNBB .
a.Tiềm năng :
-Nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên 600 -700 m
-Nhiều giống vật nuôi tốt
-Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi đại gia súc
b.Thực trạng :
-Trâu : nuôi nhiều nhất nước (1,7 triệu con , chiếm ½ đàn trâu cả nước)
-Bò : (900.000 con , chiếm 16% đàn bò cả nước – 2005)
- Lợn : 5,8 triệu con , chiếm 21% đàn lợn cả nước .
c.Biện pháp :
-Tăng cường dịch vụ thú y , giống vật nuôi .
-Phát triển cơ sớ hạ tầng và cơ sở công nghiệp chế biến .
-Cải tạo đồng cỏ để nâng cao năng suất .
Câu 6 . Phân tích những tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển
của vùng TDMNBB .
-Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng →phát triển tổng hợp kinh tế biển .
-Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (ngư trường Quảng Ninh – Hải Phòng )
-Du lịch biển – đảo (vịnh Hạ Long )
-GTVT biển : xây dựng , cải tạo , nâng cấp cảng nước sâu Cái Lân .
Câu 7.Tại sao cần phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở ĐBSH
-Vai trò của ĐBSH trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước .
-Cơ cấu kinh tế còn hạn chế , không phù hợp với tình hình KT-XH hiện nay
và tương lai .
-Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệu quả các thế mạnh và
khắc phục hạn chế của vùng , góp phần cải thiện đời sống nhân dân .
Câu 8. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra như
thế nào ? Nêu các định hướng chính trong chuyển dịch .
*Thực trạng :
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm :
-Giảm tỉ trọng khu vực I
-Tăng tỉ trọng khu vực II và III
-Tỉ trọng khu vực II còn thấp
*Các định hướng chính :
-Tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I , tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III
-Trong nội bộ ngành :
+Khu vực I : giảm tỉ trọng ngành trồng trọt , tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi
và thủy sản (trong trồng trọt : giảm tỉ trọng cây lương thực , tăng tỉ trọng cây
công nghiệp , cây thực phẩm , cây ăn quả )
+Khu vực II : phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm (dựa vào thế
mạnhvề tự nhiên và con người )
+Khu vực III : phát triển du lịch và các ngành tài chính , ngân hàng , giáo
dục , đào tạo
Câu 9.Phân tích các nguồn lực ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở ĐBSH ?
a.Các thế mạnh :
*Vị trí địa lí : (xem atlat) →thuận lợi đẩy mạnh phát triển kinh tế
*Điều kiện tự nhiên :
-Đất :
+Đất nông nghiệp rộng , chiếm khoáng 51,2% diện tích đồng bằng
+Đất phù sa màu mỡ chiếm 70%
-Tài nguyên sinh vật ; vùng vịnh Bắc Bộ giàu thủy, hải sản , có khả năng lớn
về xây dựng cảng và phát triển du lịch
-Nước : hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình , ngoài ra còn có nước ngầm
-Khoáng sản : đá vôi , đất sét , cao lanh , than nâu , khí đốt
*Điều kiện kinh tế xã hội :
-Dân cư lao động : dồi dào , nhiều kinh nghiệm , tay nghề cao , có 18,2 triệu
người (chiếm 21,6%)
-Cơ sở hạ tầng ,CSVKT : mạng lưới giao thông , điện nước đáp ứng tốt cho
vùng .
-Các thế mạnh khác : lịch sử phát triển lãnh thổ , thế mạnh khác lâu dài , thị
trường …
b.Các hạn chế của vùng :
-Dân số đông , mật độ dân số cao (1225 người / km2) , cao gấp 4,8 lần mật
độ trung bình cả nước
-Vấn đề việc làm còn nan giải
-Nhiều thiên tai : lũ lụt , bão , khô hạn
-Nghèo tài nguyên , một số tài nguyên bị xuống cấp (thiếu nguyên liệu cho
phát triển công nghiệp )
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm .
KÝ DUYỆT CỦA BGH: