Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Báo cáo thực tập: HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN Ở DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.7 KB, 142 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

1

Khoa kế toán- Kiểm toán

MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT........................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP........................................4
1.1- Sự hình thành và phát triển của đơn vị, cơ quan.........................................................................5
1.2- Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị:.............................................................5
1.3- Cơ cấu bộ máy quản lý của đơn vị...............................................................................................8
1.4- Tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị....................................................................................11
1.5- Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây( 2010, 2011, 2012)............................................12
Bảng 1.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.................................................................13

PHẦN 2- HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN..................................................13
Ở DOANH NGHIỆP..................................................................................................14
2.1- Những vấn đề chung về hạch toán kế toán................................................................................14
2.1.1- Hình thức kế toán của đơn vị:.............................................................................................14
2.1.2-Tổ chức bộ máy kế toán trong cơ quan đơn vị.....................................................................14
2.2- Các phần hành hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.............................................................20
2.2.1- Hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ)...........................................................................20
2.2.2- Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ..........................................................39
2.2.3- Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.............................................46
2.2.5- Hạch toán kế toán vốn bằng tiền........................................................................................61
2.2.6- Hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh.......................................82
2.2.6.1- Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp...............................................................82
2.2.6.2-Kế toán phân phối KQKD...............................................................................................82
2.2.7- Hạch toán kế toán nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu.......................................................83


2.2.7.1. Kế toán vốn chủ sở hữu gồm:......................................................................................83
2.2.8. Kế toán thanh toán các khoản nợ phải trả..........................................................................86
2.2.9- Báo cáo kế toán tài chính..................................................................................................118

Phần 3- NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................128
3.1- Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty TNHH MTV Quốc Tiến............................128

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

2

Khoa kế toán- Kiểm toán

3.1.1- Ưu điểm............................................................................................................................128
3.1.2- Hạn chế.............................................................................................................................128
3.2- Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của Công ty TNHH MTV Quốc Tiến.............129
3.2.1- Ưu điểm............................................................................................................................129
3.2.2- Hạn chế.............................................................................................................................129

KẾT LUẬN..............................................................................................................131

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

3

Khoa kế toán- Kiểm toán

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

KTKH
KTTC
QLTBVT
TSCĐ
GTGT
CPSX

Kinh tế kế hoạch
Kỹ thuật thi công
Quản lý thiết bị vật tư
Tài sản cố định
Gía trị gia tăng
Chi phí sản xuất

LỜI MỞ ĐẦU

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

4

Khoa kế toán- Kiểm toán

Cuối năm 2006, nước ta mới được gia nhập vào WTO. Đây là một sự kiện quan
trọng vì nó đánh dấu được bước nhảy vọt của nền kinh tế nước ta trong những năm
vừa qua. Để phục vụ cho mục đích giao lưu hoà nhập với các nước về mặt kinh tế thì
một yêu cầu lớn đặt ra cho nước ta đó là cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật, …
cũng phải được nâng cấp , đổi mới cho phù hợp với tình hình kinh tế trong thời kỳ đổi
mới. Vì vậy vấn đề xây dựng đang được coi là lĩnh vực rất có hiệu quả và ngày càng
được quan tâm nhiều hơn do nhu cầu của mọi người cũng đang ngày càng tăng trưởng
nhanh theo. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần trực tiếp, quyết định đến việc thu
hút vốn đầu tư nứoc ngoài, tạo lòng tin cho những khách hàng nước ngoài. Từ đó, tạo
ra uy tín thương hiệu cho các mặt hàng Việt Nam trên thị trường Quốc tế.
Do tình hình kinh tế của nước ta, em muốn tìm hiểu sâu hơn về việc phục vụ cho
nhiệm vụ nêu trên thì các công ty xây dựng ở nước ta đã và đang làm gì để phù hợp
với tình hình kinh tế mới. Vì vậy em đã xin được thực tập ở Công ty TNHH MTV
Quốc Tiến, mong được hiểu rõ hơn về chất lượng các công trình xây dựng mà Công ty
đã xây dựng trong những năm vừa qua, cũng như các công trình xây dựng dự định
được xây dựng trong những năm tới. Do vậy được thực tập ở công ty TNHH MTV
Quốc Tiến đã tạo cho em nhiều cơ hội để nâng cao các kiên thức thực tế cũng như
được áp dụng những kiến thức đã học trên ghế giảng đường.
Mặc dù có sự cố gắng để thu thập đủ các tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn
thành tốt bài Báo cáo thực tập tổng hợp này nhưng vẫn còn có nhiều thiếu sót. Em
muốn cảm ơn Cô giáo Trần Thị Nga và Quý Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn
thành bài Báo cáo này. Kính mong sự góp ý của Cô và Quý Công ty.

PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP


Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

5

Khoa kế toán- Kiểm toán

1.1- Sự hình thành và phát triển của đơn vị, cơ quan
- Tên chính thức: Công ty TNHH MTV Quốc Tiến
- Địa chỉ : Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc
- Mã số thuế: 2500411097
- Tên Giám đốc: Đỗ Văn Tiến
- Số điện thoại: (04) 35235068
- Công ty TNHH MTV Quốc Tiến được thành lập năm 2000, giấy phép kinh
doanh do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp.
Công ty TNHH MTV Quốc Tiến được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp, có
tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ quân sự về toàn bộ hoạt động kinh doanh của
mình trong số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập
trung, được mở tài khoản theo ngân hàng của nhà nước.
Với số vốn ban đầu là khoảng 3 tỷ đồng công ty đã đi vào hoạt động và không
ngừng phát triển và hiện nay công ty cũng đã phát triển lớn mạnh. Hoạt động kinh
doanh của công ty ngày càng ổn định. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến
nay công ty TNHH MTV Quốc Tiến dã đứng vững trên thị trường.
Trong đó, nếu phân loại theo cơ cấu vốn :
- Vốn cố định:


1.000.000.000 đồng.

- Vốn lưu động:

2.000.000.000 đồng.

- Luôn ứng dụng kỹ thuật & công nghệ dẫn đầu trong cung cách điều hành, hệ
thống quản lý chất lượng và thi công xây lắp.
- Công ty mong muốn trở thành công ty xây dựng chuyên nghiệp trong lĩnh vực
xây dựng công trình vốn tư nhân có dịch vụ chất lượng cao. Xây dựng thành công
những công trình đúng theo tâm niệm của “nhà thiết kế” và phù hợp với mong muốn
của chủ đầu tư.
1.2- Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị:
+ Thi công xây lắp các công trình dân dựng, các công trình công nghiệp
+ Công trình giao thông vận tải, bưu điện

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

6

Khoa kế toán- Kiểm toán

+ Công trình hầm má
+ Công trình khai thác dầu khí

+ Công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản
+ Thi công các loại móng công trình
- Qui mô của Công ty TNHH MTV Quốc Tiến được Bộ xây dựng qui
định trong giấy phép hành nghề là qui mô vừa.
- Phạm vi hoạt động của công ty được qui định trong giấy phép hành nghề của
Bộ xây dựng là trong nước và nước ngoài.

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

7

Khoa kế toán- Kiểm toán

Sơ đồ 1.1: Quy trình hoạt động của công ty:

Tiếp thị

Hồ sơ dự thầu

Nhận thầu

Thi công

Kiểm tra,
nghiệm thu, bàn

giao

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

8

Khoa kế toán- Kiểm toán

- Tiếp thị : là công việc tổ chức hệ thống tiếp cận và nắm bắt các thông tin để
tìm kiếm việc làm. Việc tìm kíêm này nhằm nắm bắt các diễn biến về giá cả và nhu
cầu thị trường trong và ngoài nước, chuẩn bị số liệu cần thiết để giới thiệu,
quảng cáo với khách hàng và phục vụ vịêc tham gia đấu thầu các công trình.
- Lập hồ sơ dự thầu bao gồm:
+ Bóc tiên lượng dự toán
+ Biện pháp tổ chức thi công
+ Đưa ra tiến độ thi công
Bước này do phòng Kinh tế- Kỹ thuật thực hiện dưới sự chỉ đạo của ban Giám
đốc.
- Nhận thầu: Sau khi lập hồ sơ dự thầu và gửi đến đơn vị khách hàng để tham
gia đấu thầu theo NĐ88/1999/CP. Nếu trúng thầu thì tổ chức thi công công trình.
- Tiến hành thi công: Việc tổ chức thi công dựa vào hồ sơ dự thầu và yêu cầu
của bên chủ đầu tư. Những công việc nhìn chung bao gồm:
+ Tiếp nhận hồ sơ nghiên cứu bản vẽ thiết kế, đề xuất ý kiến thay đổi hoặc bổ
sung thiết kế cho phù hợp với điều kiện thi công song phải đảm bảo các điều kiện kỹ
thuật. + Lập các biện pháp thi công, biện pháp an toàn.

+ Kiểm tra giám sát, hướng dẫn các đơn vị trong quá trình tổ chức thi
công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và các bịên pháp an toàn lao động.
+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định về quản lý, sử
dụng vật tư, thiết bị máy móc, kiểm tra xác nhận khối lượng công việc hoàn
thành, quyết toán.
+ Lập chương trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thụât, đổi mới công nghệ.
+ Soạn thảo hướng dẫn và phổ biến các quy trình quy phạm kỹ thuật mới cho
các cán bộ đơn vị trực thuộc.
- Công trình sau khi hoàn thành được kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao
cho đơn vị chủ đầu tư.
1.3- Cơ cấu bộ máy quản lý của đơn vị

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

9

Khoa kế toán- Kiểm toán

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận.

Giám đốc

P.Giám đốc

Phòng

kỹ thuật
*

Phòng
Hành
chính

Phòng
Kế toán

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Phòng
KTKH
tiếp thị

Phòng
KTTC AT

Phòng
QLTBVT

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

10

Khoa kế toán- Kiểm toán


*Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty TNHH MTV Quốc Tiến
- Giám đốc: Là người đại diên hợp pháp của công ty , chịu trách nhiệm trước
nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty về các vấn đề đảm bảo quyền lợi
của người lao động. Giám đốc là người quản lý cao nhất và là người quyết định các
vấn đề quan trọng trong phạm vi của công ty. Chịu trách nhiệm ký các hợp đồng của
công ty, tổ chức điều hành hoạt động của Công ty, xây dựng các phương án, kế
hoạch, đầu tư mở rộng liên doanh, liên kết...
- Phó giám đốc : Phụ trách các vấn đề , ký các hợp đồng nhỏ , hợp đồng nội địa.
Các phòng ban :
- Phòng kỹ thuật : Quản lý kỹ thuật công trình, kiểm tra khối lượng thực
hiện các công trình, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật và chịu trách nhiệm trước ban
giám đốc.
- Phòng hành chính: Phụ trách về điều kiện làm việc của các phòng ban. Đồng
thời sắp xếp quản lý và đào tạo cán bộ công nhân viên và có trách nhiệm đảm bảo các
quyền lợi chính sách đối với người lao động. Tiếp nhận công văn giấy tờ tổ chức các
công tác phục vụ hành chính.
- Phòng kế toán : Theo dõi các vấn đề tài chính , phân tích và hạch toán kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty.Thực hiện thanh toán , quyết toán với khách hàng
và nộp thuế với nhà nước tính cả trả lương cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng Kinh tế kế hoạch tiếp thị: Tư vấn và tiếp thị cho khách hàng.
- Phòng kỹ thuật thi công AT: Theo dõi giám sát quá trình thi công các công trình
- Phòng quản lý thiết bị vật tư: Là phòng nhận khoán trực thuộc Giám đốc Công
ty, quản lý máy móc, cốt pha, giàn giáo, các phương tiện bảo hộ lao động.
- Các phòng gọi là khối cơ quan của công ty hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ
đã được qui định trong qui chế tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
Ngoài các chức năng theo dõi, hướng dẫn đôn đốc công việc thực hiện tiến độ thi
công, chất lượng công trình, giúp cho các nhân viên quản lý, nhân viên thống kê ở
công trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, các phòng này còn phải thực


Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

11

Khoa kế toán- Kiểm toán

hiện lập kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tổ chức lập hồ sơ tham gia đấu thầu
công trình cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết, phân tích tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty giúp cho ban Giám đốc có biện pháp quản lý lãnh đạo thích hợp.
- Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty chủ yếu là cán bộ khung. Tại các đội
thi công chỉ có những cán bộ quản lý kỹ thuật, cán bộ thống kê, công nhân kỹ thuật
cốt cán. Khi thi công các công trình cụ thể, Công ty TNHH MTV Quốc Tiến sẽ căn cứ
vào nhu cầu thực tế mà có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động.
- Công ty TNHH MTV Quốc Tiến luôn ứng dụng kỹ thuật & công nghệ dẫn đầu
trong cung cách điều hành, hệ thống quản lý chất lượng và thi công xây lắp, hứa hẹn
sẽ trở thành nhà thầu dẫn đầu trong phân khúc thị trường chất lượng cao.
1.4- Tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Dựa trên đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty và đảm bảo việc quản lý
có hiệu quả thì công ty TNHH MTV Quốc Tiến tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức
tập trung. Trong cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty thì mỗi phòng ban, mỗi bộ
phận đều có nghĩa vụ và quyền hạn riêng, tuy nhiên đều có mối quan hệ phục vụ lẫn
nhau để đảm bảo chức năng quản lý được linh hoạt.
* Chức năng nhiệm vụ của công TNHH MTV Quốc Tiến:
- Trong thi công xây lắp các công trình xây dựng dân dụng cà công nghiệp ,

giao thông , thuỷ lợi , bưu điện và các công trình hạ tầng các khu đô thị, khu công
nghiệp.
- Sản xuất kinh doanh các loại vật tư , thiết bị .vật liệu xây dựng
- Lắp đặt thiết bị điện nước , điện lạnh và trang trí nội thất
- Đầu tư kinh doanh nhà tham gia thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật thi
công đường giao thông ,xây dựng kênh mương thuỷ lợi Công ty TNHH MTV Quốc
Tiến có khả năng về vấn đề tham gia liên doanh liên kết với mọi thành phần kinh tế
trong nước và ngoài nước để liên kết với mọi thành phần trong mọi lĩnh vực
- Sản xuất sử dựng thi công xây lắp kinh doanh bất động sản với địa bàn đã được
mở rộng với phạm vi toàn quốc.

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

12

Khoa kế toán- Kiểm toán

- Công ty TNHH MTV Quốc Tiến sẵn sàng nhận thầu các công trình với hình
thức chìa khoá trao tay hoặc nhận thầu trực tiếp từ các công trình dưới phương trâm là:
“An toàn chất lượng nhanh hiệu qủa tốt”
* Tổ chức phân xưởng đội sản xuất của công ty TNHH MTV Quốc Tiến trong xí
nghiệp có các đội sản xuất mỗi đội đảm nhận một công trình khác nhau, trong đó các
đội đảm nhận công việc riêng của mình.
* Trình tự ghi và hạch toán của công ty TNHH MTV Quốc Tiến:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12 hàng năm

- Đơn vị sử dụng trong nghi chép : VND
- Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chung
• Các loại sổ kế toán ghi chép
- Sổ dữ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng
- Sổ cái tiền mặt
- Sổ cái tiền gửi ngân hàng
* Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH MTV Quốc Tiến
Chuyên thiết kế thi công các công trình xây dựng cơ bản, công trình giao thông
vận tải,công trình nhà ở, nhà chung cư
Chuyên kinh doanh nhà chung cư căn hộ
Các nguyên vật liệu được công ty mua về và xuất trực tiếp cho công trình xây
dựng
1.5- Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây( 2010, 2011, 2012)

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

13

Khoa kế toán- Kiểm toán

Bảng 1.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính : đồng

Chỉ tiêu

Doanh thu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

16.568.456.000

21.785.560.000

54.562.750.000

165.245.000

310.259.000

450.168.000

48

50

50

1.900.000

2.500.000


3.100.000

380.760.000

945.168.000

1.578.650.000

Lợi nhuận trước thuế
Số lao động
Thu nhập bình quân
người/tháng
Nộp ngân sách nhà nước
(Thuế GTGT + TNDN)

- Doanh thu của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm: Năm 2011 tăng
31.49% so với năm 2010 tương ứng với 5.217.104.000 đồng, năm 2012 tăng 150.45%
so với năm 2011 tương ứng với 32.777.190.000 đồng.
- Lợi nhuận trước thuế cũng tăng qua từng năm, năm 2011 tăng 87.76% so với
năm 2010 tương ứng với 145.014.000 đồng, năm 2012 tăng 45.09% so với năm 2011
tương ứng với 139.909.000 đồng.
- Số lao động năm 2011 tăng 2 người so với năm 2010, năm 2012 so với năm
2011 thì không có gì thay đổi.
- Thu nhập bình quân của người lao động cũng đã được tăng đáng kể để đảm
bảo nhu cầu và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Qua một số chỉ tiêu có được ở bảng trên ta thấy, Công ty đã có bước thay đổi
lớn. Điều này chứng tỏ công ty đã có những chiến lược rất đúng đắn.

PHẦN 2- HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN


Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

14

Khoa kế toán- Kiểm toán

Ở DOANH NGHIỆP
2.1- Những vấn đề chung về hạch toán kế toán
2.1.1- Hình thức kế toán của đơn vị:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
của công ty ở trên phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của công ty. Công ty
TNHH MTV Quốc Tiến áp dụng hình thức tổ chức công tác bộ máy kế toán tập trung,
hầu hết mọi công việc kế toán được thực hiện ở phòng kế toán, từ khâu kiểm tra chứng
từ, ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo cáo kế toán, từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng
hợp.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hình thức tổ chức mà toàn bộ
công tác kế tóan trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng kế toán doanh
nghiệp. Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các
nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm
tra chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản
xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng
báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán.
Ưu điểm: là tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính
toán hiện đại, bộ máy kế toán ít nhân viên nhưng cũng đảm bảo được việc cung cấp
thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.
Ở phòng kế toán mọi nhân viên kế toán đều dược đặt dưới sự chỉ đạo của kế
toán trưởng. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức bố trí 6 người, trong đó có một
kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và 5 kế toán viên.
2.1.2-Tổ chức bộ máy kế toán trong cơ quan đơn vị

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

15

Khoa kế toán- Kiểm toán

Sơ đồ 2.1: Các bộ phận kế toán của công ty

Kế toán
trưởng

Kế toán
tổng
hợp

Kế toán
CPSX

Kế toán

thuếlương

Kế toán
TSCĐ-

Kế toán
quỹ

VT

Nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc
*Quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Ngoài chức năng quản lý tài chính, phòng Kế toán còn có các chức năng làm
công tác kế toán. Nhiệm vụ chính của công tác kế toán là ghi chép thông tin kế toán và
chuẩn bị các báo cáo tài chính. Phòng Kế toán gồm các thành viên:
- Kế toán trưởng có nhiệm vụ:
+ Trực tiếp phân công công việc cho từng cán bộ trong phòng làm việc
+ Chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính nói chung từ các đoàn
đội, phòng ban đến các xí nghiệp trực thuộc.
+ Nghiệm thu khối lượng công trình đã hoàn thành cho các xí nghiệp trực
thuộc, cùng các phòng chức năng xây dựng cơ chế quản lý, kế hoạch mua sắm trang
thiết bị mới
+ Liên hệ với các cơ quan chủ quản nh- ban tài chính Tổng Công ty Tổng cục
thuế, cục quản lý doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:
+ Vào sổ nhật ký chung và sổ cái toàn bộ các tài khoản phát sinh hàng
tháng.

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12


Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

16

Khoa kế toán- Kiểm toán

+ Kiểm tra định kỳ trên bảng kê toàn bộ các chứng từ phát sinh của khối cơ
quan Công ty.
+ Tổng hợp bảng cân đối phát sinh của các đội xây lắp, các xí nghiệp trực
thuộc để lập bảng cân đối phát sinh toàn Công ty.
+ Xác định kết quả kinh doanh của khối cơ quan Công ty, hạch toán thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nép, kết chuyển và xác định kết quả hoạt động tài chính, hoạt
động thu nhập bất thường.
+ Lập báo cáo tài chính toàn Công ty.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
+ Tập hợp và kết chuyển các chi phí công nhân, nguyên vật liệu trực tiếp, các
chi phí khác.
+ Tổng hợp và kết chuyển các chi phí công nhân, nguyên vật liệu trực tiếp và
các chi phí khác.
+ Tổng hợp biểu chi phí gía thành công trình của các đơn vị trực thuộc.
+ Kết chuyển giá thành và tính lãi lỗ từng công trình.
- Kế toán thuế và tiền lương:
+ Hàng tháng tổng hợp bảng kê thuế GTGT đầu vào của các đơn vị khoán để
lập bảng kê thuế GTGT với cục thuế Hà Nội, lập bảng kê thuế GTGT đầu ra.
+ Xác định thuế GTGT phải nép và được khấu trừ hàng tháng
+ Lập báo cáo chi tiết tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà
nước.

+ Căn cứ bảng kê phân bổ tiền lương hàng tháng để báo cáo danh sách cán bộ
công nhân viên của đơn vị làm việc tại các công trình về phòng tổ chức lao động tiền
lương theo mẫu quy định tại Công ty.
- Kế toán TSCĐ và vật tư:
+ Vào sổ chi tiết tăng, giảm TSCĐ của khối cơ quan Công ty
+ Trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, hàng quý của khối cơ quan Công ty.
+ Vào sổ tổng hợp vật tư, công cụ dụng cụ

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

17

Khoa kế toán- Kiểm toán

+ Lên bảng kê và hạch toán, vào sổ chi tiết theo dõi nhập, xuất, tồn vật tư.
+ Lập bảng quyết toán hạch toán chi phí và báo nợ cho các đơn vị.
- Kế toán quỹ, công nợ:
+ Theo dõi cấp phát chi phí cho 4 xí nghiệp và các tổ đội, lập báo cáo chi tiết
công nợ giữa Công ty với đơn vị hàng tháng, quý, năm.
+ Kiểm tra, đối chiếu các chứng từ thu – chi, chứng từ ngân hàng.
- Nhân viên kế toán của các đơn vị trực thuộc : ở các đơn vị trực thuộc không
tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ có các nhân viên kế toán, các nhân viên này làm nhiệm
vụ thu thập chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất( nguyên vật liệu, lao động, các chi
phí khác...). Định kỳ hàng tháng, hàng quý các nhân viên kế toán phải gửi về Công ty
để đối chiếu, so sánh với nhân viên của phòng kế toán.

Hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH MTV Quốc Tiến xuất phát từ
yêu cầu quản lý và trình độ quản lý,quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, số
lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời đảm bảo cho việc cung cấp thông tin
chính xác kịp thời phục vụ cho công tác quản lý điều hành của ban lãnh đạo công ty
TNHH MTV Quốc Tiến.
* Chế độ, chính sách kế toán công ty đang áp dụng

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

18

Khoa kế toán- Kiểm toán

Sơ đồ 2.2: Hình thức kế toán nhật ký chung

Sổ quỹ

Chứng từ
gốc

Sổ chi tiết
(TK 621,
622, 623,
627, 154…)


Bảng kê
chứng từ gốc

Nhật ký
chung

Bảng tổng
hợp chi tiết

Sổ cái (TK621, 622, 623,
627, 154…)

Báo cáo tài chính

Chú giải:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
Ghi cuối tháng

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

19

Khoa kế toán- Kiểm toán


Hệ thống tài khoản của công ty áp dụng:
-Hệ thống tài khoản của công ty áp dụng thống nhất với hệ thống tài khoản kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành của nhà nước.
Tổ chức vận dụng chế độ kế toán:
- Trình tự ghi và hạch toán của Công ty TNHH Quốc Tiến:
* Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm.
* Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Các loại sổ kế toán ghi chép: (đv:đồng)
+ Sổ quỹ
+ Sổ cái
+ Sổ nhật ký chung.
- Tổ chức hệ thống chứng từ:
+ Tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi.
+ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên
bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao
TSCĐ.
+ Tiền lương: Bảng chấm công và chia lương, bảng thanh toán lương chi
tiết, bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng phân bổ lương.
+ Chi phí: Bảng kê chi phí vật liệu, bảng kê chi phí nhân công, bảng
kê chi phí máy thi công, bảng kê chi phí khác, bảng kê chứng từ chi phí.
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Để theo dõi tình hình hoạt động tài chính
của đơn vị, hình thức ghi sổ được Công ty áp dụng là hình thức nhật ký chung.
Phần mềm Công ty sử dụng là phần mềm kế toán CAP 3.00 do Công ty phát triển tin
học Bình Minh viết riêng cho toàn Công ty.
- Hình thức nhật ký chung: là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là nhật ký chung, lấy số liệu để ghi sổ
cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ nhật ký chung được chuyển vào sổ cái ít nhất cho
hai tài khoản liên quan.

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12


Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

20

Khoa kế toán- Kiểm toán

2.2- Các phần hành hạch toán kế toán trong doanh nghiệp
2.2.1- Hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ)
* Phân loại và đánh giá TSCĐ:
Phân loại TSCĐ:
Tài sản cố định có nhiều loại, nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý rất
khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định, cần thiết
phải phân loại tài sản cố định.
Theo hình thái biểu hiện:
TSCĐ được phân thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
* Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ
thể. Thuộc về loại này gồm có:
+ Nhà cửa vật kiến trúc: Bao gồm các công trình XDCB như: nhà cửa, vật kiến
trúc, hàng rào, bể tháp nước, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống.
+ Máy móc thiết bị: Bao gồm các loại thiết bị dùng trong SX – KD
như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc
đơn lẻ...
+ Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: Là các phương tiện vận tải truyền
dẫn như các loại đầu máy, đường ống và các phương tiện khác (ôtô, máy kéo, xe
goòng, xe tải).
+ Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: Bao gồm dụng cụ đo lường, máy vi tính,

máy điều hoà.
+ Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Bao gồm các loại cây lâu
năm (cà phê, chè, cao su), súc vật làm việc, nuôi lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh
sản).
+ Tài sản cố định hữu hình khác: Bao gồm những tài sản cố định chưa được
quy định phản ánh vào các loại trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật).
* TSCĐ vô hình: Là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị
kinh tế lớn. Thuộc về TSCĐ vô hình gồm có:
+ Quyền sử dụng đất: Bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh ngiệp bỏ ra liên quan
đến việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước... trong một khoảng thời gian nhất
định.

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

21

Khoa kế toán- Kiểm toán

+ Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất: Bao gồm các chi phí nh- chi cho công
tác nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí về huy động vốn ban đầu
+ Bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
mua lại các bản quyền tác giả, bằng sáng chế, công trình nghiên cứu
+ Chí phí nghiên cứu, phát triển: Là các chi phí cho việc nghiên cứu phát triển
do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài.
+ Lợi thế thương mại: Là các khoản chi phí về lợi thế thương mại do doanh

nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các TSCĐ hữu hình bởi sự thuận lợi của
vị trí thương mại, sự tín nhiệm đối với khách hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp.
+ TSCĐ vô hình khác: Bao gồm quyền đặc nhượng, bản quyền tác giả, quyền
sử dụng hợp đồng.
Theo quyền sở hữu: TSCĐ được phân thành TSCĐ tự có và thuê ngoài.
TSCĐ tự có: Là những tài sản cố định xây dựng, mua sắm hoặc chế
tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của Ngân hàng,
bằng nguồn vốn tự bổ sung.
TSCĐ đi thuê: Lại được phân thành:
+ TSCĐ thuê hoạt động: Là những TSCĐ đơn vị đi thuê của đơn vị khác để sử
dụng trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng ký kết.
+ TSCĐ thuê tài chính: Thực chất đang là sự thuê vốn, là những TSCĐ mà
doanh nghiệp có quyền sử dụng, còn quyền sở hữu sẽ thuộc về doanh nghiệp nếu đã
trả hết nợ.
Theo nguồn hình thành: TSCĐ được phân thành:
TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (ngân sách hoặc cấp trên).
TSCĐ mua sắm, xây dùng bằng nguồn vốn bổ sung của đơn vị (quỹ phát triển
sản xuất, quỹ phúc lợi).
TSCĐ nhận góp vốn liên doanh bằng hiện vật.
Theo công cụ và tình hình sử dụng: TSCĐ được phân thành các loại sau:
TSCĐ dùng trong SXKD: Đây là TSCĐ đang thực tế sử dụng trong các
hoạt động SX- KD của đơn vị. Những TSCĐ này bắt buộc phải trích khấu hao và tình
vào chi phí SX- KD.

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


22

Khoa kế toán- Kiểm toán

TSCĐ hành chính sự nghiệp: Là TSCĐ của các đơn vị hành chính sự
nghiệp (đoàn thể quần chúng, tổ chức y tế, văn hoá thể thao).
TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ của đơn vị dùng cho nhu cầu phúc lợi
công cộng (nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà nghỉ mát).
TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng vì
thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không thích hợp với sự đổi mới quy trình công
nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý.
Đánh giá tài sản cố định
Trong mọi trường hợp, tài sản cố định phải được đánh giá theo nguyên giá và
giá trị còn lại. Do vậy, việc ghi sổ phải bảo đảm phản ánh được tất cả 3 chỉ tiêu về giá
trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại:
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
Cần lưu ý rằng, đối với các cơ sỏ thuộc đối tượng nộp thuế giá trị giá tăng theo
phương pháp khấu trừ, trong chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định không bao gồm phần
thuế giá trị gia tăng đầu vào. Ngược lại, đối với các cơ sở thuộc đối tượng nộp thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp hay trường hợp tài sản cố định mua sắm dùng để
sản xuất - kinh doanh những mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,
trong chỉ tiêu nguyên giá tài sản cố định lại gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Tuỳ theo từng loại tài sản cố định cụ thể, từng cách thức hình thành, nguyên giá
tài sản cố định sẽ được xác định khác nhau. Cụ thể:
Tài sản cố định mua sắm (bao gồm cả mua mới và cũ): Nguyên giá tài
sản cố định mua sắm gồm giá mua thực tế phải trả (đã trừ (-) các khoản triết khấu
thượng mại hoặc giảm giá được hưởng) và cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm
các khoản thuế được hoàn lại) cùng với các khoản phí tổn mới chi ra liên quan đến

việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy
thử, thuế trước bạ, chi sửa chữa, tân trang).
* Chứng từ sổ sách kế toán TSCĐ của công ty:
Các chứng từ tài sản cố định sử dụng gồm:
- Biên bản giao nhận tài sản cố định

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

23

Khoa kế toán- Kiểm toán

- Thẻ tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Các chứng từ khấu hao tài sản cố định bao gồm:
- Bảng tính khấu hao tài sản cố định
- Bảng phân bổ khấu hao.
- Bảng đăng ký mức trích khấu hao tài sản cố định
* Hạch toán tình hình biến động TSCĐ:
Quy trình luân chuyển của chứng từ tài sản cố định: Tài sản cố định của Công
ty tăng, giảm do nhiều nguyên nhân, ta có thể xét một số trường hợp đặc trưng sau:
Các nghiệp vụ tăng tài sản cố định do mua sắm:
- Căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị, công ty sẽ thực hiện các thủ tục đấu
thầu. Sau khi tiến hành ký Hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp ghi rõ phương pháp bàn

giao, phương thức thanh toán...
- Khi bàn giao, Công ty sẽ tổ chức Hội đồng giao nhận gồm đại diện cho cả
hai bên. Hội đồng này sẽ lập Biên bản giao nhận tài sản cố định vận hành chạy thử.
- Kế toán tài sản cố định căn cứ vào Biên bản giao nhận tài sản cố định lập thẻ
tài sản cố định, bảng tính khấu hao, phản ánh vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
Trường hợp tăng tài sản cố định do điều chuyển:
- Căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quốc
Tiến sẽ điều chuyển tài sản cố định.
- Khi tiến hành bàn giao tài sản cố định phải có sự chứng kiến của
Ban Giám đốc. Hội đồng giao nhận sẽ lập biên bản giao nhận vận hành chạy thử.
- Doanh nghiệp sẽ điều chuyển tăng tài sản cố định, đồng thời tăng nguồn vốn.

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

24

Khoa kế toán- Kiểm toán

Sơ đồ 2.3: Hạch toán tăng TSCĐ
TK 111,112

TK 211- TSCĐ

331,341
Mua sắm TSCĐ

TK 133
Nếu có
TK 2411
Mua sắm qua lắp đặt

lắp đặt xong đưa vào

Chạy thử

sử dụng
TK 133
Nếu có
TK 2412

TSCĐ do XDCB, tự chế
TK 133

XDCB hoàn thành
nghiệm thu

Nếu có

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

25


Khoa kế toán- Kiểm toán

Ví dụ: Ngày 14 tháng 10 năm 2012 công ty đã mua 01 máy tính xách tay Sony
Vaio của công ty tin học DTIC cho trưởng phòng kinh tế kế hoạch. Giá mua chưa thuế:
25.000.000, thuế GTGT 10%: 2.500.000 công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.
Khi giao hàng bên bán là công ty tin học DTIC giao cho công ty cổ phần xây lắp điện
dầu khí 01 hoá đơn đỏ theo mẫu của Bộ tài chính với nội dung như sau:
HÓA ĐƠN (GTGT)

Mẫu số: 01GTKT3/001

Liên 2: Giao cho người mua

Ký hiệu: AA/HP

Ngày 14 tháng 10 năm 2012

Số HĐ: 0000001

Đơn vị bán hàng: Công ty tin học DTIC
Địa chỉ : 156 Bà triệu - Hà Nội...................Số TK
Điện thoại : 9439758..................................Mã số:01001020861
Họ tên người mua hàng: Vũ Đức Ngọc
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Quốc Tiến
Địa chỉ: Phúc Thắng- Phúc Yên- Vĩnh Phúc
Hình thức thanh toán: Tiền mặt..........................................
STT

Tên hàng hoá, dịch

vụ

Đơn vị
tính

Số
lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6= 4x5

1

Máy tính xách tay

Đồng


01

25.000.000

25.000.000



……

….

….

…….

…..

Cộng tiền hàng
Thuế suất GTGT: 10%

25.000.000
Tiền thuế GTGT:

Tổng cộng tiền thanh toán:

2.500.000
27.500.000

Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn./.

Người mua hàng

Kế toán trưởng

Tổng giám đốc

( Đã ký)

( Đã ký)

( Đã ký)

Khi giao hàng hai bên lập biên bản bàn giao để xác nhận nội dung như sau:

Đỗ Thị Kim Ngân- CĐKT11-K12

Báo cáo thực tập


×