Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nghĩa đồng, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.91 KB, 79 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
---- * ----

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA
Ở XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Nhung
Lớp: K42A KTNN
Niên khóa: 2008 - 2012

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Hồ Tú Linh

SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nơng nghiệp

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh


Huế, tháng 5 năm 2012

Để luận văn đạt kết quả tốt đẹp, trước hết tôi xin gửi tới toàn thể thầy cô
Khoa Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế Huế lời chúc sức khỏe và lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất. Với sự quan tâm, dạy dỗ chỉ bảo tận tình chu đáo
của thầy cô, sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn, đến nay, tôi đã có thể hoàn thành
luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Nghĩa
Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”
Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo - Thạc sỹ Hồ Tú
Linh đã quan tâm giúp đỡ, góp ý và hướng dẫn tôi hoàn thành một cách tốt nhất
luận văn tốt nghiệp trong thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ từ phía UBND xã Nghĩa Đồng, các hộ
tham gia quá trình điều tra, ông Ngô Xuân Nghĩa (chủ tịch xã), ông Võ Duy Hiển
(Phó chủ tich xã) và các bác trong phòng thống kê xã đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất trong việc thu thập, tìm tài liệu cũng như những lời khuyên quý giá để luận
văn có những số liệu cập nhập đầy đủ, chính xác và hoàn thiện hơn trong suốt thời
gian thực tập.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn
bè những người luôn bên tôi động viên, giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất cho
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của sinh
viên nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong được nhận sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để tôi có điều kiện bổ
sung, nâng cao kiến thức của mình và phục vụ tốt công tác thực tế sau này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nghĩa Đồng, ngày 8 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

Nguyễn Thị Nhung

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................4
1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................4
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế................................................................4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa.........................................................6
1.1.2.1. Giá trị kinh tế của cây lúa........................................................................6
1.1.2.2. Kỹ thuật thâm canh cây lúa.....................................................................8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa..10
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa............13
1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................14
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam.............................................................14

1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Nghệ An.......................................................16
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Tân Kỳ......................................................18
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ,
TỈNH NGHỆ AN....................................................................................................20
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Nghĩa Đồng.................................20
2.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội đến hiệu quả kinh tế của
hoạt động sản xuất lúa tại xã Nghĩa Đồng........................................................27
2.3. Tình hình sản xuất lúa tại xã Nghĩa Đồng - Huyện Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An..28
2.3.1. Khái quát tình hình sản xuất lúa của xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ,
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

tỉnh Nghệ An...............................................................................................28
2.3.2. Tình hình sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra..............................................31
2.3.2.1. Năng lực sản xuất của nhóm hộ điều tra...............................................31
2.3.2.2. Tình hình đầu tư thâm canh của các nhóm hộ điều tra.........................36
2.3.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra.................43
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất lúa của các nhóm hộ
điều tra...............................................................................................................50
2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai..................................................................50
2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa......53
2.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa dựa vào hàm sản xuất....57
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN
KỲ TỈNH NGHỆ AN.............................................................................................62
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương........................................62
3.2. Mục tiêu phát triển sản xuất lúa........................................................................63
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại xã Nghĩa Đồng,
huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An...........................................................................63
3.3.1. Giải pháp kỹ thuật........................................................................................63
3.3.2. Giải pháp về đất đai.....................................................................................66
3.3.3. Giải pháp về công tác khuyến nông............................................................66
3.3.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng...............................................................67
3.3.5. Giải pháp về thị trường................................................................................67
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................69
3.1. Kết luận..............................................................................................................69
3.2. Kiến nghị...........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
BVTV

BQNK
CNH-HĐH
CSHT
GO
HTX
IC
MI
MPS
N
P
SNA
VA
UBND

TIẾNG VIỆT
Bảo vệ thực vật
Bình quân nhân khẩu
Công Công nghiệp hóa-Hiện đại
hóa
Cơ sở hạ tầng
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã
Chi phí trung gian
Thu nhập hỗn hợp
Hệ thống cân đối quốc dân
Năng suất lúa
Lợi nhuận
Hệ thống tài khoản quốc gia
Giá trị gia tăng
Ủy ban nhân dân


SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo Việt Nam từ 2001-2011..........15
Bảng 2 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Nghệ An năm 2009-2011......17
Bảng 3 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Tân Kỳ năm 2009-2011.....18
Bảng 4 : Tình hình sử dụng đất ở xã Nghĩa Đồng giai đoạn 2009-2011.............22
Bảng 5 : Tình hình dân số và lao động của xã Nghĩa Đồng giai đoạn 2009-2011. . . 24
Bảng 6 : Tình hình sản xuất lúa của xã Nghĩa Đồng qua 3 năm 2009-2011.......30
Bảng 7 : Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011...........32
Bảng 8 : Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2011......................34
Bảng 9 : Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra
năm 2011.................................................................................................35
Bảng 10 : Tình hình sử dụng giống lúa BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2011......37
Bảng 11 : Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/ha/vụ của nhóm hộ điều tra
năm 2011.................................................................................................39
Bảng 12 : Khối lượng và chi phí các loại thuốc bảo vệ thực vật BQ/ha/vụ của nhóm
hộ điều tra năm 2011..............................................................................40
Bảng 13 : Chi phí thuê ngoài và dịch vụ HTX tính BQ/ha của các nhóm hộ điều tra
năm 2011.................................................................................................42
Bảng 14 : Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/ha/vụ Đông Xuân của các nhóm

hộ điều tra năm 2011..............................................................................44
Bảng 15 : Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/ha/vụ Mùa của các nhóm hộ điều
tra năm 2011...........................................................................................45
Bảng 16 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2011.......47
Bảng 17 : Kết quả hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra vụ Đông Xuân...48
Bảng 18 : Kết quả, hiêụ quả kinh tế trong vụ Mùa tính BQ/ha/vụ của các hộ điều tra
năm 2011.................................................................................................49
Bảng 19 : Phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất đai.....................................52
Bảng 20 : Phân tổ các hộ theo chi phí trung gian IC..............................................56
Bảng 21 : Kết quả xử lý hàm sản xuất Cobb-Douglas của các hộ điều tra sản xuất
lúa năm 2011...........................................................................................58
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 : Sản lượng lúa gạo Việt Nam từ 2001-2011.........................................16
Biểu đồ 2 : Diện tích lúa của tỉnh Nghệ An năm 2009-2011.................................17
Biểu đồ 3 : Năng suất lúa vụ Đông Xuân và vụ Mùa rong giai đoạn 2009-2011......19
Biểu đồ 4 : Diện tích một số cây trồng hàng năm của xã Nghĩa Đồng giai đoạn
2009-2011.............................................................................................29
Biểu đồ 5 : GO/IC, VA/IC phân theo tổ của vụ Đông Xuân..................................51
Biểu đồ 6 : GO/IC, VA/IC phân theo tổ của vụ Mùa.............................................55

SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp


7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng
dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ. Tuy nhiên, vai trò của ngành nông
nghiệp là không thể phủ nhận. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm
cần thiết để đảm bảo sự sống còn của một nền kinh tế. Những thành công đáng kể
của nền kinh tế Việt Nam sau khi chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại quốc
tế -WTO không thể không kể đến những thắng lợi trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nghĩa Đồng là một xã có truyền thống trồng lúa lâu đời thuộc huyện Tân Kỳ,
tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đặc điểm địa hình của xã tương đối bằng phẳng cùng với
diện tích đất nông nghiệp màu mỡ tạo thuận lợi cho việc phát triển ngành nông
nghiệp đặc biệt là các loại cây trồng. Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương dày đặc
phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu trong hoạt động trồng trọt. Những lợi thế so sánh
ở trên đã giúp cho người dân ở đây có điều kiện phát triển cây lúa, mang lại giá trị
kinh tế cao tại xã. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp do sự nóng
dần lên của trái đất, gây ra hiện tượng hạn hán, mưa lũ liên miên đã khiến người
nông dân không phản ứng kịp với sự thay đổi của khí hậu, kết quả sản xuất bị ảnh
hưởng. Hơn nữa, việc sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV)… còn chưa ổn định, chất lượng chưa đảm bảo. Hay tình trạng
đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành đất để xây dựng nhà ở. Chính những điều này
đã làm cho hoạt động sản xuất lúa của người dân địa phương xã Nghĩa Đồng chưa

tương xứng với tiềm năng trên địa bàn so với những yếu tố đầu vào bỏ ra. Xuất phát
từ thực trạng đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa ở xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An” cho khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn sản xuất lúa và hiệu quả sản xuất lúa.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2011.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Nghĩa Đồng,
huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

- Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát huy
những lợi thế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn
nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất lúa
- Phạm vi nghiên cứu:


Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Nghĩa Đồng, huyện

Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.



Về thời gian: từ 2009 đến 2011.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Là phương pháp nhằm
nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nó yêu cầu các hiện
tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau
một cách khoa học khách quan và logic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là
trong sự phát triển không ngừng và sự vận động của các sự vật, hiện tượng qua các
thời kỳ khác nhau.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra phỏng vấn
60 hộ sản xuất lúa ở địa bàn nghiên cứu bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn
cứ vào nội dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu điều tra của UBND
xã Nghĩa Đồng, các niên giám thống kê của xã, của tỉnh, niên giám thống kê của cả
nước, các báo cáo hoạt động của xã, một số tạp chí sách báo liên quan, internet,…
+ Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào các số liệu thứ
cấp và số liệu sơ cấp thu thập được trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu để hệ
thống hoá các số liệu dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó phân tích, đánh giá
theo các chỉ tiêu qua thời gian.
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm,
các cán bộ lãnh đạo am hiểu về lĩnh vực này, các bậc bề trên có kinh nghiệm trong
làng xã, các thầy cô giáo,…
+ Phương pháp hạch toán kinh tế: Được vận dụng để đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến năng suất lúa bằng mô hình Cobb-Douglas theo phương pháp OLS trên
phần mềm Eviews.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

9



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ từ phía UBND xã Nghĩa Đồng, các hộ
tham gia quá trình điều tra, ông Ngô Xuân Nghĩa (chủ tịch xã), ông Võ Duy Hiển
(Phó chủ tich xã) và các bác trong phòng thống kê xã đã cung cấp các số liệu cần
thiết, cảm ơn cô giáo Hồ Tú Linh và các thầy cô khác đã có những tư liệu, ý kiến
đóng góp cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy đã cố gắng nhưng với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thời gian
còn hạn chế nên nội dung khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong quý thầy cô và các bạn đọc thông cảm đồng thời góp ý thêm để đề tài hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh
PHẦN II

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1.

Một số khái niệm và phương pháp tính hiệu quả kinh tế

1.1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả: Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì hiệu quả là một đại
lượng so sánh với thành quả và chi phí thời gian, tài nguyên bỏ ra để đạt được hiệu
quả đó.
Kết quả là cái mà chúng ta thu được, đạt được, là kết quả của quá trình lao động.
1.1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động
kinh tế.
Theo quan điểm kinh tế học vi mô: Hiệu quả kinh tế là tất cả những quyết định
sản xuất cái gì nằm trên đường năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết
tất cả nguồn lực; Số lượng hàng hoá đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất
càng lớn càng có hiệu quả cao; Sự thoả mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số
lượng hàng hoá theo nhu cầu thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất
cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất; Và cuối cùng là kết quả trên một đơn vị
chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế
càng cao.
Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chon kinh tế của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nâng cao
hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của mỗi
doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Bên cạnh đó hiệu quả kinh tế
còn phải quan tâm hiệu quả về mặt xã hội cũng như hiệu quả về mặt môi trường.
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu
xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết công ăn việc làm

SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế, giảm số người thất nghiệp,
nâng cao trình độ và đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động đảm bảo mức
sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống tốt cho các tầng lớp nhân dân
trên cơ sở giải quyết tôt các quan hệ trong sản xuất, đảm bảo và nâng cao sức khoẻ;
đảm bảo vệ sinh môi trường. Hay nói cách khác, đó chính là tương quan so sánh về
mặt kinh tế xã hội so với một đồng chi phí bỏ ra.
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả thu được với chi
phí bỏ ra. Do đó, để tính được hiệu quả kinh tế ta phải xác định được chi phí với
kết quả.
Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS), kết quả thu được có thể là toàn bộ
giá trị sản phẩm (c+v+m) hoặc có thể là thu nhập (v+m), hoặc có thể là thu nhập
thuần tuý (m)…
Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng
giá trị sản xuất (GO), có thể là giá trị gia tăng (VA), có thể là thu nhập hỗn hợp
(MI), hoặc lợi nhuận (P).
Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà ta sử dụng các chỉ tiêu kết
quả cho phù hợp.
Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho yếu tố
đầu vào như đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu. Tuỳ theo mục đích nghiên
cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toán toàn bộ hay cho từng yếu tố chi phí. Thông

thường chi phí bỏ ra được tính là tổng chi phí, chi phí vật chất, lao động sống, tổng
số vốn, tổng diện tích, tổng chi phí trung gian.
Sau khi xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra, ta tính được hiệu quả
kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được tính bằng 2 phương pháp sau:
Phương pháp hiệu quả tuyệt đối:
H=Q-C
ΔH=ΔQ-ΔC

(1.1)
(1.2)

Phương pháp hiệu quả tương đối:
Dạng thuận (toàn bộ):

H= Q C

(1.3)

Dạng thuận (cận biên):

Hb =ΔQ/ΔC

(1.4)

SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

12


Khóa luận tốt nghiệp

Dạng nghịch (toàn bộ):

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh
H= C Q

(1.5)

Trong đó:
H là hiệu quả (lần)
Hb hiệu quả cận biên (lần)
Q là lượng kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…)
C là chi phí bỏ ra hoặc các yếu tố đầu vào (nghìn đồng, triệu đồng…)
ΔQ là lượng kết quả tăng thêm (nghìn đồng, triệu đồng…)
ΔC là lượng chi phí hoặc đầu vào tăng thêm (nghìn đồng, triệu đồng…)
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa
1.1.2.1. Giá trị kinh tế của cây lúa
1.1.2.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ
Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngũ cốc có
lịch sử trồng trọt từ lâu đời và sản phẩm của cây lúa là gạo đã trở thành một loại
thực phẩm hết sức cần thiết cho con người. Theo thống kê của cơ quan thực phẩm
Liên Hiệp Quốc trên thế giới có khoảng 147.5 triệu ha đất trồng lúa và 90% diện
tích này là thuộc các nước Châu Á, các nước Châu Á cũng sản xuất 92% tổng sản
lượng lúa gạo trên thế giới. Có thể nói rằng Châu Á là trung tâm sản xuất lúa gạo
lớn nhất thế giới.
Căn cứ vào tài liệu khảo cổ của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, cây lúa đã
có mặt hơn 3000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc cây lúa đã có mặt ở Triế
Giang khoảng 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Theo kết quả khảo cổ
học trong vòng vài thập niên qua, quê hương của cây lúa là vùng Đông Nam Á và
vùng Đông Dương. Từ Đông Nam Á cây lúa mới được du nhập vào Ấn Độ và Trung
Quốc phát triển theo hai hướng đông và tây. Cho đến thập kỷ thứ nhất cây lúa được

đưa vào trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Đầu thế kỷ
XV, cây lúa từ bắc Italia nhập vào các nước Đông Nam Âu như Nam Tư cũ, Bungari,
Rumani…sau đó lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp và Hungari. Vào thế kỷ XVII cây
lúa được nhập vào Mỹ và được trồng ở các bang như Virginia, Nam Caronia, hiện nay
được trồng phổ biến ở California, Louisiana, Texa. Theo hướng đông từ đầu thế kỷ XI
cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indonexia đầu tiên ở đảo Java. Đến giữa thế kỷ XVII
cây lúa từ Iran vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến nay cây lúa đã có mặt trên tất cả các
châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước ôn đới.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

1.1.2.1.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lúa
Lúa gạo là trong những sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
con người. Trong lúa gạo có đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng.
Thành phần chủ yếu trong lúa là tinh bột và protein, bên cạnh đó còn có các loại
vitamin nhóm B và các loại khoáng chất khác.
 Tinh bột: Hàm lượng tinh bột là 62.4% là nguồn cung cấp calo chủ yếu.
Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo, so với lúa mì là 3610 calo, độ đồng hoá đạt
đến 95.5%. Tinh bột được cấu tạo bởi amylopectin và amylose. Amylose có cấu tạo
mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ, amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở
gạo nếp. Các loại gạo ở Việt Nam có hàm lượng amylose từ 18-48%. Tỷ lệ thành
phần amylose và amylopectin cũng có liên quan đến độ dẻo của hạt, gạo nếp có
nhiều amylopectin nên thường dẻo hơn gạo tẻ.
 Protein: Các giống lúa ở Việt Nam có hàm lượng Protein chủ yếu khoảng

7-8% các giống lúa nếp có hàm lượng Protein cao hơn lúa tẻ.
 Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Ở gạo xay là 2.02%, ở gạo đã xát chỉ còn 0.52%.
 Vitamin: Trong cây lúa còn có một số Vitamin nhất là vitamin nhóm B
như B1, B2, B6, PP…lượng vitamin B1 là 0.45mg/100 hạt (trong đó ở phôi 47%,
vỏ cám 430.5%, hạt gạo 3.8%.
1.1.2.1.3. Giá trị kinh tế của cây lúa
Theo thống kê của tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), lúa là một
trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô (Zea Mays L.), lúa
mỳ (Triticum SP), sắn (Manihot esculenta Crantz), khoai tây (Solanum tuberosum
L). Trong các loại lương thực kể trên lúa gạo và lúa mỳ là hai loại lương thực cơ
bản nhất dành cho con người. Nếu như người phương Tây lương thực chính của họ
là lúa mỳ thì đối với người phương Đông lúa gạo là lương thực không thể thiếu.
Trên thế giới cây lúa được 250 triệu hộ dân trồng, là lương thực chính của 1.3
tỷ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của người nông dân. Là nguồn
cung cấp năng lượng chủ yếu của con người, bình quân 180-200 kg/người/năm tại
các nước Châu Á, khoảng 10 kg/người/năm tại các nước Châu Mỹ. Ở Việt Nam dân
số trên 80 triệu người và 100% người dân Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực
chính. Từ đó cho thấy vai trò của lúa gạo là hết sức quan trọng, nhất là ở các nước
Châu Á, tỷ lệ calo cung cấp từ lúa gạo chiếm 50-60%. Bên cạnh đó các sản phẩm phụ
của cây lúa cũng được sử dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực khác nhau:
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

• Tấm: Sản xuất tinh bột rượi cồn, axeton, phấn mịn, thuốc chữa bệnh…

• Cám: Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh
tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu chế tạo xà phòng
• Trấu: Sản xuất nấm men làm thức ăn cho gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật
liệu độn cho phân chuồng, làm chất đốt.
• Rơm rạ: Được sử dụng cho công nghệ sản xuất giày, catton xây dựng, đồ gia
dụng (thừng, chảo, mũ, dày, dép…), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm…
Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận
khác của cây lúa đều được sử dụng vào các mục đích khác, thậm chí bộ rễ của cây
lúa nằm sâu trong đất sau khi thu hoạch cũng được tận dụng làm phân…
Ngoài ra, cây lúa còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xuất khẩu.
Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đã và đang góp phần vào thắng lợi của quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá ở các nước. Trong đó Việt Nam đã có những bước tiến
vượt bậc, đưa đất nước từ chỗ thiếu ăn triền miên lên thành nước xuất khẩu gạo
đứng thứ hai thế giới.
1.1.2.2. Kỹ thuật thâm canh cây lúa
Lúa là lương thực được canh tác lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên trong những
năm gần dây do quá trình thâm canh tăng vụ, lạm dụng quá nhiều phân bón hoá học,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng…đã phát sinh ra nhiều đối
tượng sâu bệnh gây hại, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Vì vậy vấn đề đặt ra là
cần nắm được kỹ thuật thâm canh cây lúa để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hiện nay, ở nước ta cây lúa được canh tác theo hai phương thức chủ yếu
là cấy lúa và lúa gieo thẳng. Kỹ thuật thâm canh cây lúa được thực hiện theo các
bước sau:
* Kỹ thuật chọn giống:
Giống tốt là tiền đề làm ổn định năng suất. Do đó chúng ta nên chọn giống
thích hợp cho từng mùa vụ và giống phải đạt ít nhất các tiêu chuẩn sau:
-

Giống phải có độ thuần cao, cở hạt thuần nhất


-

Giống phải sạch bệnh

-

Giống phải sạch hạt cỏ dại và lúa cỏ

-

Giống có tỷ lệ nảy mầm trên 90%

SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

* Kỹ thuật làm đất:
• Vệ sinh ruộng đồng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư sâu bệnh trên ruộng. Nhất
là trong vụ Hè thu thì nên đốt đồng, cày bừa phơi đất cũng là biện pháp kỹ thuật
giúp cho lúa phát triển tốt và đồng thời tránh ngộ độc hữu cơ cho cây lúa ở gian
đoạn sau, góp phần làm ổn định năng suất.
• San mặt đất bằng phẳng, đánh đường nước kỹ tạo điều kiện cho giống
mọc tốt ngay từ đầu, thuận lợi cho việc sử dụng nước trừ cỏ, khống chế cỏ bằng
nước và áp dụng kỹ thuật rút nước ở giai đoạn lúa 30 ngày.
• Cần chủ động được nước tưới để tiện lợi cho việc đưa nước vào đồng

ruộng, bón phân đúng giai đoạn cần thiết của cây lúa.
• Làm luống rộng 1.2-1.4m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm, mặt lấp bằng
phẳng không đọng nước.
* Kỹ thuật gieo trồng:
- Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đem ngâm. Ngâm đến khi hạt
lúa có phôi màu trắng là được.
- Mật độ gieo: 50-60 gam giống/m2 (25-30 kg/sào)
- Lượng hạt gieo cho một ha lúa cấy các giống lúa thuần:
+Vụ Hè Thu: 80-100 kg
+ Vụ Đông Xuân: 110-120 kg
- Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy các giống lúa lai: 24-30kg (1.2-1.5kg/sào)
- Mật độ cấy:
+ Đối với lúa thuần:Vụ Hè Thu, Đông Xuân cấy 45-50 khóm/m 2, 1-2 dảnh/khóm
+ Đối với lúa lai:

Vụ Hè Thu cấy 45-46 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm
Vụ Đông Xuân cấy 40-42 khóm/m2, 1-3 dảnh/ khóm

* Kỹ thuật cấy: Lúa lai nói riêng, các giống lúa ngắn ngày nói chung không
nên nhổ cấy. Biện pháp tốt nhất là xúc đặt, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương.
Nên cấy thẳng hàng, cấy theo băng rộng 1.2-1.4m, hướng băng cấy vuông góc với
phương mặt trời mọc và lặn.
* Kỹ thuật chăm sóc và phân bón:
 Kỹ thuật chăm sóc, phân bón quyết định đến sự thành bại của đồng ruộng.
Bón phân như thế nào cho phù hợp cũng không phải là điều dễ dàng và chúng ta cần
nắm được tác dụng các loại phân trong khâu quản lý và chăm sóc.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

16



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

 Sau khi gieo cấy phải giữ nước cho ngập mặt ruộng để lúa có khả năng
sinh trưởng tốt. Thường xuyên giữ nước ở mức 3-5 cm, khi lúa chuẩn bị phân hoá
đòng có thể tháo kiệt nước. Luôn giữ nước 5-10 cm ở thời kỳ làm đòng. Lúa có
đòng già rút nước lần hai, song chỉ để 1-2 ngày rồi tưới lại ngay. Khi chín sữa thì
tháo cạn chỉ giữ đủ ấm.
 Thường xuyên theo dõi và kiểm tra quá trình phát triển của cây lúa, bón
phân để cây lúa phát triển khoẻ mạnh, ra lá nhanh và đẻ nhánh sớm.
 Nếu phát hiện sâu bệnh hại thì phải tiến hành phun thuốc ngay.
 Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng thì có nhu cầu
về điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Do đó chúng ta cần nắm vững đặc điểm sinh vật
học, sinh thái học trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng để từ
đó đưa ra những biện pháp chăm sóc hợp lý nhất.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa
Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như quá trình sản xuất lúa
nói riêng có nhiều sự khác biệt so với các ngành sản xuất khác. Quá trình sản xuất
lúa được tiến hành trên một phạm vi không gian rộng lớn và trong một khoảng thời
gian dài. Vì vậy nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, song những yếu tố này có
thể tác động đồng thời nhưng ở những mức độ khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động vào năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng. Có thể chia các yếu
tố ảnh hưởng năng suất, sản lượng ra thành các nhóm sau.
1.1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên
 Thời tiết khí hậu: Khí hậu là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống canh
tác và năng suất lúa. Có thể nói đây là yếu tố có tính quy luật cho từng vùng rộng
lớn, ảnh hưởng tới sự phân bố và sự sống của cây lúa trên toàn thế giới. Trong đó có
chế độ nhiệt, ánh sáng, nước có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển

của cây lúa.
Nhiệt độ: Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới sự nảy mầm của hạt, sự ngoi
lên khỏi mặt đất của cây con, nhiệt độ dưới 17 oC đã ảnh hưởng lớn tới sự sinh
trưởng của cây lúa, nhiệt độ thấp dưới 13 oC cây lúa ngừng sinh trưởng và sẽ chết.
Nhiệt độ cao hơn 40oC kết hợp với gió nóng khô sẽ ảnh hưởng tới quá trình thụ
phấn, dẫn tới tỷ lệ hạt lép cao. Tổng tích ôn của một vụ từ khi nảy mầm tới khi thu
hoạch là 2500-3000oC với giống ngắn ngày và 3000-4000 oC đối với giống dài
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

ngày.
Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng tới cây lúa trên cả hai mặt cường độ chiếu
sáng và thời gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng tới quá
trình phát dục và ra hoa, thời gian chiếu sáng dưới 13h kích thích sự ra hoa của cây
lúa. Cường độ chiếu sáng tức là lượng bức xạ mặt trời có ảnh hưởng đến quang
hợp. Lượng bức xạ mặt trời trung bình từ 2000-3000calo/cm2 ngày trở lên.
Nước: Nước cũng là yếu tố quan trọng đối với động, thực vật cũng như đối
với cây trồng đặc biệt là cây lúa. Khi có nước thì tế bào cây lúa mới trương lên lúc
đó cây lúa mới cứng cỏi được, khi thiếu nước tế bào lúa xẹp lại. Đối với cây lúa ở
giai đoạn trổ bông thì nước có vai trò quyết định đến năng suất lúa sau này. Nước
có tác dụng thau chua rửa mặn, thiếu nước năng suất sẽ giảm. Vào thời kỳ làm
đòng thì cần rất nhiều nước, nếu thiếu nước năng suất sẽ giảm nghiêm trọng. Thời
kỳ trổ-chín sữa cần nhiều nước vì 75-85% trọng lượng khô của hạt gạo phụ thuộc
vào thời kỳ này. Thời kỳ lúa chắc xanh và chín hoàn toàn thì không cần nhiều

nước, có thể tháo hoàn toàn để thu hoạch.
 Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và không thể thiếu trong quá
trình sản xuất lúa, nhờ có đất đai mà cây lúa có thể đứng vững và tồn tại và cũng
chính đất đã cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây
Đất tốt hay xấu thể hiện qua độ phì tự nhiên, ở môi trường khác nhau thì độ màu mỡ
khác nhau…Vì vậy để sản xuất lúa có hiệu quả cần chú ý tới chế độ canh tác sao
cho hợp lý, phù hợp với đặc điểm đất đai nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
1.1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội


Điều kiện thị trường và giá cả tiêu thụ sản phẩm: Trong nền kinh tế thị

trường, người nông dân không chỉ sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho họ mà họ
còn sản xuất để bán ra thị trường sản phẩm của mình. Chính vì thế mà giá cả các
yếu tố đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra trên thị trường có quyết định rất lớn tới
quyết định sản xuất của người nông dân.


Tập quán canh tác: Tập quán canh tác là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới

năng suất và sản lượng của cây trồng. Nếu tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế việc
tái sản xuất đầu tư mở rộng, hạn chế mức đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng
khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Vì vậy việc đổi mới tập quán canh tác tăng
cường công tác khuyến nông, giúp người dân thấy rõ được tầm quan trọng của việc
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

18



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là rất cần thiết.
 Cơ chế chính sách của nhà nước: Các chính sách của nhà nước tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất lúa. Từ những năm đầu của thập niên 90 của
thế kỷ XX, Đảng và Nhà Nước ta đã tập trung chỉ đạo ban hành nhiều văn bản pháp
lý nhằm hỗ trợ giúp đỡ nông dân sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong
quá trình sản xuất lúa nói riêng. Những chính sách này đã có tác dụng tích cực, kịp
thời đối với việc sản xuất lúa như chính sách đất đai, chính sách đổi mới hợp tác xã
nông nghiệp, chính sách đầu tư tín dụng, chính sách khuyến nông…
 Chính sách đất đai: Đảng và Nhà Nước ta đã thay thế chế độ bao cấp sang
chế độ khoán sản phẩm trong một số lĩnh vực nhất định. Ban bí thư trung ương Đảng
đã ra chỉ thị 100 CT/TW về công tác khoán sản phẩm đến người lao động. Nghị quyết
10 của bộ chính trị (ban hành ngày 5/4/1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp,
luật đất đai sửa đổi năm 1993 và gần đây nhất là luật đất đai sửa đổi năm 2003 công
nhận quyền sử dụng hợp pháp lâu dài của người dân, có thể cầm, cố, chuyển nhượng,
thế chấp… Những nhân tố pháp lý này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất lúa nói riêng, giúp người nông dân yên
tâm đầu tư lâu dài để nâng cao năng suất cây trồng cũng như hiệu quả kinh tế, đảm
bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
 Chính sách khuyến nông: Khuyến nông là chính sách quan trọng của nhà
nước nhằm thúc đẩy hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển. Thực tế cho thấy người
nông dân thiếu vốn nên mức đầu tư vẫn còn thấp, họ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ.
Đây là nguyên nhân dẫn đên năng suất thấp và chất lượng sản phẩm kém. Trong
những năm gần đây nhà nước ta đã dành một khoản ngân sách thích đáng để hỗ trợ
sản xuất lúa nhằm cải thiện thu nhập cho một bộ phận dân cư lớn ở nông thôn, các
hoạt động khuyến nông cụ thể là:
 Nhập giống cây trồng mới

 Trợ giá lúa giống cho địa phương
 Tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân
 Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ khuyến nông
 Thực hiện chương trình truyền thông đại chúng bằng các hình thức như:
Báo, đài, vô tuyến truyền hình, giới thiệu mô hình của nông dân sản xuất giỏi, các
chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin về giá cả trên thị trường để
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

người dân kịp thời nắm bắt.
 Nhân tố kỹ thuật: Để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng
thì cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong
sản xuất. Vì vậy các biện pháp kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng cần thiết,
góp phần nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng cây trồng. Tuỳ theo tính chất
từng loại đất và từng loại cây trồng mà có nhữn biện pháp kỹ thuật phù hợp.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa
* Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất:
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư của các yếu tồ nguồn lực trên một đơn
vị diện tích cho một hoạt động cụ thể đối với hoạt động sản xuất lúa bao gồm:
- Chi phí đầu tư phân bón/ha (số lượng: kg/ha; giá trị: 1000 đ)
- Chi phí giống/ha (số lượng: kg/ha; giá trị: 1000 đ)
- Chi phí thuốc BVTV/ha (gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ… số lượng: chai/ha;
giá trị: 1000 đ)
- Chi phí khác/ha (bao gồm chi phí lao động thuê ngoài/ha, chi phí thuỷ lợi,

chi phí làm đất, chi phí tuốt lúa…đơn vị tính: 1000 đ)
* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất:
- Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): Là toàn bộ của cải vật
chất và dịch vụ hữu ích, trực tiếp do lao động sáng tạo ra trong thời kỳ nhất định
thường là một năm
GO =Qi*Pi

(1.6)

Trong đó:
Qi: Lượng sản phẩm i được sản xuất ra.
Pi: Giá của sản phẩm loại i.
- Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích (IC): Bao gồm những khoản
chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trính sản xuất nông nghiệp.
- Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (VA): Là kết quả cuối cùng thu
được sau khi trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
VA =GO - IC

(1.7)

* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa:
- Năng suất lúa (N): Phản ánh trung bình một năm thu được bao nhiêu kg lúa
trên, một đơn vị diện tích gieo trồng.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

20


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh
N= Q S

(1.8)

Trong đó:
Q : Tổng sản lượng lúa trong năm
S : Diện tích gieo trồng lúa
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): chỉ tiêu này cho biết việc
đầu tư một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng chi phí sản xuất.
- Hiệu suất chi phí trung gian tính theo giá trị gia tăng (VA/IC): Được tính
bằng phần giá trị gia tăng bình quân trên một đồng chi phí trung gian bỏ ra. Nó cho
biết sẽ có bao nhiêu thu nhập được đem lại từ việc đầu tư một đồng chi phí trung
gian bỏ ra. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Giá trị sản xuất trên lao động (GO/lao động): Chỉ tiêu này cho biết một
công lao động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng trên lao động (VA/lao động): Chỉ tiêu này cho biết một
công lao động bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Giá trị sản xuất trên vốn sản xuất kinh doanh (GO/vốn sản xuất kinh
doanh): Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng chi
phí sản xuất.
- Giá trị gia tăng trên vốn sản xuất kinh doanh (VA/vốn sản xuất kinh doanh):
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng giá trị
gia tăng.
1.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam nằm phía đông của bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam

châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển đông của bán đảo này. Việt Nam có
bờ biển đất liền với Trung Quốc (1281 km), Lào (2130 km) và Campuchia (1228
km) và bờ biển dài 3444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái
Lan. Tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 331.212 km2, phần lớn diện tích đất đai
sử dụng vào mục đích nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân. Vì thế
người dân có điều kiện trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Lúa là cây trồng cổ
truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất hiện nay, vì diện tích gieo
trồng lúa chiếm tới 61% diện tích trồng trọt cả nước và 80% nông dân Việt Nam là
nông dân trồng lúa. Gạo là lương thực thiết yếu hàng đầu của người Việt Nam vì
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

hằng ngày 100% dân số Việt Nam không ai là không ăn gạo từ người có thu nhập
thấp đến người có thu nhập cao, từ nông thôn tới thành thị.
Chính vì tầm quan trọng của lúa gạo, thời gian qua Chính phủ Việt Nam luôn
luôn đặt phát triển lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp. Nhìn
lại hơn 20 năm qua, sản xuất lúa ở Việt Nam đã có những thành tựu đặc biệt ấn
tượng, mà dấu mốc là lịch sử là năm 1989, lần đầu tiên Việt Nam - một nước thiếu
lương thực - trở thành nước xuất khẩu lúa gạo với số lượng lên đến 1 triệu tấn và
sau đó, từ 1990 đến 2011 sản lượng lúa từ 19 triệu tấn tăng lên 42 triệu tấn, xuất
khẩu gạo từ 1,6 triệu tấn tăng lên 7,3 triệu tấn…Từ những năm 2002 trở lại đây,
năng suất lúa bình quân của Việt Nam luôn dẫn đầu các nước ASEAN và ít nhất
trên nửa triệu ha lúa ở nước ta đạt năng suất trên 7 tấn/ha trong vụ Đông Xuân mức
năng suất lúa tiên tiến của thế giới hiện nay. Cụ thể tình hình sản xuất lúa gạo của

Việt Nam từ năm 2001- 2011 được thể hiện qua Bảng 1.
Qua Bảng 1 ta thấy:
Từ năm 2001 đến nay thì diện tích gieo trồng lúa có sự gia tăng, từ 7492,7
nghìn ha năm 2001 lên đến 7700,0 nghìn ha vào năm 2011. Như vậy diện tích trồng
lúa qua 11 năm đã có sự gia tăng nhưng không mạnh (chỉ tăng 207,3 nghìn ha).
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo Việt Nam từ 2001-2011
Năm

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Diện tích (nghìn ha)
Lúa
Lúa
Tổng
Lúa
Đông

số
mùa
xuân

thu
7492,7 3056,9 2210,8 2225,0
7054,3 3033,0 2293,7 2177,6
7452,2 3022,9 2320,0 2109,3
7445,3 2978,5 2366,2 2100,6
7329,2 2942,1 2349,3 2037,8
7324,8 2995,5 2317,4 2011,9
7207,4 2988,4 2203,5 2015,5
7414,3 3013,1 2368,8 2032,4
7429,4 3058,3 2355,8 2015,3
7513,7 3086,1 2436,0 1991,6
7700,0 3164,1 2496,6 2039,3

Sản lượng (nghìn tấn)
Lúa
Lúa
Tổng
Lúa
Đông

số
Mùa
Xuân
Thu
32108,4 15474,4 8328,4 8305,6
34447,2 16719,6 9488,7 8538,9
34568,8 16822,7 9400,8 8345,3
36148,9 17078,0 10430,9 8640,0
35832,9 17331,6 10436,2 8065,1
35849,5 17588,2 9693,9 8567,4

35942,7 17024,1 10140,8 8777,8
38725,1 18325,5 11414,2 8985,4
38983,5 18695,8 11212,3 9042,2
39988,9 19218,1 11595,7 9175,1
42000,0 20182,9 12179,4 9635,7

Năng

4,29
4,59
4,64
4,86
4,89
4,89
4,99
5,22
5,25
5,32
5,50

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh


Mặc dù vậy, sản lượng lúa qua các năm (2001-2011) lại có sự gia tăng mạnh
mẽ. Cụ thể, sản lượng lúa vào năm 2001 chỉ đạt 32108,4 nghìn tấn, đến năm 2011
đạt con số kỷ lục là 42000,0 nghìn tấn. Và sản lượng lúa của các vụ cũng có sự khác
nhau rõ rệt, điều này được thể hiện ở Biểu đồ 1.
Biểu đồ 1 cho thấy vụ Đông xuân năm nào cũng có sản lượng lớn nhất, có thể
nói là gần gấp đôi sản lượng hai vụ còn lại. Năm 2001 sản lượng vụ Đông xuân là
15475,4 nghìn tấn, vụ Hè thu là 8328,4 nghìn tấn, vụ Mùa là 8305,6 nghìn tấn. Năm
2011 sản lượng vụ Đông Xuân là 20182,9 nghìn tấn, vụ Hè thu là 12179,4 nghìn
tấn, vụ Mùa là 9635,7 nghìn tấn.

Biểu đồ 1: Sản lượng lúa gạo Việt Nam từ 2001-2011
Cùng với sự gia tăng về diện tích và sản lượng làm cho năng suất lúa của nước
ta cũng có sự gia tăng. Năm 2001 năng suất đạt 4,29 tấn/ha, tới năm 2011 năng suất
tăng lên đến 5,50 tấn/ha.
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, do nằm ở phía Đông Bắc
dãy Trường Sơn nên có địa hình đa dạng và phức tạp, bị chia cắt bởi các hệ thống đồi
núi và sông suối. Vùng miền núi chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh, còn lại là vùng đồng
bằng trung du. Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.648.728 ha, chiếm 5,01% diện tích
tự nhiên cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 195.944 ha chiếm 11,88%.
Chủ yếu là loại đất phù sa, đất pha cát, đất thịt, đất feralit rất phù hợp với các loại cây
trồng như lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả (cam, nhãn…). Nói chung Nghệ An
là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.
Để nắm được tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Nghệ An qua 3 năm 2009-2011 ta
xét Bảng 2 dưới đây.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

23



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Nghệ An năm 2009-2011

185,2
48,6

2010/2009
+/%
-1,0
-0,5
-2,5
-5,1

2011/2010
+/%
1,8
0,9
2,4
5,2

900,0

-52,4

53,6

Chỉ tiêu


ĐVT

2009

2010

2011

Diện tích
Năng suất

Nghìn ha
Ta/ha

184,4
48,7

183,4
46,2

Sản lượng

Nghìn tấn

898,8

846,4

-5,8


6,3

(Nguồn niên giám thống kê tỉnh nghệ An, 2011)
Nhìn vào Bảng 2 chúng ta thấy được:
Diện tích trồng lúa năm 2009 là 184,4 nghìn ha, năm 2010 là 183,4 nghìn ha
giảm 1,0 nghìn ha tương ứng giảm 0,5% so với năm 2009. Năm 2011 là 185,2 nghìn
ha tăng 1,8 nghìn ha tương ứng tăng 0,9% so với năm 2010. Điều này được thể hiện
rõ tại Biểu đồ 2.

Biểu đồ 2: Diện tích lúa của tỉnh Nghệ An năm 2009 - 2011
Sản lượng lúa của tỉnh qua 3 năm (2009-2011) có nhiều thay đổi. Sản lượng
lúa năm 2009 là 898,8 nghìn tấn, năm 2010 là 846,4 nghìn tấn, giảm 52,4 nghìn tấn
tương ứng giảm 5,8% so với năm 2009. Đến năm 2011, sản lượng lúa là 900,0
nghìn tấn tăng 53,6 nghìn tấn tương ứng tăng 6,3% so với năm trước.
Diện tích, sản lượng thay đổi làm cho năng suất lúa qua 3 năm (2009-2011)
cũng có nhiều biến động. Năm 2009 năng suất lúa là 48,7 tạ/ha, năm 2010 là 46.2
tạ/ha giảm 2,5 tạ/ha tương ứng giảm 5,1% so với năm. Năm 2011, năng suất lúa là
48,6 ta/ha tăng 2,4 tạ/ha tương ứng tăng 5,2% so với năm 2010. Đây là một điều
đáng mừng cho người dân trồng lúa ở tỉnh Nghệ An.
Nói tóm lại tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây
đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong cách quản lý của chính quyền cũng như trong cách
thức sản xuất của người dân. Cho nên đã đem lại nhiều kết quả bất ngờ, giúp đời sống
người dân trồng lúa nói riêng và người dân của tỉnh nói chung ngày một đi lên.
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

24


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Tân Kỳ
Tân Kỳ một huyện miền núi thấp thuộc vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An, là
huyện có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây trồng phát triển đặc biệt là cây
lúa. Người dân ở đây đều là những người có nguồn gốc thuần nông, có truyền thống
trồng lúa từ lâu đời. Tân Kỳ có diện tích tự nhiên là 72.821 ha đứng thứ 9 trong 19
huyện của tỉnh Nghệ An, nằm trên trục đường chiến lược đường Hồ Chí Minh, giao
điểm của các tuyến giao thông Bắc-Nam, Đông-Tây, đầu mối của quốc lộ 48 nối
đường Hồ Chí Minh, 15A, 15B, 545, đường trại Lạt-Cây Chanh. Với những tiềm
năng về vị trí như vậy đã kéo theo không những hoạt động sản xuất lúa phát triển
mà các hoạt động kinh tế khác của huyện như Hợp tác xã gạch ngói Cừa, các khu
khai thác đá… cũng phát triển mạnh.
Nhìn vào số liệu ở Bảng 4 ta thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng của huyện
không có nhiều biến động. So với những năm trước thì diện tích tính đến năm 2011
có xu hướng gia tăng. Cụ thể là 7228 ha trong đó thì diện tích đất vụ Đông Xuân là:
3683ha, vụ Mùa là 3545ha.
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Tân Kỳ Năm 2009-2011
Chỉ tiêu

ĐVT

2009

2010

2011

2010/2009

+/%

Lúa cả năm
Diện tích
Ha
6324
6674
7228
350
Năng suất
Tạ/ha 80,2
88,5
95
8,3
Sản lượng
Tấn 26038 30181,6 34535 4143,6
Vụ Đông Xuân
Diện tích
Ha
3304
3554
3683
250
Năng suất
Tạ/ha 55,8
59,2
61,2
3,4
Sản lượng
Tấn 18436 21040 22540 2604

Vụ mùa
Diện tích
Ha
3020
3120
3545
100
Năng suất
Tạ/ha
25
29,3
33,8
4,3
Sản lượng
Tấn 7602 9141,6 11995 1539,6

2011/2010
+/%

5,5
554
8,3
10,3
6,5
7,3
15,9 4353,4 14,4
7,6
6,1
14,1


129
2
1500

3,6
3,4
7,1

3,3
425
13,6
17,2
4,5
15,4
20,3 2853,4 31,2

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Tân Kỳ)
Cùng với việc diện tích có chiều hướng tăng lên thì sản lượng cũng gia tăng,
năm 2010 sản lượng là 30181,6 tấn tăng 4143,6 ha tương ứng tăng 15,9% so với
năm 2009. Năm 2011 sản lượng là 34535 tấn tăng 4353,4 tương ứng tăng 14,4 %
SVTH: Nguyễn Thị Nhung - Lớp: K42A Kinh tế nông nghiệp

25


×