Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Khóa luận so sánh hiệu quả kinh tế của một số giống lúa lai vụ hè thu 2009 ở xã diễn thái, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.81 KB, 86 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hiện nay, thế giới đang đứng trước thảm hoạ bùng nổ dân số, trong khi diện tích đất
đai canh tác ngày càng bị thu hẹp do q trình đơ thị hố diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt,
các nước đang phát triển là khu vực sản xuất lương thực chủ yếu nên vấn đề an ninh
lương thực đang là thách thức lớn mang tính tồn cầu.
Theo nghiên cứu của FAO, cứ tăng 1% dân số thì nhu cầu lương thực phải tăng
4%, nên muốn tăng sản lượng lương thực chỉ có một trong hai hướng giải quyết sau:
- Tăng diện tích canh tác và tăng diện tích gieo trồng. Hiện nay, chúng ta bị hạn
chế do q trình đất đai bị đơ thị hoá, dân số tăng nhanh và giảm cấp (chất lượng), do
suy thối mơi trường. Do đó, phương án này rất khó để thực hiện.
- Thâm canh tăng năng suất bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng
năng suất cây trồng như: ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới hoặc đưa vào sản xuất các
giống mới hay bộ giống mới có ưu thế hơn về năng suất và phẩm chất so với các giống
cũ và bộ giống cũ là một trong những chương trình an ninh, an toàn lương thực toàn cầu
của Liên Hiệp Quốc và của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, nông nghiệp thu hút 70% dân số của cả nước, với diện tích trồng
lúa chiếm 80% tổng diện tích đất canh tác, 90% sản lượng lương thực quốc gia, 68%
nguồn năng lượng cung cấp cho con người là từ lúa gạo. Trong hơn 20 năm qua, trên
cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành tựu của KHKT trên thế giới và khảo nghiệm
giống cây trồng, nước ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Lĩnh vực nông
- lâm nghiệp, và nông - thực phẩm đã đạt được sự tăng trưởng liên tục, với mức tăng
trưởng trung bình 4,3%/năm, có sản lượng xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ 2 trên thế
giới. Các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu cao, thích
ứng rộng đã được đưa vào sản xuất thay thế các giống cũ, giống nhập khẩu từ Trung
Quốc để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của xã hội. Tuy nhiên, một giống
được đánh giá tốt nơi này nhưng có thể khơng tốt ở nơi khác, bởi vì mỗi giống chỉ
thích ứng trong một khu vực canh tác nhất định. Cùng với sự phát triển của giống mới
các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý được đưa vào sản xuất làm cho sản lượng lúa
ngày càng tăng lên. Tuy nhiên sản xuất lúa ở nước ta chủ yếu là các hộ gia đình, với


1


quy mô nhỏ, sản xuất tự cung tự cấp là chính; sức cạnh tranh tương đối thấp so với các
quốc gia khác trên thế giới, ngay cả trên thị trường nội địa (như cạnh tranh với gạo
Thái Lan, gạo Campuchia…).
Diễn Thái là một xã đồng bằng nằm ở phía Bắc Tây Bắc huyện Diễn Châu, thuộc
tỉnh duyên hải miền trung chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: bão về
mùa thu, gió nam lào vào mùa hè,… làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là cây lúa. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất của người nông dân thấp, sản xuất nông
nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm là chính; quy mơ sản xuất nhỏ, manh
mún, chưa có điều kiện đầu tư thâm canh cao. Nguồn giống lúa lai khó khăn; giá giống
tăng cao trong lúc nông dân vừa trải qua vụ Hè thu – mùa bị dịch bệnh “vàng lùn, lùn
xoắn lá” gây hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nên gặp nhiều khó khăn
trong đầu tư sản xuất. Nguồn nước tưới khó khăn: thời tiết đầu vụ lượng mưa không
đáng kể, lượng nước chứa trong các hồ chứa thấp…
Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Hè thu 2010 của người dân
trong xã, với sự giúp đỡ của hợp tác xã Diễn Thái, phịng nơng nghiệp huyện và thầy
giáo hướng dẫn, tôi đã tiến hành đề tài: “So sánh hiệu quả kinh tế của một số giống
lúa lai vụ Hè thu 2009 ở xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực trạng đầu tư sản xuất của các nông hộ. Xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lúa.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giống lúa lai được sử dụng trong vụ Hè
thu 2009 trên địa bàn xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; cụ thể là giống
Quy ưu 1 và giống Nhị ưu 838. So sánh và tìm hiểu loại giống lúa lai có hiệu quả cao,
sử dụng sản xuất phổ biến trong xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của các
giống lúa lai và cũng là để chuẩn bị cho sản xuất lúa Hè thu 2010 tại địa phương.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới, ở Việt Nam, Nghệ An,
huyện Diễn Châu, và xã Diễn Thái.
+ Số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra ngẫu nhiên 70 hộ sản xuất lúa Quy ưu 1 và
Nhị ưu 838 ở xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
2


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng các phương pháp thống kê để phân
tích, tổng hợp, so sánh giữa các giống.
- Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng hàm Cobb – Doughlas để định lượng ảnh
hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra.
- Ngồi ra, cịn có một số phương pháp khác như phương pháp chuyên gia,
chuyên khảo… được sử dụng trong đề tài để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của
sản xuất lúa, để từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm phát triển các giống
lúa nghiên cứu.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng và nội dung nghiên cứu: So sánh hiệu quả kinh tế của một số giống
lúa lai trong vụ Hè thu 2009.
- Phạm vi nghiên cứu (số liệu sơ cấp): xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An.
- Phạm vi giống nghiên cứu: Quy ưu 1 và Nhị ưu 838
- Phạm vi điều tra: Xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 24/01/2010 đến ngày 15/05/2010
5. CẤU TRÚC CỦA KHĨA LUẬN
Ngồi phần Đặt vấn đề và phần Kết luận, nội dung chính của khoá luận được kết
cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu
Chương 2: So sánh hiệu quả kinh tế của một số giống lúa lai trên địa bàn xã Diễn
Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất lúa lai trên địa bàn xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

3


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1 Vài nét về cây lúa
Cây lúa (Oryza sativa), thuộc họ hoà thảo (Gramiceae), có nguồn gốc thuộc
khu vực nhiệt đới là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới. Trên thế giới,
cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo
nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân, là nguồn cung cấp năng lượng
lớn nhất cho con người.
Ở Việt Nam, với dân số 85,8 triệu người và 100% người Việt Nam đều sử dụng
lúa gạo là lương thực chính.
Giống cây trồng là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là yếu tố
quyết định hàng đầu về năng suất, chất lượng, và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp. Cơ sở của việc chọn giống là sự di truyền biến đổi của giống trong một mơi
trường nhất định, việc chọn giống có hiệu quả và giải quyết các mối quan hệ giữa các
tính trạng trong cơ thể với môi trường, đảm bảo năng suất ổn định và sức chống chịu khá.
Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với
một số cây lấy hạt khác

Hàm lượng
Loại hạt
Lúa

Lúa mì
Ngơ
Cao lương


Tinh bột

Prơtein

Lipit

62,4
63,8
69,2
71,7
59,0

7,9
16,8
10,6
12,7
11,3

2,2
2,0
4,3
3,2
3,8

Xenluloza


Tro

Nước

9,9
5,7
11,9
2,0
1,8
13,6
2,0
1,4
12,5
1,5
1,6
9,9
8,9
3,6
13,0
(Nguồn: www.vaas. org.vn)

Qua số liệu của bảng 1 cho thấy, trong lúa gạo có chứa tỷ lệ dinh dưỡng rất cao
đảm bảo cho sức khoẻ của con người, cung cấp đầy đủ lượng Kalo cung cấp cho các
hoạt động sống của con người. Trong đó:
- Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4%. Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị
nhiệt lượng của lúa là 3594 calo..
4



- Protêin: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong khoảng
7- 8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng prơtêin cao hơn lúa tẻ.
- Lipit: chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ cịn 0,52%.
- Vitamin: Trong lúa gạo cịn có một số vitamin nhất là vitamin nhóm B như B1,
B2,B6, PP... lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt (trong đó ở phơi 47%, vỏ cám
34,5%, hạt gạo 3,8%). [14]
Từ các đặc điểm dinh dưỡng của gạo, đã từ lâu gạo được coi là nguồn thực
phẩm, dược phẩm có giá trị, nó đóng một vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động
sống của con người.
1.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở địa bàn nghiên cứu
Huyện Diễn Châu đang trên đà phát triển theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp, tăng nhiều hơn tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ…
Xã Diễn Thái nằm trong sự chỉ đạo phát triển kinh tế của huyện. Theo số liệu thống kê
cho thấy, diện tích đất sản xuất lúa của xã Diễn Thái những năm gần đây có xu hướng
giảm do q trình đơ thị hố và q trình tăng dân số, năng suất và bình quân lương
thực đạt thấp hơn bình quân chung của huyện, tỉnh. Hơn 86,3 % dân số của xã tham
gia sản xuất nơng nghiệp, do đó nơng nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu của xã. Việc duy
trì diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng để đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân
dân xã nhà và đáp ứng thêm cho nhu cầu của thị trường là hết sức quan trọng.
Hiện nay, bà con nông dân sản xuất ngày càng gặp nhiều khó khăn do tình hình
thời tiết, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Trong khi đó, một số giống lúa được
gieo trồng trong xã hiện đã cũ, năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, khó
đáp ứng được nhu cầu sản xuất lương thực hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại
giống mới được đưa vào sản xuất. Như vậy, yêu cầu chọn được loại giống có năng suất
cao, sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết tốt, có thời gian sinh trưởng và phát triển
ngắn… đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại là điều thiết yếu.
1.2 CÁC VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.2.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả làm ăn của một
doanh nghiệp hay của người nông dân. Nó là một phạm trù kinh tế phản ánh chất

lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp;
5


được xét trên nhiều khía cạnh: có thể xét trên phương diện tài chính hoặc trên phương
diện kinh tế xã hội như thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm thất nghiệp, cải thiện
môi trường. Trong nông nghiệp, khi đề cập đến hiệu quả kinh tế thì phải đề cập đến
hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp như lao động, đất đai, vốn, giống,
phân bón. Vấn đề này đã được nhiều tác giả bàn đến như: David Colman, Trevor
Young (Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, năm 1994), Schultz (1964)... tất cả đều phân
biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả kinh tế (economic efficiency), hiệu quả kỹ
thuật (technical efficiency), hiệu quả phân bổ (allocative efficiency).
Hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên
một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng
phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này
thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên
quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng
vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều
vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người
sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
Hiệu quả phân bổ (allocative efficiency) là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá
sản phẩm và giá đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả
kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế, nó cịn
được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này giống như xác
định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là, giá trị
biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) là phạm trù kinh tế mà trong đó sản
xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là, cả hai yếu tố
hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông

nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới
là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào
việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản
xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
6


* Các chỉ tiêu đầu vào của sản xuất lúa
- Lượng giống, phân bón: kg/sào
- Chi phí dịch vụ: 1000đ/sào
- Công lao động: công/sào
* Chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất lúa)
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động
sản xuất tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
Trong nông nghiệp, GO thường được tính là:
GO =  Qi.Pi
Pi: giá sản phẩm loại i
Qi: số lượng sản phẩm i
- Chi phí trung gian (IC): là tồn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng
trong quá trình sản xuất sản phẩm (khơng kể khấu hao TSCĐ).
Chi phí trung gian ngành nơng nghiệp là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản
xuất nơng nghiệp. Trong chi phí trung gian có chi phí vật chất và chi phí dịch vụ. Nếu
sử dụng các chi phí này một cách hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu kinh tế của cây
trồng và gia súc sẽ có tác dụng làm tăng năng suất, sản lượng sản phẩm và do đó tăng
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Giá trị gia tăng (VA): là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả
cuối cùng của hoạt động sản xuất. Giá trị gia tăng là sự chênh lệch giữa giá trị sản
xuất và chi phí trung gian. Đó là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất sáng tạo
ra và khấu hao TSCĐ.

VA = GO – IC

* Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất lúa
- Tỷ suất VA/GO: cho biết trong một đồng giá trị sản xuất thu được có bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng.
- Tỷ suất VA/IC: cho biết 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu
đồng giá trị gia tăng.
- Tỷ suất VA/GO, VA/IC càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng cao và ngược lại.
7


1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, các nguồn lực của sản xuất như đất đai, lao
động, vốn, cơng nghệ… ngày càng khan hiếm hơn, có xu hướng tỷ lệ nghịch so với
việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhu cầu con người và sản xuất nông nghiệp
diễn ra trong nhiều điều kiện rủi ro bất thường là cho kết quả và hiệu quả sản xuất
thường khơng ổn định. Vì thế, muốn giải quyết tình trạng khan hiếm về nguồn lực,
đảm bảo một nền sản xuất ổn định, chúng ta cần phải bàn đến việc nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực đó và quản lý các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, khi đề cập đến hiệu quả các nguồn lực trong nơng nghiệp thì chúng ta phải
tính đến hiệu quả kinh tế. Một kết quả có thể do một hoặc nhiều ngun nhân tạo
thành, vì vậy chỉ có tác động đúng đối tượng, sử dụng đúng biện pháp thì sản xuất
mới đi đúng hướng và đạt được hiệu quả cao.
Việc nghiên cứu và phân tích phạm trù về hiệu quả kinh tế đã chứng tỏ rằng nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực là một tất yếu trong nông nghiệp.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
1.3.1 Điều kiện canh tác
a. Nhiệt độ
Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới, là loại cây ưa nóng, để hoàn thành chu kỳ
sống, cây lúa cần một lượng nhiệt nhất định; do đó, điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều

kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển. Trong điều kiện trồng lúa ở nước ta, thường
những giống ngắn ngày cần một lượng tổng tích ơn là 2.500 – 3.000ºC, giống trung
ngày từ 3.000 – 3.500ºC, giống dài ngày từ 3.500 – 4.500ºC.
Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng:
- Thời kỳ nảy mầm: Nhiệt độ ấm áp rất cần để tăng cường các hoạt động ở bên
trong hạt giống và do đó đẩy mạnh sự phát triển của phơi. Điều kiện để hạt thóc nảy
mầm tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 30 - 35ºC.
- Thời kỳ mạ: nhiệt độ thích hợp cho mạ phát triển là 25 – 30ºC.
- Thời kỳ đẻ nhánh, làm địng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25 - 32ºC.
- Thời kỳ trỗ bông, làm hạt: đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện
ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ. Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28 - 30ºC. Khi
gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao hạt phấn mất sức nảy mầm, không thụ phấn thụ tinh
được làm tỉ lệ lép cao.
8


b. Ánh sáng
Ánh sáng mặt trời được diệp lục của cây hấp thụ và tổng hợp thành đường bột
(monosaccharid) nhờ CO2 ở trong khơng khí và nước hút từ rễ lên. Đường bột tiếp
tục kết hợp với những chất khoáng, sinh ra các dạng hữu cơ khác, tích luỹ năng
lượng cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, và cũng từ đó cung
cấp thức ăn cho thực vật.
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu
kỳ (độ dài ngày). Giống như đại đa số các cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất lúa. Ðặc biệt với một số
giống lúa địa phương trung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình
làm địng, ra hoa.
Về cường độ ánh sáng, do bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất thì ánh sáng mà
ta nhìn thấy được là loại ánh sáng có tác dụng cho quá trình quang hợp của cây lúa.
Trong ngày, cường độ ánh sáng đạt cực đại vào khoảng 11 - 13 giờ trưa, còn ở thời

điểm 8 - 9 giờ sáng và 15 - 16 giờ chiều thì cường độ ánh sáng chỉ bẳng ½ thời điểm
cực đại trong ngày.
Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày): thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một
ngày đêm (gọi là quang chu kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa địng và trỗ
bơng. Cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13
giờ/ngày. Với thời gian chiếu sáng từ 9 - 10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc
tiến q trình làm địng, trỗ bơng của cây lúa. Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu
kỳ còn phụ thuộc vào giống và vùng trồng.
c. Nước
Với 88% trọng lượng cây lúa, nước là thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng
đối với đời sống cây lúa. Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để chế tạo thức
ăn, vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây
lúa. Bên cạnh đó, lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều hòa nhiệt
độ cho cây lúa cũng như quần thể, khơng gian ruộng lúa. Nước cũng góp phần làm
cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống,
cịn nếu cây lúa đẩy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng.
Nhu cầu về nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa cũng khác nhau:
9


- Thời kỳ nảy mầm: hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khi ngâm
ủ hạt thóc hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ ẩm đạt 25 28%. Những giống lúa cạn lại được gieo khô khi đất đủ ẩm hoặc trời mưa có nước mới
nảy mầm và mọc được.
- Thời kỳ mạ: từ sau gieo đến mạ mũi chơng thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm cho rễ lúa
được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nội nhũ cũng phân giải thuận lợi hơn. Khi cây
mạ được 3 - 4 lá thì có thể giữ ẩm hoặc để một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy.
- Thời kỳ ruộng cấy: từ sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần nước.
Nếu ruộng khơ hạn thì các q trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt. Ngược lại nếu
mức nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng khơng có lợi: cây lúa đẻ nhánh khó, cây
vươn dài, yếu ớt, dễ bị đổ và sâu bệnh. Người ta còn dùng nước để điều tiết sự đẻ

nhánh hữu hiệu của ruộng lúa.
d. Đất
Trong nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lương thực nói riêng, đất đai vừa
là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đất đai là đối tượng lao động khi con
người sử dụng công cụ lao động tác động vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng: như
cày, bừa, đập đất, lên luống… làm tăng chất lượng của đất, tạo điều kiện thuận lợi để
tăng năng suất cây trồng. Đất đai là tư liệu lao động, khi con người sử dụng công cụ
lao động tác động lên đất thơng qua các thuộc tính lý, hóa, sinh vật học và các thuộc
tính khác của đất để tác động lên cây trồng. Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư
liệu lao động đã làm cho đất trở thành tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Không
những thế, đất đai còn là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và khơng thể thay thế được.
Độ phì nhiêu là thuộc tính quan trọng nhất, là dấu hiệu chất lượng của cây trồng
đến hiệu quả sử dụng lao động sống và lao động quá khứ được sử dụng.
Cây lúa có thể được trồng ở các loại đất như đất ngập mặn, đất phù sa, đất khô
hạn theo cách thức ruộng bậc thang, nhưng để đem lại một năng suất cao và ổn định
thì nên gieo cấy ở những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ, có lượng nước thích hợp cho
cây lúa trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển.
e. Thời tiết khí hậu
Thời tiết khí hậu ln là những tác nhân ảnh hưởng lớn đến tồn bộ q trình sản
xuất nơng nghiệp cũng như đối với cây lúa. Nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng
10


và phát triển của cây lúa, ảnh hưởng thời vụ sản xuất. Nếu thời tiết, khí hậu “mưa
thuận gió hồ” thì cây lúa sẽ cho một năng suất khá cao. Ngược lai nếu thời tiết bất lợi
mưa bão, sương muối, lũ lụt… sẽ làm cho cây lúa không thể phát triển bình thường,
làm giảm rất nhiều năng suất. Chính vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp, luôn đặt yếu
tố thời tiết, khí hậu lên hàng đầu và khơng ngừng hồn thiện công tác dự báo thời tiết.
1.3.2 Kỹ thuật canh tác
a. Giống

Ơng cha ta ngày xưa có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Giống
cây trồng là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là yếu tố
quyết định hàng đầu năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp. Cơ sở của việc chọn giống là sự di truyền biến đổi của giống trong một môi
trường nhất định, việc chọn giống có hiệu quả và giải quyết các mối quan hệ giữa các
tính trạng trong cơ thể với môi trường, đảm bảo năng suất ổn định và sức chống chịu
khá. Mỗi loại giống có những đặc tính sinh học khác nhau, có loại thích hợp cho vụ
Đơng xn, có loại lại phát triển mạnh ở vụ Hè thu. Một giống lúa khi đưa vào sản xuất
cần đạt được một số chỉ tiêu quan trọng như: năng suất phù hợp với tập quán canh tác,
điều kiện thâm canh của từng vùng. Đồng thời, giống cần phải đáp ứng được khả năng
chống chịu với những điều kiện thời tiết khí hậu, sâu bệnh. Với những thành tựu ngày
càng cao trong công tác lai tạo và chọn giống mới cho năng suất cao, thời gian thu
hoạch sớm đã tạo rất nhiều thuận lợi cho người nơng dân. Hiện nay, có rất nhiều loại
giống lúa có năng suất cao như: Khải phong số 7, Khải phong số 1, Nhị ưu 838, Nhị ưu
986, Khang dân 18, Quy ưu 1, Quy ưu 6… mỗi loại giống phù hợp với một chân ruộng,
mùa vụ khác nhau và đem lại những năng suất cũng khác nhau.
b. Phân bón và cách bón phân
Phân bón cho lúa chứa những chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cây lúa
phát triển, các loại dinh dưỡng này cần phải thường xuyên bổ sung cho cây lúa. Trong
đất luôn tồn dư một lượng dinh dưỡng nhất định nhưng lượng dinh dưỡng từ đất
thường không đủ cho cây lúa phát triển để đạt hiệu quả, hiệu suất cao nhất về năng
suất, chất lượng khi thu hoạch.

11


- Vai trị của đạm (N): đạm có nhiều trong các hợp chất Protein, trong diệp lục tố.
Đạm có tác dụng quyết định năng suất và phẩm chất của các loại cây trồng, nó quyết
định tốc độ sinh trưởng, số lá, diện tích lá, chiều cao cây, số nhánh… thiếu đạm cây sẽ
cịi cọc, lá vàng, độ dài lóng ngắn, số nhánh ít. Thừa đạm thường có hiện tượng cây to,

non, mềm (lốp).
- Vai trò của lân (P): là thành phần cấu tạo tế bào, lân giữ vai trò quan trọng trong
việc cung cấp năng lượng, có tác dụng sinh lý đối với nhiều hoạt động của cây như quang
hợp, hơ hấp, trao đổi và hình thành các chất trong cây, đặc biệt là quá trình tổng hợp, vận
chuyển hydrat cacbon. Đầy đủ lân cây ra rễ mạnh, đẻ khỏe, lá dày, hạt chắc, sáng vỏ.
- Vai trò của Kali (K): kali không phải là thành phần cấu tạo nên tế bào nhưng
kali tăng cường quá trình quang hợp, điều hịa sự hút dinh dưỡng, thúc đẩy q
trình hình thành tinh bột, xenlulo; kali tham gia q trình hoạt hóa các men. [4]
Người ta bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa bằng cách bón các loại phân bón vào
đất hoặc phun lên lá các loại phân bón khác nhau, vào các giai đoạn khác nhau để đạt
được kết quả sản xuất cao nhất. Đối với cây lúa người ta thường áp dụng chủ yếu biện
pháp bón phân vào đất vì nguồn dinh dưỡng chủ yếu và cần thiết cho cây lúa thường
tồn tại trong các loại phân bón vào đất.
Nếu tất cả các yếu tố sinh thái có liên quan đến sinh trưởng phát triển của cây lúa
như: ánh sáng, độ ẩm, nước, nhiệt độ… đã được đáp ứng đầy đủ mà lượng phân bón cung
cấp cho cây lúa thừa, thiếu hoặc không cân đối, không đúng với nhu cầu dinh dưỡng của
từng thời kỳ phát triển thì cây lúa cũng khơng thể có được một hiệu suất cao nhất.
c. Gieo, cấy
Làm mạ là để mục đích phục vụ cho việc cấy. Tập quán cấy lúa tồn tại qua rất
nhiều năm, nhiều thế kỷ và đến nay vẫn tiếp tục ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Bắc
Trung bộ, “trỉa lúa” ở vùng lúa cạn chờ nước trời tại một số vùng thuộc các tỉnh miền
núi phía Bắc và Tây Nguyên. Còn tập quán sạ lúa phổ biến tại các tỉnh phía Nam từ
Nam Trung bộ trở vào.
* Sạ:
Trước khi sạ, người ta thường ngâm giống qua một thời gian sau đó tiến hành
làm đất và bừa đất. Xong, người ta gieo thẳng hạt giống xuống đất. Có thể gieo trên
đất đã cày bừa hoặc gieo trên ngay trên đất nổi. Mỗi 1 sào người ta thường sử dụng từ
12



5 – 7 kg giống tuỳ theo từng thời vụ. Nếu gieo giống với mật độ quá dày, hoặc quá
thưa sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sống sót của cây lúa, làm giảm năng suất.
* Cấy:
Cấy lúa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hiện nay đã làm giảm lượng
thóc giống một cách đáng kể (lượng thóc giống tối thiểu cho 1 ha ruộng cấy từ 22-25
kg đối với lúa lai và 60-70 kg đối với lúa thường), cấy lúa với lượng thóc giống ít,
người nơng dân có điều kiện hơn trong việc sử dụng những cấp giống cao, giống mới
và có chất lượng hơn, bỏ dần tập quán sử dụng giống cũ để lại từ vụ trước. Là biện
pháp phòng trừ cỏ dại đơn giản, người nơng dân có thể dễ dàng dùng các biện pháp thủ
công để làm cỏ mà không phải dùng các loại hố chất độc hại cho mơi trường và sức
khoẻ con người để trừ cỏ dại.
Đây là cách áp dụng phổ biến cho những chân ruộng sâu hay bị ngập nước. Đối
với cách cấy, nếu được chăm sóc đúng kĩ thuật, cây lúa sẽ sinh trưởng rất mạnh, và vì
có những khoảng cách nhất định trên mỗi khóm lúa nên khi trổ, bông lúa thường rất
dài và hạt chắc cho năng suất cao.
Nhìn chung, gieo sạ hay cấy lúa cịn tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng và
từng chân ruộng.
d. Thời vụ
Có thể thấy, thời vụ của nước ta diễn ra theo những thời vụ khác nhau. Mỗi một
vùng đều có những thời vụ khác nhau, ngay cả trong 1 vùng cũng có những lịch thời
vụ khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định thời vụ chính xác là một cơng việc khó
khăn; vì thời tiết khí hậu ở nước ta diễn biến phức tạp và có ý nghĩa rất quan trọng
góp phần đảm bảo năng suất của cây lúa ổn định.

Bảng 2: Thời vụ gieo, cấy của khu vực phía Bắc
Vụ

Gieo mạ

Chiêm


20 - 25/11

Cấy
Trong tháng 1

Xuân

1- 10/12

1 – 20/2

Xuân muộn

Cuối tháng 1 đến 10/2

Cuối tháng 2 đến 5/3

Mùa sớm

5 – 15/6

25/6 – 5/7
13


Mùa chính vụ
Mùa chân trũng

5 – 20/6


5 – 30/7

Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6
Cuối tháng 6 đến đầu tháng 7
(Nguồn: Bài giảng Nguyên lý kỹ thuật trồng trọt, tr.25)

Các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, do đặc điểm gió mùa Đơng Bắc từ tháng
11 đến tháng 4 của năm sau, vụ Đông Xuân phải gieo cấy để khi lúa trổ từ tiết
Thanh Minh đến Cốc Vũ là thời tiết nắng ấm, thuận lợi. Tuy thời kỳ cây non nhất là
làm mạ gặp khó khăn do rét đậm nhưng khi trổ lúa gặp trời quang mây, nhiệt độ
cao dần. Cịn vụ Mùa, nhờ hệ thống đê điều có thể bảo vệ lúa thời kỳ sắp trổ vào
tháng 8 – 9 không bị ngập lụt. [4]
1.3.3 Các loại sâu, dịch bệnh, chuột hại
Sâu bọ, dịch bệnh, chuột hại… là những nhân tố tàn phá và làm giảm đi rất nhiều
năng suất, sản lượng lúa hàng năm của nước ta, đặt ra yêu cầu là phải có những giải
pháp triệt tiêu sâu bệnh một cách hiệu quả và triệt để. Một số loại sâu bệnh chủ yếu của
lúa như: rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít, bọ trĩ, bệnh “lùn, lụi”, xoắn lá…
Ngồi ra, cịn có một điều đáng lo ngại là chuột hại lúa. Sự bùng phát của những loại sâu
bệnh trên dẫn đến những đợt dịch bệnh lan rộng rất khó dập hoặc dập khơng triệt để.
1.3.4 Các yếu tố kinh tế - xã hội
a. Tập quán canh tác
Người nông dân Việt Nam canh tác chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm đúc rút
được trải qua bao đời làm nông nghiệp. Do vậy, để thay đổi phương thức sản xuất của
mình, người nơng dân cần phải có thời gian và lượng kiến thức đủ để họ nhận thức sự
cần thiết phải thay đổi cho phù hợp với các loại hình sản xuất cũng như phù hợp với yêu
cầu của sản xuất nông nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Nhưng trên
thực tế, đối với sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng, ln ln
phải cập nhật và áp dụng các phương thức sản xuất mới, hiện đại hơn để tăng năng suất,
để thoát khỏi lạc hậu, để bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ.

b. Chính sách
Chính sách, thể chế của Nhà nước, của chính quyền địa phương cũng có tầm ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của các ngành sản xuất lúa gạo.

14


Một chính sách nới lỏng, thơng thống, linh hoạt trong tín dụng, khuyến nơng,
thuỷ lợi, tiếp cận khoa học kỹ thuật… sẽ giúp người nông dân mạnh dạn đầu tư sản
xuất, mở rộng quy mơ diện tích.
Ngược lại, một chính sách quá chặt chẽ, ràng buộc, thụ động sẽ cản trở bước
đầu tư của người dân.
c. Vốn
Bất cứ hoạt động nông nghiệp nào cũng cần vốn. Theo nghĩa chung, vốn là giá trị
của toàn bộ đầu vào, bao gồm: những tài sản, vật phẩm, tiền dùng trong sản xuất kinh
doanh. Ruộng đất cũng có thể được coi như một loại vốn. Do tính chất đặc biệt của vốn
này mà đất đai được xem xét như một nguồn lực riêng biệt.
Vốn trong nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong sản xuất và kinh doanh. Nó là
yếu tố cơ bản của q trình sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Vốn là điều kiện để cho
người nông dân thực hiện tốt các khâu mua và sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản
xuất như mua phân bón, mua giống, bán sản phẩm… Quy mô và chất lượng của vốn là
điều kiện tiên quyết cho người sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất của mình, khai thác
tốt các nguồn lực sản xuất khác.
d. Thị trường tiêu thụ và giá cả
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ, giá cả của nơng sản ảnh hưởng rất nhiều đến tâm
lý của người sản xuất lúa gạo. Khi thị trường lúa gạo ổn định, giá cả được giữ vững ở
mức cao sẽ kích thích người dân gia tăng sản xuất, đầu tư thâm canh có hiệu quả. Khi thị
trường mất ổn định, giá lúa gạo liên tục biến động sẽ tạo ra tâm lý hoang mang cho
người dân, cản trở việc sản xuất, gây ảnh hưởng tới đời sống người dân và năng suất,
sản lượng chung của ngành và của cả nước.


1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.4.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, nhất là một quốc gia có nền nơng nghiệp là chủ
yếu thì cây lương thực nói chung và cây lúa nói riêng ln được quan tâm hàng đầu.

15


Bởi vì nó khơng những đảm bảo an tồn cho chính nước đó mà cịn đảm bảo lương
thực cho khu vực và cả cộng đồng.
Theo thống kê của FAO năm 2006:
- Có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các Châu lục trên thế giới. Trong đó,
Châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu Á có 30 nước, Bắc Trung Mỹ - 14 nước, Nam Mỹ 13 nước, Châu Âu - 11 nước và Châu Đại Dương - 5 nước.
- Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình
quân xấp xỉ 4,0 tấn/ha.
- Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại
Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha.
- Năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhất là 0,9 tấn/ha
tại IRAQ.
Cây lúa được trồng ở nhiều địa phương và nhiều vùng khí hậu khác nhau. Người
ta cho rằng cây lúa bắt nguồn từ vùng Đông Nam Á. Hiện nay cây lúa đã được gieo
trồng trên một địa bàn khá rộng từ 530 Bắc đến 300 Nam.
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng của các châu lục năm 2006
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

DT

%

NS

%

SL

%

Thế Giới

154324

100

41,1

100

634,6

100

Châu Á


136490

88,44

41,2

100,24

562,5

88,64

Châu Phi

9156,4

5,93

23,4

56,93

21,4

3,37

Châu Mỹ

7518,2


4,87

59,4

144,53

44,7

7,04

Châu Âu

973,9

0,63

50

121,65

4,8

0,76

Châu Úc

184,5

0,12


65,6

159,61

1,2

0,19

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2006)
Theo số liệu thống kê của FAO tại bảng 3 cho thấy, sản xuất lúa tập trung hầu
hết ở châu Á, diện tích lúa Châu Á chiếm 88,44% diện tích lúa của thế giới. Ngồi
châu Á, sản lượng lúa của các châu lục còn lại chỉ chiếm dưới 8%. Ở châu Mỹ khu
vực sản xuất lúa gạo lớn thứ hai và chiếm 7,04% tổng sản lượng lúa gạo toàn cầu,
16


nhưng tập trung phần lớn ở vùng Mỹ Latinh. Sản xuất lúa gạo khu vực châu Phi
đứng thứ ba trên thế giới, chiếm 3,37% và tập trung chủ yếu ở vùng hạ sa mạc
Xahara. Sau cùng là Châu Úc sản lượng lúa gạo không đáng kể chỉ chiếm 0,19%
tổng sản lượng toàn cầu.
Qua bảng số liệu 3, ta đã thấy được cơ cấu diện tích, năng suất, diện tích của
các châu lục. Tuy nhiên, bảng số liệu 4 sẽ cho ta thấy được sự biến động của sản
xuất lúa thế giới từ năm 2002 – 2006.
Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thế giới từ năm 2002 - 2006
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

2002

(triệu ha)
147,6

(tạ/ha)
38,5

(triệu tấn)
569,0

2003

148,1

39,4

584,2

2004

150,2

40,4

607,3


2005

154,5

40,9

631,5

2006

154,3

41,1

634,6

Năm

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, năm 2006)
Về diện tích lúa 2002 – 2006: Nhìn chung diện tích có tăng nhưng khơng đáng kể;
do xu hướng cơng nghiệp hố nên việc mở rộng diện tích gặp nhiều khó khăn. Một mặt,
do đất trồng trọt dùng để mở rộng xây dựng công nghiệp, nhu cầu đất ở ngày càng tăng
do dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến quy mơ mở rộng diện tích trồng lúa. Theo nghiên
cứu của FAO, trong 15 – 20 năm tới diện tích canh tác ở Nam Á sẽ giảm dần từ mức
0,051 ha/người cịn 0,029 ha/người.
Về năng suất, nhìn chung vẫn tăng dần theo các năm. Năm 2002, năng suất 38,5
tạ/ha, đến năm 2006 năng suất tăng lên 41,1 tạ/ha; tăng 2,6 tạ/ha. Qua đó cho thấy,
năng suất tăng do quá trình thâm canh của các nước cải thiện, KHKT phát triển nên
việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất được mở rộng. Về sản lượng cũng
tăng, từ năm 2002 – 2005 tăng 65,6 triệu tấn, tương ứng 11,5%.

Trong một vài thập kỷ vừa qua, sản xuất lúa gạo của thế giới đã có nhiều tiến
bộ đáng kể như diện tích và năng suất tăng lên nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng
cho năng suất và sản lượng của nó. Chính vì vậy việc ứng dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng những giống mới, bón phân hợp lý, phịng trừ
sâu bệnh kịp thời, hệ thống thuỷ lợi cũng như áp dụng máy móc, cơng nghệ sau thu

17


hoạch vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao của thế giới trước
sức ép về gia tăng dân số là vấn đề cần thiết.
1.4.2 Tình hình sản xuất lúa trong nước
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở
các nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam...
cây lúa đã có mặt từ 3.000 - 2.000 năm trước cơng nguyên. Tổ tiên chúng ta đã
thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được
những tiến bộ như ngày nay [14]. Có thể coi Việt Nam là cái nôi của sự phát triển
cây lúa nước, và trên thực tế Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế
giới. Do vậy, tình hình sản xuất lúa gạo đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập và đời
sống của hàng chục triệu người dân cũng như ảnh hưởng tới an ninh lương thực, xuất
khẩu, sự ổn định chính trị xã hội trong nước.
Hiện nay, diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 dến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình
46 ha, sản lượng dao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ
2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm. Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha, phấn
đấu năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ở
mức 3,5- 4 triệu tấn gạo chất lượng cao.
Biểu đồ 1: Diện tích, sản lượng lúa cả nước qua các năm 1990-2009
Sản lượng lúa cả nước từ 1990-2009

Diện tích lúa cả nước từ 1990-2009


20000

3500

18000

Lúa
đơng
xn
Lúa hè
thu

Diện tích

2500
2000
1500

Lúa
mùa

1000
500

16000

Lúa đơng
xn


14000
Sản lượng

3000

12000

Lúa hè
thu

10000
8000

Lúa mùa

6000
4000
2000

Năm
2008

2005

2002

1999

1996


1993

1990

0

0

Năm

Nhìn vào bảng 5 cho thấy, diện tích sản xuất lúa của nước ta có chiều hướng
giảm dần từ năm 2000 đến năm 2007. Năm 2000, diện tích gieo trồng lúa cả năm
7666,3 nghìn ha; nhưng đến năm 2007, diện tích gieo trồng lúa chỉ cịn 7207,4
nghìn ha, chỉ trong vịng 7 năm diện tích sản xuất lúa cả nước giảm 458,9 nghìn
ha, chiếm 6,4% tổng diện tích năm 2007. Năm 2008, diện tích gieo trồng lúa có
xu hướng tăng lên. Tổng diện tích gieo trồng cả nước là 7414,3 nghìn ha, tăng
18


206,9 nghìn ha, tương ứng với 2,87% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2009, diện
tích gieo trồng lúa cũng tăng lên 7440,1 nghìn ha .
Sản lượng qua các năm có chiều hướng tăng lên. Năm 2000, sản lượng lúa mới chỉ
đạt 32529,5 nghìn tấn; nhưng đến năm 2009, sản lượng cả nước đã đạt 38895,5 nghìn
tấn, tăng lên 6,366 nghìn tấn, chiếm 19,57% tổng sản lượng lúa nước ta năm 2000.

19


Bảng 5: Diện tích và sản lượng lúa của cả nước từ năm 1990 – 2009 (Nguồn: www.gso.gov.vn)
Chỉ tiêu

Năm
ĐVT
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Tổng số
6042,8
6302,8
6475,3
6559,4
6598,6
6765,6

7003,8
7099,7
7362,7
7653,6
7666,3
7492,7
7504,3
7452,2
7445,3
7329,2
7324,8
7207,4
7414,3
7440,1

Diện tích
Chia ra
Lúa ĐX
Lúa HT
Nghìn ha
2073,6
1215,7
2160,6
1382,1
2279,0
1448,6
2323,6
1549,1
2381,4
1586,1

2421,3
1742,4
2541,1
1984,2
2682,7
1885,2
2783,3
2140,6
2888,9
2341,2
3013,2
2292,8
3056,9
2210,8
3033,0
2293,7
3022,9
2320,0
2978,5
2366,2
2942,1
2349,3
2995,5
2317,4
2988,4
2203,5
3013,1
2368,8
3060,7
2358,3


Lúa mùa
2753,5
2760,1
2747,7
2686,7
2631,1
2601,9
2478,5
2531,8
2438,8
2423,5
2360,3
2225,0
2177,6
2109,3
2100,6
2037,8
2011,9
2015,5
2032,4
2021,1

Tổng số
19225,1
19621,9
21590,4
22836,5
23528,2
24963,7

26396,7
27523,9
29145,5
31393,8
32529,5
32108,4
34447,2
34568,8
36148,9
35832,9
35849,5
35942,7
38725,1
38895,5

Sản lượng
Chia ra
Lúa ĐX
Lúa HT
Nghìn tấn
7865,6
4090,5
6788,3
4715,8
9156,3
4907,2
9035,6
5633,1
10508,5
5679,4

10736,6
6500,8
12209,5
6878,5
13310,3
6637,8
13559,5
7522,6
14103,0
8758,3
15571,2
8625,0
15474,4
8328,4
16719,6
9188,7
16822,7
9400,8
17078,0
10430,9
17331,6
10436,2
17588,2
9693,9
17024,1
10140,8
18325,5
11414,2
18696,3
11184,1


Lúa mùa
7269,0
8117,8
7526,9
8167,8
7340,3
7726,3
7308,7
7575,8
8063,4
8532,5
8333,3
8305,6
8538,9
8345,3
8640,0
8065,1
8567,4
8777,8
8985,4
9015,1

20



×