Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Bài giảng atlas thực tập giải phẫu bệnh phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.18 MB, 68 trang )

Ykhoaonline.com


Chủ nhiệm bộ môn :
Giảng viên :

Gs.Ts.Bs. NGUYỄN SÀO TRUNG
Ts.Bs. ÂU NGUYỆT DIỆU
Ths.Bs. BÙI THỊ HỒNG KHANG
Ths.Bs. HUỲNH NGỌC LINH
Bs.CKII. TRƯƠNG CÔNG PHIỆT
Ths.Bs. NGUYỄN ĐÌNH TUẤN
CN. LÊ THỊ THANH HUYỀN
CN. TRIỆU THỊ XUÂN THU


Ykhoaonline.com


LỜI NÓI ĐẦU
Tập bài giảng - Atlas thực tập
Giải phẫu bệnh được soạn ra nhằm giúp học
viên có thể nắm bắt được các mục tiêu thực tập
trước khi vào lớp, nhờ vậy có thể tận dụng tối đa
thời gian ít ỏi của mỗi buổi thực tập 2 tiết cho
việc tìm kiếm và quan sát các mục tiêu này trên
tiêu bản. Cuối tập sách này là danh sách tổng
kết các mục tiêu thực tập, cũng là đáp án cho 4
dạng câu hỏi của kỳ thi thực tập kết thúc khóa
học: Tế bào gì?, Cấu trúc gì?, Hiện tượng gì?,
Chất gì?. Các hình ảnh đại thể trong tập sách


đã được chọn lọc để cho thấy những tính chất
tương đối đặc trưng của tổn thương, học viên
cần ghi nhớ để trả lời cho dạng câu hỏi thứ
năm, Hình ảnh bệnh lý gì?.


Ykhoaonline.com


MỤC LỤC
******
1. Nốt Tophi bệnh Gút
2. Hạch nhiễm carbon
3. Chuyển sản gai cổ tử cung (CTC)
4. Nghòch sản nặng– carcinôm tại chỗ CTC
5. Viêm ruột thừa cấp
6. Viêm loét da mãn tính
7. Viêm lao hạch
8. Sẹo lồi
9. Tăng sản cục tuyến giáp
10. Tăng sản tuyến tiền liệt
11. Nêvi nội bì
12. U nhú da
13. U mỡ
14. Mô tuyến tụy lạc chỗ
15. Carcinôm tế bào gai của da
16. Carcinôm tế bào gai di căn hạch
17. Carcinôm tế bào đáy của da
18. Carcinôm tế bào gai không sừng hóa CTC
19. U tuyến ống ruột già (RG)

20. Carcinôm tuyến RG
21. Carcinôm tuyến RGø di căn hạch
22. Carcinôm tuyến RG di căn gan
23. Carcinôm tuyến RG di căn phổi
24. Xơ gan
25. Carcinôm tế bào gan
26. Carcinôm tuyến dạ dày mặt nhẫn
27. Carcinôm tuyến mặt nhẫn di căn hạch
28. Carcinôm TB gai ở phổi
29. Carcinôm tiểu phế quản phế nang
30. Carcinôm tuyến giáp dạng nhú
31. Carcinôm tế bào sáng của thận
32. Sarcôm sợi
33. Sarcôm cơ trơn di căn gan
34. Sarcôm xương
35. U lành sợi – tuyến vú
36. Biến đổi sợi bọc tuyến vú
37. Carcinôm ống tuyến vú xâm nhập
38. U cơ trơn lành tính thân tử cung
39. U quái trưởng thành buồng trứng
40. Nhau nước toàn phần
41. Hạch tăng sản nang
42. Hạch tăng sản xoang
43. Limphôm nguyên bào miễn dòch
44. Limphôm Hodgkin
Danh sách các mục tiêu thực tập Giải phẫu bệnh
Lòch thực tập

1
4

7
10
13
17
22
25
27
31
33
36
38
40
43
46
49
51
53
55
58
61
64
68
71
74
77
80
83
86
89
92

94
97
100
103
107
110
113
117
119
121
123
126
129
134


Ykhoaonline.com


1

NỐT TOPHI BỆNH GÚT
Là 1 tổn thương đặc trưng của bệnh gút, có dạng nốt-cục, thường xuất hiện quanh các
khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân. Nốt tophi được hình thành do sự lắng đọng ngoại bào của
các tinh thể urát trong mô mềm quanh khớp, kích thích mạnh phản ứng viêm mãn tính và hóa
sợi. Nốt tophi nằm nông có thể loét ra da và rỉ dòch.
Đại thể: Nốt tophi có dạng nốt-cục, xuất hiện quanh các khớp nhỏ của ngón tay và bàn
tay (hình 1)

Hình 1: Nốt tophi quanh các khớp ngón tay

Vi thể:
Mục tiêu cần tìm:
1. Các đám tinh thể urát lắng đọng ngoại bào
2. Các tế bào của phản ứng viêm mãn tính xung quanh đám urát: Đại thực bào,
limphô bào, đại bào ăn dò vật
3. Phản ứng hóa sợi: nguyên bào sợi, sợi collagen

Quan sát tiêu bản với vật kính (VK) 4, nốt tophi gồm các đám tinh thể urát to nhỏ không
đều, mầu xám- tím nhạt, được bao quanh bởi mô sợi có thấm nhập các tế bào viêm mãn tính
(hình 2).
Với VK 10 và VK 40, ta thấy đám urát được viền bởi các đại thực bào và đại bào ăn dò
vật. Đại thực bào có hình đa diện, nhiều bào tương, nhân bầu dục nằm lệch qua 1 bên. Đại bào
ăn dò vật có kích thước rất lớn, chứa nhiều nhân hình bầu dục, rải đều trong bào tương. Giữa các
đám urát là mô sợi tăng sinh, gồm các nguyên bào sợi là những tế bào hình thoi có nhân hình
bầu dục hoặc hình thoi và ít bào tương; phân bố giữa các sợi collagen mầu hồng (hình 3).
Tìm các tiểu tónh mạch trong mô sợi để thấy các limphô bào thấm nhập từ trong lòng
mạch vào mô xung quanh (hình 4).


2

Hình 2: 1- Các đám tinh thể urát lắng đọng ngoại bào; 2- Mô sợi có thấm nhập tế
bào viêm mãn tính.

Hình 3: 1- Đám tinh thể urát; 2- Đại thực bào; 3-. Đại bào ăn dò vật; 4- Nguyên bào sợi;
5- Sợi collagen; 6- Tiểu tónh mạch.

Ykhoaonline.com



3

Hình 4: 1- Urát; 2- Đại bào ăn dò vật; 3 -Nguyên bào sợi ; 4- Sợi collagen;
5- Tiểu tónh mạch; 6- Limphô bào.


4

HẠCH NHIỄM CARBON
Là hậu quả của tình trạng hít phải bụi than, thøng gặp ở cư dân các thành phố có tình
trạng ô nhiễm không khí nặng, người nghiện thuốc lá. Bụi than lọt đến phế nang sẽ được đại
thực bào phế nang “ăn”; các đại thực bào ứ đầy bụi than di chuyển ngược lên tiểu phế quản hô
hấp, xuyên thành và chui vào mạch bạch huyết để đến các hạch quanh phế quản và hạch rốn
phổi.
Đại thể :
Một hạch nhiễm carbon ở rốn phổi có mầu đen như hắc ín (hình 1).

Hình 1: Hạch nhiễm carbon ở rốn phổi xẻ đôi cho thấy mặt cắt mầu đen như hắc ín.
Vi thể:
Mục tiêu cần tìm:
1. Đại thực bào ứ đọng carbon, tập trung trong các xoang bạch huyết của hạch
(xoang dưới vỏ, xoang quanh nang, xoang tủy).
2. Nang limphô thứ cấp trong vùng vỏ hạch.
Lưu ý: Học viên cần ôn lại cấu tạo mô học của hạch limphô.

Với VK 4, quan sát các thành phần cấu tạo mô học bình thường của hạch như vỏ bao
sợi, vách ngăn sợi vào vùng vỏ, vùng vỏ với các nang limphô thứ cấp, vùng cận vỏ, vùng tủy,
các xoang bạch huyết dưới vỏ, xoang quanh nang và xoang tủy (hình 2).

Ykhoaonline.com



5

Hình 2: 1- Vỏ bao sợi; 2- Xoang dưới vỏ; 3- Xoang quanh nang ; 4- Nang limphô thứ cấp.
Với VK 10, quan sát trong xoang dưới vỏ và xoang quang nang thấy có chứa rất nhiều
đại thực bào ứ đọng carbon (hình 3) .

Hình 3: 1. Vỏ bao sợi; 2. Các đại thực bào ứ đọng carbon.


6
Quan sát với VK 40, đại thực bào ứ đọng carbon là những tế bào lớn, nhân hình bầu dục
hoặc hình khía lõm như quả thận, nằm lệnh bên, bào tương nhiều mầu hồng nhạt, có chứa các
hạt bụi than nhỏ mầu nâu đen (hình 4).

Hình 4: 1. Đại thực bào ứ đọng các hạt bụi than trong bào tương; 2. Limphô bào

Ykhoaonline.com


7

CHUYỂN SẢN GAI CỔ TỬ CUNG
Cổ tử cung (CTC) gồm cổ ngoài được bao phủ bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa, và
cổ trong bởi biểu mô trụ đơn tiết nhầy. Nơi nối tiếp giữa biểu mô cổ ngoài và cổ trong được gọi
là đường tiếp hợp gai–trụ, nằm ngay lỗ ngoài CTC ở trẻ gái chưa dậy thì. Ở phụ nữ trong độ tuổi
hoạt động sinh dục, sự phát triển của CTC làm biểu mô tuyến cổ trong lộn ra ngoài, tạo ra vùng
lộ tuyến CTC, đẩy đường tiếp hợp gai - trụ ra xa khỏi lỗ ngoài CTC. Để thích nghi với môi trường
mới có tính axít trong âm đạo, biểu mô trụ đơn trong vùng lộ tuyến sẽ chuyển sản gai thành biểu

mô lát tầng nhờ hoạt động tăng sản của các tế bào dự trữ; kết cục tái tạo 1 đường tiếp hợp gaitrụ mới về đúng vò trí ban đầu; vùng chuyển sản gai còn được gọi là vùng chuyển dạng (hình 1).

Hình 1: A- CTC ở trẻ gái chưa có vùng lộ tuyến; B- Sự hình thành vùng lộ tuyến làm đường tiếp
hợp gai-trụ bò đẩy xa khỏi lỗ ngoài CTC; C- Hoạt động chuyển sản gai kết cục đã tái tạo ra 1
đường tiếp hợp gai-trụ mới (đường chấm chấm mầu xanh) tiến gần đến lỗ ngoài CTC.


8
Đại thể:
Vùng lộ tuyến cổ trong CTC có mầu đỏ tươi, chứa những vùng chuyển sản gai mầu
hồng lợt tương tự biểu mô cổ ngoài CTC (Hình 1 C).
Vi thể:
Mục tiêu cần tìm:
1. Biểu mô trụ đơn của vùng lộ tuyến cổ trong CTC.
2. Biểu mô chuyển sản gai.
Lưu ý: Học viên cần ôn lại cấu tạo mô học của cổ tử cung.
Quan sát tiêu bản với VK 4 và VK 10, biểu mô trụ đơn bình thường của cổ trong CTC ở
vùng lộ tuyến là 1 lớp tế bào hình trụ có nhân lệch về cực đáy, bào tương cực đỉnh chứa đầy
chất nhầy; biểu mô này gấp nếp sâu xuống dưới mô đệm tạo ra các tuyến cổ trong CTC; giữa
lớp tế bào trụ và màng đáy có các tế bào dự trữ phân bố rải rác (hình 2).
Với VK 40, quan sát dọc theo lớp biểu mô trụ đơn bề mặt, ta thấy hiện tượng chuyển sản
gai bắt đầu với sự tăng sản các tế bào dự trữ, tạo thành 1 lớp tế bào liên tục (tương ứng với lớp
đáy của biểu mô lát tầng) nằm bên dưới lớp tế bào trụ đơn, hình thành 1 biểu mô chuyển sản
gồm 2 lớp tế bào (hình 3).
Các tế bào của lớp đáy lại tiếp tục tăng sản, tạo thành các lớp mới tương ứng với các lớp
trung gian của biểu mô lát tầng, hình thành 1 biểu mô chuyển sản gồm nhiều lớp tế bào gai (tế
bào đa diện, bào tương nhiều và ái toan); lớp tế bào trụ đơn bò đẩy lên trên cùng. Khi các tế bào
trụ này bong tróc, sẽ để lại một biểu mô lát tầng giống biểu mô cổ ngoài CTC; quá trình chuyển
sản gai từ biểu mô trụ đơn tiết nhầy thành biểu mô lát tầng đã hoàn tất (hình 4).


Hình 2: 1- Lớp tế bào trụ đơn tiết nhầy; 2- Tế bào dự trữ nằm rải rác; 3- Mô đệm.

Ykhoaonline.com


9

Hình 3: 1- Tế bào dự trữ tăng sản thành 1 lớp liên tục; 2- Tuyến cổ trong CTC.

Hình 4: 1- Tế bào trụ đơn bò đẩy lên bề mặt; 2- Tế bào trụ đơn đã bong tróc;
3- Các lớp tế bào gai; 4- Màng đáy; 5- Mô đệm.


10

NGHỊCH SẢN NẶNG – CARCINÔM TẠI CHỖ CỔ TỬ CUNG (CIN 3)
Tổn thương nghòch sản và carcinôm CTC thường xuất phát từ vùng chuyển dạng là do
hoạt động tăng sản và chuyển sản tại đây khiến nó dễ bò tác động bởi các tác nhân sinh u (HPV
được xem là nhân tố chính). Nghòch sản là tình trạng rối loạn tăng sinh tế bào, biểu thò bởi sự rối
loạn đònh hướng sắp xếp của các tế bào, thay đổi kích thước - hình dạng của tế bào và nhân,
bất thường về vò trí của phân bào. Đối với biểu mô lát tầng, tùy theo các biến đổi nói trên còn
giới hạn ở 1/3 dưới,1/3 giữa hoặc đã lên tới 1/3 trên của chiều dày biểu mô, phân biệt ra 3 mức
độ nghòch sản: nhẹ, vừa và nặng; khi toàn bộ chiều dày biểu mô kể cả lớp bề mặt cũng bò biến
đổi thì tổn thương được gọi là carcinôm tại chỗ. Nghòch sản được xem là tổn thương tiền ung thư
vì nghòch sản nặng có thể chuyển thành ung thư. Ở CTC, nghòch sản nặng và carcinôm tại chỗ
CTC được xếp chung vào tổn thương tân sinh trong biểu mô mức độ 3 (CIN 3) và được xử trí
giống nhau (cắt bỏ bằng vòng điện, khoét chóp).
Đại thể: Hình ảnh đại thể của CTC có chứa CIN 3 có thể cũng giống như một cổ tử
cung bò lộ tuyến chuyển sản gai thông thường; để phát hiện sớm, cần tiến hành tầm soát đònh
kỳ bằng phết mỏng Papanicolaou (hình 1).


Hình 1: Hình ảnh cổ tử cung chứa CIN 3 không khác viêm lộ tuyến chuyển sản gai.
Vi thể:
Mục tiêu cần tìm:
1. Biểu mô lát tầng của cổ ngoài cổ tử cung : lớp đáy, các lớp trung gian, lớp bề mặt
2. Tổn thương nghòch sản nặng: hướng sắp xếp của các lớp tế bào trung gian thẳng
góc với màng đáy, tế bào có hình dạng và kích thước thay đổi khác nhau, nhân
tăng sắc méo mó, phân bào tăng và không còn giới hạn ở lớp đáy, nhưng lớp tế
bào bề mặt vẫn có nhân dẹt giống biểu mô lát tầng bình thường.
3. Carcinôm tại chỗ : hình ảnh nghòch sản chiếm toàn bộ chiều dày của biểu mô, lớp
tế bào bề mặt có nhân tăng sắc méo mó.
Lưu ý: học viên cần ôn lại cấu tạo mô học biểu mô lát tầng của cổ ngoài CTC.

Ykhoaonline.com


11
Quan sát tiêu bản với VK 4, biểu mô lát tầng cổ ngoài CTC gồm lớp đáy, các lớp trung
gian và lớp tế bào bề mặt. Vùng biểu mô nghòch sản bắt mầu đậm hơn do hoạt động tăng sinh
tế bào mạnh, mật độ tế bào cao. Giữa 2 vùng biểu mô là mô đệm sợi của CTC, thấm nhập các
tế bào viêm mãn tính (hình 2).

Hình 2: 1- Biểu mô lát tầng bình thường cổ ngoài CTC; 2- Tổn thương nghòch sản
nặng - carcinôm tại chỗ; 3- mô đệm sợi CTC thấm nhập tế bào viêm mãn tính.
Với VK 40, biểu mô lát tầng bình thường cổ ngoài có đònh hướng sắp xếp của các lớp tế
bào trung gian song song với màng đáy; lớp tế bào bề mặt có nhân dẹt (hình 3).

Hình 3: Biểu mô tầng bình thường cổ ngoài CTC. 1- Lớp tế bào bề mặt; 2- Các lớp
trung gian; 3- Mô đệm



12
Vùng biểu mô nghòch sản nặng có đònh hướng sắp xếp của các lớp trung gian thẳng góc
với màng đáy, kích thước và hình dạng tế bào thay đổi, nhân tăng sắc méo mó, phân bào tăng
và xuất hiện ở cả 1/3 trên của biểu mô; tuy nhiên lớp tế bào bề mặt vẫn có nhân dẹt giống biểu
mô lát tầng bình thường (hình 4).

Hình 4: Nghòch sản nặng CTC, hình ảnh nghòch sản lên tới 1/3 trên của biểu mô nhưng
lớp tế bào bề mặt vẫn có nhân dẹt như biểu mô lát tầng bình thường (mũi tên).
Ở vùng carcinôm tại chỗ, hình ảnh nghòch sản chiếm toàn bộ bề dày biểu mô; nhân của
lớp tế bào bề mặt cũng tăng sắc, méo mó (hình 5).

Hình 5: Carcinôm tại chỗ, nhân lớp tế bào bề mặt cũng méo mó, tăng sắc (mũi tên).
Ta thấy vùng nghòch sản nặng và carcinôm tại chỗ nằm nối tiếp xen kẽ nhau, vì vậy
chúng được xếp chung vào tổn thương CIN 3.

Ykhoaonline.com


13

VIÊM RUỘT THỪA CẤP TÍNH

Là 1 cấp cứu ngoại khoa thường gặp, cần chẩn đoán sớm và điều trò kòp thời để tránh
biến chứng thủng gây viêm mủ phúc mạc có thể gây tử vong. Viêm ruột thừa cấp thường xảy ra
ở độ tuổi thanh niên, nam nhiều hơn nữ.
Đại thể: ruột thừa sưng to, phù nề, các mạch máu sung huyết nổi rõ dưới thanh mạc,
dòch xuất tơ huyết đóng thành giả mạc trên bề mặt thanh mạc; xẻ đôi ruột thừa thấy mủ chảy ra
từ trong lòng ruột thừa (Hình 1).


Hình 1: 1- Mạch máu sung huyết nổi rõ dưới thanh mạc; 2- Giả mạc đóng trên bề mặt.
Vi thể:
3 đặc điểm mô học chính của viêm cấp là sung huyết động, phù viêm và thấm nhập tế
bào mà chủ yếu là các bạch cầu đa nhân trung tính.
Mục tiêu cần tìm:
1. Hiện tượng sung huyết
2 . Hiện tượng phù viêm:
- Dòch xuất thanh huyết
- Dòch xuất xuất huyết
- Dòch xuất tơ huyết
- Dòch xuất mủ
3. Hiện tượng thấm nhập bạch cầu đa nhân
4. Hiện tượng hoại tử niêm mạc
Lưu ý: Học viên cần ôn lại cấu tạo mô học của ruột thừa
Quan sát bằng mắt trần, tiêu bản gồm 3 lát cắt: 1 lát cắt ngang nhỏ, 1 lát cắt ngang lớn và 1
lát cắt dọc qua đầu mút ruột thừa (hình 2).


14

Hình 2: Tiêu bản viêm ruột thừa. 1- Lát cắt ngang nhỏ;
2- Lát cắt ngang lớn; 3- Lát cắt dọc.
Với VK4, quan sát lát cắt ngang nhỏ, cấu tạo thành ruột thừa gồm 4 lớp: lớp niêm mạc
với các tuyến Lieberkühn, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ trơn và lớp thanh mạc; trong mô đệm của
lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc, có các nang limphô. Mặt ngoài thanh mạc có 1 lớp dòch
xuất tơ huyết (hình 3).

Hình 3: 1- Nang limphô trong lớp dưới niêm mạc; 2- Dòch xuất tơ huyết.
Chuyển sang VK 10 và VK 40 quan sát lát cắt ngang lớn và lát cắt dọc để thấy:
1. Hiện tượng sung huyết động: thấy rõ ở 1/2 ngoài của thành ruột thừa, các tiểu tónh

mạch giãn rộng, chứa đầy hồng cầu (hình 4).

Ykhoaonline.com


15

Hình 4: 1- Tiểu tónh mạch sung huyết giãn rộng, chứa đầy hồng cầu; 2- Bạch
cầu đa nhân thấm nhập mô đệm ngoài mạch; 3- Dòch xuất xuất huyết;
4- Dòch xuất thanh huyết.
2. Hiện tượng phù viêm, biểu thò bởi sự hiện diện của các dòch xuất (dòch phù viêm):
- Dòch xuất thanh huyết: các đám bắt mầu hồng, trong mô đệm ngoài mạch (hình 4).
- Dòch xuất xuất huyết : các đám hồng cầu trong mô đệm ngoài mạch (hình 4, 5).
- Dòch xuất mủ trong lòng ruột thừa, cấu tạo chủ yếu bởi các bạch cầu đa nhân thoái hóa
(có nhân múi vỡ vụn), hồng cầu và đại thực bào (hình 6).
- Dòch xuất tơ huyết, tạo thành giả mạc bám ngoài mặt thanh mạc ruột thừa, cấu tạo bởi
lưới sợi tơ huyết bắt màu đỏ, giữa các mắt lưới có hồng cầu và bạch cầu (hình 3, 5).

Hình 5: 1- Tiểu tónh mạch sung huyết giãn rộng; 2- Dòch xuất xuất huyết;
3- Dòch xuất tơ huyết .


16

Hình 6: 1- Vùng niêm mạc bò hoại tử; 2- Dòch xuất mủ; 3- Tuyến Lieberkühn.
3. Hiện tượng thấm nhập bạch cầu đa nhân: ở các tiểu tónh mạch sung huyết, các bạch
cầu bám vào bề mặt tế bào nội mô (hiện tượng tụ vách) và xuyên qua thành mạch để thấm
nhập vào mô đệm ngoài mạch (hình 7 ).
4. Hiện tượng hoại tử niêm mạc: lớp niêm mạc ruột thừa có những chỗ bò hoại tử, không
còn thấy biểu mô bề mặt và các tuyến Lieberkühn; thay vào đó là các đám chất hoại tử tạo bởi

xác tế bào chết, bạch cầu và hồng cầu (hình 6).

Hình 7: 1- Bạch cầu đa nhân tụ vách ở tiểu tónh mạch; 2- Bạch cầu thấm nhập
mô đệm ngoài mạch.

Ykhoaonline.com


17

VIÊM LOÉT DA MÃN TÍNH
Da bò viêm loét kéo dài nhiều tuần nhiều tháng, do tác nhân gây viêm còn tồn tại hoặc
do phản ứng sửa chữa của cơ thể bò rối loạn ( ở người mắc bệnh bệnh tiểu đường, suy dinh
dưỡng, thiếu vitamin…)
Đại thể: Vết loét có kích thước vài cm, bờ ổ loét hơi gồ lên do hoạt động tăng sinh tái tạo
của lớp biểu bì; bề mặt ổ loét lổn nhổn dạng hạt mầu đỏ, dễ chảy máu khi đụng đến, có thể có
thêm dòch xuất mủ hoặc dòch xuất tơ huyết khi ổ loét bò bội nhiễm với các tác nhân gây viêm cấp
tính. (Hình 1)

Hình 1: Ổ viêm loét da mãn tính.
Vi thể:
Viêm mãn tính có hai đặc điểm mô học chính là thấm nhập tế bào đơn nhân và tăng
sinh mô liên kết - mạch máu.
Mục tiêu cần tìm:
1. Hiện tượng thấm nhập tế bào đơn nhân :
- Limphô bào
- Tương bào
- Đại thực bào
2. Hiện tượng tăng sinh mô liên kết - mạch máu
- Nguyên bào sợi

- Mạch máu tân sinh
Lưu ý: Học viên cần ôn lại cấu tạo mô học của da

Quan sát tiêu bản với VK 4, tại ổ loét không còn thấy biểu mô lát tầng nhưng ở bờ ổ loét,
biểu mô này tăng sinh dầy lên (hình 2). Bề mặt ổ loét bò bội nhiễm, có hình ảnh của viêm cấp
tính, chồng lên trên tổn thương viêm mãn tính nằm sâu hơn ở bên dưới. Ổ loét được phủ một lớp
dòch xuất tơ huyết. Với VK 10 và 40 quan sát vùng tổn thương viêm cấp tính có hiện tượng sung
huyết, phù viêm và thấm nhập bạch cầu đa nhân trung tính trong mô đệm. (Hình 3)


18

3

5
4

2

5
1
Hình 2: 1- Bờ ổ loét hơi gồ lên do biểu bì tăng sinh tái tạo; 2- Ổ loét; 3- Dòch xuất
tơ huyết; 4- Vùng viêm cấp tính.; 5- Vùng viêm mãn tính

2

7

1


3

5
4

6

Hình 3: 1- Dòch xuất tơ huyết; 2- Dòch xuất thanh huyết; 3- Sung huyết; 4- Xuất huyết;
5- Thấm nhập bạch cầu đa nhân trung tính; 6- Mạch máu tân sinh; 7- Tương bào

Ykhoaonline.com


×