Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Ôn tập Giải Phẫu Bệnh (4) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.47 KB, 8 trang )

Ôn tập Giải Phẫu Bệnh (4)
Câu 13: Thế nào là viêm mạn tính , các hiện tượng xảy ra trong viêm mạn
tính cho ví dụ và mô tả một hình ảnh của viêm mạn tính
Bài làm
1. Định nghĩa
+ Viêm mãn tính là loại viêm kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, hay tái phát,
tác nhân gây viêm xâm nhập, tấn công nhiều lần, tồn tại lâu trong tổ chức.
+ Các tế bào trong viêm mãn khác hẳn so với viêm cấp, bao gồm các đại
thực bào, tương bào, tế bào lympho, chúng có quan hệ mật thiết với quá trình hình
thành tổ chức hạt và xơ hoá
2. Hình ảnh
a) đại thể
- Ổ loét (loét dạ dày)
- Ổ ap-xe (viêm tuỷ xương, ứ mủ lồng ngực)
- Ổ viêm hạt (lao phổi)
- Thành tổ chức dày lên (viêm túi mật, viêm ruột Crhon)
- Xơ hoá tổ chức . ở giai đoạn đầu, các tế bào tăng sinh làm tạng to ra. Sau
đó tạng viêm mãn teo nhỏ, bề mặt sần sùi do bị các tổ chức xơ co kéo, vỏ tạng
dính, khó bóc tách, mặt cắt cứng chắc màu vàng nhạt hoặc xám nhợt nhạt, trên mặt
cắt có các thớ sợi tập trung thành ổ hoặc lan tràn
b) Vi thể
- Các tế bào viêm mãn (macrophage, plasmocyte, lymphocyte) xâm nhập ,
có thể thấy một số eosinophyle nhưng không thấy có neutrophyl, một số đại thực
bào nhập vào làm một tạo thành tế bào khổng lồ nhiều nhân
- Hình ảnh của tổ chức xơ non phát triển từ tổ chức hạt. Có sự tăng sinh của
các mạch máu tân tạo, các nguyên bào sợi, sợi collagen.
- Có thể gặp hình ảnh hoại tử tổ chức, hình ảnh dịch rỉ viêm không hay gặp
3. Các hiện tượng xảy ra trong viêm mãn
- Hiện tượng thường gặp là phản ứng tăng sinh bao gồm :
+ Tế bào tăng sinh mạnh : nhất là các tế bào của tổ chức liên kết
+ Biến dạng tế bào : tức là một số loại tế bào biến đổi hình dạng để


thực hiện chức năng mới (thực bào, tạo kháng thể )
+ Huy động tế bào : điều chuyển các tế bào từ nơi khác tới ổ viêm,
trong hiện tượng này có sự phối hợp giữa các tế bào trong viêm mãn tính.
Trong ổ viêm mạn, luôn có các tế bào lympho B và T xâm nhập. Chúng tiết
ra các chất hoá học gọi là cytokin có tác dụng :
- thu hút các đại thực, các lympho bào khác tới ổ viêm
- kích thích đại thực bào bắt và giết chết vi khuẩn
- những chất trung gian hoá học trong viêm gây giãn mạch tăng tính
thấm
- Phá huỷ tế bào đích
- Sản xuất Interferon γ chống virus
Ngoài ra, còn có các hiện tượng khác như sự hoại tử , thoái hoá tổ chức, sự
xơ hoá tổ chức (các đám tế bào xơ phát triển thay thế các tế bào nhu mô)
Câu 14: Thế nào là viêm hạt, mô tả hình ảnh của một ổ viêm hạt nói chung,
giải thích tại sao có hình ảnh viêm hạt đó
Bài làm
1.Định nghĩa
- Viêm hạt là một tổn thương viêm mãn tính, tổn thương có xu hướng khư
trú, tạo thành các hạt nhỏ. Các tế bào viêm được lấy từ tổ chức nhiều hơn là từ tế
bào máu.
2. Hình ảnh vi thể của một ổ viêm hạt nói chung và giải thích
- Ổ hoại tử thường có hình tròn hoặc bầu dục, có nhiều lớp tế bào , làm
thành những hàng bảo vệ ngăn cản các tác nhân gây viêm lan tràn và tiêu diệt
chúng. Từ trong ra ngoài , ổ viêm hạt bao gồm 5 thành phần :
a) Trung tâm là một tổ chức hoại tử. Đây là kết quả tất yếu của một số
tế bào khi bị tác nhân gây viêm tấn công (độc tố vi khuẩn, hoá chất )
b) Nằm sát tổ chức hoại tử là lớp tế bào Langhans (tế bào khổng lồ), là
những tế bào to, nhiều nhân, nhân xếp thành hình móng ngựa hoặc vành khăn,
chúng là những tế bào dạng biểu mô hoà màng với nhau tạo thành. Mục đích của
sự tạo thành các tế bào này nhằm làm tăng khả năng thực bào các vi sinh vật

c) Lớp tế bào dạng biểu mô : các tế bào đứng sát nhau, làm thành nhiều
hàng tế bào giống như biểu mô, tế bào có hình đế giày , bào tương nhiều , nhạt
màu. Tb dạng biểu mô có nguồn gốc từ tổ chức bào , tế bào liên kết, làm nhiệm vụ
thực bào
d) Lớp các tế bào lympho : có nhiệm vụ chế tiết kháng thể , tiêu diệt vi
sinh vật và tác nhân gây viêm khác
e) Tổ chức xơ nằm ngoài cùng, có tác dụng khư trú ổ viêm , bao gồm
các tế bào sợi, sợi tạo keo
Kết luận
• Viêm hạt là một viêm mãn nên phản ứng chủ yếu là phản ứng
tăng sinh bao gồm tăng sinh tế bào, biến dạng tế bào (tế bào tổ chức biến thành tế
bào dạng biểu mô, tế bào dạng biểu mô biến thành tế bào Langhans), di chuyển tế
bào tới ổ viêm (di chuyển tế bào lympho, thực bào)
• Kết cấu nhiều lớp của ổ viêm hạt là hợp lí, nhằm khư trú , cô lập,
tiến tới loại trừ tác nhân viêm .
Câu 15 : Mô tả hình ảnh của một nang lao điển hình, Giải thích tại sao lại có
hình ảnh tổn thương đó
Bài làm
Hình ảnh vi thể của một nang lao điển hình bao gồm 5 lớp từ trong ra ngoài
:
+ Hoại tử bã đậu : tổ chức hoại tử thuần nhất, màu trắng ngà, trông
giống bã đậu
+ Lớp tế bào Langhans khổng lồ có nhiều nhân, nhân phân bố hình
vánh khăn hoặc móng ngựa
+ Lớp tế bào dạng biểu mô : tế bào hình đế giày, nhiều bào tương sáng
màu giống tế bào biểu mô
+ Lớp tế bào lympho : tế bào nhỏ , bắt màu đậm , bào tương ít
+ Lớp tế bào sợi :gồm những nguyên bào sợi, tế bào sợi, các sợi tạo
keo
Câu 16: Tổ chức hạt là gì, mổ tả hình ảnh của một tổ chức hạt, nêu quá trình

hình thành hạt của một vết thương
Bài làm
1. Định nghĩa tổ chức hạt
- Tổ chức hạt là tổ chức liên kết non, màu hồng, lăn tăn ở đáy vết thương
hoặc ổ viêm , có nhiều mạch máu tân tạo, nguyên bào sợi, sợi tạo keo phát triển
nhằm thay thế tổ chức đã mất, lấp đày vết thương hoặc ổ viêm , dần dần biến vết
thương hay ổ viêm trở thành tổ chức sẹo tồn tại lâu trong cơ thể.
2. Hình ảnh đại thể của một tổ chức hạt
- Đó là những hạt nhỏ màu hồng, nằm trên bề mặt các vết thương, ổ viêm .
Người ta phân biệt tổ chức hạt “đẹp” là tổ chức hạt màu hồng, trên bề mặt không
có chất hoại tử ; tổ chức hạt “xấu” , ngược lại, có màu sắc kém tươi hơn, trên bề
mặt có chất hoại tử
3. Hình ảnh vi thể
- Tổ chức hạt là sự phát triển của tổ chức liên kết. Các tế bào liên kết phát
triển từ 2 bờ hoặc từ đáy của vết thương hoặc ổ viêm. Nếu nhìn từ trên xuống, tổ
chức hạt được chia thành 5 lớp :
a) Lớp hoại tử tơ huyết : nằm ngay trên bề mặt vết thương, trong lớp
này có nhiều tổ chức hoại tử, các mảnh vụn tế bào , nhiều bạch cầu đa nhân trung
tính thoái hoá thành tế bào mủ, nhiều sợi tơ huyết
b) Lớp thứ 2 là lớp viêm cấp tính ,mô liên kết chứa nhiều dịch phù,
xâm nhập nhiều bạch cầu trung tính, đại thực bào, các mạch mau xung huyết giãn
rộng, lòng chứa nhiều hồng cầu, bạch cầu
c) Lớp thứ 3 là lớp có nhiều mạch máu tân tạo, phân bố như các nan
quạt toả lên bề mặt các vết thương. Các mạch máu này có thành mỏng, nhiều khi
chỉ là những tế bào nôịi mô tập trung lại mà chưa có hồng cầu bên trong. Xung
quanh các mạch máu là tổ chức liên kết non, với nhiều nguyên bào sợi, sợi
collagen. Các nguyên bào sợi cũng như các mạch máu có xu hướng sắp xếp vuông
góc với bề mặt vết thương
d) Lớp tiếp theo là tổ chức liên kết trưởng thành, nghĩa là không có
nguyên bào sợi mà chỉ có các tế bào sợi, cùng với các bó sợi collagen, các mạch

máu thành dày. chúng thường nằm song song với bề mặt vết thương
e) Lớp thứ 5 ở dưới cùng là lớp sẹo, có ít tế bào , nhiều sợi collagen,
một số mạch máu, các tế bào viêm mãn tính (lymphocyt, plasmocyt )và các hạt
sắc tố.

4. Quá trình thành sẹo của một vết thương (sự sửa chữa)
- Hình ảnh nổi bật của sự sửa chữa là tăng sinh mạch máu, nguyên bào sợi,
tổng hợp collagen. Quá trình được điều khiển bằng sự có mặt của các “yếu tố phát
triển” là những protein trọng lượng phân tử thấp.
- Diễn biến của quá trình sửa chữa như sau :
+ Những mạch máu trong khu vực lân cận bị kích thích sẽ phát triển vào
trong vùng tổn thương, nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các tế bào tham gia
quá trình sửa chữa(macrophage,fibroblast,myofibroblast ). các đại thực bào bắt
đầu tiến hành dọn sạch dịch rỉ viêm và tổ chức bị huỷ hoại.
+ Các fibroblast, myofibroblast tăng sinh và biệt hoá thành tế bào sợi, tế
bào cơ, tổng hợp các bó collagen, chúng cùng với hệ thống mạch máu tân tạo dần
dần lấp đầy vùng tổ chức bị tổn thương. Thành phần và cấu trúc của tổ chức hạt
mô phỏng lại tổ chức bình thường tồn tại trước đó.
- Quá trình vết thương , ổ viêm có nhiều dịch rỉ viêm được thay thế bằng tổ
chức hạt được gọi là sự tổ chức hoá.
+ Tổ chức hạt phát triển từ dưới lên, các bó sợi collagen sắp xếp theo
hướng nhất định nhằm làm tăng tính đàn hồi và tăng sức chịu co kéo. Cuối cùng,
tất cả các tế bào và bó sợi đều nằm song song với bề mặt.
+ Khi bề mặt vết thương được phủ kín bằng biểu mô thì các mạch máu
biến mất dần, làm cho sẹo chuyển sang màu trắng nhợt, những thành phần phụ
thuộc da như nang lông, chân tóc, tuyến mồ hôi thường không phát triển trở lại
được. Vùng tổn thương chuyển dần thành sẹo.
Câu 17: Mô tả hình ảnh vi thể và đại thể của một ổ loét DD mạn tính , kể các
biến chứng của ổ loét DD
Bài làm

1. Định nghĩa
- Loét dạ dày , tá tràng là một tổn thương mất tỏ chức , tạo một lỗ khuyết ở
dạ dày, qua cơ niêm , vào lớp cơ, có thể tới thanh mạc hoặc xuyên qua thanh mạc.
Nếu tổn thương chỉ ở lớp niêm mạc thì gọi là vết trợt.
2. Hình ảnh đại thể
- Loét dạ dày mạn hay gặp ở bờ cong bé, loét tá tràng thường gặp ở thành
trước, khúc 1 , ổ loét tá tràng lớn gấp 3 lần ổ loét dạ dày.
- Thường hay gặp bệnh nhân chỉ có một ổ loét, song cũng có thể có 2 ổ, ổ
loét thường bé nhưng cũng có thể gặp các ổ loét rất to.
- Ổ loét có hình tròn hoặc bầu dục, bờ ổ loét gọn, có thể có niêm mạc nhô
vào trong lòng ổ loét. Bờ ổ loét thoai thoải tạo cho ổ loét có hình lòng chảo, niêm
mạc quanh ổ loét phù nề hoặc có những qui tụ (đối với những ổ loét cũ). Thường
thì tổ chức xơ phát triển làm cho đáy ổ loét trở nên cứng
- Những ổ loét nhiều tháng nhiều năm gọi là ổ loét xơ chai. Nếu thủng qua
cả thanh mạc, ổ loét có thể được tổ chức gan, tuỵ ở lân cận lấp kín lại.
3. Vi thể
Một ổ loét dạ dày mãn thường có 4 lớp :
+ Lớp hoại tử : thường có các mảnh vụn tế bào , xác bạch cầu, sợi tơ
huyết
+ Lớp phù tơ huyết : có sự xâm nhiễm của các tế bào không đặc hiệu,
có thể có bạch cầu đa nhân.
+ Lớp mô hạt : có nhiều tổ chức liên kết non, sợi tạo keo , mạch máu,
bạch cầu (tức là có phản ứng viêm cấp)
+ Lớp xơ hoá : là một tổ chức xơ sẹo, có thể lan tới thanh mạc, các dây
thần kinh phì đại, nhiều sợi tạo keo, bờ ổ loét có hình ảnh viêm mạn (gặp trong 80
– 100% các trường hợp).
4. Biến chứng :
+ Chảy máu tiêu hoá
+ Thủng dạ dày
+ Hẹp môn vị

+ Ung thư hoá
















×