Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Đối tượng, nội dung và chức năng của văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 25 trang )

BÀI BÁO CÁO MÔN VĂN HỌC
NHÓM 1


DANH SÁCH NHÓM:

1.TĂNG THỊ PHƯƠNG
2. LÊ THỊ THẢO
3. ĐỒNG THỊ DUNG
4. CAM THỊ NHẤT
5. NGÔ THỊ YẾN


SƠ ĐỒ TÓM TẮT TIỂU CHỦ ĐỀ: ĐT, ND và CN của VH.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức sử dụng từ ngữ làm chất liệu...

ĐỐI TƯỢNG

Văn học có đối tượng là thế giới con người và các mối quan hệ đa dang của con người với thực tại.

Đối tượng của văn học là toàn bộ hiện thực khách quan cuộc sống con người.

Nội dung của văn học không đồng nhất với đối tượng của văn học:

Nội dung của văn học là cuộc

NỘI DUNG

sống được ý thức về mặt tư
Nội dung văn học tương đồng với đối tượng của nó


tưởng, tình cảm và giá trị, gắn
liền với một quan niệm về

Nhận thức

chân lí đời sống, cảm hứng
thẩm mĩ và thiên hướng đánh

Giáo dục

CHỨC NĂNG

Thẩm mĩ
Giao tiếp

giá


CHỦ ĐỀ 2:
LÍ LUẬN VĂN HỌC
I.ĐỐI TƯỢNG, NÔI DUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA
1. ĐỐI TƯỢNG
2. NÔI DUNG
3. CHỨC NĂNG.

VĂN HỌC.


1. ĐỐI TƯỢNG CỦA VĂN HỌC:


-Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu. Văn học là một
trong số các hình thái chiếm lĩnh thế giới bằng nghệ thuật.
-Văn học cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác có đối tượng là thế giới con người, các quan hệ đa dạng
của con người với thực tại.
-Đối tượng của văn học là toàn bộ hiện thực khách quan trong mối liên hệ sinh động, muôn màu với cuộc
sống con người.


2.NÔI DUNG CỦA VĂN HỌC:
-Nội dung của văn học không đồng nhất với đối tượng của văn học. Nội dung là đối tượng được ý thức,
được tái hiện có chọn lọc, khái quát, đánh giá phù hợp với một tư tưởng về đời sống, một lí tưởng, niềm
tin nhất định đối với cuộc đời.
Đối tượng của văn học tồn tại trong cuộc sống, còn nội dung của
văn học thì tồn tại trong tác phẩm.
-Nội dung văn học tương đồng với đối tượng của nó (tính cách con người,các ý nghĩa đời sống, các kinh
nghiệm quan hệ) nhưng là một chất lượng khác. Những gì đến được với ngòi bút nghệ sĩ đều phải trải qua
dằn vặt, trăn trở, đớn đau hay rung động mãnh liệt. Người xưa nói: “Viết như máu chảy đầu ngọn bút” là vì
vậy. Điển hình như Nguyễn Du phải trải qua “đau đớn” mới viết được Truyện Kiều ...


Đại Thi Hào Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”


Tóm lại, nội dung của văn học là cuộc sống được ý thức về mặt tư tưởng và giá trị, gắn liền với
một quan niệm về chân lí đời sống, với cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giá. Nhận
thức nội dung của văn học, ý thức được những ưu thế riêng của văn học, cho phép nó có thể
đáp ứng những nhu cầu xã hội phổ biến mà các hình thái ý thức xã hội khác không đáp ứng
được.



3. CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC:
*Khái niệm:
- Văn học (nghĩa rộng): là tên gọi chung mọi tác phẩm bằng ngôn ngữ nói hay viết.
- Văn học (nghĩa hẹp): là văn học nghệ thuật, tức các sáng tác ngôn từ, tưởng tượng, biểu
hiện tình cảm con người như thơ, tiểu thuyết, tản văn, kịch...




CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC:

- Chức năng nhận thức
- Chức năng giáo dục
- Chức năng thẩm mĩ
- Chức năng giao tiếp
- Chức năng giải trí.


a.

Chức năng nhận thức của văn học:

- Văn học cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống:
Văn học cung cấp tri thức, mang đến sự hiểu biết cho con người. Nhưng văn học không như
các môn khoa học khác, nhận thức hiện thực theo kiểu phân môn mà phản ánh cuộc sống
trong toàn bộ tính toàn vẹn của nó.
Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài, người đọc tìm hiểu
thêm nhiều chi tiết lí thú từ hình dáng đến tập tính sống của loài dế mèn, dế trũi, hay bọ
ngựa... Thế giới loài vật trở nên sống động và gần gũi hơn trong mắt người đọc.



Nhà văn Tô Hoài với tác phẩm “Dế Mèn Phiêu lưu kí”


- Văn học là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội. Văn học dễ dàng tái hiện
lại quá khứ, chứa đựng cả những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về lịch sử,
kinh tế, quân sự, văn hóa,...
Ví dụ: Các tiểu thuyết lịch sử như “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung hay “Hoàng Lê
Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái đã đưa ta về với lịch sử, với quá khứ xa xăm của dân
tộc.
“Chí Phèo” của Nam Cao, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố...phản ánh quá trình phá sản, bần cùng
hóa của người nông dân đang diễn ra một cách khốc liệt.


- Văn học còn giúp ta tìm hiểu thân phận của con người, khám phá các tinhs cách xã hội của
một giai đoạn, một xã hội, một tầng lớp, một giai cấp...
“Truyện Kiều” cũng dựng lại một xã hội nhơ bẩn, xem đồng tiền hơn cả con người, lấy sự vạn
năng của đồng tiền để xoay chuyển cả thế gian vùi dập con người...
- Văn học giúp con người tự nhận thức chính mình và cuộc sống.
Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần kết tinh
trong thế giới đối tượng, khơi gợi khả năng biến quá trình nhận thức thế giới khách quan
thành quá trình tự nhận thức về bản thân.


- Văn học còn giúp con người tự nhận thức về mình.
- Văn học giúp ta hiểu được giá trị của mình, biết mình phải làm gì và có thể làm gì cho cuộc
sống chung khi cùng hòa mình vào công tác khôi phục đất nước sau chiến tranh, khí thế hừng
hực lẫn tinh thần kiên cường biến chiến trường xưa thành một nông trường xanh tươi trong
“Mùa lạc” của Nguyễn Khải, dòng thơ rỉ máu cua Hàn Mạc Tử...



Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu:


Chân dung các nhà văn tiêu biểu

Nhà văn Nguyễn Khải

Nhà văn Nam Cao

Nhà văn Ngô Tất Tố


b. Chức năng giáo dục của văn học:
- Văn học khơi gợi tư tưởng, tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người.
-Văn học có khả năng hướng thiện, hướng con người đến cái thiện thông qua hình thành quan điểm đạo
đức, khơi gợi tình cảm đạo đức cho con người. Từ hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyền thuyết,
đến cô Tấm, Thạch Sanh trong cổ tích, hình tượng Thúy Kiều, Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên trong truyện thơ
Nôm cho đến hình tượng mẹ Tơm, mẹ Suốt, anh hùng Núp trong văn thơ hiện đại đã ít nhiều ảnh hưởng
mạnh mẽ đến quan niệm đạo đức của lớp lớp thế hệ người Việt Nam.


- Văn học là nơi nuôi dưỡng tình cảm nhân ái:
Những tác phẩm văn học ưu tú luôn khơi dậy trong tâm hồn ta khả năng đồng cảm, làm cho ta biết vui,
biết buồn, dạy cho ta biết yêu, biết ghét, biết khinh bỉ sự phản trắc, cái tẹp nhẹp, tầm thường, lười biếng.
Văn học khơi dậy ở ta niềm tin vào sự tất thắng của cái thiện, niềm tin vào cuộc sống...
- Văn học biến sự giáo dục thành khả năng tự giáo dục, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách. Nhân cách của con
người được hình thành một cách trọn vẹn thông qua văn học. Các hình tượng văn học đã được nhà văn cẩn thận
chọn lọc và gây được xúc cảm tự nhiên trong lòng người đọc. Ta kinh ghét Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến vì
ta nhận ra được bộ mặt thật của chúng qua các động tác thoáng qua: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” hay “Rẽ song đã

thấy Sở Khanh lẻn vào”. Nhờ sự yêu, ghét hay thương cảm


cho các nhân vật mà từ đó, nhân cách dần được hình thành trong người đọc một cách tự giác, dần biến tư
tưởng, tình cảm thoangs qua ấy thành nhận thức của người đọc.
Một đặc điểm khiến văn học dễ dàng đảm nhiệm chức năng giáo dục đó chính là tính cuốn hút của nó. Tác phẩm văn học
hiện ra không phải như người thấy thuyết giáo mà như người đồng hành, người đối thoại với bạn đọc, với khán giả. Những
chân lý, luân lý, đạo đức, tư tưởng, tình cảm mà văn học mang lại không khô khan trừu tượng như triết học hay khoa học mà
rất sống động mà giàu hình ảnh, và được người đọc cảm thụ một cách thích thú.


. Chức năng thẩm mĩ:

-Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bổ ích cho tâm hồn. Đi vào thế giới của văn học, người đọc
hia sẻ buồn vui, sướng khổ với nhân vật. Yêu kẻ này, ghét kẻ kia hoàn toàn không dính dáng đến lợi ích vật
hất người nào ngoài đời. Những giờ phút sống với tác phẩm là những giờ phút tâm hồn trong sáng, thanh
hản nhất. Do đó văn học đem đến cho con người một niềm vui tinh thần hoàn toàn vô tư nhưng không bàng
uan, vô trách nhiệm.

-Văn học còn làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bằng vẻ đẹp ngôn từ, vần điệu, bằng kết cấu
héo léo, lôi cuốn của từng tác phẩm. Nó làm cho tâm hồn chúng ta rung động trước những hình tượng nhân
ật điển hình, trước cách cảm nhận, cách nghĩ của nhà văn chân chính là người có tâm hồn chân thành của
mình để soi sáng những mảnh đời tối tăm, vỗ về người đau khổ, lên tiếng vạch trần cái xấu, cái ác, ca ngợi
hẩm chất cao đẹp...


d. Chức năng giải trí:
-Các tác phẩm lành mạnh, có giá trị nội dung và nghệ thuật cao sẽ đem lại sự thư giãn cho con người sau
những giờ làm việc căng thẳng, góp phần tái tạo sức khỏe và duy trì niềm vui, niềm tin trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy không it người có thói quen tốt là đọc sách và coi sách là món ăn tinh thần không thể

thiếu hàng ngày.
-Các chức năng văn học nêu trên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngay trong chức năng nhận thức đã có
tính giáo dục. Muốn cho hiệu quả nhận thức cao nhất thì cần phải thông qua đặc trưng thẩm mĩ. Ngược lại,
chức năng thẩm mĩ không đơn thuần mang ý nghĩa duy mĩ mà phải phục vụ cho việc thể hiện tốt hai chức
năng nhận thức và giáo dục. Tất cả các chức năng ấy tạo thành tác dụng to lớn của văn học trong việc
không ngừng hoàn thiện phẩm chất cao quý của con người.


Bài làm của nhóm em còn nhiều thiếu sót. Mong cô và các bạn nhận xét, đóng góp
ý kiến cho bài làm của nhóm em được hoàn thiện hơn!

-The and-


*Ý nghĩa, bài học giáo dục :
-Đối với sinh viên:
+ Trang bị cho sinh viên những kiến thức kết tinh qua một hệ thống khái niệm cơ bản về văn học.
+ Là cơ sở bước đầu cho sinh viên trong việc hoc tập các bộ môn như: Lịch sử, phương pháp dạy học
văn...
+ Góp phần tạo tiềm lực cho sinh viên sau khi ra trường có thể giảng dạy tốt môn TV, Văn học ở trường
phổ thông.
+ Rèn cho sinh viên về khả năng giao tiếp có văn hóa, sử dụng ngôn ngữ trở nên mượt mà...
+ Biết đánh giá, lí giải và cảm nhận các hiện tượng đời sống như tình cảm, lẽ sống, tình người, xã hội, tự
nhiên, thiện ác, xấu đẹp...qua các tác phẩm văn học.


-Đối với học sinh tiểu học:
+ Giúp cho học sinh hiểu biết thêm về cuộc sống con người và tự nhiên. Hiểu biết sâu sắc về nét văn hóa
dân tộc VN cũng như nước ngoài qua các tác phẩm trong chương trình học ở Tiểu học.
+ Giáo dục lòng biết ơn cho trẻ, giúp trẻ có những tư cách đạo đức tốt được rèn luyện từ nhỏ.

+ Bồi dưỡng ở các em một tình yêu văn học, ham học hỏi những điều mới lạ, nâng cao kiến thức.
+ Và đặc biệt là biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ.


×