Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Báo cáo hiện trạng cơ sở vật chất và tình hình hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng xã Thạnh Lợi năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.88 KB, 8 trang )

Mẫu 2
UBND XÃ THẠNH LỢI
TRUNG TÂM VĂN HÓA-HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 16 /BC-TTVH-HTCĐ

Thạnh Lợi, ngày 11 tháng 11 năm 2015

BÁO CÁO
Hiện trạng cơ sở vật chất và tình hình hoạt động
của Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng đồng xã
Thạnh Lợi năm 2015
_______
I. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TTVH-HTCĐ
1. Về cơ sở vật chất văn hóa – thể thao – học tập cộng đồng
- Trung tâm chưa có trụ sở riêng, phải mượn hội trường của UBND xã để hoạt
động. Theo quy hoạch TTVH-HTCĐ Thạnh Lợi sẽ được đầu tư mở rộng, nâng cấp
trên nền trụ sở Ủy Ban Nhân dân cũ, sau khi trụ sở Ủy Ban Nhân dân mới xây dựng
xong vào năm 2017.
- Hiện tại TTVH-HTCĐ Thạnh Lợi chưa có đất công để xây dựng mới.
- Các công trình, sân bãi thể thao trên địa bàn xã Thạnh Lợi gồm có: 3 sân bóng
đá ở ấp 1 và ấp 3, 5 sân bóng chuyền ở 5 ấp, 1 sân cầu lông ở trường THCS, 1 sân
tập võ KARATEDO ở trường Mẫu giáo.
- Trang thiết bị cần thiết của Trung tâm:
Trung tâm được trang bị 1 tủ sách (gỗ, kiếng) từ năm 2009 phục vụ nhân dân từ
nguồn trang bị kinh phí ban đầu cho trung tâm, hiện đang đặt tại hội trường để phục
vụ nhân dân nhưng sách và tài liệu còn thiếu nhiều. Hệ thống âm thanh cơ bản phục
vụ Hội nghị, Đại hội nhưng chưa đảm bảo hoạt động văn nghệ.


Ngày tháng nhập
28/02/2009
28/02/2009
28/02/2009
28/02/2009
28/02/2009
28/02/2009
Cộng

Tên gọi
Máy vi tính, Máy in
Tích điện
Tủ hồ sơ (gỗ)
Tủ sách ( gỗ, kiếng)
Bàn làm việc ( gỗ)
Bảng lớn ( PK)

Số lượng
01
01
01
01
01
02

Đơn giá
9.250.000
765.000
3.100.000
2.300.000

1.400.000
600.000
17.415.000

Ghi chú

Từ tháng 2/2009 trung tâm được trang bị 1 máy tính, 1 máy in, 1 tủ hồ sơ gỗ, 1
tủ sách gỗ kiếng, 1 bàn làm việc, 2 bảng lớn PK, nhìn chung cơ sở vật chất cơ bản
đáp ứng tối thiểu nhu cầu học tập của nhân dân trong xã.


2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TTVH-HTCĐ
- Ban quản lý:
TT

Họ và tên

Chức vụ

Chức danh

Trình độ

1

Đoàn Văn Tuấn

Phó Chủ tịch
UBND xã


Giám đốc

Đại học

2

Võ Nhật Bình

Giáo viên

Phó Giám đốc

Đại học

3

Trang Văn Giữ

Truyền thanh

Phó Giám đốc

Trung cấp

4

Trần Văn Nhiều

Chủ tịch Hội
Khuyến học


Phó Giám đốc

Đại học

- Công chức văn hóa xã trình độ Đại học. Ngành nghề chuyên môn đã qua đào
tạo Cử nhân Quản lý Văn hóa
3. Kinh phí hoạt động
a. Kinh phí hoạt động từ Ngân sách nhà nước:
- Hỗ trợ kinh phí ban đầu: 30.000.000 (Ba mươi triệu đồng)
- Hỗ trợ thường xuyên hàng năm: 56.630.000
+ Văn hóa 10.000.000, thể dục thể thao 4.000.000, truyền thanh 20.000.000
+ Học tập cộng đồng 22.630.000 (Cán bộ quản lý Trung tâm và kế toán, thủ
quỹ trung tâm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm – hoạt động (Giám đốc 0.35; các
phó Giám đốc và kế toán, thủ quỹ 0.25), các hoạt động khác như tập huấn, báo cáo
tháng đều được chi công tác phí
b. Kinh phí huy động từ các nguồn khác:
5.000.000 (Năm triệu đồng)
4. Về công tác xã hội hóa
Trong năm Trung tâm VH-HTCĐ đã kêu gọi xã hội hóa, huy động các nguồn
lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cho hoạt động của TTVHHTCĐ với số tiền 5.000.000 (Năm triệu đồng)
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG (Báo cáo kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm
2015 và điền số liệu theo Bảng phụ lục kèm theo)
- 9 tháng đầu năm 2015 Trung tâm VH-HTCĐ Thạnh Lợi đã mở được 39 lớp
với 3120 lượt người tham dự.
- Trong đó:
+ Nghị quyết, pháp luật: 9 lớp với 837 lượt người tham dự
+ Khoa học kỹ thuật: 3 lớp với 83 lượt người tham dự
+ Giáo dục – Đào tạo: 3 lớp với 60 lượt người tham dự
+ Y tế: 6 lớp với 878 lượt người tham dự

+ VH, xã hội: 2 lớp với 78 lượt người tham dự
+ Văn nghệ, TDTT: 6 lớp với 893 lượt người tham dự
2


+ Lĩnh vực khác: 10 lớp với 291 lượt người tham dự
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ
đạo kịp thời của Đảng Ủy, UBND xã.
- Sự phối hợp khá chặt chẽ, kịp thời của Ban ngành đoàn thể xã, ban nhân dân
các ấp.
- Nhu cầu người học của nhân dân trong địa bàn ngày càng được người dân
quan tâm hơn.
2. Khó khăn, hạn chế:
- Do mới thành lập cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn so với nhu cầu của
người học, với hoạt động của Trung tâm. Trang thiết bị phụ vụ cho hoạt động vui
chơi, giải trí không có.
- Kinh nghiệm của cán bộ quản lý Trung tâm còn nhiều hạn chế, việc xây dựng
kế hoạch chưa thật sát với nhu cầu học tập của nhân dân.
- Kinh phí hoạt động còn hạn chế, cũng như tài liệu tham khảo cũng chưa được
trang bị.
- Địa bàn rộng dân cư sống thưa thớt nên việc vận động mở lớp gặp không ít
khó khăn …
3. Nguyên nhân:
- Thiếu cơ sở vật chất.
- Kinh phí hoạt động còn hạn chế.
- Địa bàn rộng, dân cư thưa thớt.
4. Đề xuất, kiến nghị:
Đối với cấp ủy chính quyền cần có sự quan tâm đúng mức lãnh đạo, chỉ đạo

chặt chẽ hơn với việc đầu tư về con người, về cơ sở vật chất và trang thiết bị, cần hỗ
trợ kinh phí hoạt động cho trung tâm văn hóa học tập cộng đồng nhằm góp phần
nâng cao mặt bằng dân trí trong nhân dân.
Đề nghị các cơ sở giáo dục, Hội khuyến học, các tổ chức kinh tế – văn hoá xã
hội, các ngành đoàn thể, các tổ chức khuyến nông … hỗ trợ hoạt động Trung tâm
văn hoá – Học tập cộng đồng.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Những nhiệm vụ trọng tâm:
Củng cố Ban quản lý Trung tâm, triển khai các Quyết định; xây dựng Quy chế
và phân công chịu trách nhiệm các nội dung công việc cho từng thành viên.
Tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của
Trung tâm tạo điều kiện để Trung tâm hoạt động tốt hơn.
Đầu tư máy vi tính kết nối Internet để khai thác các nguồn thông tin phục vụ
các chuyên đề của Trung tâm.
3


Điều tra một số mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở khóm, ấp, các gương gia
đình làm kinh tế giỏi, các gương điển hình, điều tra nhu cầu học tập của người dân.
Thực hiện một số chuyên đề có liên quan đến chuyển giao khoa học kỹ thuật,
kiến thức đời sống và mô hình làm kinh tế giỏi.
2. Nhiệm vụ cụ thể
Tham mưu Đảng Ủy, UBND xã tổ chức Hội nghị sơ kết nhằm đánh giá hiệu
quả hoạt động Trung tâm năm 2015, triển khai quyết định củng cố Ban quản lý, xây
dựng kế hoạch hoạt động năm 2016.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong việc huy động các nguồn lực mua sắm
trang thiết bị cho Trung tâm;
Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn;
Đa dạng hóa nội dung, chương trình và hình thức học tập, tiếp tục mở rộng nội

dung các nhóm chuyên đề: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi; tập trung vào lĩnh vực khoa học công nghệ phục vụ cho công
nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ
của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của
mọi người.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình
giáo dục - Đào tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
Thực hiện tốt các chuyên đề:
- Tuyên truyền pháp luật mới ban hành.
- Tuyên truyền các ngày lễ lớn trong năm;
- Tuyên truyền chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí
Minh”
- Chăm sóc sức khoẻ sinh sản;
- Vệ sinh môi trường;
- Phòng chống các loại dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm;
- Phổ cập giáo dục THPT.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- Đảng ủy xã;
- UBND xã;
- Lưu.

Thạnh Lợi, ngày 11 tháng 11 năm 2015
GIÁM ĐỐC

4


PHỤ LỤC MẪU SỐ 2 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TTVH-HTCĐ XÃ THẠNH LỢI
NĂM 2015

(Kèm theo Báo cáo số: 16/BC-TTVH-HTCĐ ngày 03 tháng 11 năm 2015)

STT

01

02

03

LĨNH VỰC HOẠT
ĐỘNG

LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG

- Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các
ngày lễ lớn (cổ động trực quan: Pano, băng rol, tin bài của
Đài, Trạm truyền thanh…)
Hoạt động văn hóa
- Tổ chức và phối hợp tổ chức các cuộc hội thi, liên hoan
văn nghệ
văn nghệ quần chúng
- Tham gia các cuộc hội thi, liên hoan VNQC do cấp trên tổ
chức
- Tổ chức sinh hoạt định kỳ và thường xuyên các loại hình
CLB văn hóa - văn nghệ như: CLB Hát với nhau, Đờn ca tài
tử, CLB Người cao tuổi, Đọc sách, báo v.v…;
- Tổ chức vui chơi giải trí cho trẻ em. Mở các lớp năng
khiếu: Hội họa thiếu nhi, múa – hát thiếu nhi, thanh niên,
đàn organ, đàn guitare cổ…

Hoạt động thể dục thể - Tổ chức và phối hợp tổ chức các giải thể thao quần chúng
tại địa phương
thao
- Tham gia các giải thể thao do cấp trên tổ chức
- Thành lập và tổ chức hoạt động các CLB thể thao như:
CLB Thể dục dưỡng sinh, CLB Võ thuật, CLB Cầu lông,
CLB Bóng chuyền, CLB Bóng đá, CLB Thể dục thể hình,
Thẩm mỹ, CLB Thể dục nhịp điệu, Aerobic v.v…
- Mở các lớp võ thuật thiếu nhi, các lớp Phổ cập bơi cho trẻ
em v.v…
Phong trào
- Tổ chức Hội nghị sơ kết cuối năm về phong trào

Đơn vị tính
(Cuộc, lượt,
lần, lớp…)
- Lượt
- Bài
- Cuộc
- Lượt
- Lượt

Số lần tổ
chức/lượt
người tham
gia
- 50 lượt
băng rol
- 23 bài
- 1 cuộc/290

người
- 2 lượt/20
người
- 1 lượt/ 29
người

0

0

- Lượt

- 2 lượt/ 470
người
- 4 lượt/ 44
- 9 lượt/ 132
người

- Lượt
- Lượt

- Lớp
0

- 3 lớp/ 134
người
0

Ghi chú



“TDĐKXDĐSVH” và
công tác gia đình

04

Hoạt động giáo dục
cộng đồng

“TDĐKXDĐSVH”
- Phổ biến, tập huấn các văn bản mới ban hành về lĩnh vực
này cho Ban Chỉ đạo xã, Ban Vận động ấp, các Tổ dân
phòng khuyến học, Tổ nhân dân tự quản cộng đồng.
- Tập huấn về thủ tục, trình tự, các bước tiến hành bình xét
gia đình văn hóa; chấm điểm ấp, xã văn hóa nông thôn mới
- Hình thức, nội dung, chương trình tổ chức Ngày hội đại
đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn ấp, xã.
- Tập huấn công tác phòng chống bạo lực gia đình cho Ban
Chỉ đạo xã, Địa chỉ tin cậy, Đường dây nóng, Nhóm, Câu
lạc bộ gia đình phát triển bền vững
- Tổ chức sinh hoạt các CLB Gia đình phát triển bền vững
và các mô hình CLB khác trong Phong trào
- Tổ chức Hội nghị sơ kết giữa kỳ và cuối giai đoạn kế
hoạch phòng chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của
Tỉnh
- Tuyên truyền hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3);
Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo
lực với phụ nữ (25/11) hàng năm; Tháng phòng, chống bạo
lực gia đình (tháng 11)


- Cuộc

- 1 cuộc/ 41
người

- Lớp

- 1 lớp/ 50
người
- 5 cuộc/ 235
người
- 1 lượt/ 5
người

- Hội thao
- Lượt
- Lượt
0

- 45 lượt/ 675
người
0

0

0

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật (An toàn giao thông, an - Lượt
toàn thực phẩm…)
- Tổ chức các cuộc hội thi…


- Cuộc

- Các lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục…

0

- 1 lượt/ 295
người

- 1 cuộc/ 34
người
- Tập huấn các chuyên đề
- Lớp
- 3 lớp/ 213
Lớp
chứng
- 1 lớp/ 12
- Tổ chức dạy ngoại ngữ (ngoại ngữ A, B, câu lạc bộ tiếng
Anh); tin học các loại (tin học văn phòng, phổ cập tin học) chỉ B Tin học người

0

6


05

Công tác khuyến học
khuyến tài, xây dựng

xã hội học tập

- Các lớp dạy nghề ngắn, dài hạn

- Lớp

- Mở lớp (phối hợp) trong khuyến nông, khuyến công

0

- 2 lớp/ 69
người
0

- Mở lớp tuyên truyền: XDXHHT cụ thể là tuyên truyền - Cuộc
GĐHT, DHHT, CĐHT và ĐVHT.

- 8 cuộc/ 156
người

- Mở lớp tuyên truyền: thí điểm thực hiện mô hình - Cuộc
XDXHHT (GĐHT, DHHT, CĐHT, ĐVHT).

- 3 cuộc/ 81
người

- Triển khai tập huấn: ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ - Lớp
học tập suốt đời.

- 1 lớp/ 14

người

- Mở lớp tập huấn: nhằm bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng 0
công tác Hội.

0

0

0

- Mở lớp tập huấn cho cán bộ Chi hội Khuyến học cơ sở.

- Mở cuộc họp phối hợp với các ngành ở xã: “Phát động - Cuộc
phong trào nuôi heo đất khuyến học” trong Ngành Giáo dục
và Tổ Dân phòng khuyến học…
- Tổ chức cuộc họp: Phát động phong trào tuần lễ hưởng
ứng học tập suốt đời.

4 cuộc

- 1 cuộc/ 275
người

981

7




×