CHƯƠNG TRÌNH LỄ KHAI MẠC
TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI NĂM 2015
Kính thưa quý vị đại biểu, quý khách dự, cùng các em học sinh thân mến. Mở
đầu chương trình lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2015 hôm nay
là tiết mục …………………………………. do …………………………….. lớp …..
… trình bày
Xin cám ơn
Tiếp theo là bài hát ……………………………….. do …………………………
Tiếp theo chương trình là bài …………………….. do …………………………
Xin cám ơn các em
Kính thưa quý vị đại biểu, quý khách dự. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng dạy: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận
với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới
ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học
và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Qua lời dạy của Người chúng ta thấy rõ được việc
học tập suốt đời đối với mỗi con người là rất quan trọng, sự học cần gắn liền với
chúng ta cả cuộc đời. Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và
nhân dân trong xã, hôm nay Trung tâm Văn hóa – Học tập Cộng đồng phối hợp với
trường THCS Thạnh Lợi long trọng tổ chức Lễ khai mạc “Tuần lễ hưởng ứng học
tập suốt đời năm 2015” với chủ đề: “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên
đọc nhiều sách hay”, đó là lý do của buổi lễ hôm nay.
Về dự với lễ khai mạc chúng ta hôm nay, chúng tôi xin trân trọng được giới
thiệu:
Ông (Bà): ……………………………………………………..
Ông (Bà): ……………………………………………………..
Ông (Bà): ……………………………………………………..
Thầy: …...……………………………………………………..
Thầy …………………………………………………………...
Thầy……….……………………………………………………
Cô ……. …………………..……………………………………
Cùng tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh của trường đề nghị hoan nghênh
chung.
Kính thưa quý vị. Để mở đầu cho chương trình lễ khai mạc hôm nay xin trân
trọng kính mời thầy Nguyễn Tấn Tài - Phó Chủ tịch Hội khuyến học xã Thạnh
Lợi lên phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2015, xin kính mời thầy.
Xin chân thành cám ơn thầy.
Kính thưa quý vị, mỗi người đều có cơ hội để được học tập và rèn luyện. Đó là
những cơ hội gì? Sau đây xin kính mời thầy Võ Nhật Bình – Phó Giám đốc Trung
tâm Văn hóa – Học tập Cộng đồng Thạnh Lợi, đại diện cơ sở cung cấp cơ hội học
tập suốt đời cho mọi người lên phát biểu ý kiến. Xin trân trọng kính mời thầy.
Xin cám ơn thầy.
Nhờ học và chỉ có học mới giúp chúng ta có nghề nghiệp và thu nhập ổn định,
thoát nghèo, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Sau đây xin được giới thiệu và
kính mời cô, Võ Thị Kim Huệ – Giáo viên trường THCS Thạnh Lợi, tốt nghiệp
Cao đẳng sư phạm và về phục vụ tại địa phương, được xem là 1 trong những người
thành đạt, đại diện cho người học phát biểu hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời”, xin
kính mời cô.
Xin chân thành cám ơn cô.
Để mỗi người có điều kiện học tập suốt đời thì trường học đóng vai trò rất quan
trọng trong suốt quá trình dài hình thành nhân cách và cung cấp kiến thức. Để hưởng
ứng “Tuần lễ học tập suốt đời” năm nay, xin kính mời thầy Nguyễn Tấn Tài – Hiệu
trưởng trường THCS Thạnh Lợi, đại diện các trường học trên địa bàn có đôi lời
phát biểu hưởng ứng. Xin trân trọng kính mời thầy.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn thầy.
Kính thưa quý vị đại biểu, quý khách dự, cùng các em học sinh thân mến.
Trong “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”, thì người cần tác động nhiều nhất chính
là các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, để xem các em nhận thức như thế
nào về vấn đề này, sau đây xin mời em Nguyễn Thị Thanh Thanh h/s lớp 8A1, đại
diện cho các em học sinh có đôi lời chia sẻ, mời em.
Xin cám ơn em, chúc em ngày càng chăm ngoan, học giỏi hơn nữa.
Chương trình lễ khai mạc “Tuần lễ hưởng ứng học tâp suốt đời năm 2015” đến
đây là kết thúc, xin chân thành cám ơn quý vị đại biểu, quý khách dự, quý thầy cô
cùng các em học sinh đã đến dự. Xin kính chúc quý vị đại biểu, quý khách dự, quý
thầy cô cùng các em học sinh dồi dào sức khỏe, trân trọng kính chào./.
PHÁT BIỂU HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ HTSĐ (THCS)
Kính thưa Ông, Bà:......................................................
Kính thưa quý thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh thân mến ! Theo
quý vị được biết.
Nhân dân ta có một truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay, đó là một nét đẹp
văn hóa trong tâm hồn của mỗi con người. Dân tộc ta coi trọng việc học, dù khó khăn
đến đâu cũng cố gắng khắc phục để được học.
Cũng như lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta sinh thời Người hết sức
chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người nói :"Tôi có một ham muốn. Ham muốn
đến tột cùng là làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành". Người từng dạy:" Dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải cố gắng thi
đua dạy tốt học tốt".
Việc học hành là quyền lợi là nghĩa vụ không chỉ của riêng ai, không chỉ giới
hạn ở một độ tuổi nào. Mục đích học tập, chương trình học tập, loại hình học tập thì
phong phú đa dạng. Thời gian học ngắn, dài khác nhau, nơi học, địa điểm học vì vậy
mà cũng đa dạng. Độ tuổi học tùy theo loại hình học tập mà quy định hoặc không quy
định. Nhưng dù bất kỳ loại hình học tập nào thì nhu cầu học tập của mỗi con người là
không có giới hạn về thời gian và tuổi tác đó chính là việc học suốt đời của mỗi con
người.
H«m nay, trong không khí cả nước hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời năm
2015 với chủ đề: “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách
hay”. Tôi xin được thay mặt cho thầy cô giáo và các em học sinh xin hưởng ứng tuần
lễ học tập suốt đời bằng những việc làm cụ thể như sau:
Thầy cô giáo luôn luôn học tập, trau dồi nghiệp vụ, thi đua dạy tốt và dạy học
ngày càng có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương học tập và học tập suốt đời.
Các em học sinh:
Đi học chuyên cần, không bỏ tiết, đi học đúng giờ, nghỉ phải có đơn xin phép
nghỉ học.
Chăm chỉ học tập, học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu
xây dựng bài.
Thi đua học tập thật tốt; giành nhiều điểm 9 điểm 10, biết giúp đỡ, chia sẻ cùng
nhau tiến bộ.
Luôn kính trọng thầy cô giáo, chan hoà với bạn bè.
Thực hiện tốt mọi nội quy, quy định của nhà trường.
Có như thế việc học tập của chúng ta mới có kết quả tốt.
Luôn luôn học tập tốt, vận động bạn bè và mọi người cùng tham gia học tập
suốt đời để có nghề nghiệp và lao động ngày càng có hiệu quả đúng như chủ đề của
tuần lễ hướng ứng học tập suốt đời.
Cuối cùng tôi xin gửi tới quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo lời kính chúc sức
khỏe, hạnh phúc! Chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi đạt nhiều điểm tốt.
Xin chân thành cảm ơn!
PHÁT BIỂU CỦA ĐẠI DIỆN NGƯỜI HỌC
HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
Kính thưa: quý đại biểu, quý khách dự, quý thầy cô cùng các em học sinh
thân mến!
Học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Học là quá
trình tiếp nhận kiến thức, kĩ năng để phát triển tâm hồn, trí tuệ và nhân cách. Ở bất cứ
nơi đâu ta cũng có thể học hỏi: học ở trường, ở lớp, thầy cô bạn bè. Học là để tự
khẳng định mình, học để làm giàu, học để trở thành người có ích cho xã hội.
Hiện nay đất nước đang trên đà phát triển, là một công dân, nghĩa vụ của
mỗi chúng ta là phải đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình, xây dựng đất nước để
Việt Nam có thể phát triển sánh ngang với cường quốc năm châu như lời của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói.
Bản thân tôi ngay sau khi ra trường, một mặt phải phụ giúp công việc gia
đình, mặt khác tôi cũng đã dành nhiều thời gian cho việc học. Do đặt thù công việc và
điều kiện gia đình nên việc học của tôi chủ yếu là tự nghiên cứu, tự học. Bên cạnh đó
tôi còn học hỏi nhiều kinh nghiệm làm ăn từ bạn bè, đồng nghiệp của tôi. Thông qua
quá trình tự học đó đã giúp tôi đứng vững hơn công việc và hiện nay tôi trở thành một
trong những thanh niên thành đạt tại địa phương.
Hôm nay, trong không khí cả nước hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời năm
2015 với chủ đề: “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách
hay”. Tôi xin được thay mặt cho mọi người xin hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt
đời” bằng những việc làm cụ thể:
- Tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ văn hóa, trình độ tay nghề.
- Trao dồi, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, của mọi người
xung quanh để góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
- Tích cực giúp đỡ và tạo điều kiện để mọi người được học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi tới quý đại biểu, quý khách dự, quý thầy cô lời kính
chúc sức khỏe, hạnh phúc! Chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi đạt nhiều điểm
tốt.
Xin chân thành cảm ơn!
PHÁT BIỂU ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
CUNG CẤP CƠ HỘI HỌC TẬP SUỐT ĐỜI NĂM 2015
Kính thưa quý vị!
Dân tộc Việt Nam vốn thông minh và hiếu học. Từ xa xưa, các thế hệ người
Việt Nam luôn coi trọng việc học, coi học tập là nền tảng cho mọi thắng lợi. Truyền
thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch
sử dân tộc. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập
suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt. Người từng nói: “Sự học là vô
cùng”, “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”; “Học hỏi là một việc phải
tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể
tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”. Nói đi đôi với làm, Bác Hồ kính yêu của
chúng ta còn là tấm gương sáng ngời về sự học: Người đã từng vừa tự học, vừa lao
động để kiếm sống, biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không qua một
trường học chính quy nào. Chính từ sự học đó mà Bác đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam
đến bến bờ vinh quang.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng tăng
cao, điều đó kéo theo đòi hỏi tất yếu là mỗi người cần phải tự hoàn thiện mình nhằm
đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống. Và có thể đạt được mục tiêu ấy, tất cả chúng ta
có chung một con đường duy nhất: Học tập suốt đời! Theo bà Ka-tơ-rin Mu-lơ Trưởng văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, thì “Không có công thức chung cho
xây dựng học tập suốt đời ở bất kì một quốc gia nào. Mọi người cần chủ động tìm
kiếm cơ hội học tập cho mình”. Khi giải thích cho con trai vì sao phải học tập suốt
đời, bà đã nói phần lớn mọi người đều nghĩ việc học tập chỉ diễn ra trong trường học,
được thầy cô hướng dẫn. Tuy nhiên, chúng ta cần tận dụng mọi khoảnh khắc trong
cuộc đời để học hỏi, từ đồng nghiệp, bạn bè và môi trường xung.
Kính thưa quý vị
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục của Việt Nam đang
ngày càng phát triển. Từ những kiến thức đã được học tập, tích lũy từ các nhà trường,
mỗi người sẽ hướng tới tương lai của chính mình. Và trong cuộc sống, họ phải tiếp
tục không ngừng học tập. Như vậy, nhà trường chính là môi trường học tập đầu tiên
cho mỗi công dân. Với tư cách đại diện cho một trong các cơ sở cung cấp cơ hội học
tập suốt đời, chúng tôi hứa sẽ cố gắng tích cực tự học, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, cập nhật kiến thức xã hội để từ đó giúp cho người học có điều kiện tốt nhất
để học tập khi có cơ hội. Chúng tôi mong muốn mỗi em học sinh, mỗi người dân có
thể học mọi lúc mọi nơi, mọi lứa tuổi, để cho ai cũng là học trò đồng thời lại là người
thầy, nhằm tạo điều kiện cho người khác học tập, rồi sau đó chính người khác lại giúp
chúng ta học tập.
BÀI PHÁT BIỂU
PHÁT ĐỘNG TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
Kính thưa: Quý đại biểu, quý khách dự, quý thầy cô và các em học sinh thân
mến!
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục và đào tạo vừa là quyền cơ bản
của con người, vừa là chìa khóa của sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định, tăng
trưởng kinh tế - xã hội. Mục tiêu và cũng là giải pháp mang tính thời đại của mọi nền
giáo dục trên thế giới là xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi
người dân. Để giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ thực sự là “quốc sách hàng
đầu” theo chủ trương của Đảng, đồng thời để đất nước phát triển xứng tầm quốc tế thì
bắt buộc chúng ta phải học tập để có nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó thực hiện
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo số liệu thống kê của UNESCO, mặc dù các nước trong cộng đồng quốc tế
đã đầu tư nguồn tài chính và công sức không nhỏ vào các chiến dịch chống mù chữ,
song hiện trên thế giới vẫn còn tới 775 triệu người không biết đọc, biết viết, và 85%
số người mù chữ trên thế giới đang sinh sống tại 41 quốc gia đang phát triển ở châu
Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Trong thông điệp của mình, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc
Ban Ki-Moon nêu bật những thiệt hại to lớn của tình trạng mù chữ, đồng thời nhấn
mạnh rằng, việc cam kết đảm bảo tất cả mọi người đều biết đọc và biết viết “sẽ đề cao
phẩm giá vốn có của mọi cá nhân và thúc đẩy mục tiêu hòa bình toàn cầu”.
Ở Việt Nam, kỷ niệm ngày Quốc tế xóa mù chữ là một dịp tốt để tôn vinh
những tiến bộ đầy ấn tượng mà chúng ta đã đạt được trong việc tăng cường công tác
xóa mù chữ và hướng tới việc đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ về Giáo dục cho mọi
người vào năm 2015. Hiện nay, 96% trẻ em ở Việt Nam đã và đang được học tập tại
các trường tiểu học, điều đó đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình hình
biết đọc, biết viết tại đất nước chúng ta. Đảng, Chính phủ và các tổ chức Liên hiệp
quốc ở Việt Nam đang cố gắng hướng tới con số 4% trẻ em còn chưa tới trường,
nhằm đạt được sự phổ cập tiếp cận giáo dục thực sự cho mọi người Việt Nam.
Kính thưa: Quý đại biểu, quý khách dự!
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2015 với chủ đề: “Chung tay xây
dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay” sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục
ngoài nhà trường nâng cao khả năng cung ứng giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập suốt
đời của người dân; tạo cơ hội cho người dân ở mọi lứa tuổi, nhất là người lớn tuổi
tham gia học tập, đặc biệt là những chương trình bồi dưỡng ngắn hạn như cập nhật
kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống xã hội,
các chương trình giáo dục về kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân. Việc tổ chức Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời là một hình thức
tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về học tập suốt đời và
xây dựng xã hội học tập; là cơ hội để các bộ, ngành, các đơn vị, tổ chức trong và
ngoài nước chia sẻ nghiên cứu về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đồng
thời là dịp để tiếp tục tôn vinh, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của
dân tộc Việt Nam.
Để tất cả mọi người đều có cơ hội học tập, học tập suốt đời nhằm giúp bản thân
thêm vốn kiến thức, điều quan trọng nhất là chúng ta cần có sự cố gắng của mỗi
người: Hãy xác định đúng đắn mục tiêu học tập của mình, từ đó hãy tận dụng mọi
khoảnh khắc trong cuộc đời để học hỏi, từ tất cả các nguồn thông tin của cuộc sống.
Chúng ta tin tưởng rằng: Mỗi cá nhân tích cực sẽ góp phần vào sự phát triển chung
của xã hội. Bên cạnh đó cần có sự đoàn kết chung tay góp sức của tập thể: Trong đó
bao gồm lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các cơ sở giáo dục và các đoàn thể khác trong
xã hội.
Để giúp cho mỗi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn minh
giàu đẹp hơn, tôi kêu gọi mỗi người dân hãy tích cực học tập. Với tinh thần và ý nghĩa
ấy, đại diện cho Hội khuyến học, tôi tuyên bố Phát động tuần lễ hưởng ứng học tập
suốt đời./.
Cuối lời tôi xin chúc quý đại biểu, quý khách dự dồi giàu sức khỏe và
thành đạt. Chúc quý thầy cô giáo hoàn thành tốt nhiệm vụ, chúc các em học sinh
học tập tốt.
Xin cảm ơn!
BÀI PHÁT BIỂU HƯỞNG ỨNG VIỆC
HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA HỌC SINH
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng các bạn học sinh thân mến. Hôm
nay đến với Lễ khai mạc “ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2015”, em xin
được trình bày hiểu biết của em về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời đối với
mỗi con người như sau:
Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta. Ít nhất là nó đã gắn bó
với em được …8 năm. …8 năm với học tập, có người cho nó là niềm vui, niềm hạnh
phúc; có người lại coi nó như nỗi ám ảnh thường trực mỗi khi đến trường; có người
lại coi nó không còn tồn tại trong tâm trí của mình.
Tuy nhiên, đại đa số học sinh hiện nay, bao gồm tôi và các bạn, có nhiều lần
xem chuyện học như một gánh nặng phải đeo bám suốt mấy năm. Những bài tập khó,
những đợt kiểm tra và những bài học khó nuốt, chúng ta thường dùng một kế sách, đó
là: đối phó. Học để đối phó. Rõ ràng, đó không phải mục đích của việc học. “Học để
hiểu biết, học để làm người, học để làm việc và chung sống …”.
Câu nói của tổ chức UNESCO sẽ trở nên vô cùng quen thuộc nếu bạn chịu khó
mỗi khi đi học về, nhìn vào mặt sau của biển hiệu trường. Thậm chí, điều trên còn
quan trọng đến nỗi nếu bạn không xác định được học để làm gì, thì mãi mãi với bạn,
học luôn là cực hình. Bởi, bạn không thể bắn trúng vào mục tiêu khi mà không biết nó
ở đâu. Xác định mục tiêu của bản thân luôn là yếu tố hàng đầu trong học tập. Cuộc
sống của chúng ta hiện nay phụ thuộc vào học tập rất nhiều. Bạn không thể ngồi chờ
điều kì diệu sẽ đến với cuộc đời mình. Định mệnh không phải là vấn đề cơ hội, đó là
vấn đề chọn lựa. Đó không phải là điều được trông chờ, mà là điều mà bạn phải đạt
được.
Điều quan trọng thứ hai sau xác định mục tiêu, là niềm tin. Chính xác hơn là
niềm tin vào chính bản thân mình. Nếu bạn tin rằng bạn không thể học giỏi môn Toán
thì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào khá lên được. Một khi bạn đã chấp nhận sự thật
“phũ phàng” ấy, bạn sẽ vênh vào hàng chục lí do, mà lí do nào cũng mang đầy cơ sở
khoa học: nào là do di truyền, thầy cô dạy chán, chương trình học rắc rối, hay thậm
chí là do đứa bạn ngồi bên chẳng giỏi hơn mình... Hãy nhớ một điều rằng bạn có thể
học bất cứ điều gì cần học để đạt được bất cứ mục tiêu nào tự đặt ra cho mình. Con
người là tuyệt tác của thiên nhiên. Và, kĩ năng học tập là kỹ năng tuyệt tác nhất của
con người. Xin hãy nhớ rằng: “Không một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là
để làm điều gì đó thật đặc biệt cho cuộc đời mình”.
Một khi bạn nghĩ về cuộc sống của mình như thế nào? Thì nó sẽ hiện ra y hệt.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, bằng các phương tiện
khác nhau. Nhưng kĩ năng quan trọng nhất là tự học. Khả năng độc lập trong học tập,
tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh. Dù cho là phương pháp nào đi chăng nữa thì cũng
có một số yếu tố mà bạn nên quan tâm: Giả sử bạn được chọn trong 3 điều sau: tiền
bạc, sức khỏe, tình yêu. Bạn sẽ chọn điều gì quan trọng nhất với bạn? Một số bạn có
tư tưởng hiện thực hóa sẽ chọn tiền bạc. Số khác, giả vở ngây thơ và trong sáng, sẽ
chọn tình yêu. Nhưng ít ai chú ý rằng sức khỏe mới là điều thực sự quan trọng. Ngay
cả trong học tập cũng vậy, khi mà đầu bạn đang đau như búa bổ, tay chân mỏi nhừ và
mắt cứ nhíu lại vì thức quá khuya, bạn sẽ chẳng thể nhét nửa chữ vào đầu.
Luôn hoàn thành bài hôm nay và chuẩn bị tốt bài vở ngày mai. Thời gian chỉ
cho chúng ta đúng một thứ: hiện tại. Nếu khoảng 9h tối, bạn ngồi vào bàn và thấy
hàng đống bài tập, bạn tự hứa với lòng mình:”Thôi, nghỉ chút đã, mai làm vẫn kịp”.
Bạn đi ngủ, dĩ nhiên là một giấc mơ đẹp. Hôm sau, khoảng 9h tối, bạn ngồi vào bàn
và thấy hàng đống bài tập, bạn tự hứa với lòng mình:”Thôi, nghỉ chút đã, mai làm vẫn
kịp”. Hôm kia, cũng vậy, cái vòng lặp đó sẽ lặp mãi không ngừng. Nếu bạn không
chịu thay đổi.
Sắp xếp thời gian hợp lý, chia nhỏ công việc để dễ dàng thực hiện. Giả sử tuần
sau bạn có một bài kiểm tra 1 tiết, nội dung nằm trong 5 bài học. Nếu như bạn chờ
đến sát ngày kiểm tra mới chịu ngồi vào bàn học thì sẽ không hiệu quả. Thay vào đó,
mỗi ngày bạn dành ra 15 phút buổi sáng và 15 phút buổi tối để ôn một trong 5 bài đó,
và dành 20 phút vào ngày cuối cùng để ôn lại toàn bộ. Kết quả sẽ khác. Kiến thức sẽ
được khắc sâu hơn, việc học cũng trở nên dễ dàng hơn, và bạn sẽ không bị áp lực
nhiều.
Đừng bao giờ bỏ cuộc. Thành công không phải là đích đến, nó là một hành trình liên
tục không bao giờ kết thúc. Khi bạn bị ngã, phản ứng đầu tiên là bạn phải cố gượng
dậy; bạn không thể nằm mãi ở nơi mình bị ngã; cuộc sống không đợi bạn.
Tất cả những điều trên sẽ trở nên thừa thãi nếu ngay từ bây giờ, bạn không bắt
tay ngay vào hành động. Dù chỉ là một sự thay đổi nhỏ. Mỗi người có một con đường
riêng. Đừng uổng phí thời gian của chính mình, đừng để phía cuối con đường của đời
mình chỉ toàn là gam màu tối.
Cuối cùng, em xin chúc vị đại biểu, quý thầy cô cùng các bạn học sinh dồi dào
sức khỏe, chúc buổi lễ thành công tốt đẹp.