Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trong điểm phía nam giai đoạn 2002 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------------------

Thái Thanh Thủy

VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƢỜI ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ TẠI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC VÙNG
KINH TẾ TRONG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2002-2011

Chuyên ngành
Mã số chuyên ngành

: Kinh tế học
: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Lê Thị Thanh Loan

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


TÓM TẮT

Luận văn đƣợc thực hiện với mục tiêu nghiên cứu vai trò của vốn con ngƣời đối
với tăng trƣởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
giai đoạn 2002-2011. Trong đó, vốn con ngƣời đƣợc đo lƣờng bằng ba thƣớc đo: số năm
đi học bình quân của lực lƣợng lạo động, chi phí giáo dục bình quân của lực lƣợng lao


động và số lao động hiệu quả bình quân; tăng trƣởng kinh tế đƣợc mô tả bởi tốc độ tăng
tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của các tỉnh, thành phố qua các năm.
Để thực hiện nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu về lý thuyết và
nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây về vai trò và tác động của vốn con ngƣời đến tăng
trƣởng kinh tế.
Nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu từ Cục thống kê của 8 tỉnh, thành phố
thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2002 đến 2011; bộ dữ liệu khảo sát mức
sống hộ gia đình các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008 và 2010 với tổng số 80 quan sát
để đƣa vào mô hình phân tích. Thông qua các phân tích thống kê mô tả và mô hình hồi
quy Random Effect (mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng ngẫu nhiên) với dữ liệu
bảng, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng vai trò và tác động của vốn con ngƣời đến tăng
trƣởng kinh tế của các tỉnh, thành phố. Trong đó, vốn con ngƣời thể hiện qua 03 thƣớc đo
là số năm đi học bình quân của lực lƣợng lao động, chi phí giáo dục bình quân của lực
lƣợng lao động và số lao động hiệu quả bình quân tác động cùng chiều lên tăng trƣởng
kinh tế. Trong quá trình phân tích, nghiên cứu cũng tìm thấy các bằng chứng cho thấy chi
tiêu công của các tỉnh, ảnh hƣởng của doanh nghiệp nhà nƣớc và sản xuất nông nghiệp có
tác động ngƣợc chiều lên tăng trƣởng kinh tế.
Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đã rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết
để các cơ quan quản lý và những nhà hoạch định chính sách có thể phần nào căn cứ vào
đó hoàn thiện các chính sách, quy định nhằm nâng cao việc sử dụng vốn con ngƣời để
góp phần tăng trƣởng kinh tế bền vững.
iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG ........................................................................... vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. viii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: .......................................................................................... 3
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 3
1.4. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu: ................................................................................... 3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................. 3
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu: ...................................................................................................... 4
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ................................................................................................ 4
1.6. Kết cấu luận văn: ................................................................................................................. 4
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận về vốn con ngƣời ........................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về vốn con người ......................................................................................... 5
2.1.2. Đặc tính của vốn con người .......................................................................................... 6
2.1.3. Tác động của vốn con người ............................................................................................. 7
2.1.4. Phân loại vốn con người ................................................................................................... 7
2.1.5. Giáo dục đào tạo với việc hình thành và tích luỹ vốn con người ..................................... 8
2.1.6. Định nghĩa tăng trưởng kinh tế và các nhân tố quyết định tới tăng trưởng. ......................... 10
2.1.7. Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế. ................................................. 11
2.1.8. Đo lường vốn con người. ................................................................................................ 16
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về vốn con ngƣời và vai trò của vốn con ngƣời đối với tăng
trƣởng kinh tế ............................................................................................................................ 20
2.2.1. Các nghiên cứu của thế giới ....................................................................................... 20
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của vốn con người ở Việt Nam .................... 23
Tóm tắt chƣơng 2 ...................................................................................................................... 27
CHƢƠNG 3: CÁC THƢỚC ĐO VỐN CON NGƢỜI, MÔ HÌNH, PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ
LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 28
iv



3.1. Các thƣớc đo vốn con ngƣời ........................................................................................... 28
3.1.1. Số năm đi học bình quân........................................................................................... 28
3.1.2. Thước đo vốn con người dựa trên chi phí giáo dục: .............................................. 30
3.1.3. Thước đo vốn con người dựa trên thu nhập ............................................................ 31
3.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................................................ 34
3.2.1. Dữ liệu bảng .............................................................................................................. 34
3.2.2. Xây dựng mô hình hồi quy ......................................................................................... 37
3.2.3. Xác định và mô tả các biến số ................................................................................... 38
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ................................................................ 39
Tóm tắt chƣơng 3 ...................................................................................................................... 41
CHƢƠNG 4: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC TẠI CÁC
TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ......................... 42
4.1. Tổng quan tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam ................................................................................................................ 42
4.1.1. Tổng quan về diện tích, dân số và lao động ............................................................... 42
4.1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế.................................................................................... 44
4.1.3. Tổng quan về tình hình giáo dục, đào tạo .................................................................. 45
Tóm tắt chƣơng 4 ...................................................................................................................... 48
CHƢƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 49
5.1. Thống kê mô tả: ................................................................................................................. 49
5.1.1. Tổng quan: .................................................................................................................. 49
5.1.2. Vốn con người của các tỉnh, thành phố ...................................................................... 53
5.1.3. Thực trạng kinh tế ở các tỉnh, thành phố .................................................................... 59
5.2. Phân tích ma trận hệ số tƣơng quan .................................................................................. 65
5.3. Kết quả hồi quy .................................................................................................................. 66
Tóm tắt chƣơng 5 ...................................................................................................................... 73
CHƢƠNG VI. KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ........................................... 74
6.1.

Kết luận .......................................................................................................................... 74


6.2.

Các kiến nghị chính sách ................................................................................................ 74

6.3.

Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................... 79

Tóm tắt chƣơng 6 ...................................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 81

v


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG

Bảng 4.1: Diện tích, dân số trung bình, mật độ dân số và lực lƣợng lao động năm 2011 tại
các tỉnh, thành phố ............................................................................................................. 42
Bảng 4.2: Các số liệu về kinh tế năm 2011 của các tỉnh, thành phố ................................. 44
Bảng 4.3: Số trƣờng, giáo viên, học sinh phổ thông và số giáo viên học sinh Cao đẳng,
Đại học năm 2011 tại các tỉnh, thành phố ........................................................................ 45
Hình 4.1: Số năm đi học bình quân của lực lƣợng lao động năm 2002 so với năm 2010 ..........46
Hình 4.2: Chi phí giáo dục bình quân lao động năm 2002 so với năm 2010 ................... 47
Bảng 5.1: GDP bình quân lao động của các tỉnh, thành phố qua các năm........................ 48
Bảng 5.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................ 51
Hình 5.1: Số năm đi học bình quân của lực lƣợng lao động năm 2010 ............................ 54
Hình 5.2: Cơ cấu lao động chia theo trình độ giáo dục năm 2011 .................................... 55
Hình 5.3: Chi phí giáo dục bình quân lao động ở các tỉnh, thành phố .............................. 56
Hình 5.4: Chi phí giáo dục ở mỗi cấp học ở các tỉnh, thành năm 2011 ............................ 57

Hình 5.5: Số lao động hiệu quả bình quân năm 2011 ....................................................... 58
Hình 5.6: GDP năm 2011 và tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2002-2011............................. 59
Hình 5.7: GDP bình quân LĐ 2011 và tốc độ tăng trƣởng của GDP bình quân LĐ ........ 60
Hình 5.8: GDP năm 2011 và GDP bình quân lao động 2011 ........................................... 60
Hình 5.9: GDP và chi tiêu ngân sách nhà nƣớc của các tỉnh thành năm 2011.................. 61

vi


Hình 5.10: GDP và tỷ trọng chi tiêu ngân sách nhà nƣớc trong GDP .............................. 62
Hình 5.11: Tốc độ tăng trƣởng của khu vực nhà nƣớc, GDP và giá trị sản xuất công
nghiệp giai đoạn 2002-2011 .............................................................................................. 62
Hình 5.12: GDP và tỷ trọng khu vực nhà nƣớc trong sản lƣợng công nghiệp 2011 ......... 63
Hình 5.13: Tốc độ tăng trƣởng của GDP và tỷ trọng của khu vực nhà nƣớc trong giá trị
sản xuất công nghiệp, giai đoạn 2002-2011 ...................................................................... 64
Hình 5.14: GDP và tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP năm 2011 ..................... 65
Bảng 5.3: Ma trận tƣơng quan các biến độc lập ................................................................ 66
Bảng 5.4: Kiểm định Hausman cho mô hình ƣớc lƣợng ................................................... 67
Bảng 5.5: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên ............................................ 67

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARG

:

Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế


CNH

:

Công nghiệp hóa

DNNN

:

Doanh nghiệp nhà nƣớc

E

:

Chi phí giáo dục bình quân của lực lƣợng lao động

EL

:

Số lao động hiệu quả bình quân

G

:

Chi tiêu của chính phủ


GDP

:

Tổng sản phẩm trong nƣớc

H

:

Mức vốn con ngƣời

HĐH

:

Hiện đại hóa

K

:

Vốn

L

:

Lao động




:

Lao động

NGTK

:

Niên giám thống kê

R&D

:

Nghiên cứu và phát triển

S

:

Số năm đi học bình quân của lực lƣợng lao động

SOE

:

Ảnh hƣởng của doanh nghiệp nhà nƣớc


TP HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

VHLSS

:

Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam

VKTTĐPN :

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

WB

:

Ngân hàng Thế giới

Y

:

Sản lƣợng

viii



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Vốn con ngƣời có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế vì nó là
một trong các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm. Các mô hình tăng
trƣởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến vai trò của các loại vốn phi vật chất,
trong đó có vốn con ngƣời. Các nguồn lực khác nhƣ vốn vật chất, vốn tài nguyên thiên
nhiên chỉ tồn tại dƣới dạng tiềm năng và chúng chỉ phát huy tác dụng khi kết hợp với vốn
con ngƣời. Vì vậy, vấn đề về vai trò của vốn con ngƣời và tác động của nó đến tăng
trƣởng kinh tế đã và đang đƣợc các quốc gia trên thế giới đầu tƣ nghiên cứu.
Việt Nam đã trải qua những đổi thay to lớn và đạt đƣợc nhiều thành tựu kinh tế xã hội, đƣợc hầu hết các nhà quan sát quốc tế đánh giá cao. Cùng với quá trình chuyển
đổi, tốc độ tăng trƣởng GDP thực tế trong 21 năm qua (1990-2011) đạt bình quân
7,25%/năm và tốc độ tăng trƣởng GDP/ngƣời đạt 5,77%/năm. Tỷ lệ ngƣời dân sống dƣới
ngƣỡng nghèo giảm từ 63,7%/ năm 1993 xuống còn 16.85% /năm 2008 (WB, 2012).
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận đó, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với
những thách thức và khó khăn lớn vì theo nhiều chuyên gia kinh tế, những thành tựu trên
đây của Việt Nam có đƣợc là do công cuộc đổi mới đã huy động đƣợc các nguồn lực
trong nƣớc và thu hút đƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài cho tăng trƣởng kinh tế và xóa đói giảm
nghèo. Tuy nhiên, khi đất nƣớc bƣớc sang thế kỷ XXI, kỷ nguyên của “các nền kinh tế tri
thức”, thì vai trò của vốn con ngƣời với tăng trƣởng kinh tế đã trở thành mối quan tâm
không chỉ của các nhà nghiên cứu mà cả của các nhà hoạch định chính sách trong việc
giải quyết các vấn đề liên quan tới tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam.
Một số dấu hiệu suy giảm tốc độ tăng trƣởng và năng lực cạnh tranh cũng nhƣ
hiệu quả đầu tƣ của nền kinh tế Việt Nam đã khiến các nhà nghiên cứu và hoạch định
chính sách nhận ra rằng, sau một giai đoạn tăng trƣởng nhanh dựa trên tích lũy vốn vật
chất, Việt Nam nên bắt đầu tìm kiếm những mô hình tăng trƣởng kinh tế khác mà trong

1



đó chú trọng hơn tới sự tích lũy vốn con ngƣời, đặc biệt là tại những vùng kinh tế trọng
điểm của đất nƣớc.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) bao gồm 8 tỉnh – thành thuộc cả
miền Đông và miền Tây Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình
Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Chiếm gần 15% dân số, hơn 9%
diện tích, tạo ra hơn 37% GDP, gần 40% kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc, đóng góp gần
60% ngân sách quốc gia, VKTTĐPN là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm
công nghiệp, thƣơng mại, tài chính hàng đầu cả nƣớc. GDP tính theo đầu ngƣời của
VKTTĐPN cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nƣớc; hơn 2,5 lần so với Vùng đồng
bằng sông Hồng, là vùng có GDP đầu ngƣời cao thứ 2 trong nƣớc. VKTTĐPN còn là
vùng có hạ tầng cơ sở tốt nhất, có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nƣớc (NGTK 2011). Đây là
những chỉ số xác định trình độ và lợi thế phát triển quan trọng bậc nhất của Vùng này so
với cả nƣớc.
Nghiên cứu vai trò của vốn con ngƣời đến tăng trƣởng kinh tế là một vấn đề tƣơng
đối mới ở Việt Nam. Đã có những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng
kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu về vai trò và tác động của vốn con ngƣời đến
tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam chƣa có nhiều và lạc hậu về số liệu, đặc biệt là nghiên
cứu trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
2008-2010.
Vì những lý do trên, đề tài đƣợc mang tên: “Vai trò của vốn con ngƣời đối với
tăng trƣởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
giai đoạn 2002-2011”.
Mặc dù vốn con ngƣời bao gồm cả giáo dục, sức khỏe, cũng nhƣ nhiều khía cạnh khác
của “vốn xã hội”, nhƣng nghiên cứu này chỉ tập trung vào giáo dục, nhƣ là nhân tố cơ
bản nhất của vốn con ngƣời.

2


1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:

Mục tiêu của việc thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm hƣớng đến hai nội dung chính
bao gồm:
1) Phân tích tác động của vốn con ngƣời tới tăng trƣởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố
thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2002-2011.
2) Xây dựng cơ sở cho chính sách đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao vốn con ngƣời,
nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.
Trên cơ sở đó, kết quả cuối cùng của đề tài sẽ trả lời cho các câu hỏi sau đây:
Vốn con ngƣời có tác động đến tăng trƣởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2002-2011? Nếu có thì tác động cùng chiều
hay ngƣợc chiều?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: vốn con ngƣời và tăng trƣởng kinh tế
Phạm vi nghiên cứu: các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
1.4. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp định lƣợng: luận văn sử dụng mô hình hồi quy để phân tích tác động
của vốn con ngƣời đối với tăng trƣởng kinh tế.
Phƣơng pháp thống kê mô tả: mô tả các thông tin về kinh tế, xã hội thông qua bộ
dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình, niên giám thống kê, các báo cáo kinh tế của địa
phƣơng để cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp có liên quan đến
vốn con ngƣời.

3


1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu:
Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình các năm 2002, 2004, 2006, 2008 và 2010
của Tổng cục Thống kê.
Niên giám thống kê của 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đƣa ra một khía cạnh mới về vai trò của vốn con ngƣời ở các tỉnh, thành phố
thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và để chứng thực độ chính xác của các ƣớc
lƣợng vi mô về lợi suất xã hội của giáo dục.
Phân tích những tác động của vốn con ngƣời đối với tăng trƣởng kinh tế ở các
tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2002-2011 từ đó đƣa
ra những đề xuất gợi ý chính sách trong thời gian tới.
1.6. Kết cấu luận văn:
Chƣơng 1. Tổng quan: Gồm các nội dung chính nhƣ lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu, ý
nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu của luận văn
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết: gồm các nội dung nhƣ các khái niệm về vốn con
ngƣời, tăng trƣởng kinh tế, cách đo lƣờng vốn con ngƣời, vai trò của vốn con ngƣời đối
với tăng trƣởng kinh tế và các nghiên cứu thực nghiệm về vốn con ngƣời.
Chƣơng 3: Các thƣớc đo vốn con ngƣời, mô hình, phƣơng pháp và dữ liệu nghiên
cứu.
Chƣơng 4: Tổng quan tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục tại các tỉnh, thành phố
thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chƣơng 5: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 6: Kết luận và gợi ý chính sách

4


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương cơ sở lý thuyết sẽ trình bày tóm lược các khái niệm về vốn con người,
tăng trưởng kinh tế, lý thuyết giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra
chương này còn tập trung giới thiệu các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan vai
trò và tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế.
2.1. Cơ sở lý luận về vốn con ngƣời

2.1.1. Khái niệm về vốn con người
Nhìn chung, khái niệm vốn con ngƣời là sự kết hợp về ngữ nghĩa của vốn và con
ngƣời. Theo quan điểm kinh tế học, vốn là “những nhân tố của sự sản xuất đƣợc sử dụng
để tạo ra hàng hóa và dịch vụ” (Boldizzoni, 2008). Cùng với quan điểm kinh tế học của
vốn, con ngƣời là chủ thể chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động kinh tế nhƣ sản xuất,
tiêu dùng, và giao dịch. Trên cơ sở của hai khái niệm trên, chúng ta có thể nhận ra rằng
vốn con ngƣời nghĩa là một trong những yếu tố sản xuất có thể tạo nên giá trị gia tăng
thông qua việc đầu tƣ. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng vốn con ngƣời ảnh
hƣởng tới phần lớn các thành phần xã hội. Vào những năm 1950, một số nhà khoa học đã
khám phá ra rằng việc đầu tƣ vào vốn con ngƣời là yếu tố cơ bản để gia tăng lƣơng của
mỗi cá nhân so với số lƣợng đầu vào của các thành tố khác nhƣ đất đai, vốn tài chính, và
lực lƣợng lao động (Salamon, 1991). Tƣơng tự nhƣ vậy, Woodhall (2001) cho rằng việc
đầu tƣ vào vốn con ngƣời mang lại hiệu quả hơn so với đầu tƣ vào vốn vật chất.
Khái niệm về vốn con ngƣời có thể đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau theo
mỗi quan điểm của lĩnh vực học thuật. Quan điểm dựa trên các khía cạnh cá nhân công
nhận vốn con ngƣời nhƣ “một thứ gì đó giống nhƣ tài sản” Schultz (1961) và xem “khả
năng của con ngƣời là kiến thức và kỹ năng của một cá nhân” (Beach, 2009). Cũng theo
quan điểm trên, một vài nhà nghiên cứu cho rằng vốn con ngƣời có thể đƣợc gắn liền với
kiến thức, kỹ năng, giáo dục, và khả năng (Garavan và cộng sự, 2001; Youndt và cộng
sự, 2004). Tƣơng tự, Rastogi (2002) quan niệm vốn con ngƣời là “kiến thức, năng lực,
5


thái độ và hành vi của một cá nhân”. Quan điểm thứ hai dựa trên bản thân vốn con ngƣời
và quá trình tích lũy của nó. Quan điểm này nhấn mạnh về kiến thức và kỹ năng thu đƣợc
thông qua các hoạt động giáo dục nhƣ giáo dục bắt buộc, giáo dục đại học và giáo dục
nghề nghiệp (De la Fuente & Ciccone, năm 2002, nhƣ trích dẫn trong Alan và cộng
sự.,2008). Tuy nhiên, quan điểm này bỏ qua việc con ngƣời sẽ có đƣợc kiến thức và kỹ
năng thông qua kinh nghiệm làm việc của chính mình. Cuối cùng, quan điểm thứ ba liên
quan chặt chẽ với quan điểm sản xuất. Theo quan điểm này, vốn con ngƣời là “một

nguồn cơ bản của năng suất kinh tế” Romer (1990) và là “một sự đầu tƣ mà mọi ngƣời tự
mình làm để tăng năng suất của họ” Rosen (1999). Gần đây hơn, Frank & Bemanke
(2007) xác định rằng vốn con ngƣời là “một hỗn hợp của các yếu tố nhƣ giáo dục, kinh
nghiệm, đào tạo, trí thông minh, năng lƣợng, thói quen làm việc, sự tin cậy, và sáng kiến
có ảnh hƣởng đến giá trị của sản phẩm biên của một công nhân”. Hơn nữa, một số nhà
nghiên cứu xác định rằng vốn con ngƣời là “kiến thức, kỹ năng, năng lực và các thuộc
tính trong cá nhân tạo điều kiện cho việc tạo ra một cá nhân giàu có, một xã hội hạnh
phúc và một nền kinh tế thịnh vƣợng” theo quan điểm xã hội (Rodriguez & Loomis,
2007).
Do đó, vốn con ngƣời đồng thời bao gồm cả hai khái niệm: là công cụ để sản xuất
giá trị nhất định và “nội sinh”- nghĩa là tự tạo. Để tạo ra những giá trị một cách phụ
thuộc/độc lập, không có gì nghi ngờ rằng việc học tập thông qua giáo dục và đào tạo có
thể là một khoản mục quan trọng trong việc xác định các khái niệm về vốn con ngƣời.
2.1.2. Đặc tính của vốn con người
Theo Crawford (1991), so với lao động tay chân, vốn con ngƣời có nghĩa rộng bao
gồm những đặc tính: có thể mở rộng, tự tạo, di chuyển, và chia sẻ đƣợc. Các đặc tính mở
rộng và tự tạo của vốn con ngƣời nói lên việc tích lũy vốn kiến thức làm gia tăng vốn con
ngƣời của một cá nhân. Hơn nữa, việc gia tăng vốn con ngƣời có thể đƣợc mở rộng bằng
một trong hai yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Khi nói đến hiệu ứng ngoại sinh, chúng ta
có thể hiểu rằng kiến thức ban đầu có thể đƣợc tiếp tục xây dựng và phát triển thông qua

6


các mối quan hệ giữa kiến thức bên ngoài, thông tin, kỹ năng, kinh nghiệm, và các yếu tố
tri thức khác. Điều này đồng nghĩa với việc cá nhân này có thể tác động đến năng suất lao
động của cá nhân khác và tác động đến lợi suất của vốn vật chất. Ngoài ra, vốn con ngƣời
còn mang đặc tính di chuyển và chia sẻ đƣợc. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu kiến thức
ban đầu có thể phân phối kiến thức của mình cho ngƣời khác. Do đó, hai đặc tính đầu tiên
mở rộng “khối lƣợng” của vốn con ngƣời, và hai đặc tính sau mở rộng “phạm vi” vốn con

ngƣời.
2.1.3. Tác động của vốn con người
Tác động của vốn con ngƣời phần lớn đƣợc phân loại thành ba phần: cá nhân, tổ
chức, và xã hội. Đối với cá nhân, vốn con ngƣời giúp các cá nhân tăng thu nhập và có
nhiều khả năng di chuyển đến cấp độ cao hơn trong thị trƣờng lao động nội địa. Tƣơng
tự, trong thị trƣờng lao động quốc tế, các cá nhân sở hữu vốn con ngƣời cao sẽ có cơ hội
cao hơn trong việc tìm kiếm việc làm so với những ngƣời khác. Đối với với tổ chức, tiềm
năng của vốn con ngƣời gắn liền với năng lực cốt lõi và năng lực cạnh tranh của tổ chức
(Lepak & Snell, 1999). Ngoài ra, vốn con ngƣời của mỗi cá nhân cũng có thể ảnh hƣởng
đến vốn con ngƣời của tổ chức chẳng hạn nhƣ “năng lực tập thể, lề thói tổ chức, văn hóa
công ty và vốn quan hệ” (Edvison & Malone, 1997). Cuối cùng, quan điểm xã hội của
vốn con ngƣời là tổng hợp các quan điểm của cả cá nhân và tổ chức. Vốn con ngƣời có
khả năng mang lại “dân chủ, nhân quyền, và sự ổn định chính trị” trên ý thức chung của
các thành phần xã hội (McMahon, 1999) và có thể làm tăng ý thức xã hội của các thành
phần trong cộng đồng (Beach, 2009). Do đó, mối liên hệ giữa vốn con ngƣời và ý thức xã
hội đƣợc dựa trên mối quan hệ liên kết chặt chẽ bắt nguồn tự sự phát triển chính trị-xã hội
(Alexander, 1996; Grubb & Lazerson, 2004; Sen, năm 1999).
2.1.4. Phân loại vốn con người
Theo Becker (1964), vốn con ngƣời đƣợc phân loại thành 2 loại: tổng quát và cụ
thể. Vốn con ngƣời tổng quát là “đƣợc xác định bởi kiến thức và kỹ năng chung chung,
không cụ thể cho một công việc hoặc một công ty, thƣờng đƣợc tích lũy qua kinh nghiệm
7


làm việc và giáo dục (Alan và cộng sự., 2008). Vốn con ngƣời tổng quát mang đặc tính
“có thể đƣợc chuyển nhƣợng” thông qua công việc, các doanh nghiệp và ngành công
nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là vốn con ngƣời tổng quát của mỗi cá nhân có thể
chuyển sang các ngành công nghiệp khác nhau. Ngƣợc lại với vốn con ngƣời tổng quát,
vốn con ngƣời cụ thể của từng ngành nghề/công việc cụ thể thƣờng tích lũy thông qua
giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm làm việc dựa trên “kiến thức cụ thể cho một ngành

nghề/công việc” (Alan và các cộng sự, 2008). Theo Becker (1964, 1976), vốn con ngƣời
cụ thể của từng ngành nghề/công việc hiếm khi có khả năng chuyển nhƣợng khi đƣợc áp
dụng cho các công việc, ngành nghề và các ngành công nghiệp khác, và do đó không thể
chuyển nhiều thu nhập trong thị trƣờng lao động.
2.1.5. Giáo dục đào tạo với việc hình thành và tích luỹ vốn con người
Theo Romer (1990), kiến thức và kỹ năng mỗi cá nhân có đƣợc có thể dễ dàng
chuyển thành hàng hóa và dịch vụ thông qua việc đầu tƣ vào vốn con ngƣời. Nhiều
nghiên cứu đã cho rằng việc tích lũy kiến thức và kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành nên vốn con ngƣời, và do đó, học tập là yếu tố cốt lõi để gia tăng vốn con
ngƣời. Mức vốn con ngƣời đƣợc tích luỹ nhiều hay ít tƣơng ứng với năng lực, lƣợng kiến
thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà mỗi ngƣời nhận đƣợc từ quá trình học tập, đào tạo và
lao động. Chúng thƣờng đƣợc biểu hiện qua số năm đi học và số năm từng trải trên thị
trƣờng lao động (Mincer, Jacob 1974 và Borjas George 2005). Giáo dục đào tạo chính là
nguồn tích lũy cơ bản nhất của vốn con ngƣời. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng
nhất trong quá trình học tập của cả xã hội. Giáo dục mang lại cho con ngƣời những kiến
thức, kinh nghiệm, kỹ năng của xã hội đƣợc tích lũy lại thông qua việc tổng kết những tri
thức, hiểu biết của con ngƣời về phƣơng thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội. Hơn
nữa, giáo dục còn trang bị thêm bổ sung cho con ngƣời những kiến thức mới để đáp ứng
những yêu cầu của cuộc sống.
Theo quan điểm kinh tế học, mọi ngƣời đều muốn tối đa hóa lợi ích của họ. Việc
lựa chọn đi học hay tham gia đào tạo nghề, kỹ năng để nhận đƣợc kiến thức, kỹ năng và

8


trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân cũng giống nhƣ hoạt động đầu tƣ. Khi đó, con
ngƣời sẽ cân nhắc giữa chi phí đầu tƣ cho giáo dục và lợi ích nó mang lại. Các chi phí
đầu tƣ này có thể bao gồm chi phí giáo dục của gia đình và xã hội từ khi mới sinh, để học
tập từ lúc mẫu giáo cho đến hết phổ thông trung học, đại học hay bậc đào tạo nghề. Các
khoản đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo đến từ các nguồn nhƣ chính phủ, các tổ chức kinh

tế - xã hội, các cá nhân và gia đình của họ. Nhƣ vậy, vốn con ngƣời là kết quả của quá
trình đầu tƣ. Cũng nhƣ vốn hữu hình, vốn con ngƣời cũng phải thƣờng xuyên đƣợc đầu tƣ
bổ sung và làm mới thay thế những kiến thức kỹ năng cũ không còn phù hợp tức vốn đã
“bị hao mòn”. Để tích luỹ nhiều vốn con ngƣời thì phải có thời gian tích luỹ nhiều hơn và
cũng cần chi phí cao hơn.
Đối với mỗi cá nhân, mặc dù đầu tƣ vào giáo dục có thể giống nhau, nhƣng lợi ích
mang lại có thể khác nhau. Vì vốn con ngƣời có cả mặt lƣợng lẫn mặt chất, do đó, mặc dù
chúng ta có thể dễ dàng định lƣợng đƣợc số năm đi học của một cá nhân, nhƣng đầu tƣ
vào vốn con ngƣời không đồng nhất về chất. Theo Borjas George, 2005, tính khả thi của
dự án đầu tƣ vào giáo dục của mỗi cá nhân phụ thuộc vào năng lực tiếp thu kiến thức kỹ
năng từ giáo dục hay phụ thuộc vào năng lực mỗi ngƣời. Trong thực tiễn, nhiều sinh viên
tốt nghiệp cùng trƣờng, cùng ngành học, cùng thời điểm bắt đầu đi làm nhƣng sau một
thời gian sẽ có sự khác biệt về tiền lƣơng và sự thăng tiến.
Thời điểm đầu tƣ cho giáo dục cũng rất quan trọng trong việc hình thành và tích
lũy vốn con ngƣời. Theo Bùi Quang Bình, 2009, nếu một cá nhân đƣợc đi học đúng tuổi
và nhận đƣợc giáo dục và nghề nghiệp lúc trẻ thì chính là đầu tƣ đúng thời điểm và việc
tích lũy vốn con ngƣời là tốt nhất. Giáo dục tạo ra, hình thành và tích lũy vốn con ngƣời
và làm gia tăng nó theo thời gian, do vậy, đầu tƣ đúng thời điểm sẽ quyết định mức vốn
đƣợc tích lũy. Dựa trên cơ sở này, các quốc gia đã quy định độ tuổi đến trƣờng của trẻ
em. Tại Việt Nam, Luật giáo dục quy định độ tuổi vào lớp một là sáu tuổi.
Nhƣ vậy, mặc dù vốn con ngƣời đƣợc tích lũy bằng nhiều cách, nhƣng giáo dục và
các hình thức khác của là nguồn tích lũy cơ bản nhất của vốn con ngƣời. Giáo dục đem
9


lại cho mỗi cá nhân kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm giúp họ không ngừng hoàn thiện,
gia tăng và tích lũy chúng.
2.1.6. Định nghĩa tăng trưởng kinh tế và các nhân tố quyết định tới tăng trưởng.
a) Định nghĩa tăng trƣởng kinh tế
Theo Simon Knuznets, tăng trƣởng là sự gia tăng một cách bền vững về sản lƣợng

bình quân đầu ngƣời hay sản lƣợng trên mỗi công nhân. Một định nghĩa tƣơng tự, theo
Douglass C. North và Robert Paul Thomas, tăng trƣởng kinh tế xảy ra nếu sản lƣợng tăng
nhanh hơn dân số.
Dù theo định nghĩa nào thì tăng trƣởng kinh tế cần phải đƣợc hiểu nhƣ một quá
trình thay đổi tạo ra sản lƣợng bình quân đầu ngƣời cao hơn. Mặt khác, tăng trƣởng kinh
tế không chỉ là quá trình làm ra cùng một thứ nhiều hơn, mà còn là quá trình thay đổi cơ
cấu sản xuất và tiêu dùng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.
Sản lƣợng ở đây đƣợc hiều một cách đầy đủ là một khái niệm bao gồm cả hàng
hóa và dịch vụ mà mọi cá nhân trong xã hội đƣợc thụ hƣởng. Chính vì thế tăng trƣởng
kinh tế có liên quan đến sự gia tăng và cải thiện phúc lợi xã hội, hay chính xác hơn, tăng
trƣởng kinh tế có thể hiểu là sự gia tăng phúc lợi của con ngƣời (nhƣ là tuổi thọ, y tế, giáo
dục, dinh dƣỡng, thụ hƣởng nghệ thuật, an sinh, phúc lợi xã hội…) (Nguyễn Trọng Hoài,
2010)
b) Các nhân tố quyết định tới tăng trƣởng kinh tế
Vốn vật chất, lao động, vốn con ngƣời và tiến bộ kỹ thuật là bốn nguồn cơ bản của
tăng trƣởng kinh tế. Các nhà kinh tế học cổ điển nhấn mạnh vốn (đƣợc hiểu là tài sản tài
chính và vật chất đƣợc tích lũy) chính là động cơ hoạt động của cả nền kinh tế. Cũng cần
nhắc lại rằng, đây là một tƣ tƣởng mang tính cách mạng trong một thời đại mà đất đai
đƣợc coi là thứ tài sản lớn nhất. Phải mất tới gần 100 năm, các chính trị gia mới chấp
nhận tƣ tƣởng mới mẻ này và từ bỏ lối suy nghĩ rằng đất đai và tài nguyên thiên nhiên là

10


thứ tài sản duy nhất cần tích lũy và cần gây ra chiến tranh để đạt đƣợc (Piazza-Georgi,
2002).
Tuy nhiên, khi mô hình tăng trƣởng tân cổ điển của Solow (1956) ra đời, nó đã trở
thành chỗ dựa chủ yếu cho mọi nghiên cứu và hạch toán tăng trƣởng kinh tế suốt 30 năm
sau đó. Theo mô hình này, con ngƣời không thể giải thích tăng trƣởng kinh tế khi chỉ dựa
trên sự gia tăng vốn vật chất và lao động. Yếu tố “số dƣ” hàm chứa vô vàn nhân tố không

xác định, một trong số đó (và có thể là nhân tố quan trọng nhất) là sự nâng cao chất lƣợng
của các yếu tố đầu vào. Ngay từ cách đây hơn 40 năm, Schultz (1961) đã dự báo “đầu tƣ
vào vốn con ngƣời có lẽ là lời giải thích cơ bản cho sự chênh lệch” giữa tăng trƣởng đầu
ra và tăng trƣởng các đầu vào vốn vật chất và lao động.
2.1.7. Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế.
2.1.7.1. Vốn con ngƣời trong các mô hình lý thuyết tăng trƣởng kinh tế
a) Mô hình tăng trƣởng ngoại sinh:
Các tính năng chính của mô hình Solow ban đầu với tiến bộ công nghệ:
Trung tâm của mô hình tăng trƣởng tân cổ điển tiêu chuẩn đƣợc phát triển bởi
Solow với một hàm sản xuất tổng hợp:

trong đó Y là sản lƣợng, K vốn, L là lao động và A là một chỉ số của công nghệ hoặc hiệu
quả. Solow đã thừa nhận rằng F có tính chất tân cổ điển thông thƣờng; cụ thể, nó mang
tính hiệu suất không đổi theo quy mô, sinh lợi của các yếu tố sản xuất giảm dần, và đồng
nhất tuyến tính có độ co giãn thay thế đầu vào không đổi. Phƣơng trình cơ bản của mô
hình liên quan sự phát triển của trữ lƣợng vốn với một tỷ lệ tiết kiệm không đổi và tỷ lệ
khấu hao cố định. Lao động và trình độ phát triển công nghệ tăng trƣởng với tỉ lệ theo
cấp số nhân ngoại sinh.

11


Nếu không có tiến bộ công nghệ, sự tăng trƣởng trong mô hình này cuối cùng sẽ
đến điểm dừng. Tuy nhiên, mô hình này đƣợc lựa chọn để làm sự gia tăng tính hiệu quả
để bù đắp lợi nhuận suy giảm nguồn vốn. Do đó, nền kinh tế hội tụ đến một trạng thái ổn
định mà ở đó sản lƣợng và vốn đầu tƣ cho mỗi công nhân đều tăng trƣởng với tỷ lệ ngoại
sinh của sự tiến bộ công nghệ. Theo đó, trong dài hạn, tăng trƣởng kinh tế không bị ảnh
hƣởng bởi những thay đổi trong tỷ lệ tiết kiệm hoặc tăng dân số. Những thay đổi trong
các tham số đó chỉ làm thay đổi cấp độ của tiến trình tăng trƣởng dài hạn nhƣng không
làm thay đổi độ dốc của nó.

Vốn con người trong mô hình Solow mở rộng
Bắt đầu từ mô hình Solow, Mankiw/Romer/Weil (Mankiw/Romer/Weil ,1992) đã đề
xuất mô hình Solow mở rộng nhƣ sau:

trong đó Y là sản lƣợng, K là vốn, H là trữ lƣợng vốn con ngƣời, A là trình độ công nghệ
và L là lao động “thô”. Các số mũ α, β và 1-α-β là đo độ đàn hồi của đầu ra cho các đầu
vào tƣơng ứng. Mankiw/Romer/Weil giả định rằng α + β < 1, do đó công thức thể hiện
hiệu suất không đổi theo quy mô sinh lợi của các yếu tố giảm dần. Cũng giống nhƣ trong
mô hình Solow, dân số và trình độ phát triển công nghệ tại tỷ lệ ngoại sinh n và g tƣơng
ứng, trong khi vốn đƣợc khấu hao ở mức δ.
Mankiw/Romer/Weil đƣa ra ba giả định quan trọng khác, cụ thể là: Ngƣời ta đầu tƣ
vào vốn con ngƣời giống nhƣ đầu tƣ vào vốn vật chất, cụ thể là bằng việc tiêu thụ nói
trên và dành một phần SH trong thu nhập của mình để tích lũy vốn con ngƣời (tƣơng tự
nhƣ SK đƣợc đầu tƣ vào vốn vật chất). Vốn con ngƣời đƣợc khấu hao với cùng một tỉ lệ δ
nhƣ vốn vật chất. Sản lƣợng (hàng hóa đồng nhất đƣợc sản xuất trong nền kinh tế) có thể
đƣợc sử dụng cho cả tiêu dùng và đầu tƣ trong vốn (cả vật chất hoặc con ngƣời)

12


Một sự khác biệt quan trọng so với mô hình Solow ban đầu liên quan đến mức độ
ảnh hƣởng của sự thay đổi về tỷ lệ tiết kiệm trên mức thu nhập. Trong mô hình tăng
trƣởng tân cổ điển mở rộng, độ co giãn của thu nhập so với tỷ lệ đầu tƣ là cao hơn. Điều
này là do tỷ lệ tiết kiệm cao hơn làm tăng mức độ trạng thái ổn định thu nhập, cũng nhƣ
làm tăng mức tích lũy vốn con ngƣời, ngay cả khi tỷ lệ đầu tƣ vào vốn con ngƣời vẫn
không đổi. Vì thế, trong mô hình Solow mở rộng, mức độ ảnh hƣởng do sự thay đổi trong
tỷ lệ đầu tƣ là rõ rệt hơn so với mô hình Solow ban đầu không có vốn con ngƣời.
Tóm lại, mô hình Solow mở rộng xem vốn con ngƣời về cơ bản là một đầu vào bổ
sung, bình thƣờng trong sản xuất. Vốn con ngƣời đƣợc mô hình hóa giống nhƣ vốn vật
chất: Nó đƣợc tích lũy bằng cách đầu tƣ một phần nhỏ trong số thu nhập trong sản xuất,

nó đƣợc khấu hao ở mức giống nhƣ vốn vật chất, và đƣợc sản xuất với công nghệ tƣơng
tự nhƣ cả vốn vật chất và tiêu dùng. Trong khi đó, nhƣ trong mô hình Solow ban đầu,
tăng trƣởng dài hạn là ngoại sinh, tốc độ của nó bằng tốc độ của tiến bộ công nghệ.
b) Mô hình tăng trƣởng nội sinh
Tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự tích lũy vốn con người
Trong mô hình xây dựng bởi Lucas, vốn con ngƣời đi vào các chức năng sản xuất
tƣơng tự nhƣ cách thức mà công nghệ thể hiện trong mô hình Solow đó là trong mô hình
lao động mở rộng. Nền kinh tế bao gồm các cá nhân giống nhau (hoặc các công ty) tối đa
hóa lợi ích trong cuộc sống. Công ty kiểm soát hai biến: mức độ tiêu thụ, và sự phân bổ
thời gian giữa công việc và kỹ năng thu nhận đƣợc. Biến đầu tiên xác định sự tích lũy
vốn vật chất, trong khi biến thứ hai ảnh hƣởng đến năng suất tƣơng lai của một công ty.
Lucas đề xuất một hàm sản xuất nhƣ sau:

trong đó Y, A, K và L, một lần nữa lần lƣợt là sản lƣợng, công nghệ, vốn và lao động,
trong khi u là phần nhỏ của thời gian của một cá nhân đƣợc phân bổ để làm việc, h là
13


mức độ kỹ năng hay vốn con ngƣời của các thành phần đại diện, và ha là vốn con ngƣời
trung bình trong nền kinh tế. Trình độ công nghệ A đƣợc giả định là không đổi. Tăng
trƣởng dân số đƣợc xem nhƣ nhƣ ngoại sinh. Giả định quan trọng nhất của mô hình liên
quan đến định luật về chuyển động, theo đó biến vốn con ngƣời tiến hóa theo thời gian.
Sự khác biệt giữa các mô hình Lucas và mô hình tân cổ điển là Lucas giả định
rằng các cá nhân đầu tƣ vào vốn con ngƣời bằng cách dành một phần thời gian của họ để
tiếp thu những kỹ năng, thay vì một phần thu nhập của họ nhƣ theo Mankiw/Romer/Weil
(1992). Bên cạnh đó, Lucas bỏ qua khấu hao vốn con ngƣời. Và quan trọng hơn, ngƣợc
lại với Mankiw/Romer/Weil, trong mô hình Lucas, có hai khu vực sản xuất: một là tiêu
thụ hàng hóa vốn vật chất, và một cho vốn con ngƣời. Vốn con ngƣời là đầu vào duy nhất
trong việc sản xuất vốn con ngƣời. Điều này có thể xem xét rằng giáo dục “dựa chủ yếu
vào những ngƣời có học nhƣ một sản lƣợng đầu vào”. Và trên tất cả, điều tất nhiên, các

mô hình Lucas mang đặc tính của tăng trƣởng nội sinh, trong đó nó đƣợc thúc đẩy bởi sự
tích lũy vốn con ngƣời. Nếu vì một lý do nào đó, giá trị cân bằng của 1-u (thời gian dành
cho việc tích lũy các kỹ năng) tăng lên, điều này sẽ dẫn đến một sự gia tăng thƣờng
xuyên của tăng trƣởng. Vì vậy, việc tiếp thu thêm những kỹ năng có tác động tỉ lệ trong
mô hình Lucas, trái ngƣợc mô hình Solow mở rộng, việc (về lâu dài) tích lũy vốn con
ngƣời cao hơn chỉ gây ra một mức độ ảnh hƣởng. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng, một sự gia
tăng một lần trong trữ lƣợng vốn con ngƣời không ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng.
Đây là tính năng cơ bản khác biệt mô hình Lucas từ các mô hình tăng trƣởng nội sinh của
Romer bên dƣới
Vốn con người và thay đổi công nghệ
Một loại thứ hai của mô hình tăng trƣởng nội sinh duy trì các giả định cơ bản của
mô hình Solow rằng tiến bộ công nghệ là trọng tâm của tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên,
bằng cách loại bỏ sự thay đổi công nghệ ra khỏi mô hình, những lý thuyết này thừa nhận
rằng một phần lớn của những phát minh là kết quả của các hoạt động nghiên cứu và phát
triển có mục đích (R & D) trong phản ứng đối với động cơ kinh tế. Điều này thay đổi vai

14


trò của vốn con ngƣời, trong đó nhập vào các mô hình này nhƣ một chất xúc tác của tiến
bộ công nghệ chứ không phải là một nguồn độc lập với tăng trƣởng bền vững.
Trong mô hình Romer, nền kinh tế có ba khu vực: một khu vực hàng hóa cuối
cùng, một khu vực hàng hóa trung gian, và một khu vực nghiên cứu. Khu vực nghiên cứu
sử dụng vốn con ngƣời và các trữ lƣợng hiện có của kiến thức để sản xuất những “ý
tƣởng” cho hàng hóa vốn mới, và nó đƣợc bán cho lĩnh vực hàng hóa trung gian. Lĩnh
vực hàng hóa trung gian sử dụng các “ý tƣởng” đó và phần tiết kiệm của nền kinh tế để
sản xuất vốn hàng hóa trung gian, nó sẽ đƣợc kết hợp trong lĩnh vực hàng hóa cuối cùng
với lao động và vốn con ngƣời để sản xuất sản phẩm cuối cùng. Hàm sản xuất cho lĩnh
vực sản xuất hàng hóa cuối cùng là:


trong đó Y và L là sản lƣợng và lao động, HY là vốn con ngƣời làm việc trong sản xuất, A
là trữ lƣợng của các kiến thức, và xi là những hàng hóa trung gian lâu bền đƣợc sử dụng
trong sản xuất hàng hóa cuối cùng. Nhƣ có thể đƣợc nhìn thấy từ phƣơng trình bên trên,
số lƣợng hàng hoá vốn trung gian khác nhau trong nền kinh tế phụ thuộc vào các trữ
lƣợng của các kiến thức. A kiến thức đƣợc giả định là một hàng hóa không cạnh tranh.
Một giả định đơn giản hóa chính của mô hình này là cả hai nguồn cung lao động, L, và
tổng trữ lƣợng của vốn con ngƣời trong nền kinh tế, H, là không đổi theo thời gian.
Mô hình của Romer (1990), đƣa đến kết quả là tốc độ tăng trƣởng bền vững phần
nào phụ thuộc vào mức vốn con ngƣời. Giả thiết cơ bản ở đây là vốn con ngƣời là nhân tố
đầu vào cơ bản trong quá trình tạo ra ý tƣởng mới. Trong thực tế, trong nhiều mô hình
tăng trƣởng nội sinh, vốn con ngƣời phải đạt trên một ngƣỡng nhất định để có thể tạo ra
sự thay đổi công nghệ.
Khi so sánh điểm khác nhau giữa mô hình Romer và Lucas, chúng ta thấy rằng:
trong mô hình của Romer, một sự gia tăng trong trữ lƣợng vốn con ngƣời sẽ làm tăng tốc
15


độ tăng trƣởng dài hạn. Còn trong mô hình của Lucas, để ảnh hƣởng đến tỉ lệ tăng trƣởng
đòi hỏi có sự gia tăng tỷ lệ tích lũy vốn con ngƣời.
2.1.7.2. Vốn con ngƣời trong thực tiễn tăng trƣởng và phát triển kinh tế:
Thực tế phát triển kinh tế của nhiều nƣớc trên thế giới đã cho thấy tầm quan trọng
của vốn con ngƣời. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, hay
sự phục hồi kinh tế nhanh của Tây Âu nhờ vào nguồn nhân lực chất lƣợng cao chứ không
phải tài nguyên. Với các nƣớc đang phát triển dù có nhiều tài nguyên nhƣng thiếu lao
động có chất lƣợng nên phát triển chậm (Waines, 1963). Mặt khác, các nƣớc đang phát
triển cố gắng thu hút thêm nguồn vốn hữu hình từ bên ngoài để tăng cƣờng cơ sở vật chất
cho sự phát triển, tuy nhiên do trình độ quản lý kém do thiếu nhân lực chất lƣợng cao nên
hiệu quả sử dụng vốn huy động thấp đã không cho phép phát triển nhanh kinh tế ở đây.
Okoh (1980) khẳng định rằng nhiệm vụ các nƣớc đang phát triển cần thực hiện là
xây dựng và tích lũy vốn con ngƣời. Ông cho rằng tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở các

quốc gia này “phụ thuộc vào hai yếu tố: vốn và lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo. Hầu
hết các nƣớc đang phát triển không có đủ lƣợng vốn phục vụ cho tăng trƣởng kinh tế,
nhƣng họ có sẵn nguồn nhân lực và có thể bắt đầu bằng việc đào tạo nguồn lực này”
(Okoh, 1980, tr. 205-206). Điều này đã trở thành lời khuyên đúng đắn trong trƣờng hợp
các “thần kỳ” Đông Á. Tilak (2002) đã mô tả sự phát triển kinh tế ở Đông Á là sự phát
triển có đƣợc nhờ “nguồn nhân lực”. Nói nhƣ vậy không có nghĩa các nhân tố khác
không quan trọng đối với tăng trƣởng, nhƣng dƣờng nhƣ đầu tƣ vào vốn con ngƣời đã trở
thành động lực cơ bản cho sự phát triển ở các nền kinh tế Đông Á.
2.1.8. Đo lường vốn con người.
2.1.8.1 Cách tiếp cận đo lƣờng vốn con ngƣời dựa vào chi phí
Phƣơng pháp đo lƣờng vốn con ngƣời dựa vào chi phí ƣớc tính vốn con ngƣời
bằng khối lƣợng đầu vào. Về nguyên tắc, vốn con ngƣời đƣợc tính bằng tổng các khoản
đầu tƣ trong quá trình tích lũy vốn con ngƣời và do vậy vốn con ngƣời của một cá nhân là
16


tổng các khoản đầu tƣ hay chi phí vào vốn con ngƣời của cá nhân đó. Có nhiều nhân tố
ảnh hƣởng đến số lƣợng và cơ cấu của vốn con ngƣời của một cá nhân nhƣ trình độ bản
thân, bố mẹ, ngƣời sử dụng lao động, Chính phủ (thông qua tài trợ, chƣa kể các khoản chi
vào hệ thống giáo dục và y tế công cộng) và giáo viên. Để tính vốn con ngƣời của một cá
nhân, có thể tính tổng chi phí vào vốn con ngƣời của cá nhân và gia đình ngƣời đó, của
ngƣời sử dụng lao động và các khoản đầu tƣ của Chính phủ trong quá khứ. Để có thể tính
giá trị hiện tại của các khoản chi phí này cần thiết phải ƣớc tính tổng giá trị các khoản
đầu tƣ trong quá khứ quy về hiện tại theo một tỷ lệ phù hợp.
Theo Ngô Minh Tuấn (2007), để tính chính xác hơn vốn con ngƣời cần phải xác
định tất cả chi phí, kể cả khấu hao giá trị của khoản đầu tƣ vào giáo dục (đối với cá nhân
bao gồm cả chi phí cơ hội), đào tạo cơ bản, y tế cũng nhƣ các khoản đầu tƣ vào chăm sóc
nuôi dƣỡng ban đầu và trong quá trình lớn lên. Không giống nhƣ vốn vật chất, các kỹ
năng lao động của con ngƣời có thể tiếp tục đƣợc hoàn thiện để sử dụng, nhƣng một số
khác lại bị mai một đi. Điều này cũng tƣơng tự nhƣ đối với năng lực và thể chất của cá

nhân sẽ suy giảm theo độ tuổi. Vì vậy, cần phải phản ánh sự hao mòn và suy giảm yếu tố
này khi đo hay ƣớc lƣợng vốn con ngƣời. Trong cách tiếp cận này, có thể giả định tổng
chi phí đầu tƣ của cá nhân và gia đình cá nhân đó bao gồm chi phí trực tiếp tối thiểu đối
với các khoản học phí và chi phí cơ hội trong thời gian học tập. Chi phí đầu tƣ của ngƣời
chủ sử dụng lao động bao gồm các khóa đào tạo nghề, các khoản thanh toán hỗ trợ tham
gia các khóa học, tiền trợ cấp cho ngƣời lao động học việc. Chi phí của Chính phủ là một
tỷ lệ tƣơng ứng với tổng chi vận hành hệ thống giáo dục hay là khoản chi tiêu công của
Chính phủ cho giáo dục. Do vậy, vốn con ngƣời có thể tính theo công thức sau:
p

Hc =  C 1  p  t 
t 0

p t

t

Trong đó: Hc là vốn con ngƣời; C: chi phí đầu tƣ, bao gồm chi phí trực tiếp và chi
phí cơ hội; i: lãi suất; d: tỷ lệ khấu hao;p: năm hiện tại. Nhìn chung, phƣơng pháp này rất
hữu ích cho việc phân tích giữa chi phí và lợi ích. Tuy nhiên, phƣơng pháp tính vốn con

17


ngƣời này lại không tính đến thời kỳ tƣơng đối dài giữa lúc bắt đầu đi học và khi tốt
nghiệp ra trƣờng. Một điểm chú ý khác nữa là phƣơng pháp này dựa chủ yếu vào giả định
của các nhà nghiên cứu liên quan đến phân loại chi tiêu giữa tiêu dùng và đầu tƣ, do vậy,
có thể tính không chính xác. Ngoài ra, cách tiếp cận này khá nhạy cảm đến phƣơng pháp
tính đến tỷ lệ khấu hao sử dụng.
2.1.8.2. Cách tiếp cận đo lƣờng tài sản vốn con ngƣời dựa vào trình độ học vấn hay đào

tạo của dân số trong độ tuổi lao động.
Cách tiếp cận đo lƣờng dựa vào trình độ học vấn là cách phổ biến để ƣớc lƣợng
vốn con ngƣời. Cách đơn giản nhất để miêu tả trình độ học vấn của dân số là tỷ lệ dân số
đã hoàn thành các bậc học chính quy. Chỉ số này cho biết có bao nhiêu ngƣời hoàn thành
mỗi cấp bậc học. Tuy nhiên, phƣơng pháp này chƣa phản ánh hết kỹ năng hay tri thức
của ngƣời lao động. Trên thực tế, có sự khác nhau về thời gian học để hoàn thành mỗi
bậc học ở các nƣớc. Do vậy, có thể giả định số năm học càng dài thì sẽ tạo ra vốn con
ngƣời nhiều hơn và nhƣ vậy thƣớc đo số năm học ở trƣờng cũng cần phải tính lợi tức. Lợi
thế của phƣơng pháp đo này là tƣơng đối đơn giản khi ƣớc tính tổng vốn con ngƣời của
một quốc gia dựa vào số năm học bình quân ở trƣờng của dân số trƣởng thành. Tuy
nhiên, phƣơng pháp này chƣa phản ánh chính xác khi giả định rằng cứ một năm học của
một ngƣời lao động sẽ làm gia tăng thêm một đại lƣợng không đổi vào vốn con ngƣời bất
kể ngƣời đó mới hoàn thành bậc tiểu học hay là tốt nghiệp đại học. Trên cơ sở cách tiếp
cận ở trên, một số nhà nghiên cứu đã xây dựng phƣơng pháp đo vốn con ngƣời dựa trên
tỷ lệ nhập học, tỷ lệ ngƣời biết chữ, số năm học bình quân ở trƣờng và trình độ học vấn
của dân số trong độ tuổi lao động. (Ngô Minh Tuấn, 2007)
Nhìn chung, mặc dù cách tiếp cận đo lƣờng vốn con ngƣời theo trình độ giáo dục
có nhiều tiện lợi trong tính toán, nhƣng nó cómột số hạn chế sau:
Cách tính đo vốn con ngƣời dựa vào chứng chỉ đƣợc cấp ở các khoá học chính quy
để xác định trình độ học vấn của cá nhân, tuynhiên, trên thực tế, còn nhiều hình thức học

18


×