KẾ HOẠCH PR TT PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT
ÂM NHẠC VIỆT NAM
(Từ tháng 6 -tháng 11/2012)
I. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT
ÂM NHẠC VIỆT NAM
1. Sơ lược về Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam
Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam được thành lập
vào tháng 3/2005, theo quyết định số 09/2005/QĐ-HNS của Hội nhạc sỹ Việt
Nam, công văn số 393/BNV- TCPCP của Bộ nội vụ nước Cộng Hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam. Cũng theo quyết định, GS.TS Phạm Minh Khang được
bổ nhiệm là giám đốc Trung tâm và nhạc sỹ Thao Giang làm phó giám đốc.
Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam có tên giao dịch
Quốc tế là CENTER FOR VIETNAMESE MUSIC (CFVM). Đây là Trung
tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc truyền thống đầu tiên, có quy mô, tổ chức
của Việt Nam lấy mục đích vì sự nghiệp phát triển nền nghệ thuật âm nhạc
dân gian truyền thống nước nhà làm phương hướng hoạt động. Trung tâm
hướng đến 3 mục tiêu chính là:
1. Sưu tầm và nghiên cứu về nghệ thuật âm nhạc dân tộc
2. Biểu diễn và giới thiệu nghệ thuật âm nhạc dân tộc
3. Đào tạo, truyền dạy, quảng bá rộng rãi nghệ thuật âm nhạc dân tộc
Trung tâm đã và đang mở các lớp học về âm nhạc dân gian cho quần
chúng nhân dân. Giảng viên đứng lớp là các Giáo sư, nghệ sỹ như: GS Minh
Khang, GS Phan Đăng Nhật, Nhạc sĩ Thao Giang, NSND Xuân Hoạch… và
một số nghệ sĩ, giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trung tâm
thường xuyên tiếp nhận các cá nhân, tập thể đến học các môn học nghệ thuật
âm nhạc bao gồm: Hát Văn, Hát Xẩm, Ca Trù, Trống quân, Quan họ… Các
lớp nghiên cứu, lý luận, phê bình âm nhạc và các nhạc cụ dân tộc gồm có:
1
Nhạc gõ, đàn bầu, nhị, sáo, đàn tranh… Ngoài ra, Trung tâm còn có những dự
án biểu diễn, phát triển âm nhạc dân gian trong và ngoài nước, gây tiếng vang
và được đông đảo công chúng đón nhận như: “Lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm”, “Hà
Nội 36 phố phường”; liên kết đào tạo với Học viện Âm nhạc quốc gia, Học
viện Âm nhạc Huế…
Trụ sở chính của cơ quan văn phòng Trung tâm Phát triển Nghệ thuật
Âm nhạc Việt Nam tại khu di tích Đình Đền Hào Nam, Ô Chợ Dừa, quận
Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: (043).513.02.98, email:
, website: www.ttanvn.vn.
2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt
Nam:
Ban giám đốc:
+ GS.TS Phạm Minh Khang - Giám đốc
+ Nhạc sỹ Thao Giang - Phó Giám đốc
Cơ quan thường trực:
+ Nhạc sỹ Thao Giang - Phó Giám đốc thường trực, thủ trưởng cơ quan
VP/TT
+ Minh Thông - Trưởng đoàn nghệ thuật biểu diễn
+ Nguyễn Thị Phương - Hành chính quản trị
+ Nguyễn Văn Tuân - Kế toán
+ Cao Thị Xoan - cán bộ văn thư hành chính
Hội đồng nghệ thuật:
Nhạc sỹ Thao Giang –Chủ tịch và các thành viên khác
Hội đồng đào tạo:
GS.TS Phạm Minh Khang - Chủ tịch và các thành viên khác
Cộng tác với văn phòng trung tâm:
Biên đạo múa Trọng Hạp - Nghệ thuật biểu diễn, nhạc sỹ Ngọc Hưng
2
Phụ trách về công tác nghiên cứu:
GS Phan Đăng Nhật, GS Ngô Đức Thịnh
GS Phạm Đức Dương, TS Nguyễn Văn Khánh
Phụ trách về công tác biểu diễn:
NSƯT Ngọc Phan, NSND Xuân Hoạch
NSƯT Văn Ty, NSƯT Ngọc Ngoan
Bộ phần truyền thông:
Hoàng Việt Bình
Đôi nét về Giám đốc và Phó giám đốc trung tâm”
• GS.TS Phạm Minh Khang –Giám đốc Trung Tâm
GS.TS Phạm Minh Khang –Giám đốc Trung Tâm sinh ngày 08/
12/1944 tại Hải Dương. Ông tốt nghiệp chuyên ngành lý luận và sáng tác tại
Nhạc viện ODESSA (Liên xô cũ). Sau khi về nước GS đã công tác và làm chủ
nhiệm khoa tại Nhạc viện Hà Nội, nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt
Nam. Ông đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu như “Vai trò thuật ngữ
quãng bốn”, “ Những cơ sở nhận thức trong dân ca con người Việt Nam”,
… Một số tác phẩm nhạc khí như : Bóng dừa quê hương (viết cho Violonvà
Piano), Câu chuyện về một dòng sông (viết cho Piano và violon), Bài thơ
biển cả (hoà tấu bộ gõ và piano), Hội mùa (Đàn bầu độc tấu cùng dàn nhạc
dân tộc).
• Nhạc sỹ Thao Giang, Phó giám đốc Trung tâm
Nhạc sỹ Thao Giang sinh ngày 22/07/1948 tại Phú Thọ. Từ 1980- 1985
ông nghiên cứu sinh tại TRIVENI- KALASHANGAM –cộng hoà Ấn Độ về
dân tộc nhạc học ( ETHNOMUSICOLOZY). Nhạc sỹ Thao Giang là người có
công lớn trong việc biên soạn giáo trình cơ bản từ sơ cấp tới Đại học tại Nhạc
viện Hà Nội, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia. Ông là một trong 4 nhân vật
tiểu biểu nhất cho nền nhạc khí dân tộc do Bộ Văn hoá công nhận. Nhạc sỹ có
nhiều tác phẩm độc tấu và hoà tấu cho nhạc cụ cổ truyền: Kể chuyện ngày
mùa ( đàn nhị), Du thuyền trên sông Hương (đàn bầu), Hương rừng ( đàn
3
36 dây), Ao cá Bác Hồ ( đàn tranh), Đường xa vui những tiếng đàn ( đàn tỳ
bà), Hương xuân( nhạc cụ dân tộc hoà tấu)…
3. Thành công đã đạt được
3.1. Nghiên cứu, biểu diễn âm nhạc truyền thống –tập trung nhất vào thể
loại hát Xẩm
Năm 2005, Trung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam nhận
thức được tầm quan trọng của nghề hát Xẩm đối với đời sống văn hoá của
người dân Việt xưa và ý thức gìn giữ nền văn hoá dân gian nên đã tập trung
nghiên cứu, khôi phục và đưa được loại hình nghệ thuật này trở lại với công
chúng. Ở Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tây, Bắc Giang, Hưng Yên...
đều có chiếu Xẩm. Mỗi thể loại địa phương nào cũng có, làn điệu như nhau
nhưng phong cách thể hiện khác, môi trường diễn xướng khác, gần hơn với
đời sống đương đại. Hiện Trung tâm đã sưu tầm được gần 200 bài cổ, thu
băng đĩa được hơn 40 bài.
Lấy Xẩm là mũi nhọn trong hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy,
sau đó, hướng đến các loại hình âm nhạc dân tộc khác, trong những năm qua,
Trung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam đã có nhiều hoạt động
tích cực để đưa âm nhạc truyền thống trở lại đời sống hiện đại. Trong đó đáng
ghi nhận nhất là việc Trung tâm đã sưu tầm, nghiên cứu và dựng lại thành
công những điệu Xẩm đặc trưng phổ biến tại Hà Nội những năm đầu thế kỷ
XX, đưa nghề hát Xẩm trở thành âm nhạc đường phố Hà Nội vào năm 2005,
qua dự án “Hà Nội 36 phố phường”, “Lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm”...
Trong dự án này, vào thứ 7 hàng tuần, tại cổng chợ Đồng Xuân, vào
7h45, người dân được thưởng thức miễn phí các thể loại âm nhạc truyền
thống như: hát Văn, hát Xẩm, quan họ… Hoạt động đã thu hút sự chú ý của
người dân phố cổ, khách du lịch trong nước, du khách quốc tế. Qua đó đã giới
thiệu được đến mọi người nghệ thuật âm nhạc truyền thống của Việt Nam.
3.2. Đào tạo, truyền nghề cho những người đam mê nghệ thuật âm nhạc
dân tộc
4
Trung tâm quy tụ những GS.TS, nhạc sỹ và các nghệ sỹ nhân dân uy
tín, có tên tuổi trong làng nhạc dân tộc; họ giảng dạy về nghiên cứu, lý luận
âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn cho các học viên. Hàng năm, có từ 3-4 khóa
học, mỗi khóa học kéo dài 3-4 tháng cho các học viên chuyên và không
chuyên về âm nhạc.
Hoạt động của Trung tâm không nặng về lý thuyết bởi ở các trường
chuyên nghiệp như Học viện Âm nhạc quốc gia, Cao đẳng nghệ thuật, Học
viện Âm nhạc Huế… đã có những lớp dạy lý thuyết bài bản, chuyên nghiệp.
Trung tâm đã liên kết với Học viện Âm nhạc Huế trong việc giảng dạy các kỹ
thuật hát, biểu diễn thực tế. Trung tâm chủ yếu dạy về kỹ năng hát, kỹ năng
biểu diễn, sử dụng nhạc cụ dân tộc như: đàn bầu, đàn tranh, sáo trúc… Để học
viên học tập có hiệu quả, thông thường họ cần theo nhiều khóa học. Mỗi khóa
học có 4 học phần, mỗi học phần 3 tháng; sau mỗi học phần, họ phải báo cáo
kết quả trước Hội đồng nghệ thuật của Trung tâm. Sau 6 tháng, học viên kiểm
tra giữa kỳ; sau 1 năm, các học viên được cấp chứng chỉ và biểu diễn báo cáo.
Thuận lợi cho họ là vừa học vừa rèn nghề, biểu diễn trên sân khấu “Hà Nội 36
phố phường” hàng tuần và được gặp gỡ, học hỏi các nghệ nhân. Các học viên
này là nguồn lực, những người giữ lửa và truyền lửa đam mê âm nhạc dân tộc
đến đông đảo quần chúng nhân dân.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ
Trước tiên, nhóm PR tiến hành phân tích các điểm mạnh, hạn chế, cơ
hội cũng như thách thức khi chọn Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc
Việt Nam làm đối tượng PR. Từ đó, nhóm nhìn nhận thực trạng và nêu vấn đề
để PR cho Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam.
1. Điểm mạnh
1. Là tổ chức uy tín, con đẻ của Hội nhạc sỹ Việt Nam
2. Mục đích hoạt động nhân văn, có định hướng rõ ràng
5
3. Cán bộ quản lý, giảng dạy chuyên sâu, có kinh nghiệm về lý luận, thực
tiễn
4. Được sự ủng hộ, hậu thuẫn của chính quyền địa phương (đền Hào
Nam, Ban quản lý chợ Đồng Xuân…)
5. Đang thu hút sự quan tâm của công chúng, sự ủng hộ của dư luận xã
hội
6. Triển khai thành công dự án Hà Nội 36 phố phường trong việc giới
thiệu nghệ thuật hát xẩm đến người dân, du khách trong và ngoài nước
2. Hạn chế
1. Chưa có chiến lược quảng bá, truyền thông rộng rãi nên chưa được
nhiều người biết đến
2. Chưa có nguồn đầu tư, tài trợ, kinh phí
3. Cơ hội
1. Vấn đề bảo tồn, duy trì và phát triển nghệ thuật âm nhạc truyền thống
được quan tâm
2. Chuẩn bị có dự án mới về phát triển loại hình âm nhạc: hát ru
3. Nhiều nguồn có thể hợp tác, cộng tác, hỗ trợ phát triển
4. Thách thức
1. Sự du nhập của nhiều thể loại âm nhạc theo xu hướng thời đại
2. Nhu cầu thưởng thức âm nhạc của công chúng thay đổi
5. Nêu vấn đề
Trong lịch sử dân tộc, âm nhạc truyền thống có một vai trò hết sức
quan trọng, là loại hình di sản văn hóa phi vật thể sống động, phản ánh sự
phong phú, đa dạng trong sinh hoạt tinh thần của người Việt. Âm nhạc truyền
thống nơi đâu cũng có mặt từ chốn cung đình ra đến dân gian, từ miền núi về
đến biển khơi, qua đồng bằng, trung du hay miền đảo xa xôi. Thông qua âm
nhạc truyền thống, người ta có thể hiểu được những bước thăng trầm của lịch
sử dân tộc.
6
“Âm nhạc truyền thống là tiếng nói nghệ thuật của chính nhân dân,
nhân dân đã sáng tạo và nuôi dưỡng qua bao nhiêu thế kỷ. Hiện nay, chúng
ta đang bị ảnh hưởng bởi quá nhiều luồng âm nhạc khác nhau nên âm nhạc
truyền thống dường như thiếu chỗ đứng trong lòng khán giả. Một số thể loại
âm nhạc truyền thống đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể của nhân loại, nhưng một thực tế đáng buồn là âm nhạc truyền thống của
ta đang bị mai một. Việc công nhận là di sản văn hóa chỉ là sự nhận định
rằng đã và đang tồn tại một loại hình văn hóa đặc sắc, còn bảo tồn và duy trì
được hay không chỉ là sự nhận định rằng đã và đang tồn tại một loại hình
văn hóa đặc sắc, còn bảo tồn và duy trì được hay không còn phụ thuộc vào
việc chúng ta có đưa được các thể loại âm nhạc ấy vào đời sống của người
dân hay không.”
Chính từ những trăn trở, suy nghĩ ấy, nhạc sỹ Thao Giang và các thành
viên Hội nhạc sỹ Việt Nam đã kiến nghị, xin thành lập Trung tâm Phát triển
Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam.
Thiết nghĩ, đây là việc làm vô cùng thiết thực, hữu ích nhằm bảo tồn,
duy trì và phát triển hồn cốt dân tộc –những giai điệu quê hương. Tuy Trung
tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam đã hoạt động tích cực và hiệu
quả nhưng thực tế, vẫn còn nhiều người chưa biết, chưa hiểu rõ về Trung tâm
cũng như các hoạt động trên. Vì thế, nhóm 3 đã lựa chọn Trung tâm Phát triển
Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam để PR, đưa Trung tâm đến gần hơn với công
chúng; góp phần đạt mục tiêu và mục đích hoạt động của Trung tâm.
III. KẾ HOẠCH PR CHO TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT
ÂM NHẠC VIỆT NAM
Dựa vào hoạt động thực tế và dự án sắp diễn ra (khoảng tháng 8/2012)
của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam, nhóm PR chia kế
hoạch PR (từ tháng 6/2012 –tháng 11/2012) thành 3 giai đoạn sau:
7
GIAI ĐOẠN
GIAI ĐOẠN 1
GIAI ĐOẠN 2
GIAI ĐOẠN 3
Thời gian
Tháng 6, 7 -
Tháng 8, 9 - 2012 Tháng 10, 11 -
tiến hành
2012
Mục tiêu
Quảng bá, đưa
Tạo được sự tin
Triển khai các kế
hình ảnh của
cậy trong lòng
hoạch, chiến lược
Trung tâm đến
công chúng và
phát triển lâu dài
với công chúng.
giúp Trung tâm
của Trung tâm.
2012
có mức độ phổ
biến ngày càng
rộng rãi.
Chiến lược
1. Tổ chức một
1. Tập trung vào
1. Tiếp tục đưa
hành động
cuộc thi âm nhạc
chiến lược phát
hình ảnh của Trung
truyền thống
triển loại hình
tâm Phát triển
không chuyên.
truyền thống là
Nghệ thuật Âm
hát ru.
nhạc Việt Nam đến
2. Tổ chức các
với đông đảo công
chương trình
2. Tổ chức các
chúng trong và
biểu diễn dưới
chương trình từ
ngoài nước.
nhiều hình thức
thiện bao gồm:
như: tổ chức các
dạy âm nhạc
2. Liên kết với các
chương trình
truyền thống cho
công ty sản xuất
giao lưu, nói
các em nhỏ mồ
băng đĩa để phát
chuyện với các
côi, khiếm thị;
hành đĩa nhạc
nghệ sỹ, nhà phê
biểu diễn miễn
truyền thống đặc
bình, nhà chuyên
phí cho các cụ già sắc.
môn... trong các
neo đơn…
chương trình về
3.Sau các cuộc thi,
âm nhạc truyền
chuỗi sự kiện đã
8
thống.
diễn ra ở các giai
đoạn trước, giai
đoạn này, Trung
tâm tiếp tục tuyển
sinh các khóa học
mới tại Hà Nội và
các tỉnh lân cận.
Chiến lược
truyền thông
Họp báo ra mắt
Hoạt động kêu
Duy trì mối quan
cuộc thi…
gọi các nhà tài
hệ vững bền với
Liên kết với các
trợ.
báo chí;
phương tiện
Viết tin bài,
Tham gia biểu diễn
truyền thông tích
quảng cáo.
trong các chương
cực quảng bá cho Giới thiệu về việc trình âm nhạc dân
Trung tâm và
làm từ thiện của
tộc, các buổi nói
hoạt động của
Trung tâm trên
chuyện, giao lưu
Trung tâm.
các phương tiện
trên truyền hình,
truyền thông đại
đài phát thanh.
chúng.
9
GIAI ĐOẠN 1
(Thời gian tiến hành: Từ tháng 6 – tháng 7 năm 2012)
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì đều đặn các chương trình biểu diễn trong
dự án “Hà Nội 36 phố phường” tại chợ Đồng Xuân vào thứ 7 hàng tuần và
việc nghiên cứu, sưu tầm các bài hát, giai điệu cổ, Trung tâm kết hợp với
nhóm PR tiến hành song song 2 công việc chính cho chiến lược phát triển giai
đoạn này là:
1. Tổ chức một cuộc thi âm nhạc truyền thống “Giai điệu quê hương”
cho mọi đối tượng tại miền Bắc
2. Tổ chức các chương trình biểu diễn, giới thiệu về Trung tâm dưới
nhiều hình thức như: tổ chức, tham gia các chương trình giao lưu,
nói chuyện với các nghệ sỹ, nhà phê bình, nhà chuyên môn... trong
các chương trình về âm nhạc truyền thống.
Cụ thể kế hoạch triển khai 2 công việc này như sau:
1. Tổ chức một cuộc thi âm nhạc truyền thống toàn miền Bắc
1.1. Chiến lược hành động
Tổ chức một cuộc thi âm nhạc truyền thống cho mọi đối tượng với sự
quảng bá rộng rãi nhằm giúp công chúng có thể biết đến Trung tâm, tham gia
vào cuộc thi.
Đồng thời, qua cuộc thi này, có thể khuyến khích những người có năng
khiếu, tài năng và lòng say mê âm nhạc truyền thống ở lại cộng tác với Trung
tâm. Điều này giúp Trung tâm phát hiện, phát triển những người có khả năng,
năng khiếu về âm nhạc dân gian; tăng nguồn nhân lực cho trung tâm.
Cùng với việc tổ chức cuộc thi, Trung tâm cũng cần liên kết với các cơ
sở đào tạo các ngành nghệ thuật, âm nhạc để tổ chức cuộc thi. Qua đó cũng có
thể thu hút các bạn sinh viên. Bên cạnh đó, Trung tâm giới thiệu về cuộc thi
và liên kết với các cơ sở văn hóa tại các địa phương để khuyến khích sự tham
gia của những người dân, từ người già đến trẻ nhỏ.
Cuối cùng, trung tâm cần liên hệ để tìm các nhà tài trợ cho cuộc thi.
10
1.2. Kế hoạch hành động
Dự kiến, ngày 1.6.2012: Họp báo, công bố cuộc thi.
Các báo tham gia: VTV, VOV, dulichvietnam.com, viettravel.com,
VnPlus, Vietnamnet, Vnexpress….
• 15.6.2012 – 25.6.2012: Thu hồ sơ.
• 25.6.2012 – 3.7.2012: Tổng hợp hồ sơ, phân loại đối tượng, khu vực dự
thi.
• 5.7.2012: Tổ chức vòng thi sơ khảo đầu tiên chọn ra 50 người xuất sắc
nhất.
• 13.7.2012: Tổ chức vòng thi sơ khảo thứ hai, chọn ra 25 người xuất sắc
nhất.
• 20.7.2012: Tổ chức vòng thi sơ khảo thứ ba, chọn ra 15 người xuất sắc
nhất.
• 27.7.2012: Tổ chức đêm chung kết
1.2. Chiến lược truyền thông
• Xác định nhóm công chúng:
1. Cuộc thi hướng đến trước tiên là nhóm công chúng tiền năng của toàn
bộ quá trình PR đó là: giới trẻ, những người trung tuổi, lớn tuổi, những
người đang theo học về âm nhạc, những người có hiểu biết và thích sưu
tầm về âm nhạc...
2. Tiếp theo đó là những nhà nghiên cứu về âm nhạc, ca sỹ, nhạc sỹ. Từ
đó họ sẽ biết đến và quan tâm đến Trung Tâm phát triển nghệ thuật
Việt Nam.
3. Nhóm công chúng tiếp theo là các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh băng
đĩa… để thu hút sự tài trợ cho cuộc thi nói riêng và Trung tâm nói chung.
• Lựa chọn các phương tiện truyền thông:
Các clip quảng cáo trên các kênh truyền hình VTV1, VTV3, VTV6 của
Đài Truyền hình Việt Nam, kênh H1 của Đài truyền hình Hà Nội…
11
Báo mạng điện tử: Vnexpress.net, dantri.com; vietnamnet.vn; tamtay.vn…
Báo in: Báo Văn nghệ nhân dân, Nhân dân, Tạp chí văn nghệ…
Các poster, banner treo ở các địa điểm công cộng như trường học, bến
xe bus, khu trung tâm thương mại… ở địa bàn thành phố Hà Nội và các địa
phương tiêu biểu như: Ninh Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh...
• Xác định thông điệp:
Thông điệp cuộc thi: “Điệu quê vang mãi”
1.3. Phương thức thực hiện
• Xác định nhiệm vụ, công việc:
1. Liên hệ với các cơ quan văn hóa ở các địa phương, họp báo để
giới thiệu cuộc thi.
2. Lập đội ngũ nhân lực, Ban tổ chức cuộc thi từ khi phát động đến
cuộc thi chung kết.
3. Xây dựng các chương trình quảng cáo trên truyền hình, các pa –
nô, áp phích ở địa điểm công cộng.
4. Kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức bên ngoài.
5. Quan hệ tốt, cung cấp thông tin cho giới truyền thông trong suốt
quá trình diễn ra cuộc thi
• Nhân lực:
15 người phụ trách chính. Bên cạnh đó là đội ngũ những người làm
việc sắp xếp trang trí sân khấu,… Đội ngũ này có sẵn ở Trung tâm.
1.4. Các nội dung triển khai chiến lược truyền thông
HỌP BÁO: Chương trình “Giai điệu quê hương”
• Mục tiêu: Công bố, phát động cuộc thi âm nhạc dành cho những
người quan tâm, yêu thích loại hình âm nhạc truyền thống; thu hút sự quan
tâm của báo chí, dư luận.
• Địa điểm: Trung tâm phát triểm âm nhạc Việt Nam, khu di tích Đình
Đền Hào Nam, Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
• Thời gian: Ngày 1.6.2012
12
• Khách mời:
1. Đại diện Sở Văn hóa Thông tin –Du lịch
2. Đại diện Đài truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Hà Nội.
3. Đại diện các công ty bảo trợ, tài trợ.
4. Các GS.TS, nhạc sỹ, nghệ sỹ nhân dân có uy tín
5. Đại diện các trường đại học, cao đẳng về ngành nghệ thuật.
6. Giới truyền thông báo chí.
Dưới đây là thông cáo báo chí, thông tin đi kèm về Trung tâm và giấy
mời dành cho các khách mời và các cơ quan truyền thông tham dự họp báo;
cùng với banner giới thiệu về cuộc thi.
13
Hội nhạc sỹ Việt Nam
Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
PHÁT ĐỘNG CUỘC THI “GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG”
“Giai điệu quê hương” là cuộc thi âm nhạc truyền thống tổng hợp, lần
đầu tiên được tổ chức bởi Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam nhằm tìm
kiếm vàtôn vinh những tài năng âm nhạc truyền thống toàn miền Bắc.
Sau thành công của các cuộc thi như thi hát chèo, hát xẩm tại các địa
phương như Ninh Bình, Nam Định…, từ khi phát động, chương trình đã thu
hút được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo thí sinh dự thi ở các độ tuổi,
địa phương khác nhau.
Cuộc thi khuyến khích các thí sinh thể hiện năng khiếu ca hát, sự sáng
tạo ở nhiều thể loại âm nhạc truyền thống như: hát xẩm, hát chèo, hát quan
họ, hát ru…
“Giai điệu quê hương” sẽ trải qua 4 vòng thi hấp dẫn để tìm ra những
giọng ca xuất sắc nhất ở các thể loại âm nhạc truyền thống: Vòng sơ khảo 1,
Vòng sơ khảo 2, Vòng bán kết, Vòng chung kết.
• 5.7.2012: Tổ chức vòng thi sơ khảo đầu tiên chọn ra 50 người xuất sắc
nhất.
• 13.7.2012: Tổ chức vòng thi sơ khảo thứ hai, chọn ra 25 người xuất sắc
nhất.
• 20.7.2012: Tổ chức vòng thi bán kết, chọn ra 15 người xuất sắc nhất.
• 27.7.2012: Tổ chức đêm chung kết.
“Giai điệu quê hương” hứa hẹn sẽ thu hút sự chú ý theo dõi của đông
đảo công chúng yêu nhạc truyền thống, cũng như sự quan tâm của các
phương tiện thông tin đại chúng.
BAN TỔ CHỨC
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Văn Phòng Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam - Khu di tích Lịch sử
Đình Đền Hào nam - Ô chợ Dừa – Quận Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại : (04)3.513. 02. 98.
Website: www.ttanvn.vn/
Email:
14
Giới thiệu về Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam
Mỗi dân tộc đều có một tiếng nói riêng, một cốt cách riêng được phản
ánh thông qua những giá trị tinh thần và vật chất cụ thể, đó là bản sắc văn hoá
truyền thống của dân tộc đó.
Không ai có thể phủ nhận được giá trị lịch sử, giá trị nhân văn của nền
âm nhạc dân tộc, bởi vì không có nó, dân tộc sẽ không thể vượt qua khỏi đêm
trường nghìn năm Bắc thuộc, không thể vượt qua những khúc quanh cam go,
khắc nghiệt của chiến tranh nối tiếp chiến tranh và lịch sử dựng nước và giữ
nước của dòng dõi Lạc Hồng. Đó là các làn điệu hát ru, hát đồng dao, hát giao
duyên, hát mừng nhà mới, mừng được mùa... của 54 dân tộc anh em trên dải
đất hình chữ S (Việt Nam). Đó là các giá trị quý hiếm của sân khấu Tuồng,
Chèo, Cải Lương, Ca Huế, các lối hát Cửa đình, Hầu văn, Quan họ, các điệu
Hò - Vè - Ví - Lý đặc sắc của mỗi vùng đất, đã tạo nên vẻ đẹp lấp lánh, hun
đúc nên hồn thiêng dân tộc. Đó chính là ý chí Việt Nam, tâm hồn Việt Nam
qua mọi thời đại, qua mọi thăng trầm mà vẫn giữ được cốt cách của chính dân
tộc mình.
Trong xu thế toàn cầu hoá, hoà nhập và mở cửa hiện nay, một mặt
chúng ta có điều kiện giới thiệu bản sắc văn hoá nghệ thuật Việt Nam với bạn
bè thế giới, mặt khác, nhiều trào lưu tư tưởng nghệ thuật, nhiều dòng âm nhạc
tràn vào nước ta bằng nhiều hình thức, dưới mọi góc độ. Đây chính là một
thách thức với âm nhạc dân tộc và những người làm công tác âm nhạc tâm
huyết với di sản nghệ thuật của cha ông.
Làm thế nào để gìn giữ vẻ đẹp của âm nhạc dân tộc trường tồn với thời
gian, đồng thời, vẫn tiếp thu được những tinh hoa của âm nhạc thế giới để làm
phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân? Sự ra đời của Trung Tâm
Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam chính là sự kế tiếp, lưu truyền và
phát triển những làn điệu của dân tộc đó.
Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam CENTER FOR
VIETNAMESE MUSIC (CFVM) được thành lập năm 2005, do Hội Nhạc sỹ
15
Việt Nam đỡ đầu. Đây là Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc truyền
thống đầu tiên, có quy mô, tổ chức của Việt Nam lấy mục đích vì sự nghiệp
phát triển nền nghệ thuật âm nhạc dân gian truyền thống nước nhà làm
phương hướng hoạt động. Trung tâm hướng đến 3 mục tiêu chính là:
1. Sưu tầm và nghiên cứu về nghệ thuật âm nhạc dân tộc
2. Biểu diễn và giới thiệu nghệ thuật âm nhạc dân tộc
3. Đào tạo, truyền dạy, quảng bá rộng rãi nghệ thuật âm nhạc dân tộc
Hiện, trung tâm thu hút hàng trăm học viên theo học các chuyên ngành
lý luận, biểu diễn ở nhiều loại hình âm nhạc truyền thống khác nhau, với
nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Thành công bước đầu của Trung tâm là tổ chức
sinh hoạt, biểu diễn miễn phí đều đặn thứ 7 hàng tuần tại cổng chợ Đồng
Xuân, đã quảng bá, giới thiệu đến công chúng nhiều loại hình âm nhạc truyền
thống, đặc biệt là hát xẩm. Thêm vào đó là việc tổ chức “Lễ giỗ Tổ nghề hát
xẩm” đầu tiên, vào tháng 3 hàng năm.
Với mục đích lấy sự nghiệp phát triển nền nghệ thuật âm nhạc dân gian
truyền thống nước nhà làm phương hướng hoạt động. Trung tâm đã và đang
dần thực hiện mục đích ấy, nhận được sự ủng hộ của nhân dân khu phố cổ nói
riêng và trên toàn quốc nói chung.
16
1.3. Đánh giá về cuộc thi
- Phân tích lượng hồ sơ đăng ký tham gia, chất lượng thí sinh qua các vòng
thi, kết quả đêm chung kết.
- Số khán giả bầu chọn cho thí sinh qua trang mạng xã hội tamtay.vn.
- Phân tích dư luận bằng bảng hỏi anket, phiếu bầu tự động trên các trang báo
mạng
1.4. Dự trù ngân sách
- Chi phí nhân sự: 80 triệu
- Chi phí trực tiếp cho cuộc thi: 150 triệu.
- Chi phí quảng cáo: 100 triệu.
- Phát sinh: 15 triệu.
2. Tổ chức các chương trình biểu diễn, giới thiệu về Trung tâm dưới
nhiều hình thức
2.1. Chiến lược hành động
Tổ chức chuỗi sự kiện bao gồm 4 chương trình vào các ngày:
1. 3.6.2012: Biểu diễn ca trù kết hợp với giao lưu, trò chuyện với nhạc sỹ
Thao Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam
và Câu lạc bộ ca trù Thăng Long tại Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt
Nam .
2. 17.6.2012: Biểu diễn hát xẩm – Trong chương trình này, công chúng
được giao lưu với gia đình nghệ nhân hát xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu tại
chợ Đồng Xuân Hà Nội.
3. 8.7.2012: Biểu diễn hát quan họ và gặp gỡ các liền anh liền chị ở làng
quan họ Châm Khê (Phong Khê, thành phố Bắc Ninh) là một trong 49
làng Quan họ gốc nổi tiếng của vùng Kinh Bắc tại trường Đại học Văn
hóa Nghệ Thuật Quân Đội.
4. 22.7.2012: Biểu diễn kết hợp các loại hình âm nhạc và buổi tọa đàm
Tầm quan trọng của âm nhạc truyền thống Việt Nam do PGS.TS
Nguyễn Thị Minh Thái - Giảng viên khoa Báo chí truyền thông ĐH
17
Khoa học xã hội & nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) – Một người
chuyên nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa dân gian chủ trì tại Trung tâm
phát triển âm nhạc Việt Nam. Khách mời là đại diện Bộ Văn hóa –Thể
thao –Du lịch, đại diện UNESCO Việt Nam.
2.2. Chiến lược truyền thông
• Xác định nhóm công chúng: Chính là nhóm công chúng chính của
chương trình. Gồm 4 nhóm:
- Nhóm 1: Giới trẻ, những người trung tuổi, lớn tuổi, những người đang
theo học về âm nhạc, những người có hiểu biết và thích sưu tầm về âm nhạc...
- Nhóm 2: Những doanh nghiệp phát hành băng đĩa, các tổ chức xã hội,
các cơ quan du lịch…
- Nhóm 3: Những nhà nghiên cứu về âm nhạc, ca sỹ, nhạc sỹ.
- Nhóm 4: Những nhà báo mảng văn hóa –nghệ thuật, âm nhạc
• Lựa chọn các phương tiện truyền thông:
Các trang báo mạng điện tử vnexpress.net, vietnamnet.vn, tamtay.vn,
dantri.com…
Tổ chức quảng bá, phát những tài liệu giới thiệu về Trung tâm Phát
triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam và những loại hình âm nhạc truyền
thống; đồng thời phát tờ rơi giới thiệu về 4 chương trình của trung tâm trong
vòng 2 tháng tại các trung tâm thương mại lớn và các trường Đại học.
Bên cạnh đó, kết hợp phát tờ rơi, poster, áp phích dán ở các địa điểm
công cộng như trường học, bến xe bus, khu trung tâm thương mại… ở địa bàn
thành phố Hà Nội.
• Xác định thông điệp:
Thông điệp: “Âm nhạc truyền thống – Cội nguồn dân tộc”.
2.3. Phương thức thực hiện
• Xác định nhiệm vụ, công việc:
1. Lập đội ngũ nhân lực tổ chức thực hiện 4 chương trình.
18
2. Tổ chức đội ngũ tình nguyện viên phát thông điệp, tờ rơi, sách giới
thiệu, quảng bá chương trình.
3. Kêu gọi thêm sự tài trợ của các tổ chức bên ngoài.
4. Mời khách mời cho chương trình.
• Nhân lực:
10 người phụ trách chính tổ chức các chương trình. Những nhân lực
khác tuyển sinh viên tình nguyện từ các trường Đại học, Cao đẳng.
2.4. Đánh giá
- Thống kê số lượng khán giả đến xem chương trình.
- Phỏng vấn anket về sự đánh giá của khán giả về 4 chương trình biểu diễn.
- Phỏng vấn sâu các nhà chuyên môn về nghệ thuật về chất lượng, nội dung
các chương trình.
2.5. Ngân sách
Tổng chi phí 4 chương trình: 250 triệu.
3. Rủi ro ở giai đoạn 1
3.1. Khách quan
- Các nhà tài trợ đến phút chót quyết định rút tất cả các khoản tài trợ
cho việc thực hiện tổ chức cuộc thi.
- Do đường xá đi lại nên các liền anh liền chị ở Bắc Ninh không thể đến
kịp giờ giao lưu biểu diễn. Khiến cho nhiều khán giả đợi chờ và thất vọng đi
về.
- Do sức khỏe yếu nên nghệ nhân Hà Thị Cầu trong thời gian đang giao
lưu phải xin dừng lại, bắt buộc chương trình phải dừng lại.
3.2. Chủ quan
- Do không chuẩn bị kỹ lưỡng nên đêm chung kết cuộc thi “Giai điệu
quê hương” có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn hay trục trặc về kỹ thuật,
phương tiện máy móc thiết bị.
19
- Do không hẹn trước với các trung tâm, địa điểm công cộng… nên
không có nơi để biểu diễn những chương trình âm nhạc đường phố trong
chuỗi biểu diễn hoạt động âm nhạc.
- Do không có lịch hẹn cụ thể nên không mời được khách mời tham gia
nói chuyện, giao lưu trong các buổi biểu diễn.
GIAI ĐOẠN 2
(Thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2012)
Theo thông tin từ nhạc sỹ Thao Giang –Phó Giám đốc Trung tâm Phát
triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam, thời gian này Trung tâm triển khai giới
thiệu, biểu diễn “hát ru” –đây là giai đoạn tiếp theo của dự án “Hà Nội 36
phố phường”, tiếp hành đồng thời nhân thành công của Trung tâm trng việc
giới thiệu, biểu diễn thể loại hát xẩm đến công chúng. Ngoài những hoạt động
xuyên suốt cả cuộc thi, cuộc thi tập trung chủ yếu vào hai vấn đề đó là:
1. Tập trung vào chiến lược phát triển loại hình âm nhạc truyền thống là:
“hát ru”
2. Tổ chức các chương trình từ thiện bao gồm: dạy âm nhạc truyền thống
cho các em nhỏ mồ côi; biểu diễn miễn phí cho các cụ già neo đơn.
1. Tập trung vào chiến lược phát triển loại hình truyền thống “hát ru”
1.1. Chiến lược hành động
1. Dự kiến ngày 1/8/2012, Họp báo công bố về chiến lược phát triển
loại hình hát ru với giới truyền thông đại chúng và tất cả các đơn vị, tổ
chức, cá nhân khác.
2. Tuần đầu tiên và tuần thứ hai (4/8 – 18/8) thực hiện chiến lược chiêu
thị: phát tờ rơi tại các trường Đại học Văn hóa, Cao đẳng Sư phạm
nghệ thuật Hà Nội, Đại học Văn hóa Nghệ Thuật Quân Đôi, Cao đẳng
Múa, Đại học Sân khấu điện ảnh.
3. Hai tuần tiếp theo (19/8 – 12/9) Tổ chức các chương trình biểu diễn loại
hình hát ru tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội
20
4. Tuần thứ 5, 6 (3/9 – 17/9): Kết hợp các chương trình biểu diễn hát ru
với những phần biểu diễn ngẫu hứng của các nghệ sỹ khách mời,
hướng dẫn khán giả học loại hình âm nhạc truyền thống này.
5. Hai tuần cuối (17/9 – 30/9): Trong mỗi chương trình biểu diễn, tổ
chức những cuộc thi nhỏ mang tính chất giải trí giữa các bà mẹ hát ru
ru con mình với tên gọi “Giai điệu mẹ và bé”. Ai chiến thắng trong
mỗi đêm diễn sẽ được chụp hình lưu niệm và nhận được một xuất thu
âm bài hát ru yêu thích miễn phí, một khóa học hát ru nâng cao tại do
các giảng viên tại Trung tâm phát triển âm nhạc Việt Nam trực tiếp
giảng dạy.
1.2. Chiến lược truyền thông
• Xác định nhóm công chúng
- Nhóm 1: Các đối tượng là bà nội trợ, bà mẹ trẻ, những cặp vợ chồng
chuẩn bị sinh con và những cặp vợ chồng mới cưới.
- Nhóm 2: Giới trẻ, những Việt kiều xa quê yêu thích và đam mê nghệ
thuật dân gian, đặc biệt là hát ru.
- Nhóm 3: Những nhà nghiên cứu, sưu tầm về nghệ thuật hát ru
• Lựa chọn phương tiện truyền thông
- Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng: trang tamtay.vn,
VnExpress.com, dantri.com… và đưa tin trên Đài Phát thanh – Truyền hình
Việt Nam, Đài Phát thanh –Truyền hình Hà Nội.
- Sử dụng các băng rôn, áp phích, tờ rơi, poster tại các điểm dừng xe
bus, các khu chung cư, các trường học, siêu thị, những nơi công cộng thu hút
được đông đảo người dân trên địa bàn Hà Nội.
-
Đưa tin trên các diễn đàn: Webtretho.com, diendan.eva.vn,
lamchame.com… để cho những người phụ nữ quan tâm biết đến các chương
trình này.
• Xác định thông điệp
- Thông điệp: “Khúc hát ru theo con lớn từng ngày”
21
1.3. Phương thức thực hiện
• Xác định nhiệm vụ, công việc
- Thành lập một nhóm phát tờ rơi tại các địa điểm công cộng trên địa
bàn Hà Nội.
- Thiết lập một ekip thực hiện các chương trìn biểu diễn lưu động về
âm thanh, đạo cụ, ánh sáng.
- Tổ chức các nghệ sỹ thành nhiều nhóm để thay phiên nhau biểu diễn
trên sân khấu “Hà Nội 36 phố phường” và trên các sân khấu lưu động.
- Xây dựng một phòng thu có quy mô vừa để có thể thu các tác phẩm
hát ru cho khán giả.
• Phân công
5 người phụ trách các công việc tổ chức và nguồn nhân lực bổ sung
lấy các số học viên đang theo học tại Trung tâm.
1.4. Đánh giá
- Tổng hợp, thống kê số lượng khán giả đến xem qua từng đêm diễn.
- Thực hiện điều tra xã hội, bằng phỏng vấn an ket khán giả về chất
lượng chương trình.
- Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về các tiết mục được trình bày
trong buổi biểu diễn.
1.5. Ngân sách
- Toàn bộ chi phí cho chương trình này là 200 triệu.
2. Tổ chức các chương trình từ thiện bao gồm: dạy âm nhạc truyền thống
cho các em nhỏ mồ côi; biểu diễn miễn phí cho các cụ già neo đơn
2.1. Chiến lược hành động
• Dạy âm nhạc truyền thống cho các em nhỏ mồ côi
Trung tâm phát triển âm nhạc Việt Nam kết hợp với Làng trẻ Em Birla
(số 04, Doãn Kế Thiện, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội) và làng
trẻ S.O.S (số 02, Ngõ số 6, Đường Doãn Kế Thiện, Phường Mai Dịch, Quận
Cầu Giấy, Hà Nội).
22
Qua việc liên hệ với 2 làng trẻ này, Trung tâm sẽ cùng với lãnh đạo của
2 trại trẻ tổ chức một lớp dạy âm nhạc truyền thống cho những em nhỏ có
năng khiếu hay ham mê loại hình âm nhạc truyền thống này.
Chọn ra khoảng 60 em tham gia vào việc học loại hình âm nhạc truyền
thống; chia là 2 lớp, mỗi lớp 30 người.
Các lớp học sẽ được học vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần tại các trung
tâm nuôi dạy trẻ do các giảng viên, học viên tại Trung tâm đến hướng dẫn.
Trung tâm Phát triển Âm Nhạc Việt Nam kêu gọi sự tài trợ của các đơn
vị bảo trợ cho Trung tâm và cho các làng trẻ mồ côi để hỗ trợ các em những
nhạc cụ cần thiết cho việc học tập.
Chương trình bắt đầu vào tháng 8 và sẽ kéo dài trong vòng 6 tháng cho
1 khóa học căn bản.
• Biểu diễn âm nhạc truyền thống cho các cụ già neo đơn
Trung tâm sẽ cử các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn miễn phí tại Trung
tâm chăm sóc người cao tuổi xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Trung tâm
chăm sóc người cao tuổi, hưu trí Phù Đổng (Gia Lâm).
Trong vòng 2 tháng sẽ tổ chức ở mỗi trung tâm 1 chương trình biểu
diễn vào ngày mùng 1 và 15 hàng tháng, lần lượt ở các trung tâm.
Đồng thời với việc biểu diễn nghệ thuật, trung tâm còn ủng hộ tài chính
cho việc giúp đỡ các cụ già neo đơn.
2.2. Chiến lược truyền thông:
• Xác định nhóm công chúng
- Nhóm 1: đối tượng là các em thiếu nhi mồ côi, các em nhỏ ở làng trẻ
có năng khiếu và đam mê với nghệ thuật âm nhạc dân gian.
- Nhóm 2: các cụ già neo đơn trong các trung tâm chăm sóc người cao
tuổi và các nhà hảo tâm.
- Nhóm 3: các cán bộ ở các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em và chăm sóc
các cụ già neo đơn, yêu thích nghệ thuật dân gian.
23
• Lựa chọn phương tiện truyền thông
- Sử dụng các trang mạng xã hội facebook để đưa thông tin, những clip
về lớp học và buổi biểu diễn từ thiện lên mạng.
- Sử dụng các tờ báo mạng Vietnamnet.vn, dantri.com, Tamtay.vn….
để đưa thông tin về lớp học và những buổi biểu diễn từ thiện.
- Sử dụng poster, băng rôn tại các trung tâm bảo trợ mà đoàn nghệ sỹ
biểu diễn và tuyển chọn các em học sinh có năng khiếu để thành lập lớp học.
• Xác định thông điệp
- Thông điệp “Nghệ thuật dân gian sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh”.
2.3. Phương thức thực hiện
• Xác định nhiệm vụ, công việc
- Thành lập một nhóm chuyên lo phần đạo cụ, âm thanh, thiết bị biểu
diễn.
- Phân công một nhóm làm nhiệm vụ kêu gọi sự tài trợ của các cá nhân,
tổ chức cho chương trình.
- Thành lập đội ngũ giáo viên có thể giảng giạy các em có năng khiếu
và đam mê với nghệ thuật âm nhạc dân gian.
• Phân công
- 5 người phụ trách chính chương tình và nguồn nhân lực bổ sung là
các nghệ sỹ, các học viên trong Trung tâm.
2.4. Đánh giá
- Tiến hành thống kê, tổng hợp các em học sinh sau mỗi buổi biểu diễn
ở các trung tâm bảo trợ.
- Thực hiện phỏng vấn khán giả về chất lượng các bài biểu diễn.
2.5. Ngân sách
Tổng chi phí cho chương trình này là 100 triệu.
24
3. Rủi ro ở giai đoạn 2
3.1. Khách quan
- Do nhân dân đã quen với sân khấu “Hà Nội – 36 phố phường” ở chợ
đêm Đồng Xuân mặc dù có các chương trình biểu diễn lưu động các bài hát ru
ở các sân khấu khác trên địa bàn Hà Nội. Nhưng người dân yêu thích nghệ
thuật dân gian vẫn sẽ đến với chợ đêm và không quan tâm đến sân khấu hát
ru lưu động.
- Biểu diễn miễn phí cho các cụ già neo đơn, các em nhỏ ở trung tâm
bảo trợ nhưng không có nguồn tài trợ, tài chính cho buổi biểu diễn.
- Các trung tâm bảo trợ không hợp tác với trung tâm không đồng ý với
lý do ảnh hưởng đến quá trình học tập văn hóa của các em nhỏ.
3.2. Chủ quan
- Do nghĩ rằng đến biểu diễn từ thiện nên không cần chỉnh chu về thiết
bị, đạo cụ nên không kiểm tra nên khi biểu diễn gây ra những trục trặc như
đàn bị hỏng, diễn viên không có dụng cụ để biểu diễn khiến cho buổi biểu
diễn kém sinh động.
- Không tiến hành lựa chọn tuyển sinh các em nhỏ tốt nên nhiều em
nhỏ có năng khiếu với nghệ thuật dân gian không được tuyển chọn như vậy
làm lãng phí những tài năng.
Giai đoạn III
(Thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2012)
Đây là giai đoạn triển khai các kế hoạch, chiến lược phát triển lâu dài
của Trung tâm như:
1. Tiếp tục đưa hình ảnh của Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc
Việt Nam đến với đông đảo công chúng trong và ngoài nước..
2. Liên kết với các công ty sản xuất băng đĩa để phát hành đĩa nhạc truyền
thống đặc sắc.
25