1
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ
Đề tài: Thiết kế kế hoạch truyền thông cho sản
phẩm xe tay ga Luvias của Yamaha Motor Việt
Nam nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
GVHD: Th.s Phan Văn Thanh
Nhóm sinh viên thực hiện
1. Phạm Thái Duy
2. Lê Anh Đức
3. Nguyễn Thị Hiền
4. Mạc Đức Quân
5. Nguyễn Chí Thanh
2
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
Hà Nội 5 - 2011
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3
1. Thực trạng về công ty và thị trường .......................................................................... 5
1.1. Thực trạng thị trường xe máy ở Việt Nam .......................................................... 5
1.2. Thị phần xe gắn máy tại Việt Nam trong những năm vừa qua .......................... 6
1.3. Giới thiệu tổng quan về Yamaha Motor Corporation (Nhật Bản) –YMC ........... 6
1.4. Giới thiệu Công ty Yamaha Motor Việt Nam ....................................................... 8
1.5. Phân tích công ty dựa trên mô hình SWOT. ....................................................... 9
2. Mục tiêu truyền thông. ............................................................................................... 10
2.1. Mục tiêu doanh số .............................................................................................. 10
2.2. Mục tiêu truyền thông......................................................................................... 10
3. Các quyết định cụ thể về các thành phần truyền thông. ......................................... 11
3.1. Quảng cáo ........................................................................................................... 11
3.2. Khuyến mãi ......................................................................................................... 15
3.3. Quan hệ công chúng .......................................................................................... 15
4. Dự kiến ngân sách cho các chương trình truyền thông ......................................... 16
4.1. Quảng cáo ........................................................................................................... 16
4.2. Khuyến mãi ......................................................................................................... 19
4.3. Quan hệ công chúng .......................................................................................... 19
5. Tổng ngân sách truyền thông ................................................................................... 19
6. Thông tin phản hồi: .................................................................................................... 20
7. Phương án triển khai ................................................................................................. 23
7.1. Quảng cáo ........................................................................................................... 23
7.2. Khuyến mãi ......................................................................................................... 24
7.3. Quan hệ công chúng .......................................................................................... 25
8. Phương án đo lường và đánh giá ............................................................................ 26
8.1. Doanh số ............................................................................................................. 26
8.2. Truyền thông ....................................................................................................... 26
9. Phân công công việc và trách nhiệm ....................................................................... 26
10. Xây dựng lịch trình và thời biểu ............................................................................ 27
3
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
LỜI MỞ ĐẦU
Khi chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tăng lên thì nhu cầu đi lại
cũng thay đổi và phong phú hơn. Con người mong muốn có một phương tiện đi lại
thuận tiện dễ sử dụng nhưng đồng thời cũng phải mang phong cách và cá tính của
bản thân. Nắm được nhu cầu đó của người tiêu dùng, các hãng xe máy cùng nhau
chạy đua thiết kế những sản phẩm xe thuận tiện dễ sử dụng và đáp ứng những nhu
cầu đó của người tiêu dùng. Xe máy tay ga là loại xe đáp ứng được đầy đủ các nhu
cầu đó. Các hãng sản xuất xe máy trên thị trường thi nhau ra các loại xe tay ga như:
Honda có Lead, Click dành cho nữ, Air Blade dành cho nam, SYM có xe Attila và
nhiều hãng khác. Cùng với xu thế đó công ty YAMAHA cũng cho ra đời xe Nouvo và
mới đây nhất là sản phẩm xe tay ga Luvias. Do quá nhiều loại xe của các hãng khác
nhau ra đời nên dòng sản phẩm xe tay ga Luvias vẫn chưa được nhiều khách hàng
biết tới trong đó khách hàng tiền năng là giới trẻ.
Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Đại học Bách Khoa Hà nội
(15/10/1956 – 15/10/2011). Nhóm 7 lớp Quản trị Marketing thực hiện thiết kế kế
hoạch truyền thông giới thiệu xe Luvias đến đối tượng khách hàng là sinh viên
trường Đại học Bách Khoa Hà nội và sinh viên trên khu vực địa bàn thành phố. Tên
đề tài truyền thông: “Thiết kế kế hoạch truyền thông cho sản phẩm xe tay ga
Luvias của Yamaha Motor Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập
trường đại học Bách Khoa Hà Nội.”
Nội dung kế hoạch truyền thông:
1. Thực trạng về công ty và thị trường
2. Mục tiêu truyền thông
3. Các quyết định cụ thể về các thành phần truyền thông
4. Dự kiến ngân sách cho các chương trình truyền thông
5. Tổng ngân sách truyền thông
6. Thông tin phản hồi
7. Phương án triển khai
8. Phương án đo lường và đánh giá
9. Phân công công việc và trách nhiệm
10. Xây dựng lịch trình và thời biểu
Trong quá trình thiết kế kế hoạch truyền thông do kiến thức có hạn nên không
tránh khỏi những sai sót chúng em rất mong thầy thông cảm. Chúng em xin cảm ơn
giảng viên Th.s Phan Văn Thanh đã hướng dẫn tận tình chúng em làm đề tài này.
Nhóm sinh viên thực hiện
4
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
5
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
1. Thực trạng về công ty và thị trường
1.1. Thực trạng thị trường xe máy ở Việt Nam
Trong gần 20 năm qua, nhờ những nỗ lực và quyết tâm của toàn Đảng và
toàn dân ta trong việc thực hiện các chủ trương và chính sách đúng đắn của
Đảng, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng
và có tính bước ngoặt trên con đường xây dựng và đổi mới đất nước. Việc
thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu
vực và trên thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được
những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước
(GDP) bình quân đạt trên 7%/năm trong nhiều năm. Bên cạnh những thành
tựu về kinh tế, sau 20 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã đạt được một số
thành tựu về xã hội, có tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việt Nam đã
hoàn thành xuất sắc mục tiêu giảm một nửa số người nghèo và một nửa số
người dân bị đói theo chuẩn quốc tế so với những năm đầu thập niên 90 chỉ
trong khoảng 10 năm. Như vậy sự phát triển của nền kinh tế đã có ảnh hưởng
trực tiếp tích cực đến đời sống của người dân. Đời sống của người dân từng
bước đựơc cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Cũng như những nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác
cũng không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là
phương tiện đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông. Và để đáp ứng đựơc
nhu cầu đó của người dân thì hàng loạt các phương tiện giao thông đã đựơc
nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như ô tô, xe máy, xe đạp điện…
Nếu như ở Việt Nam khoảng một hai thập niên trước đây, xe máy mang tính
thiểu số, được vị nể với tư cách là một sản phẩm tân kỳ, một tài sản lớn hơn là
một phương tiện giao thông thì trong những năm gần đây, chiếc xe máy đã trở
nên phổ biến hơn và hầu như trở thành phương tiện giao thông chính của đại
đa số người dân. Hiện nay, có những hộ gia đình có 1, 2 thậm chí có đến 3, 4
chiếc xe máy trong nhà.
Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, các số liệu cho biết:
xe máy chiếm vị trí đầu bảng với tỉ lệ khoảng 61% tổng các phương tiện giao
thông. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 2 triệu xe máy, ở Hà Nội thì
con số này khoảng hơn 1 triệu xe, còn không kể đến một số lượng xe không
nhỏ ở các vùng khác. Ngoài ra, đối với thu nhập bình quân của người Việt
Nam hiện nay, xe máy là sự lựa chọn phù hợp nhất – nó có giá cả tương đối
phù hợp (nhiều xe máy của Trung Quốc còn có giá rẻ)
Nhận biết được nhu cầu khổng lồ về xe máy như vậy nên trong thời gian
qua đã có nhiều nhà cung cấp trên thị trường xe máy Việt Nam. Các hãng xe
máy nổi tiếng trên thế giới như: Honda, SYM, Suzuki, Yamaha… đã tiến hành
liên doanh với Việt Nam để sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng Việt
Nam. Thêm vào đó, trong 5 năm trở lại đây, thị trường xe máy đã đa dạng nay
còn đa dạng hơn bởi những chiếc xe máy Trung Quốc được nhập khẩu cũng
như được sản xuất ồ ạt tại Việt Nam. Sản phẩm xe máy Trung Quốc với ưu
thế là giá rẻ, chủng loại phong phú đã thực sự phù hợp với người tiêu dùng
Việt Nam có nhu cầu sử dụng xe máy song thu nhập thấp hoặc những người
dân có nhu cầu đổi mới kiểu dáng xe nhưng không có đủ tiền… Qua phân tích
trên ta thấy nhu cầu sử dụng xe máy trên thị trường Việt Nam là rất lớn. Trước
thực trạng đó, có rất nhiều cơ hội cũng như thách thức để có thể tiếp tục tạo
dựng và duy trì lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam đối với các hãng sản
6
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
xuất xe máy về những sản phẩm mà công ty đã và đang tiến hành sản xuất -
lắp ráp.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn đề không thể tránh khỏi
đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cho dù doanh nghiệp đó đang tiến hành
kinh doanh ở bất kỳ một lĩnh vực nào thì vấn đề cạnh tranh luôn song hành với
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Đối với thị trường xe máy Việt
Nam cũng vậy. Trong những năm gần đây, trên thị trường xe máy Việt Nam có
rất nhiều nhà cung cấp. Họ có những điểm mạnh của riêng mình và đang từng
bước khắc họa, khẳng định uy tín của mình trên thị trường xe máy Việt Nam.
Tiêu biểu đó là sự ra đời của các công ty liên doanh xe máy. Sản phẩm của
các công ty liên doanh này rất đa dạng và phong phú.
1.2. Thị phần xe gắn máy tại Việt Nam trong những năm vừa qua
1.3. Giới thiệu tổng quan về Yamaha Motor Corporation (Nhật Bản) –YMC
Yamaha ban đầu là một công ty chế tạo đàn piano, Torakusu Yamaha là
người sáng lập vào năm 1890 tại thành phố Hamamatsu, quận Shizouaka,
Nhật Bản.
7
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
"Tôi muốn chúng ta thử chế tạo động cơ xe gắn máy". Khởi nguồn từ câu
nói này của ông Genichi Kawakami (chủ tịch đầu tiên của tập đoàn Yamaha
Motor) vào năm 1953, mà Tập đoàn Yamaha Motor ngày nay đã được ra đời.
Genichi Kawakami sinh năm 1912, là con trai cả của ông Kaichi
Kawakami, chủ tịch công ty Nippon Gakki (tập đoàn Yamaha Corporation ngày
nay). Sau khi gia nhập Nippon Gakki vào năm 1937, ông nhanh chóng tiến bộ,
đạt được vị trí Giám đốc nhà máy Tenryu Factory của tập đoàn (chuyên sản
xuất nhạc cụ), và trở thành Chủ tịch Tập đoàn vào năm 1950 khi mới 38 tuổi.
Vào năm 1953, nhờ nắm được công nghệ chế tạo hợp kim nhẹ, bền trong
các chi tiết của đàn piano nên từ sau thế chiến thứ hai, Genichi bắt đầu nghiên
cứu, tận dụng các động cơ cánh quạt máy bay được sử dụng từ Thế chiến thứ
II. Ông khám phá và thử nghiệm sản xuất nhiều sản phẩm bao gồm máy khâu,
phụ tùng ô tô, xe scooter và ... xe gắn máy.
Chưa đầy 10 tháng sau, vào tháng 8 năm 1954, sản phẩm đầu tiên được
ra đời. Đó là chiếc xe gắn máy YA-1, được làm nguội bằng không khí, 2 thì,
xylanh đơn 125cc. Chiếc xe chính là sự khởi nguồn cho quá trình sáng tạo và
sự cống hiến không mệt mỏi của Yamaha Motor.
Với niềm tin vào con đường mới này, ngày 1 tháng 7 năm 1955, Công ty
Yamaha Motor Co., Ltd., được thành lập, tách khỏi Yamaha Corporation.
Năm 1956, chiếc xe YC1, xylanh đơn 175cc, 2 thì được chế tạo. Năm
1957, chiếc xe YD1, 250cc, 2 thì được sản xuất.
Trong những năm 60 của thế kỷ 20, Yamaha Motor bắt đầu khuếch trương
hoạt động của mình trên toàn cầu. Năm 1966, thành lập công ty liên doanh
đầu tiên tại Thái Lan có tên là Siam Yamaha Co., Ltd.,. Năm 1968, thành lập
Yamaha Motor Europe N.V. tại Hà Lan. Tiếp đó là Mê-hi-cô, Bra-xin...
Trong những năm tiếp theo, Yamaha tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt
động của mình, và vẫn luôn luôn phát triển cho tới ngày nay, với sự đa dạng
sản phẩm ngày càng tăng lên bao gồm: xe gắn máy trượt tuyết, động cơ xe
đua, máy phát điện, xe scooter, thuyền cá nhân, v.v... , mang lại những giá trị
mới cho cuộc sống của mọi người.
8
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
Yamaha Motor hiện là nhà sản xuất xe máy lớn thứ 2 thế giới với 130 nhà
máy trên toàn thế giới. Đội đua của Yamaha đã thắng tổng cộng 36 giải vô
địch thế giới, trong đó có 3 giải Moto GP, đội đua Yamaha có tay đua kỳ cựu
Valentino Rossi.
Yamaha có hơn 130 nhà máy trên toàn thế giới, các châu lục
Khu vực Số nước có Yamaha Số nhà máy
Nhật Bản
57
Châu Á & Trung
Đông 10 30
Bắc Mỹ 3 11
Nam Mỹ 4 5
Châu Âu 14 24
Châu Úc 2 2
Châu Phi 1 1
1.4. Giới thiệu Công ty Yamaha Motor Việt
Nam
- Tên công ty là: công ty TNHH Yamaha
motor Việt nam
- Tên tiếng anh: Yamaha motor Vietnam
Co., Ltd (YMVN)
- Giấy phép đầu tư: số 2029/ GP
- Yamaha Motor Việt Nam được thành lập ngày 24 tháng 1 năm 1998 với số
vốn điều lệ là 50 triệu USD. Trong đó vốn của công ty TNHH Yamaha
motor Nhật bản chiếm 46%
- Sản phẩm của công ty chủ yếu là xe máy và phụ tùng xe.
- Với quy mô diện tích nhà máy 100.000 m
2
, và số lượng cán bộ công nhân
viên đông đảo khoảng trên 2.000 người.
“Nếu bạn định làm gì, hãy cố gắng làm
điều đó một cách tốt nhất”
--- Genichi Kawakami ----
9
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
- Vào ngày 2 tháng 10, nhà máy đầu tiên được khởi công xây dựng tại xã
Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
- Hiện nay công ty có tất cả 2 nhà máy, một nhà máy nữa đặt tại lô 59-68
KCN Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội, chịu trách nhiệm sản xuất các loại sản
phẩm xe gắn máy, xe ga…cho thị trường trong nước và một phần dùng
cho xuất khẩu.
- Nhà máy là trái tim của công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, nơi cung
cấp những sản phẩm chất lượng cao nhất mang nhãn hiệu Yamaha vượt
quá sự mong đợi của khách hàng.
- Tính đến nay công ty đã có rất nhiều chi nhánh đặt tại các tỉnh thành lớn
trong nước như là ở HN, HCM, Nha Trang, Cần Thơ, Long Xuyên, Hải
Phòng.
- Doanh số của công ty tăng đều qua các năm, tính đến hết năm 2010, thị
phần của Yamaha đã đạt 32% thị trường xe gắn máy trong nước.
- Phương châm của Yamaha Motor Việt Nam “Đi lên cùng sự phồn vinh của
đất nước”.
1.5. Phân tích công ty dựa trên mô hình SWOT.
Strengths (Điểm mạnh):
- Công ty có tiềm lực mạnh về tài chính.
- Xuất hiện khá lâu trên thị trường Việt Nam.
- Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã.
- Các sản phẩm xe gắn máy của công ty có tiếng là động cơ khỏe hơn
động cơ của các dòng xe cùng phân khúc của các hãng khác.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và tác phong
công nghiệp cao.
Weaknesses (Điểm yếu):
- Sản phẩm của công ty đã từ lâu có tiếng là ăn xăng hơn dòng xe của
đối thủ chính Honda.
10
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
- Các dòng xe của hãng chỉ chú trọng vào giới trẻ.
Opportunities (Cơ hội):
- Đời sống phát triển dẫn đến nhu cầu về phương tiện đi lại tăng, đặc
biệt là các sản phẩm xe tay ga.
- Giới trẻ rất thích khẳng định cá tính của bản thân.
- Người tiêu dùng càng ngày hướng tới sự thuận tiện, đơn giản dễ sử
dụng.
Threats (Thách thức):
- Có nhiều dòng xe tay ga cùng phân khúc với các đối thủ trên thị
trường như Honda Airblade, Suzuki Hayate.
- Khoa học ngày càng phát triển các đối thủ ngày càng mạnh trong cùng
lĩnh vực của công ty.
- Nhu cầu mong muốn một chiếc xe đa dụng của người tiêu dùng cao.
- Vấn đề liên quan đến môi trường được các cơ quan của nhà nước chú
trọng nên tạo ra rất nhiều thách thức cho các công ty sản xuất phương
tiện đi lại.
2. Mục tiêu truyền thông.
2.1. Mục tiêu doanh số
Đây là mục tiêu có thể đo lường được, vì sản phẩm xe tay ga Luvias đang
ở trong giai đoạn mới đưa ra thị trường, người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn
sinh viên chưa biết nhiều đến sản phầm cho nên các chiến dịch truyền thông ở
giai đoạn này có tác động rất lớn đến doanh số bán ra của sản phẩm. cụ thể
Khi thực hiện chương trình truyền thông này chúng tôi hi vọng công ty sẽ
bán được khoảng 1000 sản phẩm sau khi kết thúc chương trình.
2.2. Mục tiêu truyền thông
Dù sản phẩm Luvias đã có một số chương trình truyền thông nhưng mức
độ của các chương trình đó chưa bao phủ được hết các đối tượng khách hàng
của công ty.
Mục tiêu truyền thông của chương trình này là làm tăng mức độ nhận biết
của sinh viên đối với sản phẩm xe tay ga Luvias, nâng cao nhận thức của
người tiêu dùng cũng như sinh viên về sản phẩm xe tay ga như là sản phẩm
thuận tiện nhất trong việc di chuyển ở nội thành và phổ biến rộng rãi hơn nữa
với người tiêu dùng miền bắc nói chung và sinh viên miền bắc nói riêng đối với
thương hiệu yamaha.
- Mục tiêu tăng mức độ nhận biết thương hiệu: 80% sinh viên đại học
Bách Khoa được hỏi sẽ trả lời là có biết về sản phẩm Luvias của
Yamaha.
- Mục tiêu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng với sản phẩm xe
tay ga: cứ 10 sinh viên biết về xe tay ga thì có 8 sinh viên hiểu rõ về
những tính năng vượt trội của xe tay ga đối với xe gắn máy thông
thường như:
- Là phương tiện di chuyển thích hợp nhất trong thành phố đông đúc
dân và nhiều đèn đỏ.
11
Bản quyền thuộc về nhóm 7 –Quản trị Marketing – K52 –ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thanh copyright©2011
- Cốp xe lớn hơn hẳn nên có thể sử dụng để cất vật dụng cá nhân khi
di chuyển trên đường.
- Tỏ ra thân thiện với thời tiết và khí hậu nước ta.
- Mục tiêu làm tăng sự yêu thích của công chúng đôi với thương hiệu
Yamaha: 40% sinh viên được hỏi sẽ trả lời là yêu thích thương hiệu
Yamaha hơn so với các hãng sản xuất sản phẩm xe máy khác trên thị
trường Việt Nam.
3. Các quyết định cụ thể về các thành phần truyền thông.
Từ các nội dung trên, với một chương trình truyền thông được tổ chức trên
quy mô trường đại học Bách Khoa, chúng tôi lựa chọn các thành phần truyền
thông: quảng cáo, khuyến mãi và quan hệ công chúng
3.1. Quảng cáo
Công ty đã có chương trình quảng cáo xe Luvias trên các phương tiện
truyền thông như truyền hình, trên báo chí, quảng cáo ngoài trời.... nhưng
mức độ nhận biết còn chưa cao, nhất là với sinh viên các trường đại học, cao
đẳng. Vì thế chúng tôi đưa ra chương trình quảng cáo dành cho sinh viên và
những khách hàng quan tâm đến sản phẩm. Ở đây chúng tối đặc biệt chú
trọng đến sinh viên trường đại học Bách Khoa Hà nội nhân dịp kỉ niệm 55 năm
thành lập trường. Mục đích của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
là thông tin đến cho những sinh viên trong khu vực hà nội và khách hàng có
nhu cầu mua xe hay quan tâm đến sản phẩm có thể biết đến chương trình giới
thiệu xe ở trường ĐHBKHN nhân ngày kỷ niệm 55 thành lập trường ĐHBKHN.
Chúng tôi sử dụng 3 phương tiện truyền thông chính: quảng cáo trên
truyền hình, quảng cáo trên báo giấy, cổng thông tin điện tử, và treo banner áp
phích tại trường và khu vực xung quanh trường ĐHBKHN. Các chương trình
quảng cáo cụ thể
3.1.1. Quảng cáo truyền hình
Công ty sẽ quảng cáo trên 3 kênh truyền thông chính: VTV1, VTV3,
truyền hình Hà Nội 1. Có hai video quảng cáo chính là thời gian quảng
cáo 5s và 15s. Quảng cáo 5s ở thời gian dạo đầu của chuyên mục quảng
cáo của các nhà đài và 15s chương trình quảng cáo chính. Nội dung của
video 5s được trình chiếu ngay sau dạo đầu từ “ chương trình quảng cáo”
của nhà đài VTV1, VTV3. Với nội dung dòng chữ: “luvias đồng hành cũng
sinh viên” và dòng chữ “ chào mừng 55 năm thành lập trường ĐHBKHN”.
Hình ảnh xe luvias và logo của công ty yamaha motor, logo trường đại
học bách khoa Hà nội. Đối với quảng cáo 15s nội dung nêu bật được nội
dung truyền thông là nhân ngày kỷ niệm 55 năm thành lập trường Đại
học Bách Khoa Hà nội, công ty Yamaha motor Việt Nam kết hợp với nhà
trường có tổ chức chương trình giới thiệu sản phẩm xe Luvias đến những
sinh viên trong trường cũng như cựu sinh viên về dự ngày thành lập
trường. Đồng thời giới thiệu với những sinh viên các trường khác và