Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý hiệu quả vốn tại các doanh nghiệp nhà nước – từ thực tiễn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của thành phố hồ chí minh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.08 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM PHÚ QUỐC

QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC – TỪ
THỰC TIỄN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM PHÚ QUỐC

QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC – TỪ
THỰC TIỄN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 62. 34. 02.01
Người hướng dẫn khoa học: NGND. PGS. TS. Ngô Hướng
TS. Phan Ngọc Minh

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
2


TÍNH MỚI CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Đây là công trình đầu tiên dưới góc độ kinh tế học đánh giá toàn diện hoạt động
quản lý vốn nhà nước tại các Công ty TNHH MTV trực thuộc UBND TP.HCM, với một
đối tượng cụ thể trên một vùng kinh tế lớn nhất Việt Nam. Luận án sẽ đề xuất hệ thống các
giải pháp nhằm duy trì và phát huy những mô hình quản lý tích cực, hạn chế các tác động
tiêu cực để nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại các Công ty TNHH MTV trực
thuộc UBND TP.HCM. Các giải pháp đều nêu rõ nội dung cần triển khai và các biện pháp
kiến nghị thực hiện.
Ý nghĩa của đề tài tập trung thông qua các giải pháp. Trên cơ sở lý luận và thực
tiễn khách quan của cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các Công ty TNHH MTV do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn trực thuộc UBND TP.HCM thời gian qua, luận án đề xuất hệ
thống các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các Công ty TNHH
MTV trực thuộc UBND TP.HCM, bao gồm các nhóm giải pháp:
- Giải pháp liên quan đến chủ thể quản lý;
- Giải pháp liên quan đến nội dung quản lý;
- Giải pháp liên quan đến hình thức quản lý;
- Giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát nhà nước.
1. Giải pháp liên quan đến chủ thể quản lý vốn

Đối với chủ sở hữu
Thực hiện cơ chế phân công, phân cấp quản lý DNNN theo nhận thức mới, tách
bạch chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan nhà
nước, xóa bỏ phân công, phân cấp quản lý DNNN với nhiều đầu mối, nhiều cấp, nhiều tổ
chức và xây dựng cơ chế phân công, phân cấp mới trong việc quản lý DNNN theo một số
nguyên tắc sau:
- Cần tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý
nhà nước.

3


- Cần xác định rõ đầu mối chịu trách nhiệm và hình thành đầu mối thực hiện thống
nhất, tập trung chức năng chủ sở hữu Nhà nước, tạo tiền đề cho việc thực hiện chức năng
chủ sở hữu Nhà nước một cách chuyên nghiệp.
- Cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước phải có trách nhiệm
giải trình độc lập, đủ nguồn lực và năng lực thực hiện nhiệm vụ.
- Việc đổi mới chủ thể thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước cần phải thực hiện
đồng bộ với các biện pháp cơ cấu lại khu vực DNNN
- Loại bỏ việc sử dụng bộ máy hành chính nhà nước và sử dụng công chức nhà
nước để thực hiện chức năng chủ sở hữu.
- Việc chuyển đổi phải được xây dựng theo một lộ trình hợp lý, chuyển từng bước
để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
Nghiên cứu hình thức cơ quan quản lý nhà nước ký hợp đồng cung cấp sản phẩm
với doanh nghiệp sau khi giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp.
Bổ sung quy định về trách nhiệm của người đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh
nghiệp.
Về chế độ đãi ngộ cho cơ quan, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện chức
năng đại diện chủ sở hữu nhà nước được giao.
Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu

Ủy ban Nhân dân TP.HCM nên thành lập một cơ quan chuyên trách để thực hiện vai
trò chủ thể quản lý vốn, tách bạch với vai trò quản lý nhà nước của UBND và các cơ quan
chuyên môn giúp việc cho UBND.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu cần xây dựng các tiêu chuẩn chức danh cụ thể đối với
người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Công ty TNHH MTV để đảm bảo cho những nhân
sự có khả năng vận hành nguồn vốn nhà nước có hiệu quả.
Đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Công ty TNHH MTV do nhà nước
làm chủ sở hữu
Việc bổ nhiệm người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Công ty TNHH MTV do nhà
nước làm chủ sở hữu đòi hỏi phải là người lãnh đạo không chỉ có tài mà phải có tâm, phải
biết cân bằng lợi ích và thực hiện đúng vai trò người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại
4


doanh nghiệp để tránh làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Hội đồng thành viên cần
hoạt động một cách liêm chính và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
2. Giải pháp liên quan đến nội dung quản lý vốn
Về khung pháp lý chung đối với nội dung quản lý vốn: cần phải hoàn thiện khung
pháp lý để DNNN hoạt động trong môi trường pháp lý công khai minh bạch và cạnh tranh
bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực đã đầu tư. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
DNNN, đảm bảo cải cách phải tuân thủ các quy định của pháp luật; chia tách chức năng xã
hội với chức năng kinh doanh. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà
nước. Chuyển một phần lợi nhuận của DNNN thành nguồn thu của NSNN để cho đầu tư
phát triển kinh tế, DNNN và thực hiện chiến lược phát triển của quốc gia.
Thực hiện các giải pháp về việc đầu tư, sử dụng vốn.
3. Giải pháp liên quan đến hình thức quản lý vốn
Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước:
Về xây dựng mô hình quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và

thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện các quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. Ủy ban quản
lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Đây không phải là cơ
quan hành chính Nhà nước, không thực hiện chức năng quản lý như các Bộ ngành, UBND
tỉnh, thành phố.
- Ủy ban quản lý vốn nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước
đối với các doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn
là các công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quy mô lớn (bao gồm
Tổng công ty 91 và Tổng công ty 90 nhưng có quy mô lớn, Tổng công ty Đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước); phần vốn nhà nước tại các công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế,
tổng công ty nhà nước quy mô lớn được cổ phần hóa (bao gồm Tổng công ty 91 và Tổng
công ty 90 có quy mô lớn).

5


Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là cơ quan trực thuộc Ủy
ban quản lý vốn nhà nước sẽ thực hiện chức năng đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp
gồm: các công ty TNHH MTV độc lập và phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công
ty TNHH 2 TV trở lên được chuyển đổi tư công ty nhà nước độc lập, Công ty mẹ trong mô
hình công ty mẹ - con có quy mô không lớn; các doanh nghiệp có vốn nhà nước không
thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban quản lý vốn nhà nước.
- Các Bộ ngành sẽ đại diện chủ sở hữu các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch
vụ công ích chuyên ngành hoặc phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh của quốc gia;
- Đối với Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước và
khu vực, tập trung nhiều DNNN, nên giao UBND Thành phố thực hiện chức năng đại diện
chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn thông qua một định chế tài
chính công cụ thể là hình thành các Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn trực thuộc
UBND Thành phố. Đối với TP.HCM, hình thành một Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh
vốn nhà nước TP.HCM trên cơ sở nền tảng là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước

TP.HCM (HFIC), bổ sung và hoàn thiện chức năng theo đề xuất đối với SCIC, phát triển
đa ngành nghề theo mô hình hoạt động của SCIC để thực hiện chức năng đại diện chủ sở
hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM.
Đối với thành phố Hà Nội có thể nghiên cứu áp dụng mô hình tương tự Thành phố Hồ Chí
Minh.
Về chức năng Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (tại TP.HCM và Hà Nội là Tổng
Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước) thực hiện chức năng là đầu mối giúp Chính
phủ (UBND TP.HCM và UBND TP. Hà Nội) thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm của Chủ sở hữu nhà nước đối các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ủy ban quản lý
vốn nhà nước tại doanh nghiệp độc lập với các Bộ, ngành, địa phương, trong quá trình thực
hiện chức năng của Ủy ban như: hoạch định mục tiêu, chiến lược phát triển và kế hoạch
trung và dài hạn, Ủy ban lấy ý kiến các Bộ quản lý chuyên ngành, địa phương để tham
mưu trình Chính phủ phê duyệt.
4. Giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát
Về cơ chế giám sát
6


Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý vốn sao cho từ quá trình xây dựng kế hoạch đầu
tư, cấp vốn, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đều phải
thông qua những quy trình rõ ràng, minh bạch và đúng trình tự. Chính sách quản lý và
giám sát vốn nhà nước phải cho phép DNNN linh hoạt trong thay đổi cơ cấu vốn khi việc
này là cần thiết để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Nhằm giúp cho chủ sở hữu nhà nước giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp
liên quan đến phần vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, giao chức năng này thành
nhiệm vụ thường xuyên của Kiểm toán nhà nước và cơ quan thanh tra của các cấp.
Về đội ngũ giám sát
Cần xây dựng đội ngũ giám sát chuyên trách, bao gồm đại diện chủ sở hữu doanh
nghiệp, đại diện cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp. Giám

sát của chủ sở hữu phải có trách nhiệm nắm bắt kịp thời các thông tin về vốn của doanh
nghiệp, đánh giá thông tin về vốn và đưa ra đánh giá, kiến nghị chủ sở hữu và doanh
nghiệp thực thi những biện pháp nhất định để đảm bảo an toàn và phát triển vốn.
Về việc xây dựng và áp dụng biện pháp chế tài
Cần xây dựng các biện pháp chế tài phù hợp và đủ mạnh để giáo dục và xử lý
những hành vi vi phạm.

7



×