A.
MỞ ĐẦU
Nói đến tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là nói tới toàn bộ suy nghĩ và tình
cảm đã chi phối quyết định cuộc đời Người, một cuộc đời đấu tranh không mệt
mỏi cho độc lập dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho sự giải phóng
của cả nhân loại và của mỗi con người. Tư tưởng nhân văn của Người được hình
thành từ hình ảnh sống và chiến đấu của bản thân và cũng sự kế thừa một cách
sáng tạo những truyền thống nhân văn của dân tộc và nhân loại. Theo tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh, con người luôn là mục tiêu của mọi hành động cách
mạng.
Với tư tưởng nhân văn xác định vai trò, động lực của con người đồng thời
là mục tiêu cách mạng, nhóm đi vào phân tích đề tài: Phân tích quan niệm về
con người, vai trò động lực của con người, về mục tiêu giải phóng con người
theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Trong quá trình làm bài, do kiến thức còn
hạn chế nên không thể tránh khỏi thiết sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy,
cô. Nhóm xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
Quan niệm về con người theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
B.
1.
Khái niệm con người trong triết học Mác – Lênin:
Khi phê phán quan điểm của Phoiobac, C.Mác đã khái quát bản chất của
con ngươi thông qua một câu nói nổi tiếng: “ Phoiobac hòa tan bản chất tôn giáo
và bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa những quan hệ xã hội.” C.Mác đã xây dựng quan niệm hoàn
chính về khái niệm con người cũng như bản chất con người bằng chủ nghĩa duy
vật triệt để và phương pháp biện chứng. Triết học Mác đã phân rõ hai mặt của
khái niệm con người bao gồm hai mặt đó chính là; mặt sinh học và mặt xã hội. Về
mặt sinh học, Mác xem xét con người với tư cách là những cá nhân sống, ông
thừa nhận học thuyết tiến hóa của Đác –uyn. Theo ông con người là một bộ phận
1
của tự nhiên, tuy nhiên Mác không thừa nhận quan điểm cái duy nhất tạo nên bản
chất con người là đặc tính sinh học, là bản năng sinh vật của con người. Trong
triết học Mác đã nhìn nhận con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét bản
chất con người trong tính hiện thực, cụ thể của nó và trong quá trình phát triển
của nó.
Quan niệm về con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh đã tiếp thu qua điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đặt con
người trong lịch sử sản xuất vật chất để xem xét. Logic phát triển tư tưởng của
Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến
với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm
"con người" của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách
mạng". Con người trong quan điểm của Hồ Chí Minh không tồn tại một cách
chung chung trừu tượng mà chỉ có con người mang đậm sắc thái lịch sử, cụ thể đó
chính là nhân dân, những người lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột. Người xác
định con người là chủ thể sáng tạo mọi giá trị vật chất, tinh thần và lao động sáng
tạo chính là giá trị nhân bản, giá trị cao nhất của con người. Chính bởi bậy Hồ
Chí Minh đã nói “Trong bầu trời không có gì quý hơn nhân dân”. Tư tưởng về
nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo lịch sử xã hội là một trong những cơ sở lý
luận để Đảng cộng sản xác định mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam với đặc
trưng cơ bản là một xã hội do nhân dân làm chủ, một nhà nước pháp quyền của
dân, do dân và vì dân.
Trong tư tưởng nhân văn của Người thì con người được hiểu theo cả nghĩa
rộng và nghĩa hẹp, cụ thể: “chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng,
bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là loài người.” Qua quan
niệm này ta có thể nhận thấy rằng con người được biểu hiện một cách phức hợp
khi vừa là một con người cụ thể, vừa là một cộng đồng xã hội từ gia đình đến giai
cấp dân tộc đến nhân loại nói chung. Con người là sự thống nhất giữa con người
2
cá nhân và con người xã hội, là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái
riêng và cái đặc thù với cái bản chất. Người khẳng định chủ nghĩa xã hội không
hề phủ nhận cá nhân và chà đạp lên lợi ích của cá nhân mà ngược lại bất kỹ một
xã hội nào trong lịch sử đều tôn trọng lợi ích cá nhân, tạo điều kiện cho sự phát
triên tự do và toàn diện cho các cá nhân. Tư tưởng Hồ Chí Minh nhìn nhận con
người không chỉ dừng lại ở một thực thể về mặt sinh học mà còn nhấn mạnh và
khẳng định vai trò quyết định hình thành bản chất con người chính là mặt xã hội.
Mặt xã hội trong quan điểm về con người của Hồ Chí Minh được thể hiện
rất rõ, người cho rằng cái ác và cái thiện trong con người nảy sinh do con người
sinh ra lớn lên trong môi trường xã hội và chịu sự tác động của các điều kiện hoàn
cảnh xã hội diễn ra xung quanh của họ. Người đã từng nói: “Ngủ thì ai cũng như
lương thiện. Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền. Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần
nhiều do giáo dục mà nên.” Như vậy bản chất con người không phải ‘nhất thành
bất biến” mà còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố xã hội và Hồ Chủ tịch
luôn luôn tin tưởng rằng bản chất con người luôn hướng thiện và Người đề cao
vấn đề giáo dục con người, hướng con người đến một vẻ đẹp chân thiện mỹ cả về
văn hóa lẫn đạo đức con người, chính bởi vậy người đã đưa ra khẩu hiệu “Mười
năm trồng cây, trăm năm trồng người” để khẳng định vai trò của giáo dục đối với
con người cũng như vai trò của con người đối với quốc gia với xã hội.
Con người với những đặc điểm nói trên là cốt lõi của tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh và thể hiện ở ba nội dung:
Một là: Sự cảm nhận, cảm thông hết sức sâu sắc mọi niềm đau nỗi khổ của
con người nô lệ và con người cùng khổ. Có thể thấy rõ điều này qua các bài viết
của Người tố cáo tội ác mà chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc và chế độ tư bản chủ nghĩa gây ra cho con người.
Hai là: Quyết tâm hy sinh chiến đấu để giải phóng con người và đem lại tự
do, hạnh phúc cho con người. Người nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn
3
tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Ba là: Tin tưởng tuyệt đối ở khả năng tự giải phóng của con người và
không ngừng rèn luyện, phát huy khả năng ấy (1).
Tóm lại: Quan niệm về con người trong tư tường nhân văn Hồ Chí Minh,
coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con
người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc,
giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi
con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và
giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong
tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn
đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý
trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con
người của Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người thông qua thực tiễn
cách mạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định
thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng.
Ví dụ minh họa:
Sau ngày Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời những quan
chức cấp cao của Chính quyền cũ để cùng góp sức xây dựng chính quyền mới
như cụ Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Phan Kế Toại, Huỳnh Thúc Kháng...
Tháng 2/1946, Bác Hồ mời cụ Huỳnh Thúc Kháng ra Hà Nội tham gia Chính
phủ. Cụ Huỳnh cũng ra nhưng chỉ cốt để xem Nguyễn Ái Quốc, con người nổi
tiếng ấy như thế nào, chứ không có ý định nhận chức vụ gì. Thế rồi, chỉ sau vài
lần trao đổi, cụ Huỳnh đã bị Bác cảm hóa. Cụ Huỳnh nói: “Chí thành năng động,
1
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn
khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.CTQG, 2003.
4
tấm lòng thành của Cụ Hồ làm đá cũng phải chuyển, huống là tôi!”. Cho nên,
ngày 2/3/1946, tại buổi họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, ta thấy cụ Huỳnh đứng cạnh Cụ Hồ với tư cách Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngày
Bác Hồ sang Pháp, Người đã giao quyền điều hành đất nước cho cụ Huỳnh và cụ
Huỳnh đã không phụ lòng tin của Bác, kiên quyết chỉ đạo phá án vụ âm mưu đảo
chính và bắt cóc giết hại người của bọn Quốc dân đảng phản động, tháng 7/1946.
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Bác Hồ đã cử Chánh Văn phòng
Chính phủ Phan Mỹ về Đường Lâm đón ông Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai đại
thần của Chính phủ Nam Triều, mời ra làm việc. Ông Phan mừng lắm và đi theo
kháng chiến đến ngày thắng lợi. Trở về giữ chức Phó Thủ tướng nhiều năm.
Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ (6/1946), Bác đã viết: “Năm ngón tay
cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong
mấy triệu người, cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này thế khác đều
dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng, đã
là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc... ta phải lấy tình
thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì
tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”. Bởi Bác hiểu rằng con người sinh ra vốn không
thiện cũng không ác, thiện hay ác là do môi trường, hoàn cảnh chi phối. Trong
môi trường tốt, được cảm hóa thì bản tính con người có thể chuyển từ ác thành
thiên. Chính quan điểm này, mà Bác Hồ đã giữ lại cho Chính phủ ta lúc bấy giờ
những con người tài giỏi cùng tham gia xây dựng đất nước.
2.
Quan niệm về vai trò động lực của con người theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh.
Cùng với mục tiêu giải phóng con người, Hồ Chí Minh luôn coi con người
đồng thời là động lực của sự nghiệp cách mạng. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa có thắng lợi hay không, theo Người, phụ thuộc vào sự đóng góp của từng
người, của tất cả cộng đồng, của những người lao động bởi cách mạng là sự
5
nghiệp của họ. Con người là động lực của các mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
là con người được đặt trong từng hoàn cảnh lịch sử nhất định, trong quan hệ
nghĩa vụ của họ đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, đối với giai cấp mình và đối
với chính bản thân mình. Người cho rằng, suy cho cùng, sống ở đời là làm người
phải yêu thương dân, thương đồng loại bị áp bức đau khổ. Từ tình thương yêu
như vậy, con người phải thực hiện nghĩa vụ của mình, phải tham gia sự nghiệp
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh
chẳng những đặt nhân tố con người trong các điều kiện cần và đủ, có tính tất yếu
biến đổi cách mạng xã hội, mà còn với tư cách chủ thể lịch sử tạo ra, phát triển,
hoàn thiện, quy tụ các điều kiện đó lại nhằm thực hiện mục tiêu mà cách mạng đề
ra: “Vô luận việc gì đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế
cả” (2)
Xem con người là động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh đã thành lập các
hình thức mặt trận dân tộc thống nhất, phù hợp với nhiệm vụ chính trị từng giai
đoạn để tập hợp, phát huy nhân tố con người. Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhân
nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”. Người coi con
người là vốn quý nhất xuất phát từ những giá trị truyền thống dân tộc: từ quan
niệm chung một cội nguồn con Lạc cháu Rồng, tư tưởng còn người còn của, một
mặt người hơn mười mặt của, người là hoa của đất… của chủ nghĩa nhân ái Việt
Nam. Những tư tưởng đó được đặt trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin
khi xem con người là chủ thể tích cực sáng tạo ra lịch sử, vai trò con người được
quy vào vai trò của quần chúng nhân dân trong mối quan hệ với vai trò cá nhân
lãnh tụ trong lịch sử.
Theo Hồ Chí Minh, trong mọi hoạt động của mình, đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đời sống mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội,
phải bắt nguồn từ vốn con người, nếu xem khinh việc sử dụng vốn người sẽ là
2
TS.Ngọ Văn Nhân, Tài liệu chuyên đề 6: Ý thức xã hội và triết học về con người.
6
một sai lầm to lớn, rất có hại, có quan hệ đến thành bại của cuộc cách mạng. Hồ
Chí Minh luôn nhìn nhận con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là động lực
phát triển của lịch sử. Người chỉ rõ: “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
cần phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thành công
trên cơ sở ý thức tự giác đóng góp công sức của con người. Con người xã hội chủ
nghĩa vừa là sản phẩm sinh thành của quá trình phát triển xã hội mới, vừa là kết
quả của hoạt động tích cực, chủ động của hàng triệu người trong xã hội. Tóm lại,
Hồ Chí Minh xác định: có dân là có tất cả, coi đó là một nguyên lý, tiền đề,
nguyên tắc, trong lãnh đạo cách mạng.
Ví dụ minh họa: Chứng tỏ vai trò động lực của con người theo tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh - vai trò động lực của giai cấp công nhân.
Khác với giai cấp vô sản phương Tây, vào những năm đầu của thập kỷ 20
thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam vừa thoát thai từ đồng ruộng và còn
đang trong giai đoạn phát triển “tự nó”, đang còn rất non yếu. Tuy nhiên từ đầu
những năm 20 của thế kỷ XX, được tin 6000 thợ nhuộm Chợ Lớn quyết định bãi
công thì Nguyễn Ái Quốc đã coi đó là dấu hiệu chứng tỏ ở Việt Nam “giai cấp
công nhân cũng bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình”. Theo đó,
người coi đó là “dấu hiệu của thời đại” và tin tưởng rằng cùng với dân tộc giai
cấp công nhân sẽ đào mồ chôn chủ nghĩa đế quốc tại Việt Nam.
3.
Quan niệm về mục tiêu giải phóng con người theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh
Trong nội dung về mục tiêu giải phóng con người theo tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh, nhóm triển khai với những nội dung cơ bản sau: Mục tiêu của cách
mạng về giải phóng của người; Mục tiêu giải phóng con người của Hồ Chí Minh;
Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về mục tiêu giải phóng con người;
Ví dụ minh họa.
Mục tiêu của cách mạng về giải phóng con người:
7
Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do hạnh phúc
cho con người, Hồ Chí Minh cũng đồng thời khẳng định rằng sự nghiệp giải
phóng con người là do chính bản thân con người thực hiện. Hồ Chí Minh cũng
khẳng định rằng sự áp bức của đế quốc, thực dân sẽ thúc đẩy và buộc nhân dân
các thuộc địa và nhân dân Việt Nam nổi dậy giành quyền sống. Sự đầu độc về
tinh thần không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt khát vọng giải
phóng của họ. Theo Hồ Chí Minh, “người cùng khổ” bao gồm người dân Việt
Nam, nhân dân các thuộc địa bị áp bức. Đó là những con người cần giải phóng.
Người sớm nhận thấy sức mạnh to lớn của quần chúng lao động bị áp bức khi họ
được giác ngộ, được tổ chức, lãnh đạo.
Mục tiêu giải phóng con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh:
Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh đã được mở rộng ra phạm vi toàn
nhân loại. Kết luận mà Người đã rút ra là; Dù màu da có khác nhau, trên đời này
chỉ có hai giống người, giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng
chỉ có một tình hữu ái là một mà thôi: tình hữu ái vô sản. Như vậy, từ sự thể
nghiệm bản thân, với trí tuệ sắc bén, Hồ Chí Minh đã bước đầu thấy được sự
thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Theo đó, giải phóng con người luôn là sự trăn trở và là nội dung chi phối cuộc
đời, sự nghiệp cách mạng của Người.
Mục tiêu giải phóng con người của Hồ Chí Minh cũng là mục tiêu cách
mạng, con người luôn là mục tiêu của mọi hành động cách mạng: Đem lại độc
lập, tự do, hạnh phúc cho mỗi con người. Mục tiêu đó vừa cụ thể, phù hợp với
từng thời kỳ cách mạng, vừa thể hiện tầm chiến lược lâu dài. Người khẳng định:
Đầu tiên là phải giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, đem lại cuộc sống độc
lập, tự do cho họ; sau đó phải hướng đến đáp ứng những nhu cầu thường nhật của
con người, như ăn, mặc, ở, học hành; phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng chiến lược
8
là giải phóng con người với ý nghĩa đầy đủ nhất (3). Người nói “Tôi chỉ có một
ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành”.
Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Hồ Chí Minh cho rằng: “Xây dựng
chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội
không còn người bóc lột người, không còn đói rét, mọi người đều được ấm no và
hạnh phúc”, chủ nghĩa xã hội là “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng,
tinh thần ngày càng tốt”. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc chiến đấu
“khổng lồ”, “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ,
tốt tươi”. Chỉ khi nào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản thì lúc đó sự nghiệp giải phóng con người mới được coi đã giành được thắng
lợi hoàn toàn (4).
Hay nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân. Hồ Chí Minh yêu cầu mọi chủ trương, chính
sách, quy định của pháp luật đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân: “Chính
sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống nhân dân.
Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.
Người cũng yêu cầu: “Việc gì có lợi cho dân, chúng ta phải hết sức làm, việc gì
có hại cho dân chúng ta phải hết sức tránh”.
Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về mục tiêu giải phóng con
người:
Như vậy, quan điểm về mục tiêu giải phóng con người trong tư tưởng nhân
văn của Hồ Chí Minh rất bình dị nhưng hết sức quan trọng và có ý nghĩa hết sức
3
TS.Ngọ Văn Nhân, Tài liệu chuyên đề 6: Ý thức xã hội và triết học về con người.
4
/>
9
to lớn đối với cách mạng Việt Nam, cuộc cách mạng mà con người được giải
phóng toàn diện nhất. Theo đó, đưa con người từ thân phận nô lệ lên địa vị làm
chủ, giải phóng con người khỏi áp bức dân tộc (đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc)
đồng thời giải phóng con người khỏi áp bức giai cấp, khỏi nghèo nàn, lạc hậu
(giải phóng con người về mặt kinh tế).
Ví dụ minh họa:
Theo Hồ Chí Minh thì cách mạng giải phóng dân tộc là điều kiện đầu tiên
và quyết định sự nghiệp giải phóng con người; đưa con người từ thân phận nô lệ
lên địa vị làm chủ, giải phóng con người khỏi áp bức dân tộc. Tuy nhiên, sự giải
phóng con người sẽ là không triệt để nếu không có việc xây dựng xã hội mới - xã
hội chủ nghĩa, giải phóng con người khỏi áp bức giai cấp, khỏi nghèo nàn, lạc
hậu. Sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người về mặt chính trị càng
được tiến hành triệt để bao nhiêu thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải
phóng con người về mặt kinh tế càng thuận lợi bấy nhiêu. Cụ thể:
-
Thời điểm cuối tháng 7-1945, Hồ Chí Minh nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp:
Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập. Người đã cùng với
toàn Đảng, toàn dân vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để xây dựng và phát
triển lực lượng cách mạng, chớp thời cơ giành chính quyền trong cả nước.
-
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, khát vọng của Hồ Chí Minh lúc này là xây
dựng đất nước hùng cường. Người nói: “Sau 80 năm trời nô lệ làm cho nước nhà
bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho
chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu”, làm sao
cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quanh để sánh vai với các cường quốc
năm châu. Thực chất xây dựng lại đất nước, làm cho đất nước giàu mạnh cũng vì
cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Bởi “nếu nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
10
Chính vì thế, ngay trong phiên họp đầu tiên, Chính phủ lâm thời của nước
Việt Nam mới đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết nhằm đáp ứng
những đòi hỏi trước mặt của nhân dân, như chống nạn đói; chống nạn dốt và các
tệ nạn xã hội khác; xóa bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện tín ngưỡng tự
do; lương giáo đoàn kết; tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu… Đó là
những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính cấp thiết nhất mà
chính quyền cách mạng vừa mới ra đời phải giải quyết.
C.
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, nhóm đã tìm hiểu và phần nào hiểu được tư tưởng
nhân văn của Hồ Chí Minh về con người với những nội dung cơ bản: quan niệm
về con người; vai trò động lực của con người; mục tiêu giải phóng con người.
Theo đó, trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề giải phóng con người được giải
quyết trên quan điểm duy vật biện chứng, đặt trong mối quan hệ cộng động và
giải phóng con người trên cơ sở giải phóng xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội
mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo
trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
2.
3.
Nxb.CTQG, 2003;
TS.Ngọ Văn Nhân, Tài liệu chuyên đề 6: Ý thức xã hội và triết học về con người;
PGS.TS Trần Quang Nhiếp, Định hướng nhận thức, hành động của ta hôm nay từ
4.
những lời dạy của Bác, Nxb.CAND;
/>
5.
phong-con-nguoi-trong-tu-tuong-Ho-Chi-Minh;
.
11