Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận triết học sự đối lập tương đối giữa bản thể luận và nhận thức luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.99 KB, 10 trang )

Môn: Triết học

Nhóm 01 – CHNC23 – A1

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................1
I. MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................2
II. NỘI DUNG............................................................................................................................................2
1. Khái niệm bản thể luận, nhận thức luận..........................................................................................2
2. Phân biệt bản thể luận với nhận thức luận......................................................................................4
3. Sự đối lập tương đối giữa bản thể luận và nhận thức luận.............................................................7
III. KẾT LUẬN............................................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................10

1


Môn: Triết học

Nhóm 01 – CHNC23 – A1

I. MỞ ĐẦU
Bản thể luận và nhận thức luận là hai trong ba mảng vấn đề cơ bản và
quan trọng nhất của triết học, là thành tố căn bản của bất kỳ hệ thống triết học
nào. Vậy bản thể luận là gì, nhận thức luận là gì? Giữa chúng có sự khác nhau
không? Sự đối lập tương đối giữa bản thể luận và nhận thức luận là như thế nào?
Các vấn đề trên sẽ được nhóm giải quyết trong bài nghiên cứu sau đây.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm bản thể luận, nhận thức luận
a - Bản thể luận
Thuật ngữ “bản thể luận” xuất hiện vào thế kỷ XVII trong Lexicon


philosophicum (Bách khoa thư triết học) của triết gia R.Goclenius (1547-1628)
được xuất bản tại Phrăngphuốc (Đức) vào năm 1613, nhưng tư tưởng về bản thể
luận đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại trong lịch sử triết học. Thuật ngữ “bản thể
luận” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp giữa hai từ on – “cái thực
tồn”, cái đang tồn tại và logos – lời lẽ, học thuyết. Onlogosla “học thuyết về tồn
tại”. Nhìn chung, khái niệm bản thể luận được dùng trong các trường phái triết
học Phương Tây trước Mác có nghĩa rộng và hẹp. Bản thể luận theo nghĩa rộng
chỉ bản chất tối hậu của mọi tồn tại, mà bản chất này phải thông qua nhận thức
luận mới có thể nhận thức được. Do đó, nghiên cứu bản chất tối hậu của mọi tồn
tại là bản thể luận, còn nghiên cứu nhận thức như thế nào là nhận thức luận. Bản
thể luận theo nghĩa hẹp, tức là trong bản thể luận theo nghĩa rộng có 2 nội dung,
một là nghiên cứu khởi nguyên và kết cấu vũ trụ, hai là nghiên cứu bản chất của
vũ trụ, cái thứ nhất là vũ trụ luận, cái thứ hai là bản thể luận. Phần lớn các trường
phái triết học trước Mác thường hiểu bản thể luận theo nghĩa rộng, từ đó xây

2


Môn: Triết học

Nhóm 01 – CHNC23 – A1

dựng nên học thuyết bản thể luận và nhận thức luận của mình, tuy nhiên giữa
bản thể luận và nhận thức luận có mối quan hệ tương hỗ với nhau.
Đến Mác và Lênin quan điểm bản thể luận dùng để chỉ những quy luật của
sự vận động phát triển của những cái đang tồn tại. Vật chất và ý thức tồn tại đều
chịu sự chi phối của những quy luật đó.
Như vậy, bản thể luận bàn tới tất cả những gì đang tồn tại trong thế giới
khách quan, sự tồn tại là khách quan ở bản thân nó, và nó tồn tại theo tính quy
luật của nó.


b- Nhận thức luận
Nhận thức luận là khoa học nghiên cứu về tri thức, trong nghiên cứu triết
học nó là một vấn đề tiên quyết, cho nên nhận thức luận có tính trọng yếu không
thể không tiến hành nghiên cứu. Nhận thức luận giải quyết những vấn đề sau
đây:
+ Các khái niệm "nhận thức”, "ý thức”, "tư duy”, "tư tưởng” và "lý luận
nhận thức”; “lý luận nhận thức duy vật” và “lý luận nhận thức duy tâm”.
+ Chủ thể, khách thể và đối tượng của nhận thức.
+ Đối tượng của nhận thức.
3


Môn: Triết học

Nhóm 01 – CHNC23 – A1

+ Nguồn gốc, bản chất của nhận thức.
+ Mục đích, nội dung của nhận thức.
+ Về khả năng của nhận thức: chủ nghĩa khả tri, chủ nghĩa hoài nghi, chủ
nghĩa bất khả tri.

+ Sự đa dạng và thống nhất các kiểu tri thức
Các nhà triết học khi luận về nhận thức, thường được chia thành hai nhóm
chủ yếu là các nhà triết học theo thuyết khả tri và các nhà triết học theo thuyết
bất khả tri.
Thuyết khả tri: Các nhà triết học theo thuyết khả tri cho rằng con người có
thể nhận thức được thế giới khách quan
Thuyết bất khả tri: Các nhà triết học theo thuyết bất khả tri cho rằng con
người không thể nhận thức được thế giới khách quan

Ngoài hai thuyết trên, còn có chủ nghĩa hoài nghi. Những người theo trào
lưu này nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt
được và cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan.
2. Phân biệt bản thể luận với nhận thức luận
Từ các khái niệm nêu trên có thể thấy, bản thể luận và nhận thức luận có
sự khác biệt như sau:
Về nội dung nghiên cứu, bản thể luận bàn về những gì đang tồn tại, diễn ra
theo tự chính bản thân nó, không cần biết chúng ta có nhận thức được nó không
4


Môn: Triết học

Nhóm 01 – CHNC23 – A1

nó vẫn tồn tại theo tính quy luật của nó. Bản thể luận tìm cách mô tả phạm trù
tồn tại và các mối quan hệ của phạm trù tồn tại để xác định nên thực thể và các
kiểu thực thể bên trong khuôn khổ của tồn tại. Nó giải quyết những câu hỏi như:
Thế giới có nguồn gốc từ đâu, nó hình thành như thế nào, bản chất của nó là gì?
Cái gì tồn tại? Như thế nào là tồn tại? Những yếu tố nào quyết định (hay không
quyết định) sự tồn tại của một sự vật, một hiện tượng? Các sự vật ra đời, tồn tại
và mất đi có tuân theo quy luật nào không?
Trong khi đó, nhận thức luận lại bàn tới nhận thức của con người về thế
giới khách quan, nó nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc và phạm vi của quá trình
nhận thức của con người đối với thế giới. Nhận thức luận trả lời câu hỏi: Con
người có thể nhận thức được thế giới hay không? Làm sao con người nhận biết
được (hay không nhận biết được) một sự vật, một hiện tượng, hay một con người
đang tồn tại? Làm sao ta phân biệt được luận đề đúng với luận đề sai, cái này là
tốt còn cái kia là xấu? Làm sao ta khẳng định được rằng những gì ta nhìn thấy là
sự thật? Tri thức về điều đó có được bầng cách nào?

Như vậy, bản thể luận và nhận thức luận nghiên cứu giải quyết những câu
hỏi khác nhau. Ví dụ, bàn về sự tồn tại của các con số, câu hỏi bản thể luận sẽ là
“Các con số là gì? Số 0 tức là sao? Số 1 là như thế nào?...”, còn câu hỏi nhận
thức luận là “Dù các con số này thực sự tồn tại, làm thế nào ta biết được là sự tồn
tại của các con số này? Làm sao ta biết được 1+ 1 = 2 chứ không phải bằng 3?...”

5


Môn: Triết học

Nhóm 01 – CHNC23 – A1

Giải quyết những câu hỏi của cả bản thể luận và nhận thức luận cũng có
những ý nghĩa quan trọng khác nhau. Bản thể luận là căn cứ để xác định, phân
biệt trường phái triết học là duy vật hay duy tâm. Khi những câu trả lời, những
luận giải của một triết gia về thế giới cho rằng bản chất của thế giới là vật chất,
vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức thì triết gia đó được xem là một nhà
duy vật (ví dụ Đêmôcrit với học thuyết nguyên tử và quyết định luận 1, Phoiơbắc
với quan niệm duy vật triệt để về tự nhiên và triết học nhân bản 2). Còn khi các
câu trả lời, những luận giải của một triết gia về thế giới cho rằng bản chất của thế
giới là ý thức, ý thức có trước vật chất và quyết định vật chất thì triết gia đó được
xem là một nhà duy tâm (ví dụ như Platon với học thuyết ý niệm, Hêghen với
quan điểm về “ý niệm tuyệt đối”)3. Tức là dựa vào bản thể luận, dựa vào việc
xem xét một trường phái triết học xuất phát từ quan điểm nào về sự tồn tại của
thế giới, về bản chất của thế giới, ta biết được các trường phái triết học đó là duy
vật hay duy tâm.
Trong khi đó, dựa vào nhận thức luận giúp chúng ta có cơ sở để xác định
một nhà triết học theo thuyết khả tri hay bất khả tri. Hay nói cách khác, là dựa
vào việc giải quyết câu hỏi “Con người có nhận thức được thế giới không?”, ta

1

Đêmôcrít cho rằng, tất cả mọi vật đều hình thành từ những nguyên tử, đó là phần tử vật chất bé nhỏ, là cơ sở
của mọi vật và không phân chia được nữa. “Quyết định luận” của Đêmôcrit (thừa nhận rằng sự ràng buộc theo
luật nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên) chống lại “mục đích luận” (là quan điểm duy tâm cho
rằng cái thống trị trong tự nhiên không phải là tính nhân quả mà tính có mục đích).
2
Phoiơbắc chứng minh rằng thế giới là vật chất; giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý
thức và không phụ thuộc vào bất cứ thứ triết học nào. Do đó, cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong lòng
giới tự nhiên. Phoiơbắc đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo thiên chúa, đặc biệt quan
niệm về thượng đế. Trái với các quan niệm truyền thống của tôn giáo và thần học cho rằng thượng đế tạo ra con
người, ông khẳng định, chính con người sáng tạo ra thượng đế. Ông công nhận con người có khả năng nhận thức
được thế giới, những gì hôm nay chưa nhận thức được thì các thế hệ mai sau tiếp tục nhận thức.
3
Trong học thuyết về ý niệm, Platôn đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm.
Tồn tại đích thực được Platôn quy về thế giới các ý niệm, còn “ cái bóng của tồn tại”- thế giới các sự vật. Thế
giới ý niệm có trước thế giới cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Hêghen cũng là nhà triết học theo trường phái
duy tâm, Hêghen cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước vật chất, tồn tại vĩnh viễn không phụ thuộc vào con
người, tạo ra hiện thực khách quan. Giới tự nhiên chỉ là sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối”. Tính đa dạng của
thực tiễn được ông xem như là kết quả tác động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối

6


Môn: Triết học

Nhóm 01 – CHNC23 – A1

phân biệt được hai trường phái: khả tri (thuyết có thể biết) và bất khả tri (thuyết
không thể biết4). Theo thuyết khả tri, các nhà triết học khẳng định con người có

khả năng nhận thức được thế giới. Còn theo thuyết bất khả tri, con người không
thể hiểu được thế giới hay ít ra là không thể nhận thức được bản chất của nó,
hoặc có chăng chỉ là hiểu cái bề ngoài vì các hình ảnh về đối tượng do giác quan
con người mang lại không bảo đảm tính chân thực, từ đó các triết gia theo thuyết
này phủ nhận khả năng nhận thức của con người và các hình thức cơ bản của nó.
3. Sự đối lập tương đối giữa bản thể luận và nhận thức luận
Theo phân tích ở trên, bản thể luận và nhận thức luận đều là những vấn đề
cơ bản của triết học và về bản chất chúng có sự khác biệt. Từ đó, một câu hỏi
được đặt ra là sự đối lập giữa bản thể luận là sự đối lập một cách tuyệt đối hay
chỉ là sự đối lập tương đối? Dựa vào những kiến thức nghiên cứu về bản thể luận
và nhận thức luận có thể khẳng định rằng: sự đối lập giữa bản thể luận và nhận
thức luận chỉ là tương đối. Có thể khẳng định như vậy, vì về nguyên tắc, con
người có khả năng nhận thức đúng về thế giới vật chất, khi đó, bản thể luận
và nhận thức luận sẽ đồng nhất với nhau. Có thể lập luận rõ thêm như sau:
Khái niệm bản thể luận, như đã nêu ở phần trên, được dùng trong các
trường phái triết học phương Tây trước Mác có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Khác
với việc định nghĩa bản thể luận theo nghĩa hẹp tồn tại đối lập tương đối với vũ
trụ luận, bản thể luận theo nghĩa rộng để chỉ bản chất tối hậu của mọi tồn tại, mà
bản chất này phải thông qua nhận thức luận mới có thể nhận thức được. Do đó,
nghiên cứu bản chất tối hậu của mọi tồn tại là bản thể luận, còn nghiên cứu nhận
thức như thế nào là nhận thức luận. Cách tiếp cận này tạo ra sự đối lập tương đối
giữa bản thể luận và nhận thức luận. Cụ thể:
+ Về bản chất nhận thức luận là bàn về nhận thức của con người về thế
giới quan, nếu chúng ta nhận thức được nó thì thống trị được nó, nếu không nhận
4

Đại diện tiêu biểu cho “thuyết không thể biết” là Hium (nhà triết học Anh) và Cantơ (nhà triết học Đức). Theo
Hium, chẳng những chúng ta không thể biết được sự vật là như thế nào, mà cũng không thể biết được sự vật đó
có tồn tại hay không. Còn Cantơ thì thừa kế nhận có một thế giới sự vật tồn tại, ông gọi đó là “vật tự nó”; nhưng
chúng ta không thể nhận thức được bản chất thế giới ấy mà chỉ là nhận thức những hiện tượng của nó mà thôi.


7


Môn: Triết học

Nhóm 01 – CHNC23 – A1

thức được nó thì bị nó thống trị (con người biết về thế giới quan đến đâu thì nhận
thức được nó đến đó). Theo đó, sự nhận thức của con người về thế giới quan phụ
thuộc vào viêc con người biết được thế giới đó đến đâu. Như vậy, có những cái
tồn tại ở thế giới quan nhưng vì con người không biết về nó nên không thể nhận
thức được nó.
+ Còn bản thể luận là bàn về tất cả những gì đang tồn tại và diễn ra, sự tồn
tại là ở bản thân nó, không cần biết chúng ta có nhận thức được nó hay không,
nó vẫn tồn tại theo tính quy luật của nó (diễn ra với chính bản thân nó). Theo đó,
phạm vi của bản thể luận là rất rộng lớn, vấn đề bản thể luận bàn đến là tất cả các
yếu tố đang tồn tại (kể cả những cái mà con người chưa thể nhận thức được), sự
tồn tại của nó là khách quan, dù con người không nhận thức được nó nhưng trên
thực tế nó vẫn tồn tại.
Từ đó có thể thấy, tại thời điểm này có những cái tồn tại ở thế giới vật chất
con người vẫn chưa nhận thức được nó, nhưng sẽ đến một thời điểm con người
biết về nó và nhận thức đúng được nó nó, khi đó, bản thể luận và nhận thức luận
sẽ đồng nhất với nhau. Như vậy, bản thể luận và nhận thức luận không đối lập
một cách tuyệt đối mà nó vẫn có những điểm giao thoa nhau, đây chỉ là sự đối
lập tương đối. Nói cách khác, giữa bản thể luận và nhận thức luận có mối quan
hệ tương hỗ với nhau, bản thể luận nghiên cứu thế giới quan từ đó nhận thức
luận mới có thể nghiên cứu khả năng nhận thức thế giới quan đó của con người.
Do đó, việc nghiên cứu các học thuyết bản thể luận và nhận thức luận không thể
tách rời hoàn toàn nhau, vậy mới nói đối lập tương đối giữa bản thể luận và nhận

thức luận.
III. KẾT LUẬN
Như vậy, bản thể luận là một học thuyết về những quy luật vận động phát
triển chung nhất của những cái đang tồn tại, bản thể luận giúp chúng ta hiểu
được thế giới có những gì và nó như thế nào. Còn nhận thức luận là giúp chúng
8


Môn: Triết học

Nhóm 01 – CHNC23 – A1

ta hiểu được cách con người nhận thức hay làm sao nhận thức được về thế giới.
Đây là hai mảng quan trọng của triết học, giải quyết những câu hỏi khác nhau và
mang những ý nghĩa khác nhau, nhưng chúng không đối lập với nhau hoàn toàn
mà giữa chúng chỉ tồn tại một sự đối lập tương đối, chúng đều là những câu hỏi
được đặt ra để tìm hiểu và nhận thức sâu hơn về thế giới, về vật chất và ý thức,
những câu hỏi căn bản nhất, là xuất phát điểm cho bất cứ học thuyết hay nghiên
cứu nào.

9


Môn: Triết học

Nhóm 01 – CHNC23 – A1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học, NXB chính trị quốc gia – sự
thật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2013;

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (Dùng trong đào tạo trình độ
thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành Triết
học), Đại học Sư phạm, 2014;
3. Nguyễn Chí Hiếu, Bản thể luận và cách tiếp cận bản thể luận trong triết
học phương Tây, Tạp chí Triết học số 6/2007;
4. o/2014/08/ban-luan-hoc-thuyet-ve-y-niem-cuaplaton.html
5. />6. />7. />mology.htm

10



×